Báo cáo thực tập tổng hợp về bộ kế hoạch và đầu tư và cục đầu tư nước ngoài

27 449 2
Báo cáo thực tập tổng hợp về bộ kế hoạch và đầu tư và cục đầu tư nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2 I.KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3 2.1. Lãnh đạo 3 2.2. Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước 4 2.3. Khối các tổ chức hành chính sự nghiệp 4 3. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5 II. VÀI NÉT VỀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 7 1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài 7 2. Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài 8 2.1. Lãnh đạo 8 2.2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng 8 2.3. Các đơn vị trực thuộc Cục 8 3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài 8 4. Quan hệ giữa các phòng và đơn vị trực thuộc Cục 10 PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2005 11 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 11 1. Về công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư 11 2. Về công tác xúc tiến đầu tư 11 3. Về công tác tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đầu tư 12 4. Về công tác quản lý dự án và xử lý các vấn đề liên quan 12 5. Về xây dựng luật pháp chính sách 13 6. Về công tác tổng hợp, đánh giá hiệu quả đầu tư 14 II. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 15 1.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 15 2. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài 16 III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 17 1. Những thuận lợi 17 2. Những khó khăn 18 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2006 19 II. NHIỆM VỤ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2006 20 1. Xây dựng luật pháp, chính sách 20 2. Xây dựng kế hoạch quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài 20 3. Công tác xúc tiến đầu tư 21 4. Quản lý dự án 22 5. Công tác nội vụ 22 6. Một số kiến nghị với lãnh đạo Bộ 23 KẾT LUẬN 24

LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn hết quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thông qua nguồn vốn này mà các nguồn lực của đất nước được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, đồng thời Nhà nước chủ động hơn trong bố trí đầu tư vào kết cấu – xã hội, và đầu tư vào những vùng khó khăn. Và việc thu hút, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là do Cục Đầu tư nước ngoài trực tiếp chịu trách nhiệm. Cục đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Thực hiện kế hoạch công tác của Bộ về tổng kết công tác năm 2005, Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với các bộ phận có liên quan đã tiến hành tổng kết công tác năm 2005 từ các Phòng và các Trung tâm trực thuộc Cục. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá công tác của các Phòng, Cục Đầu tư nước ngoài đã tổ chức hội nghị tổng kết để báo cáo Lãnh đạo Bộ, từ đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời đề ra kế hoạch và chương trình công tác năm 2006 của Cục. Bài báo cáo tổng hợp của em về Cục Đầu tư nước ngoài gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài. Phần II: Đánh giá công tác của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2005 Phần III: Phương hướng nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2006 PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I.KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 là mốc đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; một nhiệm vụ hết sức nặng nề đặt ra cho Chính Phủ là kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Chính vì vậy, mà ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đã được thành lập theo Sắc lệnh 78-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành; gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính Phủ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết được thay thế bằng Ban Kinh tế Chính Phủ theo sắc lệnh 68-SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Và nhiệm vụ của Ban này là soạn thảo, trình Chính Phủ những chính sách, kế hoạch, chương trình hoạt động phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đến ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính Phủ họp quyết định thành lập uỷ ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập uỷ ban kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo thông tư số 603-TTg. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và tiến hành thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Hội đồng Chính Phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Qua thời gian phát triển, Chính Phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước: 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, … Theo Nghị định 151/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng vào ngày 27 tháng 11 năm 1986 uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương bị giải thể, giao công tác phân vùng kinh tế cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Còn vào ngày 1tháng 1 năm 1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kịnh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính Phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Cuối cùng là việc giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 99/2000/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 17 tháng 8 năm 2000. Như vậy, với quá trình hình thành và phát triển của mình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trở thành một Bộ chủ chốt của Chính Phủ trong công cuộc xây dựng , phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nó có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính Phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nến kinh tế quốc dân. 2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1. Lãnh đạo _ Bộ trưởng _ Các Thứ trưởng _ Chánh văn phòng 2.2. Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước _ Văn phòng Bộ _ Vụ Tổ chức cán bộ _ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân _ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ _ Vụ Tài chính, tiền tệ _ Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa _ Vụ Kinh tế đối ngoại _ Thanh tra _ Vụ Thương mại và dịch vụ _ Cục Đầu tư nước ngoài _ Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất _ Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư _ Vụ Quản lý đấu thầu _ Vụ Kinh tế công nghiệp _ Vụ Kinh tế nông nghiệp _ Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị _ Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội _ Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường _ Vụ Quốc phòng – an ninh _ Vụ Pháp chế _ Vụ Hợp tác xã 2.3. Khối các tổ chức hành chính sự nghiệp _ Viện chiến lược phát triển _ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương _ Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia _ Tạp chí Kinh tế và dự báo _ Báo Đầu tư _ Trung tâm Tin học _ Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam 3. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , cơ quan ngang Bộ được quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính Phủ bao gồm: _ Soạn thảo và trình Chính Phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. _ Về quy hoạch, kế hoạch: Theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý để báo cáo Chính Phủ; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch kế hoạch phù hợp với chiến lược ,quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng hợp các cân đối của nền kinh tế quốc dân. _ Về đầu tư trong nước và nước ngoài: Xây dựng kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách Trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời liên kết với các bộ, ngành để kiểm tra hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền. Làm đầu mối giúp Chính Phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai ,thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. _ Về quản lý ODA: Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA. Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức, vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA. Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA. _ Về quản lý đấu thầu: Xây dựng và trình Chính Phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính Phủ phê duyệt. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu. _ Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất: Phải có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và mô hình các khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước. Thẩm định và trình Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất. Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp, tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất. _ Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh: Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính Phủ. Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương. _ Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chế độ tiền lương và các chế độ khác; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. II. VÀI NÉT VỀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài Ngày 6/8/1988 Hội đồng Nhà nước quyết định phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 3 thông qua. Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo vad quản lý thống nhất mọi hình thức đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài. Nhằm cụ thể hoá và bảo đảm thực thiện Nghị định số 31 - HĐBT ngày 25-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, thì ngày 16-6-1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 71-HĐBT ban hành điều lệ tạm thời về chế độ lạm việc và quan hệ công tác của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Những công việc về đầu tư nước ngoài ghi ở điểm 5 của điều 2 Nghị định số 97 – HĐBT ngày 1-6-1988 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Kinh tế đối ngoại sẽ do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư phụ trách. Theo quyết định số 523/QĐ-BKH ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 2. Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài 2.1. Lãnh đạo _ Cục trưởng _ Các Phó Cục trưởng 2.2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng _ Phòng Tổng hợp – Chính sách _ Phòng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế _ Phòng Công nghiệp và xây dựng _ Phòng Nông, lâm, ngư nghiệp _ Phòng Dịch vụ _ Văn phòng 2.3. Các đơn vị trực thuộc Cục _ Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc _ Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam _ Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam 3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viềt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn sau: _ Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp các đơn vị trong Bộ và các bộ, ngành, địa phương soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài. _ Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung. _ Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. _ Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương _ Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư, thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ. Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm. Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính Phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ. Hướng dẫn và theo dõi các hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. _ Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư: Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền. Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư . Thực hiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận, hoặc thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không được cấp giấy phép. _ Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tư: Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án điều chỉnh giấy phép đầu tư, làm đầu mối hoà giải tranh chấp, thực hiện thủ tục quyết định giải thể đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo. Tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. _ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. 4. Quan hệ giữa các phòng và đơn vị trực thuộc Cục _ Các đơn vị khi được giao chủ trì giải quyết công việc có liên quan đến đơn vị khác phải trao đổi ý kiến với đơn vị đó. _ Các đơn vị có trách nhiệm phối hợp thực hiện các công việc của Cục. Nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với lãnh đạo Cục _ Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục cho nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao. _ Các đơn vị giửi chương trình công tác đến Phòng Tổng hợp-Chính sách. [...]... trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4 Chỉ thị của Thủ tư ng Chính phủ số 13/2005/CT-TTg ngày 08/04/2005 5 Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn MỤC LỤC LỜ MỞĐ U .1 I Ầ PHẦ I 2 N KHÁI QUÁT CHUNG VỀBỘKẾHOẠ VÀ Đ U TƯVÀ CỤ Đ U TƯNƯ C CH Ầ C Ầ Ớ NGOÀI 2 I.KHÁI QUÁT VỀ BỘKẾ HOẠ VÀ Đ U TƯ CH Ầ 2 1 Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. .. CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2005 I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 1 Về công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư Cục đã xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 và tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục đã xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. .. của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3 2.1 Lãnh đạo 3 2.2 Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước 4 2.3 Khối các tổ chức hành chính sự nghiệp 4 3 Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5 II VÀI NÉT VỀCỤ Đ U TƯNƯ C NGOÀI 7 C Ầ Ớ 1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài 7 2 Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài. .. Nam đã chiếm 58,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 27,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước Các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp chiếm 33,8% về số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư 2 Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài Trong năm 2005, đã có 36 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 367,6... án, tổng vốn đầu tư là 504,16 triệu USD (chiếm 42,9% số dự án và 81,3% tổng vốn đầu tư) , tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp với 26 dự án và tổng vốn đầu tư là 81,9 triệu USD (chiếm 17,45% số dự án và 13,2% tổng vốn đầu tư) , còn lại là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ với 59 dự án và tổng vốn đầu tư là 33,8 triệu USD (chiếm 39,6% số dự án và 5,5% tổng vốn đầu tư) Phần lớn các dự án đầu tư ra nước. .. đầu tư nước ngoài có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 50,5 tỷ USD Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 67,3% về số dự án và 60,7% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% về số dự án và 31,9% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 13,0% về số dự án và 7,4% về vốn đầu tư đăng ký Về hình thức đầu tư, với 2 hình thức đầu tư mới đang được thực hiện... liệu thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2006 I PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2006 Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 sẽ diễn ra trong bối cảnh có nhiều yếu tố mới Trước hết là việc thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới Thêm vào đó, nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, nhất... Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp _ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thuý sản ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1 Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 của Cục Đầu tư nước ngoài - Cục Đầu tư nước ngoài 2 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ 3 Quyết định số 523/QĐ-BKH ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đánh giá đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 6 Về công tác tổng hợp, đánh giá hiệu quả đầu tư Trong năm qua, Cục đã thường xuyên thu thập số liệu thông tin về đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước Đã cung cấp kịp thời các báo cáo định kỳ phục vụ công tác của Lãnh đạo Bộ và Chính Phủ Số dự án đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước đã lên đến... gấp 2,1 lần về số dự án và tăng 31, 7 lần về vốn đăng ký so với năm 2004 Năm 2005 là năm các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cao nhất từ trước đến nay cả về số dự án cũng như vốn đầu tư Với kết quả đầu tư ra nước ngoài của năm 2005, tính đến nay Việt Nam có 149 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 620 triệu USD Các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung . tiến đầu tư phía Bắc _ Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam _ Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam 3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, . I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I.KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thắng lợi của cuộc cách mạng. trách nhiệm. Cục đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp

Ngày đăng: 07/09/2015, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan