1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng và sử dụng tư liệu nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ 10, THPT

8 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 500,56 KB

Nội dung

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10, THPT Nguyễn Tất Thắng 1 Dương Thị Hoàn 2 Bên cạnh việc trình bày khái niệm “Tư liệu dạy học”, vai trò của tư liệu trong quá trình dạy học, bài báo tập trung trình bày : - Các nguyên tắc, quy trình xây dựng bộ tư liệu dạy học Công nghệ lớp 10; - Kết quả sưu tầm và quản lý tư liệu dạy học Công nghệ lớp 10; - Quy trình và biện pháp sử dụng tư liệu hỗ trợ dạy học môn Công nghệ lớp 10; - Kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ lớp 10 tại một số trường THPT ở Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin làm cho các tư liệu dạy học ngày càng phát triển, nhất là các tư liệu dạy học ở dạng kỹ thuật số. Giáo viên (GV) muốn thiết kế được các bài giảng tốt ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm cần phải biết thu thập và quản lí tư liệu dạy học bộ môn một cách khoa học nhằm phục vụ tốt quá trình dạy học, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Công nghệ 10 là môn học bao gồm các kiến thức và kỹ năng cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp. Nội dung môn Công nghệ 10 được trình bày rất cô đọng, do vậy để tổ chức được các hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS) phải có các tư liệu dạy học. Trong thực tế dạy học hiện nay đa số các tư liệu dạy học thường tồn tại ở dạng văn bản trên giấy hoặc tản mạn ở nhiều nguồn khác nhau chưa được sắp xếp một cách logic, khoa học nên không tiện dụng cho GV và HS trong quá trình dạy học. Do vậy, cần phải biến những tư liệu này trở thành dạng tư liệu giúp GV sử dụng tiện lợi hơn. Để làm được điều này thì một trong những hướng xây dựng và sử dụng tư liệu có hiệu quả cao là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, khai thác và sử dụng tư liệu dạy học. GV có thể khai thác các tư liệu để thiết kế giáo án điện tử, tạo nguồn tư liệu phục vụ dạy học từ xa, dạy học qua mạng … GV đỡ mất công hơn nhiều trong việc sưu tầm và biên tập tư liệu. Trong dạy học Công nghệ 10, các tư liệu dạy học nói trên rất thiếu do vậy nhu cầu về tư liệu dạy học lại càng cần thiết. 2. Khái niệm về tư liệu, tư liệu dạy học Theo Từ điển tiếng Việt: “Tư liệu là những thứ vật chất con người sử dụng trong một hoạt động nhất định nào đó; Tư liệu có thể là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu”. (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2001). 1 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội Tư liệu dạy học là tư liệu được sử dụng trong quá trình dạy học bao gồm những tài liệu chứa đựng nội dung học tập được thể hiện dưới dạng phương tiện trực quan (tranh ảnh, mẫu vật, phim video ) hoặc dưới dạng ngôn ngữ chữ viết (các đoạn trích). GV có thể sử dụng tư liệu để tổ chức quá trình dạy học, HS cũng có thể sử dụng những tư liệu đó để tự tìm tòi phát hiện tri thức mới. Như vậy: Tư liệu dạy học là nguồn tri thức làm sáng tỏ nội dung trong sách giáo khoa, gây hứng thú học tập cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 3. Các nguyên tắc xây dựng bộ tư liệu dạy học Công nghệ 10, THPT Khi xây dựng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ 10 cần thực hiện theo các nguyên tắc sau: Quán triệt mục tiêu dạy học; Nguyên tắc phù hợp với chương trình và sách giáo khoa; Nguyên tắc phù hợp với nội dung; Nguyên tắc phù hợp với đối tượng; Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mĩ; Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng. 4. Quy trình xây dựng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 2: Phân tích nội dung và đề xuất danh mục tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 3: Sưu tầm các tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 4: Biên tập tư liệu theo các dạng, các bài, các chương; Bước 5: Xây dựng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ 10 bằng phần mềm MS. FrontPage; Bước 6: Hoàn thiện, in đĩa CD tư liệu dạy học Công nghệ 10 chính thức. 5. Kết quả sưu tầm và quản lý tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT 5.1. Kết quả tìm kiếm, chỉnh sửa và biên tập các tư liệu: Các loại tư liệu dạy học chương 2, Công nghệ 10, THPT được thống kê qua bảng sau: Bảng 1. Hệ thống tư liệu đã sưu tầm, biên tập theo các bài chương 2, Công nghệ 10 Bài Các loại tư liệu dạy học chương 2, Công nghệ 10 Tổng Tranh ảnh Sơ đồ Bảng biểu Đoạn phim Đoạn trích 22 10 14 12 2 57 95 23 15 6 12 6 27 66 24 135 0 0 19 60 214 25 10 16 2 3 41 72 26 31 5 0 6 22 64 27 53 5 4 3 29 94 28 7 3 15 1 0 26 29 54 8 6 0 3 71 30 0 1 2 0 0 3 31 70 3 3 2 0 78 33 44 4 4 0 0 52 34 95 4 2 5 30 136 35 148 3 6 5 0 162 37-38 7 1 0 0 0 8 39 0 2 0 0 0 2 Tổng 679 75 68 52 269 1143 Chúng tôi cũng đã biên tập và quản lý tư liệu chương 1, 3, 4 và 5 môn Công nghệ 10 trên phần mềm MS.Frontpage và in ra đĩa CD tư liệu. Tuy nhiên số tư liệu thống kê theo các bài tương đối dài nên chúng tôi không trình bày trong báo cáo này. 5.2. Quản lý các tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT: Các tư liệu chương 2, Công nghệ 10 được biên tập, quản lý trên phần mềm MS.FrontPage và được in ra đĩa 3 đĩa CD: CD1 gồm tư liệu từ bài 22 đến 27; CD2 gồm tư liệu bài 28-33; CD3 gồm tư liệu bài 34-39. Đĩa CD1 và CD2 có giao diện trang chủ như sau: Về cấu trúc: Đĩa CD tư liệu dạy học chương 2, Công nghệ 10 được thiết kế gồm 4 phần: Phần giới thiệu; Phần trợ giúp; Phần nội dung; Phần mẫu bài soạn. Trong phần trợ giúp có Hướng dẫn cách khởi động đĩa CD tư liệu; Hướng dẫn cách cài đặt các phần mềm hỗ trợ xem các tư liệu đĩa CD; Hướng dẫn cách tìm và sử dụng các tư liệu dạy học trên đĩa CD tư liệu. 5.3. Những ưu điểm của bộ tư liệu hỗ trợ dạy học Công nghệ 10 – THPT. - Mục đích sử dụng: Các tư liệu được sử dụng để minh hoạ kiến thức SGK, hoàn thiện và nâng cao vốn kiến thức của GV, đồng thời tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - Tính thẩm mỹ: Các hình ảnh rõ nét, màu sắc đẹp, sinh động, trung thực và hấp dẫn. - Tính hữu dụng: Không tốn kém do các tư liệu chỉ cần lưu vào đĩa CD, dễ bảo quản, gọn nhẹ, thuận tiện cho người sử dụng. Các tư liệu được “số hoá” nên dễ sử dụng, dễ quản lý, dễ nhân bản, dễ cập nhật những tư liệu mới hoặc có thể thay đổi lại theo ý muốn của GV. - Tính hiệu quả trong dạy học: Tập hợp được rất nhiều tư liệu, thuộc nhiều loại khác nhau, thể hiện được bản chất của đối tượng. Các tư liệu được xắp xếp theo nội dung các bài trong các chương nên thuận tiện cho việc khai thác tư liệu phục vụ quá trình dạy và học. Đây là bộ tư liệu mở, tạo điều kiện cho GV có cơ hội phát huy năng lực sáng tạo và chủ động phát triển năng lực sư phạm của mình trong quá trình dạy học A. Bò hướng sữa B. Bò hướng thịt ♀ X ♂ Hình 25.1. Sơ đồ nhân giống lợn Móng Cái 6. Sử dụng tư liệu hỗ trợ dạy học môn Công nghệ 10, THPT 6.1. Quy trình sử dụng tư liệu trong dạy học Công nghệ 10: Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học; Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học; Bước 3: Xác định nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cần sử dụng tư liệu dạy học; Bước 4: Khai thác tư liệu trên đĩa CD phù hợp với nội dung bài; Bước 5: Thiết kế các hoạt động học tập dựa trên tư liệu và đưa vào dạy học. 6.2. Biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học Công nghệ 10, THPT 6.2.1. Sử dụng tư liệu để xây dựng câu hỏi. Ví dụ 1: Khi dạy mục I bài 25, Công nghệ 10, chúng tôi sử dụng tư liệu Hình 25.1 như sau: Hỏi: Nêu nhận xét về đặc điểm ngoại hình của các con lợn trong sơ đồ lai trên? Lợn bố và lợn mẹ có cùng một giống không? Đàn con sinh ra trong phép lai trên có giống bố mẹ không? Sơ đồ lai trên là một ví dụ về Nhân giống thuần chủng, vậy “Nhân giống thuần chủng” là gì? Thực hiện phép lai này để làm gì? Nêu các ví dụ về nhân giống thuần chủng? HS thảo luận và trả lời hoàn thành nội dung mục I. 6.2.2. Sử dụng tư liệu để xây dựng bài tập. Ví dụ 2: Khi dạy mục III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi, bài 27 GV sử dụng tư liệu “Đoạn phim về quy trình cấy truyền phôi” để hình thành kiến thức qua bài tập: Theo dõi đoạn băng hình về cấy truyền phôi ở bò em hãy cho biết: Các điều kiện để thực hiện cấy truyền phôi ở bò. Nêu những lợi ích của công nghệ cấy truyền phôi. 6.2.3. Sử dụng tư liệu để thiết kế phiếu học tập. Ví dụ 3: Dựa vào tư liệu ảnh bò hướng sữa và bò hướng thịt, để HS phân biệt đặc điểm khác nhau của bò theo các hướng sản xuất khác nhau qua phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP  Thời gian: 5 phút  Yêu cầu: HS quan sát ngoại hình 2 con bò trên và hoàn thành bảng dưới đây Chỉ tiêu Bò hướng sữa Bò hướng thịt Tầm vóc U vai Tuyến vú Cơ thịt - Tờ nguồn PHT trên: Chỉ tiêu Bò hướng sữa Bò hướng thịt Tầm vóc Hình nêm Hình chữ nhật U vai Không phát triển Rất phát triển Tuyến vú Rất phát triển Không phát triển Cơ thịt Không phát triển Nổi rõ Ngoài ra, với vai trò là một dạng phương tiện dạy học, các tư liệu dạy học chương 2, Công nghệ 10 - THPT cũng được sử dụng như những phương tiện trực quan trong quá trình dạy học và được sử dụng kết hợp với các PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS. 7. Kết quả thực nghiệm sư phạm Qua kết quả thực nghiệm sử dụng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ 10 theo phương pháp thực nghiệm song song, có đối chứng, tại một số trường THPT ở Hà Nội, chúng tôi thu được các kết quả định tính và định lượng ở lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) như sau: Kết quả định lượng Qua bảng 2, chúng ta có thể thấy: Điểm TB qua mỗi lần kiểm tra trong và sau TN, nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC ở mức độ đáng tin cậy. Độ tin cậy t d của các bài kiểm tra trong TN đều lớn hơn t  = 1.96 (với độ tin cậy 0.05, bậc tự do n > 30) chứng tỏ kết quả về điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC có sự chênh lệch ở mức đáng tin cậy… Điều này cho thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC, chứng tỏ phương án TN đã đem lại hiệu quả tăng đáng kể và có tính khả thi cao. Bảng 2. Điểm trung bình kết quả kiểm tra (KT) trong và sau thực nghiệm Lần KT Lớp Số bài X  m C v % t đ Trong thực nghiệm 1 TN 199 8.08  0.12 14.97 5.47 §C 193 7.15  0.14 19.32 2 TN 199 8.28  0.12 14.97 4.89 §C 193 7.43  0.13 16.40 3 TN 199 8.52  0.14 13.10 4.65 §C 193 7.53  0.18 16.83 4 TN 199 8.37  0.15 17.07 5.41 §C 193 7.45  0.17 19.90 ∑ TN 796 8.15  0.15 18.52 4.29 Bảng 3. Phân loại trình độ HS qua các lần KT trong và sau TN Lần KT Lớp Số bài Yếu, kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Trong thực nghiệm 1 TN 199 1.34 24.16 46.31 28.19 ĐC 193 6.99 30.07 41.26 21.68 2 TN 199 2.01 19.46 50.03 27.52 ĐC 193 9.09 33.56 38.46 18.88 3 TN 199 0.67 14.09 48.32 36.91 ĐC 193 1.34 30.77 39.86 23.78 4 TN 199 0.00 16.11 44.97 38.93 ĐC 193 7.69 30.07 40.56 21.68 Sau TN 5 ĐC 193 4.89 29.37 45.45 20.28 TN 199 0.67 24.84 48.32 26.17 Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ % điểm yếu, kém và TB của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Điều này lại một lần nữa khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt được cao hơn nhóm ĐC. Qua phân tích kết quả định lượng trên, chúng ta có thể khẳng định việc sử dụng các tư liệu hỗ trợ dạy học chương 2, Công nghệ 10 – THPT để tổ chức học tập đã nâng cao kết quả học tập và tăng cường độ bền kiến thức cho HS. 7.2. Kết quả định tính §C 772 7.42  0.18 21.56 Sau TN 5 TN 199 8.02  0.14 16.14 3.56 ĐC 193 7.11  0.18 11.95 Qua theo dõi các câu trả lời của HS, chúng tôi cũng nhận thấy, khi sử dụng tư liệu để tổ chức hoạt động học tập, đa số HS lớp TN (80%) luôn hiểu sâu sắc kiến thức đã học, khả năng phân biệt và nhận biết các dấu hiệu cơ bản của khái niệm, cách trình bày hệ thống, logic của học sinh lớp TN cao hơn hẳn và đầy đủ hơn so với HS lớp ĐC. Ngoài ra, khi quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của HS ngay trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi cũng nhận thấy HS ở nhóm TN hơn hẳn nhóm ĐC về lòng say mê, sự nhiệt tình, tính tích cực học tập, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức cũng như năng lực tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống mới Đa số HS nhóm TN (86%) cảm thấy “Rất hứng thú”; 14% HS cảm thấy “Hứng thú” trong khi học. Các em có nhận xét: các tranh, ảnh, sơ đồ, đoạn phim rất rõ ràng làm cho giờ học thêm sinh động và giúp chúng em tăng sự tập trung vào bài học hơn (90%), đồng thời khuyến khích sự tò mò, óc sáng tạo, lòng ham mê tìm tòi, khám phá thế giới (65.4%); giúp em bớt mệt mỏi, căng thẳng và hăng hái giơ tay phát biểu (75.3%); giúp em hiểu rõ và chắc chắn hơn kiến thức các bài trong sách Công nghệ 10 (72.0%); hình ảnh dễ học, dễ nhớ gắn liền với thực tế cuộc sống (68,2%). Tóm lại, qua phân tích về mặt định lượng cũng như định tính các kết quả thu được trong và sau thực nghiệm, kết hợp với theo dõi quá trình học tập của HS trong suốt thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các tư liệu dạy học Công nghệ 10 – THPT đã cho hiệu quả tốt trong quá trình dạy học. 8. Kết luận Tư liệu là nguồn tài liệu quan trọng để từ đó xây dựng lên những biện pháp tổ chức HS hoạt động học tập tích cực. B ộ tư liệu dạy học Công nghệ 10, THPT được quản lý trên phần mềm MS.FrontPage và in ra đĩa CD rất thuận tiện cho việc sao chép, lưu giữ và sử dụng. Đồng thời cung cấp cho GV nguồn tư liệu dạng kĩ thuật số khi thiết kế bài giảng điện tử dạy học Công nghệ 10, THPT. Tư liệu có thể sử dụng thiết kế câu hỏi, bài tập, phiếu học tập … để tổ chức HS học tập bài học theo phương pháp tích cực. Tư liệu dạy học đa dạng và phong phú là phương tiện đắc lực hỗ trợ GV trong quá trình xây dựng giáo án, thiết kế các ý tưởng cho bài học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Công ngh ệ 10 . Kết quả TN sử dụng tư liệu dạy học cho thấy kết quả học tập của lớp TN tăng lên cao hơn hẳn so lớp ĐC ở mức độ đáng tin cậy. Học sinh lớp TN tích cực học tập hơn, ghi nhớ bài lâu, vững chắc hơn lớp ĐC. Bộ tư liệu đã góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ 10 ở trường THPT hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao, Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học, Nxb Giáo dục, 2000. 2. Hoàng Phê chủ biên, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trang 1071, 2001. 3. Nguyễn Tất Thắng, Sưu tầm và sử dụng tư liệu hỗ trợ dạy học chương 2, Công nghệ 10, Luận văn Thạc sỹ KHGD, Trường ĐHSP Hà Nội, 2006. 1. Nguyễn Nam Thuận, 199 bước thiết kế trang Web, Nxb Giao thông vận tải, 2005. FORMING AND USING MATERIALS TO IMPROVE THE QUALITY IN TEACHING TECHNOLOGY SUBJECT GRADE 10 IN HIGH SHOOL Nguyen Tat Thang, Duong Thi Hoan Abstract Besides giving the concept of “teaching materials” and its role in teaching progress, the article focused on: 2. Principles and processes to build the pack of materials for teaching Technology grade 10. 3. Results of collection and management materials for teaching Technology grade 10. 4. Processes and measures of using assistance materials in teaching Technology grade 10. The results of pedagogical experiments have evaluated the effectiveness of using teaching materials in teaching Technology Grade 10 subjects in some high schools in Hanoi. . dụng. 4. Quy trình xây dựng bộ tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 2: Phân tích nội dung và đề xuất danh mục tư liệu dạy. dạy học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 3: Sưu tầm các tư liệu dạy học môn Công nghệ 10, THPT; Bước 4: Biên tập tư liệu theo các dạng, các bài, các chương; Bước 5: Xây dựng bộ tư liệu dạy học môn. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10, THPT Nguyễn Tất Thắng 1 Dương Thị Hoàn 2 Bên cạnh việc trình bày khái niệm Tư liệu dạy học , vai trò của tư

Ngày đăng: 04/09/2015, 13:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w