Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Giang, giảng viên khoa Sử - Địa, Trƣờng Đại Học Tây Bắc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Sử - Địa, thƣ viện trƣờng Đại Học Tây Bắc cùng toàn thể các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh của 2 lớp 10A và 10C của trƣờng THPT Yên Châu đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 5 tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Trịnh Thị Oanh DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở SGK Sách giáo khoa PPDH Phƣơng pháp dạy học ĐLTNĐC Địa lí tự nhiên đại cƣơng ĐLKTXHĐC Địa lí kinh tế xã hội đại cƣơng VD Ví dụ KT Kiểm tra ĐG Đánh giá KTĐG Kiểm tra đánh giá HS Học sinh GV Giáo viên CNTT Công nghệ thông tin MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 2.1. Trên thế giới 2 2.2. Ở Việt Nam 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 3.1 Mục tiêu 6 3.2 Nhiệm vụ 6 4. Giới hạn nghiên cứu 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 5.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 6 5.2. Phƣơng pháp điều tra 7 5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm 7 5.4 Phƣơng pháp toán 7 6. Đóng góp của đề tài 7 7. Bố cục của đề tài 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Ban cơ bản) 9 1.1. Cơ sở lý luận 9 1.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá 9 1.1.2. Quan niệm về kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lý ở trƣờng THPT 10 1.1.3. Chức năng, vai trò và ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá 11 1.1.4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá 13 1.1.5. Các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá 15 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Thực trạng của hoạt đông kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT hiện nay 22 2.2.2. Đặc điểm, cấu trúc, nội dung và phân phối chƣơng trình SGK Địa Lý lớp 10 THPT (ban cơ bản) 23 2.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 10 THPT 25 CHƢƠNG 2: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Ban cơ bản) 27 2.1. Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi đổi mới kiểm tra, đánh giá 27 2.1.1. Đảm bảo tính thƣờng xuyên và tính hệ thống 27 2.1.2. Phải đảm bảo độ tin cậy, khách quan về kiểm tra, đánh giá 27 2.1.3. Đảm bảo tính giá trị 28 2.1.4. Đảm bảo tính toàn diện 29 2.2. Định hƣớng đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí 30 2.2.1. Nhận dạng dấu hiệu đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH 30 2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá 31 2.3. Đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá 33 2.3.1. Đối với hình thức kiểm tra - đánh giá miệng 33 2.3.2. Đối với hình thức kiểm tra viết 34 2.4. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra - đánh giá 39 2.4.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra - đánh giá 40 2.4.2. Thiết lập ma trận đề kiểm tra môn Địa lí 10 47 CHƢƠNG 3: THỰC NGHỆM SƢ PHẠM 52 3.1. Mục đích thực nghiệm 52 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 52 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 53 3.4. Tổ chức thực nghiệm 53 3.4.1. Chọn đối tƣợng thực nghiệm 53 3.4.2. Nội dung thực nghiệm 53 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC BẢNG STT Tên Trang 1 Bảng 3.1: Thông tin học sinh 2 lớp thực nghiệm 53 2 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với đề kiểm tra 45 phút 54 3 Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với đề kiểm tra 15 phút 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên Trang 1 Biểu đồ 3.2. so sánh kết quả kiểm tra với đề kiểm tra 45 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 54 2 Biểu đồ 3.3. so sánh kết quả kiểm tra với đề kiểm tra 15 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn, cách mạng khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển nhƣ vũ bão với tốc độ nhanh chƣa từng có trong lịch sử loài ngƣời, thúc đẩy nhiều lĩnh vực có những bƣớc tiến mạnh mẽ đang mở ra những triển vọng hết sức lớn lao khi loài ngƣời bƣớc vào thế kỉ XXI. Trƣớc những biến đổi của xã hội đã thôi thúc các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, đầu tƣ và xây dựng một nền giáo dục đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự hòa nhập và giao lƣu quốc tế. Để xây dựng nền giáo dục đáp ứng đƣợc kịp thời các yêu cầu của thời đại mới Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp đổi mới giáo dục nghĩa là đổi mới đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp trong quá trình dạy học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học là đổi mới cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh theo hƣớng phát huy vai trò chủ thể của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học giúp học sinh đạt đƣợc những mục tiêu học tập trong các hoạt động của chính họ. Bên cạnh việc đổi mới về phƣơng pháp dạy học thì khâu kiểm tra, đánh giá cũng đã và đang từng bƣớc đƣợc chú trọng đổi mới một cách sâu rộng và mạnh mẽ đến từng bậc học, lớp học và môn học ở tất cả các trƣờng trong cả nƣớc. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong chỉnh thể thống nhất của quá trình dạy học. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học nhƣng đồng thời cũng mở đầu cho một chu trình khép kín với chất lƣợng cao hơn. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả thầy và trò trong quá trình dạy học. Tạo động lực giúp cho học sinh nâng cao đƣợc ý thức trong học tập, tìm tòi, nghiên cứu mở rộng thêm vốn kiến thức của mình để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của môn học. Đổi mới kiểm tra đánh giá đƣợc coi là động lực của quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. 2 Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả của các môn học nói chung và của môn Địa Lý nói riêng tại các trƣờng THPT hiện nay đang mắc phải một số hạn chế nhƣ sau: Việc kiểm tra đánh giá ở các trƣờng THPT đang đƣợc một số cán bộ giáo viên áp dụng phƣơng châm “thi gì học đấy” , chỉ mang tính chất đối phó với các kì thi của các em mà không chú ý tới nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá hiện nay còn mang tính chất áp đặt mà không khuyến khích đƣợc tính sáng tạo chủ động của các em trong quá trình học tập mà các em tích luỹ đƣợc. Chính cách giáo dục và cách kiểm tra đánh giá của một số trƣờng này đang làm cho học sinh của họ thiếu đi tính sáng tạo, yếu đi kĩ năng mềm, kĩ năng sống và khả năng áp dụng kiến thức từ sách vở vào cuộc sống. Trong chƣơng trình môn Địa Lý ở bậc THPT, chƣơng trình Địa Lý lớp 10 (Ban cơ bản) hiện nay là một chƣơng trình có nội dung và lƣợng kiến thức khó, lớn cả về mặt ĐLTNĐC và ĐLKTXHĐC. Vì vậy, để tạo ra đƣợc hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học. Vậy việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá là một việc làm mang tính cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên nên em đã lựa chọn đề tài “Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa Lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản)” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mọi hoạt động giáo dục đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá có liên qua chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kết quả của kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Do đó kiểm tra, đánh giá thƣờng đi liền với nhau, kiểm tra là để đánh giá và đánh giá phải dùng vào kiểm tra Cùng với sự ra đời của lý luận dạy học, lý luận kiểm tra, đánh giá là một phạm trù đƣợc các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về giáo dục rất quan tâm vì nó có chức năng quan trọng trong hoạt động giáo dục. 2.1. Trên thế giới Thời kì tiền tƣ bản chủ nghĩa (thế kỉ XV - XVIII) lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comensky đã đặt nền móng cho lí 3 luận dạy học ở nhà trƣờng và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm “Lí luận dạy học vĩ đại”, trong đó có nêu ý nghĩa, vai trò của kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, ông lƣu ý việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hƣớng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân. Nội dung, nguyên tắc và phƣơng pháp nhằm đảm bảo tính khách quan. Về sau các nhà nghiên cứu lí luận đã phân tích và phát triển lí luận kiểm tra, đánh giá ở các góc độ: vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và phƣơng pháp nhằm đảm bảo tính khách quan của việc kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn nhà giáo dục V.M.Palonsky đòi hỏi: “Đánh giá kiến thức phải thực hiện một quá trình, quá trình đó bao gồm một số yếu tố nhƣ: nhận thức đúng mục đích kiểm tra và đánh giá xuất phát từ mục đích dạy học, xác định đúng các bậc thang đánh giá kết quả nắm tri thức của học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan và xác định các hình thức phù hợp”. Ở Liên Xô cũ các nƣớc XHCN Đông Âu trƣớc đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá, song trên thực tế các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh thông qua các hình thức trắc nghiệm truyền thống nhƣ kiểm tra vấn đáp hoặc bài viết (trắc nghiệm tự luận) chứ chƣa quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ thế kỉ XVIII việc nghiên cứu lí thuyết phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan đã đƣợc bắt đầu và đến đầu thế kỉ XIX đã đƣợc triển khai rộng rãi ở các nƣớc kinh tế phát triển nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt ở Mỹ ngày nay đã đạt đƣợc thành tựu rất cao về công nghệ trắc nghiệm. Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đƣợc các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhƣng tất cả các tác giả đều nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Từng bƣớc xây dựng, hoàn thiện cơ sở lí thuyết, cơ sở thực tiễn và quy trình cho kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 4 2.2. Ở Việt Nam Kế thừa những thành tựu nghiên cứu và kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh của một số nƣớc trên thế giới, ở nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu và nhiều bài viết chuyên ngành, các kỷ yếu khoa học trong các cuộc hội thảo cấp quốc gia bàn về kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh. Các tác giả Lê Khánh Bằng, Hà Thị Đức, Trần Bá Hoành, Đặng Vũ Hoạt với các bài viết xoay quanh thực trạng và giả pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của nƣớc ta trong vài thập kỉ gần đây nhƣ: “Một số vấn đề kiểm tra , đánh giá tri thức của học sinh” ; “ Đánh giá trong giáo dục” ; “Kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáo dục của nhà trƣờng” ; “Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh phổ thông”. Trong đó các tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài viết của mình đã trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về kiểm tra, đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Với tƣ cách là ngƣời nghiên cứu sâu về lí luận dạy học, tác giả đã trình bày những vấn đề về vị trí, chức năng và các quan điểm kiểm tra đánh giá tri thức của học sinh dƣới góc độ lí luận dạy học hiện nay. Theo tác giả, việc kiểm tra, đánh giá tri thức là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần thực hiện tốt chức năng phát hiện điều chỉnh, chức năng củng cố - phát triển, chức năng giáo dục. Để thực hiện tốt chức năng đó, việc kiểm tra, đánh giá cần tuân theo những nguyên tắc sau: Đảm bảo tính thƣờng xuyên, tính thống nhất, đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển và đặc biệt là đảm bảo tính khách quan là quan trọng nhất. Nó không những giúp cho việc kiểm tra, đánh giá tri thức mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Bùi Tƣờng, Hà Thị Đức, Phó Đức Hoạt, Trần Thị Tuyết Oanh đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sở lí luận chung của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đây là những công trình nghiên cứu đã chính thức đƣợc sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong các trƣờng đại học sƣ phạm. Đối với môn Địa lí, vấn đề kiểm tra đánh giá cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu có thể kể đến một số tác phẩm sau: 5 Trong cuốn sách “Phƣơng pháp dạy học Địa Lí theo hƣớng tích cực” của PGS.TS Đặng Văn Đức và PGS.TS Nguyễn Thu Hằng đã đề cập đến vấn đề đổi mới hình thức và phƣơng pháp dạy học Địa Lí trong đó có đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ mang tính chất khái quát chung cho các bậc học, chƣa đi vào cụ thể cho từng khối lớp và từng ban học. Đến với cuốn “Lí luận dạy học Địa Lí” của hai tác giả Nguyễn Dƣợc và Nguyễn Trọng Phúc cũng mới chỉ nêu ra đƣợc những cơ sở của sự cần thiết phải tiến hành đổi mới trong hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Địa Lí ở trƣờng phổ thông, mà chƣa đƣa ra đƣợc là cần phải đổi mới nhƣ thế nào, cách tiến hành việc đổi mới ra sao. Trong cuốn sách “Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong giảng dạy Địa Lí” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc có một vấn đề mới mẻ hơn các cuốn sách khác là tác giả đƣa ra cơ sở lí luận của việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá nói chung và đã tiến hành sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan - một hình thức mới của hoạt động kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên việc sử dụng duy nhất một hình thức trắc nghiệm trong bài kiểm tra sẽ khó có thể đánh giá đƣợc chính xác đƣợc mức độ tƣ duy, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa Lí lớp 10 (ban khoa học xã hội và nhân văn) và việc kiểm tra, đánh giá bằng phần mền trắc nghiệm Pro” của Bùi Văn Giáp đã xây dựng đƣợc bộ câu hỏi trắc nghiệm bằng việc ứng dựng công nghệ thông tin, nhƣng với bộ câu hỏi này mới chỉ đánh giá đƣợc hai mức độ chính của học sinh đó là nhận biết và thông hiểu mà chƣa đánh giá đƣợc các mức độ nhận thức khác của học sinh. Mặc dù vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học đã đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với các khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều tác giả tham gia, ở các cấp độ nhƣ luận văn thạc sĩ hay luận án. Nhìn chung các quan điểm về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trƣờng đều cho ta thấy: việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải theo một quy trình hợp lý thì mới đạt đƣợc tính chính xác, khách quan. Tuy nhiên việc [...]... tiễn của việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đề ra một số biện pháp nhằm đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Địa Lí lớp 10 (Ban cơ bản) nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Địa Lí - Đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong chƣơng tình Địa Lý lớp 10 (Ban cơ bản) - Thực... đối với môn Địa Lí lớp 10 - THPT nói riêng 7 Bố cục của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa Lí lớp 10 THPT (Ban cơ bản) Chƣơng 2: Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Địa lí lớp 10 THPT (Ban cơ bản) Chƣơng 3: Thực... CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Ban cơ bản) 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức nhƣ kiểm tra thƣờng xuyên (kiểm tra.. .đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Địa Lí lớp 10 (ban cơ bản) vẫn chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu tôi tập trung vào việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa Lí lớp 10 (ban cơ bản) 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Đề tài trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết... trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cƣơng môn học Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thƣờng xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ Kiểm tra - đánh giá thƣờng xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh. .. đánh giá ngoài - Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng - Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng - Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng - Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá. .. đề cƣơng môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá tƣơng ứng nhằm đánh giá, định hƣớng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tƣơng ứng của học sinh Kết quả kiểm tra - 9 đánh giá định kì đƣợc xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học Nhƣ vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là... ngƣời giáo viên cần phải có một quan niệm đúng đắn về việc kiểm tra đánh giá trong công tác dạy - học Địa lí ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay 10 Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình dạy - học, là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy - học Địa lí Kiểm tra đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà là của học sinh Trong hoạt động dạy - học, ngƣời giáo... đề kiểm tra mang tính chính xác, khoa học đảm bảo độ phủ của chƣơng trình phục vụ đắc lực cho việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Địa Lí lớp 10 (Ban cơ bản) - Giúp học sinh nâng cao đƣợc ý thức và tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc học 7 - Đồng thời đây cũng là nguồn tƣ liệu hữu ích cho những ai quan tâm tới việc đổi hoạt động kiểm tra đánh giá các môn học nói chung và đối với môn Địa. .. hoạt động nhận thức của lứa tuổi này đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc Khả năng tƣ duy và nhận thức cũng sẽ dần đƣợc thực hiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân 26 CHƢƠNG 2: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Ban cơ bản) 2.1 Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi đổi mới kiểm tra, . tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa Lí lớp 10 THPT (Ban cơ bản) Chƣơng 2: Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Địa lí lớp 10 THPT (Ban cơ bản). tiễn của việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đề ra một số biện pháp nhằm đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá môn Địa Lí lớp 10 (Ban cơ bản) nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn. 3.2. Nhiệm. Địa Lý lớp 10 THPT (ban cơ bản) 23 2.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 10 THPT 25 CHƢƠNG 2: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10