Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi đổi mới kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý 10 thpt (ban cơ bản) (Trang 32 - 97)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi đổi mới kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá có vai trò, ý nghĩa quan trọng to lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học Địa lí. Muốn vậy, kiểm tra đánh giá cần đảm bảo những yêu cầu sau:

2.1.1. Đảm bảo tính thường xuyên và tính hệ thống

Nếu việc kiểm tra đánh giá không thƣờng xuyên và không hệ thống sẽ không kích thích hứng thú và tạo nề nếp học tập cho HS. Kiểm tra đảm bảo tính thƣờng xuyên và hệ thống còn tạo cơ sở giúp GV đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của HS.

- Việc kiểm tra đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong tiết học, thực hiện trong từng bƣớc lên lớp.

- Khoảng cách các lần kiểm tra đánh giá phải đƣợc tiến hành đều đặn, phải tuân theo một kế hoạch đã có sẵn, không nên để cuối năm cuối kì mới tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách ồ ạt nhằm lấy đủ cơ số điểm cần thiết.

- Để giảm nhẹ cho việc kiểm tra thƣờng xuyên, GV nên sử dụng các hình thức kiểm tra khác nhau (kiểm tra bài học ở lớp, ở nhà...) không gây áp lực căng thẳng ở mỗi lần kiểm tra.

2.1.2. Phải đảm bảo độ tin cậy, khách quan về kiểm tra, đánh giá

Để bảo đản độ tin cậy, khách quan về kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông cần thực hiện một số biện pháp cụ thể nhƣ sau:

- Số lần kiểm tra phải đạt mức tối thiểu của quy định về số lần kiểm tra của bộ môn

- Cần áp dụng triệt để các phƣơng pháp cải tiến việc kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Các bài kiểm tra 45 phút trở lên cần áp dụng việc chấm chéo. Thống nhất trong tổ bộ môn ở các khâu ra đề, đáp án, biểu điểm cho bài kiểm tra. Ngoài ra cần

28

cung cấp cho HS thang điểm chi tiết khi trả bài để các em có thể tự đánh giá đƣợc bài làm của mình hoặc của bạn.

- Ít nhất trong hai lần kiểm tra khác nhau, cùng một HS phải đạt số điểm xấp xỉ hoặc bằng nhau nếu bài kiểm tra có cùng một nội dung và mức độ khó tƣơng đƣơng nhau.

- Kết quả bài làm phản ánh đúng trình độ, năng lực ngƣời học.

Trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của việc kiểm tra đánh giá, trong đó có yếu tố ra đề kiểm tra. Nếu ra đề kiểm tra dễ hoặc khó quá sẽ không phân hóa đƣợc trình độ HS. Cần tránh việc ra đề chỉ nặng về học thuộc mà không buộc HS phải hiểu, phải phát huy tính tích cực tƣ duy. Cách kiểm tra nặng về học thuộc làm cho GV khó phân biệt đƣợc trình độ nhận thức của HS lại dễ gây nên những hiện tƣợng tiêu cực trong kiểm tra, thi (quay cóp...).

Vì vậy, để một đề kiểm tra, đánh giá có độ tin cậy, GV phải: - Giảm các yếu tố ngẫu nhiên may rủi đến mức tối thiểu. - Diễn đạt đề bài rõ ràng đề HS có thể hiểu đúng.

- Ra nhiều câu hỏi, bao quát đến mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra, vừa có phần ghi nhớ, vừa đỏi hỏi phải hiểu, biết vận dụng vào tiếp thu kiến thức mới và cuộc sống.

- Giảm tới mức thấp nhất sự gian lận trong thi cử: kiểm tra HS không chỉ bằng việc giám sát chặt chẽ mà còn bằng nội dung thi (biết, nhớ, hiểu, vận dụng...) và cách thi (có thể đƣợc sử dụng hoặc không đƣợc sử dụng tài liệu).

- Chuẩn bị tốt đáp án, thang điểm cho nhiều ngƣời chấm. Trong nhiều lần có thể cho kết quả tƣơng đƣơng.

2.1.3. Đảm bảo tính giá trị

Tính giá trị của bài kiểm tra thể hiện ở việc GV đánh giá chính xác trình độ HS. Điều này phụ thuộc vào mục đích, nội dung, phƣơng pháp kiểm tra. Nếu câu hỏi kiểm tra chỉ yêu cầu HS nhắc lại những điều đã biết thì giá trị của bài kiểm tra chỉ giới hạn ở việc đo lƣờng trí nhớ máy móc chứ không đánh giá đƣợc trình độ nhận thức của HS. Vì vậy bài kiểm tra phải có tính giá trị, GV khi ra đề phải chú ý

29

đến sự phù hợp của câu hỏi với việc xác định mức độ đạt đƣợc các mục tiêu trong học tập bộ môn Địa lí ở trƣờng phổ thông đề ra.

Khi nói về mục tiêu học tập, các nhà giáo dục nhấn mạnh đến ba lĩnh vực cần đạt: giáo dƣỡng, giáo dục, phát triển. Trong từng lĩnh vực ngƣời ta lại chia làm nhiều mức độ khác nhau, diễn ra từ thấp đến cao tùy theo từng lứa tuổi của HS.

2.1.4. Đảm bảo tính toàn diện

- Nội dung kiểm tra phải phong phú, toàn diện. Việc kiểm tra không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức mà cần kiểm tra cả kĩ năng bộ môn, quan điểm chính trị và nhân cách của HS.

- Xác định số lƣợng câu hỏi và loại câu hỏi phù hợp cho từng nội dung. - Ngoài việc cho điểm, GV còn có nhiệm vụ quan trọng là hƣớng dẫn, giúp đỡ, khuyên răn, tỉ mỉ chu đáo cho từng HS.

- Phải nhận thức rằng kiểm tra, đánh giá phải tạo cơ hội cho HS có dịp để thể hiện, vƣơn lên trong học tập.

- Cần phối hợp nhiều loại hình, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá và đảm bảo tính toàn diện của kiểm tra đánh giá.

- Cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá của GV với việc tự kiểm tra, đánh giá của HS. Đây là một yêu cầu quan trọng để HS xác định đƣợc mục đích học tập, thái độ và tâm lí học tập, chủ động tích cực, không quá lo sự việc kiểm tra, dẫn tới việc gian lận trong thi cử.

- Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian, sức lực và chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì càng tốt. Hạn chế việc kiểm tra một cách đơn điệu, buồn tẻ với câu hỏi của GV và trả lời của HS nhằm nêu lại những kiến thức trong SGK hoặc lời thầy giảng mà không hiểu sâu sắc, không biết vận dụng kiến thức đã học.

Trong các yêu cầu trên thì độ tin cậy và tính giá trị là những yêu cầu quan trọng nhất của bài kiểm tra. Nó liên quan chặt chẽ với nhau. Một bài kiểm tra có thể đáng tin cậy, nhƣng không có giá trị, nếu không đánh giá đúng thực trạng, trình độ của ngƣời học, chỉ đo đƣợc những chỉ số phụ, không tiêu biểu. Nếu một

30

bài kiểm tra không có độ tin cậy thì tất nhiên không có giá trị trong việc đánh giá HS. Độ tin cậy liên quan đến sự vững chắc, khách quan của kết quả đo đƣợc, còn tính giá trị liên quan đến mục tiêu của kết quả đó.

Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đòi hỏi GV phải bỏ nhiều công sức, chứ không phải đơn thuần là việc nêu câu hỏi một cách đơn giản, đảm bảo nội dung việc kiểm tra, đánh giá đúng yêu cầu là điều kiện để thu đƣợc kết quả học tập của HS, đƣợc đề ra trong mục tiêu bài học. Nhận thức đúng ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS mới xác định đƣợc các hình thức tổ chức và phƣơng pháp có hiệu quả cao, đảm bảo nâng cao chất lƣợng giáo dục bộ môn địa lí ở trƣờng phổ thông.

2.2. Định hƣớng đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí Địa Lí

Dựa vào cơ sở phƣơng pháp luận đã nêu ở trên, để đổi mới công tác kiểm, tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần có những định hƣớng sau:

2.2.1. Nhận dạng dấu hiệu đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH

Quá trình dạy học bao gồm các hoạt động giảng dạy và KTĐG của GV biểu hiện qua một số dấu hiệu sau đây:

- Thực hiện đúng, đủ quy định của quy chế, tiến hành đủ số lần KT thƣờng xuyên, KT định kì, KT học kì

- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để ra đề KT, không sử dụng nội dung xa lạ hoặc xa rời với chƣơng trình. Xác định nội dung KT phải dựa trên mục tiêu của từng bài học, từng chƣơng và toàn bộ chƣơng trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học

- Đổi mới phải gắn với phong trào hai không và xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực do bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

- Đánh giá sát đúng trình độ của HS với thái độ khách quan công bằng, công minh, động viên tƣ duy sáng tạo, hƣớng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau, phân biệt đƣợc đúng, sai và tìm ra đƣợc nguyên nhân để từ đó tác động trở lại đến phƣơng pháp học tập, rèn luyện kĩ năng tƣ duy.

31

- Đánh giá một cách toàn diện cả lí thuyết, năng lực thực hành, lựa chọn tỉ lệ về kiến thức và kĩ năng phù hợp. Tùy theo mục đích đánh giá mà GV lựa chọn hình thức KTĐG khác nhau (nói, viết, bài tập, phiếu hỏi, quan sát, bài tập theo chủ đề, kết hợp giữa kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiện)

- Đề KTĐG phải đảm bảo đƣợc sự phân hóa HS: HS có trình độ cơ bản, nâng cao, HS có năng lực trí tuệ thực hành cao hơn. Kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp, lấy đề kiểm tra từ bên ngoài để đánh giá khách quan hơn.

- Coi đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là cộng cụ đo lƣờng, vì vậy nội dung đánh giá cần hƣớng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập, động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Trong quá trình đánh giá cần chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng nhƣ các tiết thực hành, thí nghiệm.

- Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật hiện tƣợng bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ, biểu đồ, thực hành,…bồi dƣỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS.

2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá a. Khái quát chung a. Khái quát chung

Công nghệ thông tin hiện nay đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc dạy và học, thậm chí có thể nói đáp ứng vƣợt yêu cầu của việc dạy và học, đặc biệt dạy học từ xa, trực tuyến.

Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, máy tính đã hỗ trợ tích cực trong quá trình đánh giá, trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong việc quản lí đề thi, trộn, đảo đề thi, xử lý kết quả thi.

+ Trong quản lí đề thi:

Việc ra đề thi và quản lí đề thi là việc làm thƣờng xuyên của giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của máy tính sẽ giúp cho giáo viên đỡ mất nhiều thời gian và công sức vào việc này mà vẫn mang hiệu quả cao. Giáo viên có thể dùng mọi phần mềm quản lí bộ câu hỏi ngân hàng đề thi và khi cần thiết nhƣ số lƣợng: mức độ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra, điều này hoàn toàn mang tính khách quan.

32

+ Trong việc trộn và đảo đề thi:

Với dung lƣợng lớn máy tính có thể chứa một khối lƣợng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học. Trên cơ sở ngân hàng đề thi đã có sẵn trên máy tính, giáo viên có thể lựa chọn dạng câu hỏi khác nhau nhƣ: câu hỏi nhiều lựa chọn, một lựa chọn, đúng – sai, câu hỏi ghép đôi… Với các mức độ dễ, trung bình hay khó, để kiểm tra theo mục tiêu đã định.

Hiện nay với các phần mềm khác nhau đã cho phép có thể đảo thứ tự các câu hỏi trong đề thi nên có thể dùng nhiều lần mà vẫn đảm bảo tính khách quan, các học sinh ngồi gần nhau cũng không thể trao đổi bài, đảm bảo tính công bằng trong thi cử.

+ Trong việc xử lí kết quả thi:

Sau khi kiểm tra, xử lí kết quả thi cũng là một khâu quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Trƣớc đây công việc này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của ngƣời giáo viên nhƣ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, tình cảm, tâm lí… nên kết quả thƣờng không mang tính khách quan nhiều khi sai lệch rất nhiều so với thực tế. Nhờ có máy tính với chƣơng trình xử lí kết quả đã làm tăng độ tin cậy, giá trị của bộ câu hỏi và xác định chính xác trình độ của học sinh. Giáo viên sẽ không mất công sức chấm điểm và việc xử lí kết quả thi hoàn toàn mang tính khách quan.

b. Giới thiệu phần mềm violet vào trong quá trình kiểm tra đánh giá

Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng đƣợc các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tƣơng tác…

Violet đƣợc viết tắt từ cụm từ tiếng Anh:Visual & Online Lesson Editor For Teachers (công cụ soạn thảo bằng máy dành cho giáo viên).

Tƣơng tự phần mềm powerpoint, violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng nhƣ: cho phép nhận các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tƣơng tác với

33

ngƣời dùng…riêng đối với việc sử lí các dữ liệu multi-media, violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác, ví dụ nhƣ cho phép thực hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng đƣợc mọi định dạng file video, thao tác đƣợc quá trình chạy của đoạn video…

Ngoài ra, vì là công cụ chuyên dụng cho bài giảng nên violet còn rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có. Ví dụ nhƣ violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thƣờng đƣợc sử dụng trong các SGK và sách bài tập nhƣ:

+ Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai.

+ Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. + Bài tập kéo thả chữ: học sinh phải kéo thả các đối tƣợng vào đúng vị trí đƣợc quy định trên một đoạn văn bản, bài tập này có thể thực hiện dƣới dạng điền khuyết hoặc ẩn/hiện.

Nhƣ chúng ta đã biết các bài tập là thành phần không thể thiếu đƣợc trong các bài giảng hoặc trong các giời kiểm tra, giúp cho học sinh có thể tổng kết và ghi nhớ đƣợc các kiến thức, đồng thời tạo môi trƣờng học mà chơi, chơi mà học làm cho học sinh thêm hứng thú với bài giảng cũng nhƣ trong việc kiểm tra đánh giá.

Nhƣ vậy ta có thể thấy violet là một phần mềm rất phù hợp nhằm phục vụ cho quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tất cả các môn học nói chung và đối với môn Địa Lí nói riêng. Đây cũng là một trong những phƣơng pháp giúp đổi mới hoạt động kiểm, tra đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí 10 (ban cơ bản) nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.

2.3. Đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá

2.3.1. Đối với hình thức kiểm tra - đánh giá miệng

34

Cách làm quen thuộc Cách làm mới

- Thƣờng chỉ tiến hành ở đầu tiết học, trƣớc khi bắt đầu bài mới

- Có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau của tiết học: để kiểm tra bài học cũ, chuẩn bị bài mới và có thể kiểm tra một kiến thức cũ có liên quan đến bài mới( hay kiểm tra trong quá trình học bài mới)

- Nội dung kiểm tra: kiểm tra nội dung của bài cũ vừa học ở tiết học trƣớc đó

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý 10 thpt (ban cơ bản) (Trang 32 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)