Phương pháp Delphi: Hơi giống phương pháp chuyên gia nhưng điều khác biệt duy nhất là các thành viên không biết ai đưa ra đánh giá thế nào và cũng không thảo luận nhau về vấn đề đó, chỉ là đưa ra đánh giá. Kết quả có thể biết nhưng cũng không biết ai trả lời như thế nào. Điều này khắc phục nhược điểm của phương pháp chuyên gia là sự ảnh hưởng của người nói trước hay có quyền lực hơn trong nhóm phỏng vấn. Hình 1.1 Lưu đồ thực hiện kỹ thuật Delphi (Nguồn: theo Clayton M.J, 1997) Thành phần chuyên gia thực tế tham gia là 14 nhà quản trị cấp cao và cấp trung của EVNHCMC thuộc Ban triển khai chiến lược giai ñoạn 2013-2020. Các bước thực hiện đề tài: Tác giả đã thực hiện đề tài qua các bước: Bước 1: Hệ thống các mục tiêu chiến lược trọng yếu của EVNHCMC với 37 mục tiêu chiến lược phân tích từ chiến lược EVNHCMC giai đoạn 2011-2020 và thu thập ý kiến đồng thuận của các chuyên gia qua 3 vòng khảo sát theo phương pháp Delphi để xây dựng bản đồ chiến lược EVNHCMC giai đoạn 2013-2020 với 6 khía cạnh 1 BSC: (1) Tài chính, (2) Khách hàng, (3) Qui trình nội bộ, (4) Học tập- Phát triển, (5) Hài lòng nhân viên và (6) Cộng đồng-Môi trường. Bước 2: Thực hiện 2 vòng khảo sát ý kiến chuyên gia bằng phương pháp Delphi để từ 61 chỉ số PI đạt được đồng thuận 49 KPIs đo lường 25 mục tiêu chiến lược EVNHCMC Bước 3: Thu thập ý kiến chuyên gia đánh giá tầm quan trọng của 49 KPIs để xác định trọng số các KPI, KRI tương ứng, và (iv) sau cùng là thu thập các số liệu thống kê tính toán xác định các ngưỡng chuẩn đánh giá từng KPI để qui về mặt bằng thang đánh giá 5 mức giá trị. Bảng chuẩn so sánh KPI được thực hiện dựa trên số liệu niên giám thống kê của EVNHCMC, các báo cáo tổng kết (sơ kết) của EVNHCMC, các mục tiêu định lượng đến năm 2020 của chiến lược EVNHCMC giai đoạn 2011-2020 và tham khảo ý kiến của Lãnh đạo các Ban chức năng của EVNHCMC. Xây dựng bản đồ chiến lược: Vòng 1: Bản dự thảo khảo sát được phát cho 2 chuyên gia trả lời thử. Tổ chức hội thảo trình bày lý thuyết thẻ điểm cân bằng (BSC) trước nhóm chuyên gia nhằm tạo cho nhóm chuyên gia có cùng nền tảng nhận thức về BSC. Khách mời của hội thảo là các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về BSC. Sau đó hiệu chỉnh lại phiếu khảo sát và gửi cho 15 chuyên gia đánh giá. Kết quả: Khía cạnh Số mục tiêu đạt 100% sự đồng thuận Số mục tiêu có ý kiến loại bỏ hoặc điều chỉnh Số mục tiêu đề nghị bổ sung Tài chính 1/9 8/9 6 Khách hàng 0/6 6/6 1 Quy trình nội bộ 4/10 6/10 6 Học tập và phát triển 2/5 3/5 0 Hài lòng nhân viên 1/2 1/2 3 2 Cộng đồng – môi trường 3/5 2/5 4 Tổng cộng 11/37 26/37 20 Bảng: Tổng hợp số lượng các mục tiêu có sự đồng thuận tuyệt đối, chưa đồng thuận tuyệt đối và có đề nghị bổ sung của dự thảo bản đồ chiến lược. Vòng 2: Thực hiện phỏng vấn tay đôi giữa tác giả với chuyên gia nhằm rút ngắn thời gian phản hồi của chuyên gia cũng như để yêu cầu chuyên gia có giải thích đánh giá sâu hơn. Kết quả: - 13 mục tiêu đạt đồng thuận trên 90% chuyên gia. - Có 25 ý kiến đề xuất có số chuyên gia không tán thành cao được loại bỏ. - 18 nội dung chưa đủ cơ sở kết luận. Vòng 3: Với 18 nội dung chưa đủ cơ sở kết luận ở vòng 2, tác giả xây dựng phiếu khảo sát ở vòng 3 cung cấp lại cho các chuyên gia lý luận sâu hơn đã thu thập ở vòng 2 để các chuyên gia xem xét để tiếp tục có lựa chọn và cung cấp ý kiến có khả năng thuyết phục các thành viên khác, làm cơ sở đánh giá tính ổn định của các ý kiến được lựa chọn. Kết quả: - Có 5 chuyên gia thay đổi ý kiến ở các nội dung. - Có 9 chuyên gia giữ nguyên ý kiến. Tóm lại sau 3 vòng khảo sát có 26 mục tiêu chiến lược được thống nhất đưa vào bản đồ chiến lược EVNHCMC. Xây dựng KPIs: Vòng 1: Xây dựng phiếu khảo sát và gửi cho chuyên gia đánh giá 61 chỉ số PI. Kết quả: Có 37 chỉ số PI đạt sự đồng thuận 100%, 2 chỉ số có sự đồng thuận dưới 50% được loại bỏ, 24 chỉ số chưa đủ điều kiện kết luận. Khía cạnh Số PI đạt 100% sự Số PI có ý kiến loại bỏ hoặc Đề nghị bổ sung 3 đồng thuận điều chỉnh Tài chính 5/7 2/7 2 Khách hàng 3/7 4/7 1 Quy trình nội bộ 12/24 12/24 1 Học tập và phát triển 7/10 3/10 Hài lòng nhân viên 2/3 1/23 Cộng đồng – môi trường 8/10 2/10 Tổng cộng 37/61 24/61 4 Bảng: Tổng hợp số lượng PI có sự đồng thuận tuyệt đối, chưa đồng thuận tuyệt đối và có đề nghị bổ sung. Vòng 2: Với 24 nội dung chưa đồng thuận và 4 bổ sung, tác giả xây dựng phiếu khảo sát cho vòng 2 để phản hồi cho các chuyên gia đồng thời thu thập ý kiến lần 2 của họ. Kết quả: - Có 9/10 đề nghị hiệ chỉnh chỉ tiêu đo lường ở vòng khảo sát 1 được chấp nhận ở vòng khảo sát 2. - Trong 13 chỉ tiêu đề nghị loại bỏ khỏi danh sách lựa chọn KPI có: 2 tiêu chí đồng thuận loại bỏ do trùng lắp, 7 tiêu chí không đạt đồng thuận loại bỏ cũng không đạt đồng thuận giữ lại, có 4 tiêu chí được giữ lại do các chuyên gia thay đổi ý kiến và đạt được sự đồng thuận trên 90%. Kết quả sau 2 vòng khảo sát, có 49 chỉ số PI đạt sự đồng thuận cao liệt kê theo khía cạnh BSC là các KPIs. Như vậy, trong 26 mục tiêu chiến lược có 17 mục tiêu được đo lường bằng KRI, mỗi KRI gồm nhóm từ 2 KPI trở lên, 8 mục tiêu được đo lường bằng 1 KPI cho mỗi mục tiêu. Loại bỏ mục tiêu (MT1) tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy còn 25 mục tiêu chiến lược với 49 KPIs, bản đồ chiến lược được điều chỉnh lại. 4 . Phương pháp Delphi: Hơi giống phương pháp chuyên gia nhưng điều khác biệt duy nhất là các thành viên không biết ai. này khắc phục nhược điểm của phương pháp chuyên gia là sự ảnh hưởng của người nói trước hay có quyền lực hơn trong nhóm phỏng vấn. Hình 1.1 Lưu đồ thực hiện kỹ thuật Delphi (Nguồn: theo Clayton. đoạn 2011-2020 và thu thập ý kiến đồng thuận của các chuyên gia qua 3 vòng khảo sát theo phương pháp Delphi để xây dựng bản đồ chiến lược EVNHCMC giai đoạn 2013-2020 với 6 khía cạnh 1 BSC: