1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môi trường học tập năng động, hoạt động học tập đa dạng, sự phối hợp tích cực giữa người dạy và người học chìa khóa cho thành công của tiến trình dạy và học ngoại ngữ

12 563 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 646,29 KB

Nội dung

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐA DẠNG, SỰ PHỐI HỢP TÍCH CỰC GIỮA NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC - CHÌA KHÓA CHO THÀNH CÔNG CỦA TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ Nguyễn Thị Phươ

Trang 1

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG, HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

ĐA DẠNG, SỰ PHỐI HỢP TÍCH CỰC GIỮA NGƯỜI DẠY

VÀ NGƯỜI HỌC - CHÌA KHÓA CHO THÀNH CÔNG CỦA TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ

Nguyễn Thị Phương Lan

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội.Với vai trò là người dạy tiếng Anh, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm giúp học viên muốn học, thích học và quyết tâm học tiếng Anh để đạt được kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở của mỗi giáo viên

Dạy và học bất kỳ một môn khoa học nào cũng cần phải có lòng nhiệt tình và phương pháp phù hợp, và tiếng Anh không phải là một ngoại lệ Sự phối hợp chặt chẽ

và nhiệt tình giữa người dạy và người học, tạo được môi trường học tập năng động, tích cực, cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động học tập sẽ là chìa khóa dẫn tới thành công cho tiến trình dạy và học ngoại ngữ

1 Mở đầu

Ai đó đã từng nói: Con đường ngắn nhất để đến với các quốc gia là con đường Anh Ngữ Tiếng Anh là chìa khóa mở cửa kho tàng kiến thức thế giới và là phương tiện cần phải có trên con đường thành công của mỗi người Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu cho thấy nhu cầu giao tiếp và sử dụng tiếng Anh ngày càng cao Vì thế, việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế - văn hóa đất nước Với vai trò là người dạy tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm giúp học viên muốn học, thích học và quyết tâm học để đạt được kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở của mỗi giáo viên

Tuy nhiên, việc tiếp thu và sử dụng Tiếng Anh một cách hữu hiệu là một chặng đường dài nhiều gian nan vất vả, đòi hỏi phải có sự kiên trì và nhiều nỗ lực từ bản thân mỗi học viên Một phương pháp học tập đúng đắn sẽ đem lại kết quả tốt trong việc tiếp thu kiến thức mới dẫn đến việc ứng dụng thành công các kiến thức đã được học Làm được điều này học viên sẽ phát huy thêm tính độc lập và sự tự tin vào bản thân cũng như làm tăng thêm sự đam mê đối với việc học, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập, cùng với giáo viên, học viên sẽ tạo nên một môi trường năng động trong học tập Sự phối hợp chặt chẽ và nhiệt tình giữa người dạy và người học, tạo được môi trường học tập năng động, tích cực, cùng với việc đa dạng hóa các hoạt động học tập sẽ là chìa khóa dẫn tới thành công cho tiến trình dạy và học ngoại ngữ

2 Nội dung

Trang 2

Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn phải có sự phối hợp tích cực của thầy và trò Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi khả năng để hướng dẫn các hoạt động của người học trong giờ học Người dạy hơn ai hết phải thực

sự nhiệt tình và năng động, cần vận dụng mọi thao tác và phương tiện, cử chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động học tập Môi trường học tập năng động và hấp dẫn không thể là môi trường học tập nơi

mà người dạy chỉ tập trung truyền đạt kiến thức, người nghe chỉ tập trung lĩnh hội mà không dành thời gian để thực hành; càng không thể là môi trường học tập khi học viên chỉ thực hành giao tiếp theo mô hình 1-1; tức là 1 người hỏi, 1 người trả lời Quan sát hai hình ảnh sau:

Mô hình thực hành giao tiếp 1-1(S-S) Mô hình thực hành giao tiếp đổi mới (S-S)

Với mô hình thực hành và giao tiếp 1-1, người học có ít thời gian và cơ hội để thực hành những

gì đã và đang được học, hơn nữa khi giao tiếp theo mô hình này, tính tích cực chủ động của người học bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là khi đối tượng giao tiếp không hứng thú với tình huống giao tiếp Ngay cả hoạt động thực hành giữa người dạy và người học theo mô hình 1-1 cũng không đem lại hiệu quả cao:

Mô hình giao tiếp 1 - 1 giữa người dạy và người học (T-S)

Trang 3

Bởi lẽ, theo mô hình này, người dạy không tận dụng được nhiều thời gian cho người học thực hành, nếu trên lớp áp dụng mô hình này, sẽ có bao nhiêu học viên được thực hành trong mỗi giờ học?

Trái lại, khi thực hành giao tiếp theo mô hình đổi mới, người học có thể cùng một lúc tham gia vào nhiều hoạt động giao tiếp với nhiều người, cùng chủ động tích cực để thực hiện các tình huống giao tiếp với hiệu quả cao nhất, tạo nhiều cơ hội và nâng cao tính tích cực cho môi trường giao tiếp Nhờ đó người học không chỉ thu nhận được nhiều kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà còn tạo thói quen tích cực chủ động trong học tập, dần thay đổi phương pháp học tập theo hướng chủ động tích cực, là yếu

tố cần thiết cho việc học bất kỳ một môn khoa học nào, đặc biệt là ngoại ngữ Trong mô hình này, người dạy với vai trò là người hướng dẫn, có thể cùng tham gia vào hoạt động giao tiếp

Ai cũng biết học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, vì vậy phải tạo điều kiện cho người học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động, tính hợp tác giữa người học; học lẫn nhau và luyện được cách học tập, làm việc theo cặp, theo nhóm, theo tập thể Chính vì thế các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ khuyến khích người học thực hành phát triển ngôn ngữ theo nhóm, theo cặp, theo mô hình dưới đây:

Môi trường học tập năng động giúp đem lại cho người học niềm vui và sự hưng phấn khi tham gia các hoạt động học tập, khi coi việc học và thực hành là niềm đam mê, là sự hứng khởi, thì chắc chắn người học sẽ ngày càng tích cực tham gia các hoạt động ấy, và kết quả đạt được ngày càng cao

Thực hành giao tiếp theo nhóm, sự tích cực chủ động giữa các nhóm

Trang 4

Bên cạnh việc phối hợp tích cực để tạo môi trường học tập năng động, người dạy cần thiết kế các dạng hoạt động học tập theo hướng tạo tính chủ động sáng tạo cho người học và phù hợp với trình độ của người học Đối với người học có trình độ thấp thì tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận biết - bắt chước - tư duy sáng tạo” Đối với người học có trình độ cao thì áp dụng thực hành theo hướng

“nhận biết - liên hệ - tư duy sáng tạo” Đặc biệt ở các lớp học đông học viên, khi trình độ của học viên không đồng đều, việc thiết kế các dạng bài tập khác nhau là tối cần thiết, tránh tình trạng học viên chán vì bài tập quá khó, hoặc thờ ơ vì bài tập quá dễ Thiết kế các dạng bài tập và hoạt động với mức độ khó dễ khác nhau không chỉ giúp học viên hứng thú hơn trong quá trình thực hành, mà còn giúp người dạy nắm

Môi trường học tập tích cực đem lại niềm đam mê và hứng thú cho người học

Môi trường học tập tích cực đem lại niềm vui, khuyến khích người học tích cực

tham gia các hoạt động học tập

Trang 5

bắt được khả năng, trình độ và sự tiến bộ cũng như thái độ học tập của học viên, từ đó có sự chuẩn bị hay thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp

Thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ của học viên

Đa dạng hoá các hoạt động học tập giúp tạo hứng thú học tập cho người học, có thể hướng dẫn học viên thực hành theo cặp hoặc nhóm tự chọn, có thể đóng vai, kể chuyện, viết kết thúc cho truyện, hoặc chơi trò chơi tùy theo chương trình và nội dung của từng bài

Tạo hứng thú cho học viên khi nghe tiếng Anh

Hoạt động học tập đa dạng đem lại hứng thú cho người học

Trang 6

Những hoạt động này phải được đưa vào chương trình một cách khéo léo tránh sự lặp lại nhàm chán hoặc lãng phí thời gian Nếu biết cách đa dạng hóa các hoạt động học tập và sử dụng chúng một cách khoa học sẽ biến việc học (nắm vững) ngoại ngữ thành một công việc hồ hởi, sáng tạo và đầy tính tập thể

Người dạy, với vai trò là người hướng dẫn, tham gia hoạt động học tập như 1 thành viên Đóng kịch - một hoạt động giúp người học sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên

Trang 7

Tuy nhiên, người dạy không thể có được thành công nếu thiếu sự phối hợp tích cực và chủ động

từ phía người học

Về phía người học:

Phải quan niệm học tiếng Anh không phải chỉ là học một kiến thức mới mà còn phải học để làm chủ cả 4 kỹ năng

Học tiếng Anh cũng như các môn khoa học trừu tượng khác, bạn cũng cần phải có tư duy, lập luận, logic Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ, bạn còn cần phải thật sự chăm chỉ kiên trì và đặc biệt phải có thủ thuật Các học giả nghiên cứu về ngoại ngữ cho rằng có rất nhiều con đường để nắm vững được một ngoại ngữ Nếu bạn không được tư vấn đúng, bạn sẽ đi một con đường dài đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian và công sức Thông thường thì kiến thức khởi điểm và điều kiện học tập của mọi người không giống nhau nên không có phương pháp nào hoàn thiện cho tất cả mọi người

Theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ là một hệ thống thói quen Vậy muốn có thói quen thì phải

có thời gian Theo Miller G.A (Mỹ) tại 1 thời điểm tức thời bộ óc con người bình thường chỉ tiếp nhận được khoảng 7 đơn vị thông tin vào trí nhớ ngắn hạn, những thông tin này muốn được trong trí nhớ dài hạn hoặc vị trí vĩnh viễn cần phải trải qua giai đoạn tập luyện Học ngoại ngữ không nên nóng vội, bạn phải biết kiên nhẫn, và siêng năng thì mới có hiệu quả

Bên cạnh việc thường xuyên học tập và rèn luyện, bạn cũng cần phải có phương pháp học phù hợp với bản thân

Trước khi quyết định học ngoại ngữ:

Trang 8

Cần xác định mục tiêu học tập của mình Bạn muốn trình độ mình đạt đến đâu? Thời gian định học trong bao nhiêu?

Mục tiêu học tập sẽ giúp bạn có quyết tâm học tập thường xuyên Cần có quyết tâm để học đều đặn hàng ngày, muốn vậy phải xác định mục tiêu rõ ràng, viết những mục tiêu ấy ra giấy, dán vào tường ở những nơi bạn thường xuyên nhìn thấy, để khi nhìn thấy sẽ giúp bạn có thêm động lực học tập; có nghĩa

là bạn đang khiến mình muốn học tiếng Anh, thay vì “phải học” Một nhân tố quan trọng dẫn bạn đến

thành công là bạn thực sự thích học, muốn học và quyết tâm học, dành nhiều thời gian nhất có thể cho việc học

Cần tìm ra phương pháp học thật phù hợp Phương pháp học nào để đạt hiệu quả tối ưu? Tại

sao chúng ta phải quan tâm đến phương pháp học? Như đã đề cập ở trên, kiến thức khởi điểm và điều kiện học tập của mọi người không giống nhau nên không có phương pháp nào hoàn thiện cho tất cả mọi người Bạn sẽ bắt đầu từ ngữ pháp cơ bản, từ việc học từ vựng, học viết câu, từ mẫu lời nói giao tiếp cơ bản hay bắt đầu từ các lớp nghe nói nâng cao Tất cả phụ thuộc vào khả năng và quyết định của bạn Không thể áp dụng cùng một phương pháp cho hai người có kiến thức khởi điểm, mục tiêu học tập và điều kiện học tập khác nhau

Mục tiêu học tập của bạn là gì? Phương pháp nào là tối ưu cho bạn?

Trang 9

Hãy chọn cho mình một phương pháp phù hợp với khả năng, trình độ và mục đích, hãy lựa chọn, tham gia và theo đuổi khóa học của mình một cách liên tục và trọn vẹn Nếu thấy trình độ của bạn vừa học chưa vững thì nên học lại trước khi học trình độ tiếp theo Thực tế là, đối với sinh viên không chuyên

ngữ, hai khóa học cơ bản Elementary và Pre-Intermediate đặc biệt quan trọng và là nền móng cho các

cấp độ sau này Khi không có nhu cầu học cấp tốc, bạn nên chọn giải pháp kéo dài hơn là học dồn dập rồi kết thúc (3 buổi 1 tuần trong 2 năm tốt hơn 6 buổi 1 tuần trong 1 năm) Hiện nay chúng ta đang dạy và học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp Học viên không chuyên nên chọn lớp áp dụng triệt để quan điểm này

Mỗi người học sẽ chọn cho mình một phương pháp phù hợp để đạt kết quả tối ưu

Trang 10

Không nên đi quá sâu vào ngữ pháp và hình thức ngôn ngữ mà phải lấy tính giao tiếp (thông tin) làm chủ đạo, chọn giáo trình phù hợp mang tính giao tiếp cao

Trước khi học tiếng Anh chuyên ngành, phải học tiếng Anh tổng quát để đạt trình độ Intermediate Nên tận dụng các phương tiện như máy ghi âm, loa, đài, video để phục vụ cho khóa học

và thực hành của bạn

Sách tiếng Anh giao tiếp, báo chí tiếng Anh giúp làm giàu vốn từ vựng và giúp phát

triển tư duy, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh

Luyện nghe tiếng Anh hàng ngày giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp

Trang 11

3 Kết luận

Dạy và học bất kỳ một môn khoa học nào cũng cần phải có lòng nhiệt tình và phương pháp phù hợp, tiếng Anh không phải là một ngoại lệ Sự phối hợp chặt chẽ và nhiệt tình giữa người dạy và người học, tạo được môi trường học tập năng động, tích cực với sự đa dạng của các hoạt động học tập sẽ giúp tiến trình dạy và học tiếng Anh thuận lợi và nhanh chóng đi tới thành công

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bui Thi Minh Hong, Teaching Speaking Skills at a Vietnamese University and Recommendations for Using CMC, ELT Journal Volume 14, Article 2, 2006

2 Goh C, Improving Small Group Talk, TESOL Jounal, Vol 27, No.1, 2005

3 George A Miller, The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits on Our Capacity for Processing Information, The Psychological Review, 1956, vol 63, pp 81-97, 1956

4 Ha Thi Lan, Improving English Major Students’ Oral Communication Skills through Pair and Group Communicative Activities, Unpublished MA thesis Hanoi University of Foreign Studies,

2003

5 Leslie Opp- Beckman, Sarah J.Klinghammer, Shaping the way we teach English: Successful practices around the world, University of Oregon, 2006

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn để thực hành tiếng Anh hiệu quả hơn

Trang 12

6 Lê Hương Hoa, Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định hướng thực hành giao tiếp

http://www.pup.edu.vn/tap-chi-khoa-hoc-giao-duc-canh-sat-nhan-dan/tap-chi-so-5

7 Jeremy Harmer, Dạy tiếng Anh như thế nào?, Nxb Văn hóa, Sài Gòn, 2006

8 Jonathan Snell, Improving teacher - student Interaction in the EFL Classroom: An Action Research Report, Retrieved from the World Wide Web: http:// iteslj.org/Articles/Snell-Interaction.html, 1999

9 John, L & Andrew, Using Group work with Large Classes, Practical English Teaching Vol VII,

No 3, 1997

10

http://www.baomoi.com/Thay-doi-va-thach-thuc-trong-viec-day-tieng-Anh-thoi-ky-hoi-nhap/107/2995052.epi

11 Thai Thi Cam Trang, Improving Non - English Majors’ Motivation in Reading Lessons at Hanoi University of Education: An Action Research, Unpublished MA Thesis Hanoi University of

Foreign Studies, 2005

12 Tran Van Anh, EFL Speaking: Intermediate Learners of English at Hanoi School of Public Health: Problems and Solutions, Unpublished MA Thesis Hanoi University of Foreign Studies,

2002

AN ACTIVE LEARNING ENVIRONMENT, VARIOUS TEACHING AND LEARNING ACTIVITIES AND THE ENTHUSIASTIC PARTICIPATION OF TEACHERS AND STUDENTS ARE THE KEY TO THE SUCCESS OF TEACHING AND LEARNING ENGLISH PROCESS

Nguyen Thi Phuong Lan

Abstract

Nowadays, the local and global needs of learning English clearly show that the requirement of communicating in English is higher and higher That is the reason why we need to improve the quality of teaching and learning English so as to build a stable and important condition to get the social development and the global economic and cultural integration Improving teaching methodologies to motivate students to learn English enthusiastically is always the consideration of any teachers of English

The enthusiasm and suitable methodologies are essential conditions of teaching and learning any subject, and English is not an exception The good relationship and cooperation between teachers and students with the active learning environment and the varity of teaching and learning activities are the golden key to the success of teaching and learning English process

Ngày đăng: 09/09/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w