Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương

57 373 0
Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nội dung cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nếu xuất khẩu có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế xã hội của đất nước thì nhập khẩu giúp tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống. Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xù yếu tất thế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều cần những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào có thể tách khỏi thị trường thế giới để phát triển nền kinh tế thị trường. Theo xu thế chung của quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến hành hội nhập, đẩy mạnh việc hợp tác với thị trường quốc tế. Đối với một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam thì xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò nòng cốt. Hơn 20 năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách nhằm thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mở rộng các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và thế giới; trong đó, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng trong hoạt động quản lý của Vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương. Đó là lý do để em thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương”. Em xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng toàn thể các anh chị, cô chú cán bộ tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để giúp em đạt được kết quả này.

MỤC LỤC 3.2.1 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu 42 1 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ BẢNG 3.2.1 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu 42 Hình 2.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2001-2009 Error: Reference source not found Hình 2.4 : Giá trị xuất nhập khẩu và nhập siêu năm 2010 Error: Reference source not found Hình 2.6 : Mức nhập siêu giai đoạn 2000-2020 Error: Reference source not found Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu chủ lực 8 tháng đầu năm 2011 Error: Reference source not found 2 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nội dung cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nếu xuất khẩu có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước thì nhập khẩu giúp tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống. Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xù yếu tất thế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều cần những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào có thể tách khỏi thị trường thế giới để phát triển nền kinh tế thị trường. Theo xu thế chung của quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến hành hội nhập, đẩy mạnh việc hợp tác với thị trường quốc tế. Đối với một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam thì xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò nòng cốt. Hơn 20 năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách nhằm thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mở rộng các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và thế giới; trong đó, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng trong hoạt động quản lý của Vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương. Đó là lý do để em thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương”. Em xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng toàn thể các anh chị, cô chú cán bộ tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để giúp em đạt được kết quả này. 1 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung, số liệu được trình bày trong chuyên đề thực tập này là hoàn tòan có thật, dựa trên các số liệu thống kê báo cáo và sự nghiên cứu của em tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Tất cả các nội dung trong chuyên đề thực tập là do em tự nghiên cứu và hoàn thành, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào. 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở BỘ CÔNG THƯƠNG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1.1 Những quy định chung Nhà nước là nhân tố quan trọng trong việc điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Mục đích của quản lý nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu là để giúp doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như giảm bớt các khó khăn về thủ tục hành chính, các vướng mắc về pháp luật,… mà doanh nghiệp có thể gặp phải. 1.1.1.1 Đối tượng áp dụng Nhà nước áp dụng nghị định quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sau đây: - Xuất nhập khẩu hàng hóa (kể cả thiết bị hay toàn bộ) với nước ngòai và với khu chế xuất, thông qua hợp tác kinh tế, thương mại, và khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư, vay nợ, trả nợ và viện trợ. - Các hình thức cũng được coi là xuất, nhập khẩu hàng hóa: + Chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập; + Chế biến, gia công hàng hóa và bán thành phẩm cho nước ngòai thuê hoặc thuê nước ngòai chế biến, gia công; + Chuyển giao sở hữu công nghiệp; + Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nhà nước áp dụng quy chế riêng để quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ sau đây: - Vàng, bạc, đá quý. - Quà biếu. - Tài sản di chuyển. - Bưu phẩm, bưu kiện không mang tính chất thương mại. - Hàng của cá nhân và tổ chức nước ngoài mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh. 3 - Hàng của cá nhân người Việt Nam mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và giữa các khu chế xuất với nước ngoài. - Hàng hoá, vật dụng của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam - Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ. 1.1.1.2 Nguyên tắc quản lý Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện theo những nguyên tắc sau: - Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường - Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. - Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. 1.1.2 Những quy định về hàng hóa xuất, nhập khẩu Tất cả hàng hoá đều được xuất khẩu, nhập khẩu và chịu điều tiết bằng thuế theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ một số hàng hoá thuộc các danh mục dưới đây còn chịu sự điều chỉnh bằng những biện pháp quản lý phi quan thuế. - Hàng cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu - Hàng chuyên dụng - Hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch - Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phê duyệt các danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu nêu trên và uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố. 1.1.3 Những quy định về doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu Để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp. Điều kiện để được giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau: a. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu: 4 - Thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành; - Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp; - Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USB tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất, nhập khẩu. Riêng đối với doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn. mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương 100.000 USD; - Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. b. Đối với doanh nghiệp sản xuất: Các doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu mậu dịch và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng (đổi hàng), phải được Bộ Thương mại xem xét giải quyết hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu, nếu có khả năng kinh doanh những mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung ngành hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu sau khi đã đăng ký bổ sung các ngành hàng này trong giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại Trọng tài kinh tế. Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có nghĩa vụ nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính cùng Bộ Thương mại quy định mức lệ phí và hướng dẫn thống nhất việc nộp và sử dụng lệ phí. 1.1.4 Chính sách khuyến khích xuất khẩu Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, và xuất khẩu được những mặt hàng Nhà nước khuyến khích. Nhằm khuyến khích xuất khẩu, trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tình được khách hàng và thị trường xuất khẩu có hiệu quả đối với những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục các ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, thì 5 Bộ Công Thương có trách nhiệm xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất những mặt hàng đó. Căn cứ và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế suất ưu đã được áp dụng cho các trường hợp sau: - Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi các năng lực sản xuất mới do các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng. - Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu để tạo thêm năng lực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Công Thương quy định và hướng dẫn cụ thể về mức thuế và thời gian ưu đãi. Hàng xuất khẩu để trả nợ, cho vay và viện trợ của Chính phủ đối với nước ngòai thực hiện theo quy chế riêng. 1.1.5 Biện pháp quản lý Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1. Nghiên cứu chiến lược ngoại thương; nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường các khu vực nước ngoài, đề xuất những đối sách với từng khu vực thị trường nước ngoài; cùng các Bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu; ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp ngoại thương. 2. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các Bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia với bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên các mặt: 1. Hướng đẫn và chỉ đạo thực hiện đúng các chính sách và qui định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương. 2. Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch được quy định như sau: 1. Vào thời gian chuẩn bị kế hoạch hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng đề xuất mặt hàng cần đưa vào danh mục quản lý bằng hạn ngạch, tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau của từng mặt hàng cần quản lý bằng hạn ngạch. 6 2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Công Thương tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau. 3. Sau khi tham khảo ý kiến các ngành và địa phương liên quan, các Hiệp hội xuất khẩu (nếu có), Bộ Công Thương quy định và công bố cách phân bổ hạn ngạch (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt nam) trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, và hướng dẫn thi hành. Các doanh nghiệp không được phép trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán hạn ngạch đã được phân bổ. Căn cứ nội dung yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân và thực hiện các cam kết của Chính phủ, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu, theo một tỷ lệ nhất định, kèm theo các điều kiện tương ứng để thực hiện. Đối với thiết bị toàn bộ, thiết bị chuyên dùng, vật tư và một số hàng hoá có liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính sách công nghiệp quốc gia, môi sinh, môi trường (hàng chuyên dụng), Bộ Công Thương chỉ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 91-TTg ngày 13- 11-1992 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan theo chức năng của mình quy định và hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương; cấp giấy phép xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng phải có giấy phép xuất nhập khẩu; kiểm tra khả năng tài chính và thanh toán; thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thuế; thủ tục hải quan Việc thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu với khách hàng nước ngoài (kể cả trả chậm) thực hiện theo quy định hướng dẫn của Ngân hàng. Đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc có kim ngạch lớn, Bộ Công Thương quy định mức giá hoặc phương pháp định giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu, giá tối đa đối với hàng nhập khẩu trong từng thời gian sau khi đã thống nhất ý kiến với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ. Bộ Công Thương công bố danh mục các mặt hàng này. Bộ Công Thương cùng Tổng cục Hải quan quy định thủ tục và tổ chức việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thích hợp với từng ngành hàng trong 7 từng thời gian cụ thể, theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm dần danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước. Tổng cục Hải quan và Hải quan tại các cửa khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Thương mại về tình hình hàng hoá thực xuất, thực nhập để phục vụ cho việc chỉ đạo và quản lý xuất, nhập khẩu. Bộ Công Thương chủ trì cùng các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và có những biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh hoặc vi phạm Pháp luật trong quá trình hoạt động. Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về các chế tài đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu. Bộ Công Thương chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy chế sau đây: 1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh, công ty ở nước ngoài. 2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài nước. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các Quy chế nêu trên. Bộ Công Thương chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan để soạn thảo và ban hành các Quy chế sau đây: 1. Quy chế về đại lý bán hàng của người nước ngoài tại Việt Nam . 2. Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất; tạm xuất để tái nhập và về hình thức kinh doanh chuyển khẩu. 3. Quy chế về quá cảnh hàng hoá. 4. Quy chế về uỷ thác và nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 5. Quy chế về gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. 6. Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm ban hành, quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy chế nêu trên. 8 [...]... khu vực Lạng Sơn; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Quảng Ninh; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Đà Nẵng; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Đồng Nai; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Vũng Tàu; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu Bình Dương 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2009-2011... lượng hàng hoát xuất khẩu và xuất xứ hàng hóa; - Phòng Dệt – May và Da – Giày; 10 - Văn phòng TBT; - Văn phòng SPS; - Phòng Quản lý các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu; - Phòng Nông – Lâm – Thủy sản và Thủ công mỹ nghệ; Các phòng quản lý xuất – nhập khẩu khu vực: - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Hà Nội; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Hải Phòng; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực... TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU - BỘ CÔNG THƯƠNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VỤ XUẤT NHẬP KHẨU – BỘ CÔNG THƯƠNG 2.1.1 Vị trí và chức năng: Vụ Xuất nhập khẩu là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật 2.1.2 Nhiệm vụ quyền... khẩu thông quan hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu p Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình hoạt động về xuất và nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương q Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao 2.1.3 Cơ cấu tổ chức a Vụ Xuất nhập khẩu do Vụ trưởng phụ trách và có các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, công chức giúp việc theo sự phân công của Vụ trưởng b Bộ máy giúp việc Vụ trưởng: - Phòng tổng... khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, góp phần đáng kể vào thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu 2.2.2.3 Kết quả xuất nhập khẩu năm 2010 2.2.2.3.1 Xuất khẩu: Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 14,5 tỷ USD Trong đó, lượng hàng hoá xuất khẩu tăng đóng góp... đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa n Tham gia tổ chức các hoạt động thông tin thị trường, tham gia các hoạt động về xúc tiến thương mại, đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng hóa, về cân đối tiền hàng, cán cân thương mại, về ghi nhãn hàng hóa, thương hiệu và quản bá sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam o Chủ tri tham gia với các Bộ, ngành liên quan về cửa khẩu thông... việc nhập khẩu vàng đã làm cho tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng như: phân bón tăng 41,9%; thép các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng 14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 15,8% đã làm tăng nhập siêu - Nhóm hàng cần kiểm soát nhập. .. tỷ USD so với năm 2009 - Nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng về lượng trong thời gian gần đây cho thấy sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng Tuy nhiên, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh, trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu lại tăng không bằng giá nhập khẩu, gây nhiều khó khăn cho DN sản xuất xuất khẩu - Nhập khẩu nhóm... 14,5%, giảm 0,8% so với năm 2009 Năm nay, xuất khẩu sang nhiều thị trường châu Á có mức tăng trưởng vượt bậc, cụ thể, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 133%, Đài Loan tăng 28%, Hồng Kông tăng 46%, Hàn Quốc tăng 38%, Trung Quốc tăng 45% 2.2.2.3.2 Kết quả nhập khẩu và nhập siêu năm 2010 Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009 Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng 14 tỷ USD,... nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng lãnh thổ phù hơpj với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam l Chủ trì tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa m Chủ trì hoặc tham gia với các Bộ, ngành, địa phương, . dịch vụ xuất nhập khẩu; - Phòng Nông – Lâm – Thủy sản và Thủ công mỹ nghệ; Các phòng quản lý xuất – nhập khẩu khu vực: - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Hà Nội; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập. Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Đồng Nai; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Vũng Tàu; - Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu. Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương . Em xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng toàn thể các anh chị, cô chú cán bộ tại

Ngày đăng: 07/09/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2.1 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan