1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG

116 931 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH DŨNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN

THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở

HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUỐC CHỈNH

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Đình Dũng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướngdẫn TS Nguyễn Quốc Chỉnh đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy cô giáo Viện Sau đạihọc, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùngtất các các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp hà Nội đã giúp đỡ tôi trongquá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm khuyến nông Hải Phòng, UBNDhuyện An Dương, UBND các xã Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà đã cung cấp sốliệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu và thực hiện đề tài

Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè đãgiúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành đượcchương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu

Tác giả

Trang 4

Mục lục

HÀ N I - 2009Ộ 1

L I C M NỜ Ả Ơ ii

DANH M C CÁC B NGỤ Ả vii

DANH M C CÁC T VI T T TỤ Ừ Ế Ắ viii

RAT viii

Rau an to nà viii

GAP viii

Good Agricultural Practic viii

VietGAP viii

Viet Namese Good Agricultural Practic viii

WTO viii

World Trade Organization viii

IPM viii

Intergrated Pests Management viii

ICM viii

Intergrated Crop Management viii

BVTV viii

B o v th c v tả ệ ự ậ viii

VSATTP viii

V sinh an to n th c ph mệ à ự ẩ viii

HTX viii

H p tác xãợ viii

BNN & PTNT viii

B Nông nghi p v Phát tri n nông thôn ộ ệ à ể viii

KHCN viii

Khoa h c công nghọ ệ viii

QĐ viii

Quy t nhế đị viii

DT viii

Di n tíchệ viii

NS viii

N ng su tă ấ viii

SL viii

S n lả ượ viiing BQ viii

Bình quân viii

SL viii

S lố ượ viiing CC viii

C c uơ ấ viii

UBND viii

U ban nhân dânỷ viii

1 M Ở ĐẦ 1U

Trang 5

1.1 Tính c p thi t c a ấ ế ủ đề à 1 t i

1.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ 2

1.2.1 M c tiêu chungụ 2

1.3 Đố ượi t ng v ph m vi nghiên c uà ạ ứ 3

1.3.1 Đố ượ 3i t ng 1.3.2 Ph m vi nghiên c uạ ứ 3

1.3.2.1 Ph m vi không gianạ 3

1.3.2.2 Ph m vi th i gianạ ờ 3

2 C S LÝ LU N VÀ TH C TI NƠ Ở Ậ Ự Ễ 4

2.1 C s lý lu nơ ở ậ 4

2.1.1 Khái ni m rau an to nệ à 4

2.1.2 Vai trò v à đặc i m k thu t c a s n xu t rau an to nđ ể ỹ ậ ủ ả ấ à 5

2.1.2.1 Vai trò c a s n xu t rau an to nủ ả ấ à 5

2.1.2.2 Đặ đ ểc i m kinh t k thu t c a s n xu t rau an to nế ỹ ậ ủ ả ấ à 6

2.1.3 Lý lu n v GAP (EUREPGAP, ASIANGAP)ậ ề 7

2.1.4 Tiêu chu n VietGAPẩ 9

2.1.5 Lý lu n v s n xu tậ ề ả ấ 15

2.1.5.1 Kh n ng s n xu t theo quy trình VietGAPả ă ả ấ 16

2.1.5.2 Hi u qu s n xu tệ ả ả ấ 17

2.1.5.3 Hi u q a kinh t v b n ch t c a nóệ ủ ế à ả ấ ủ 17

2.1.6 M i quan h trong s n xu t v tiêu th rau an to nố ệ ả ấ à ụ à 18

2.1.7 Các quy trình s n xu t rau t trả ấ ừ ướ ớc t i nay 19

2.2 C s th c ti nơ ở ự ễ 22

2.2.1 Đài Loan 22

2.2.2 H n Qu cà ố 23

2.2.3 In ônêxiađ 24

2.2.4 n Ấ Độ 24

2.2.5 Thái Lan 25

2.2.6 M t s nộ ố ước khác 25

2.2.7 Tình hình s n xu t, tiêu th rau c a Vi t Namả ấ ụ ủ ệ 26

2.2.7.1 Tình hình s n xu t rauả ấ 26

2.2.7.2 Nh ng y u t nh hữ ế ố ả ưởng đế ản s n xu t rauấ 27

2.2.7.3 Tình hình tiêu th rau Vi t Namụ ở ệ 28

2.2.3 Tình hình s n xu t rau theo tiêu chu n GAP trên th gi i v Vi tả ấ ẩ ế ớ à ở ệ Nam 29

2.3 Các công trình nghiên c u có liên quanứ 31

3 ĐẶ Đ Ể ĐỊC I M A BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP 33

NGHIÊN C UỨ 33

3.1 Đặ đ ểc i m t nhiên, kinh t – xã h iự ế ộ 33

3.1.1 Đặ đ ểc i m t nhiênự 33

3.1.1.1 V trí a lýị đị 33

3.1.1.2 Khí h u thu v nậ ỷ ă 33

3.1.1.2 a hình, Đị đấ đ 34t ai 3.1.2 Đặ đ ểc i m kinh t – xã h iế ộ 35 3.1.2.1 Tình hình s d ng ử ụ đấ đ 35t ai 3.1.2.2 Tình hình dân s v lao ố à độ 37ng

Trang 6

3.1.2.4 C s h t ngơ ở ạ ầ 41

3.2 Phương phỏp nghiờn c uứ 42

3.2.1 Phương phỏp ch n i m v m u i u traọ đ ể à ẫ đ ề 42

3.2.2 Phương phỏp thu nh p t i li uậ à ệ 43

3.2.3 Phương phỏp x lý s li uử ố ệ 43

3.2.4 Phương phỏp phõn tớch th ng kờ kinh tố ế 43

3.2.5 Phương phỏp chuyờn gia 43

3.2.4 H th ng cỏc ch tiờu nghiờn c uệ ố ỉ ứ 43

3.2.4.1 Cỏc ch tiờu v s n xu t rau an to n theo quy trỡnh VietGAPỉ ề ả ấ à 43

4 K T QU NGHIấN C U VÀ TH O LU NẾ Ả Ứ Ả Ậ 45

4.1 Th c tr ng s n xu t rau trờn a b n huy n An Dự ạ ả ấ đị à ệ ươ 45ng 4.1.1 Th c tr ng chung v s n xu t rau huy n An Dự ạ ề ả ấ ở ệ ươ 45ng 4.1.1.1 Di n tớch s n xu t rauệ ả ấ 45

4.1.1.2 N ng su t rau trờn a b n huy n An Dă ấ đị à ệ ươ 47ng 4.1.1.3 S n lả ượng rau trờn a b n huy n An Dđị à ệ ươ 49ng 4.1.2 Tỡnh hỡnh s n xu t rau theo quy trỡnh VietGAP trờn a b n huy n Anả ấ đị à ệ Dươ 52ng 4.1.2.1 Di n tớch, n ng su t, s n lệ ă ấ ả ượng rau theo tiờu chu n VietGAPẩ 52

4.1.2.2 K t qu v hi u qu s n xu t rau theo quy trỡnh VietGAP trờn ế ả à ệ ả ả ấ a b n huy n đị à ệ 52

4.1.3 Thực trạng tổ chức sản xuất rau 55

4.1.3.1 Công tác chỉ đạo sản xuất 55

4.1.3.2 Ki m soỏt quy trỡnh s n xu t v c p gi y ch ng nh n rau an ể ả ấ à ấ ấ ứ ậ to n, rau theo quy trỡnh VietGAP.à 57

4.1.3.3 Quy vựng s n xu t v ả ấ à đầ ư ơ ở ạ ầ 57u t c s h t ng 4.1.3.4 T p hu n k thu t cho ngậ ấ ỹ ậ ười lao độ 62ng 4.1.3.5 Cung ng cỏc y u t ứ ế ố đầu v o cho s n xu t rauà ả ấ 65

4.2 Th c tr ng v kh n ng phỏt tri n s n xu t theo quy trỡnh VietGAP ự ạ à ả ă ể ả ấ ở cỏc h i u traộ đ ề 69

4.2.1 Đặ đ ểc i m chung c a cỏc h i u traủ ộ đ ề 69

Qua b ng ta th y tu i c a nh ng ngả ấ ổ ủ ữ ười ph ng v n ỏ ấ đều n m trong ằ độ tu i lao ổ động v v i à ớ độ ổ tu i bỡnh quõn l 47,2 tu i thỡ nhi u ngà ổ ề ườ ấi r t cú kinh nghi m trong s n xu t rau Trỡnh ệ ả ấ độ ă v n hoỏ c a nh ng ngủ ữ ườ đượi c ph ng v n ch y u l c p II (54,4%) v c p III (38,9%) v ớt cú s chờnh ỏ ấ ủ ế à ấ à ấ à ự l ch gi a cỏc xó xó An Ho cú 3 ng i cú trỡnh ệ ữ Ở à ườ độ trung c p v ấ à đại h c h t i ch c, ba ngọ ệ ạ ứ ườ ài n y trong ban qu n tr HTX v c ng ó ả ị à ũ đ được t p hu n quy trỡnh VietGAP.ậ ấ 70

4.2.2 S d ng ử ụ đất cho s n xu t rau c a cỏc h i u traả ấ ủ ộ đ ề 70

4.2.3 S d ng lao ử ụ động cho s n xu t rauả ấ 72

4.2.4 S d ng gi ng cho s n xu t rauử ụ ố ả ấ 73

4.2.5 S d ng nử ụ ướ ước t i cho s n xu t rauả ấ 76

4.2.6 S d ng phõn bún cho s n xu t rau cỏc h i u traử ụ ả ấ ở ộ đ ề 77

4.2.7 S d ng thu c b o v th c v t cỏc h i u traử ụ ố ả ệ ự ậ ở ộ đ ề 78

4.2.8 V n ố đầ ưu t cho s n xu t rauả ấ 80

4.2.9 Hi u qu kinh t s n xu t rau cỏc h i u traệ ả ế ả ấ ở ộ đ ề 83

4.2.9.1 Hi u qu kinh t s n xu t m t s lo i rau t i cỏc i m i u traệ ả ế ả ấ ộ ố ạ ạ đ ể đ ề .83

Trang 7

4.2.9.3 K t qu v hi u qu kinh t s n xu t m t s lo i rau các h ế ả à ệ ả ế ả ấ ộ ố ạ ở ộ

85

4.3 Y u t nh hế ố ả ưởng đế ản s n xu t v tiêu th rauấ à ụ 87

4.3.1 Người tiêu dùng 87

4.3.2 Hi u bi t c a ngể ế ủ ười tiêu dùng v rau an to n ề à 88

4.3.3 i u ki n kinh doanh c a các c s tiêu thĐ ề ệ ủ ơ ở ụ 90

4.3.4 Ch trủ ương, chính sách c a Nh nủ à ướ 92c 4.4 Nh ng gi i pháp phát tri n s n xu t rau theo tiêu chu n VietGAP ữ ả ể ả ấ ẩ ở huy n An Dệ ươ 94ng 4.4.1 M t s gi i pháp nâng cao hi u qu s n xu t rauộ ố ả ệ ả ả ấ 94

4.4.1.1 Ch trủ ương phát tri n nông nghi p c a huy n An Dể ệ ủ ệ ươ 94ng 4.4.1.2 Gi i pháp v k thu tả ề ỹ ậ 95

4.4.1.3 Gi i pháp v thu hái, óng gói, b o qu n rau theo quy trình ả ề đ ả ả VietGAP 97

4.4.1.4 Gi i pháp v v n, ả ề ố đầ ưu t cho s n xu t rauả ấ 97

4.4.1.5 Gi i pháp quy ho ch vùng s n xu tả ạ ả ấ 98

4.4.2 Gi i pháp nâng cao hi u qu tiêu th rau s n xu t theo quy ả ệ ả ụ ả ấ trìnhVietGAP 99

4.4.2.1 T ch c l u thông tiêu th rau an to nổ ứ ư ụ à 99

4.4.2.2 Phát tri n m ng lể ạ ưới tiêu th rau an to nụ à 100

4.4.3 Gi i pháp ả đà ạo t o, t p hu n cho ngậ ấ ườ ải s n xu t v ngấ à ười tiêu dùng 101

4.4.4 Các gi i pháp v chính sáchả ề 101

4.4.4.1 Chính sách tín d ngụ 101

4.4.4.2 Chính sách th trị ườ 102ng 4.4.4.3 Chính sách v công nh n ch t lề ậ ấ ượng s n ph m v c p ch ng ch ả ẩ à ấ ứ ỉ VietGAP 102

5 K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị 102

5.1 K t lu nế ậ 103

5.2 Ki n nghế ị 104

5.2.1 Đố ới v i th nh ph H i Phòngà ố ả 105

5.2.2 Đố ới v i huy n An Dệ ươ 105ng 5.2.3 Đố ới v i các a phđị ương s n xu t rau nói chung v VetGAP nói ả ấ à riêng 105

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tỡnh hỡnh sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện An Dương 36

Bảng 3 2: Tỡnh hỡnh dõn số và lao động 38

Bảng 3 3: Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế 40

Bảng 4.1 Diện tớch sản xuất rau của một số xó trong huỵen An Dương qua cỏc năm 2006-2008 46

Bảng 4.2 Năng suất rau trờn địa bàn huyện An Dương qua 3 năm 48

Bảng 4.3 Sản lượng rau của huyện An Dương qua 3 năm 51

Bảng 4.4 Diện tớch, năng suất sản lượng rau theo tiờu chuẩn VietGAP 52

Bảng 4.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất một số loại rau rau theo quy trỡnh VietGAP tớnh bỡnh quõn trờn 1 ha 54

Bảng 4.6 Tình hình nắm bắt các thông tin về chỉ đạo sản xuất 56

Bảng 4.7 Quy vựng sản xuất rau 58

Bảng 4.8 Diện tớch sản xuất rau của cỏc xó năm 2008 59

Bảng 4.9 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau 60

Bảng 4.10 Tỡnh hỡnh kờnh tưới, tiờu cho sản xuất rau năm 2008 61

Bảng 4.11 Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất rau qua cỏc năm 63

Bảng 4.12 Số lao động qua và chưa qua cỏc lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau 64

Bảng 4.13 Hiểu biết về rau an toàn của chủ hộ 65

Bảng 4.14 Cơ cấu về nhu cầu giống rau qua cỏc kờnh cung ứng năm 2008 67

Bảng 4.15 Nguồn cung ứng thuốc Bảo vệ thực vật 68

Bảng 4.16 Đặc điểm chung của hộ điều tra 69

Bảng 4.17 Diện tớch đất trồng rau của cỏc hộ điều tra năm 2008 70

Bảng 4.18 Tỡnh hỡnh sử dụng đất của cỏc hộ theo quy trỡnh VietGAP 71

Bảng 4.19 Tỡnh hỡnh sử dụng lao động của cỏc hộ điều tra 72

Bảng 4.20 Nguồn gốc giống trong sản xuất rau ở cỏc điểm điều tra 75

Bảng 4.21 Tỡnh hỡnh sử dụng giống cho sản xuất rau 75

Bảng 4.21 Tỡnh hỡnh sử dụng nước tưới 76

Bảng 4.22 Tỡnh hỡnh sử dụng phõn bún 77

Bảng 4.23 Tỡnh hỡnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 78

Bảng 4.24 Vốn đầu tư cho sản xuất rau 80

Bảng đỏnh giỏ theo quy trỡnh VietGAP 81

Bảng 4.24 Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau ở cỏc hộ điều tra 84

4.25 Hiệu quả sản xuất của một số loai rau tại cỏc hộ điều tra năm 2009 86

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GAP Good Agricultural Practic

VietGAP Viet Namese Good Agricultural PracticWTO World Trade Organization

IPM Intergrated Pests Management

ICM Intergrated Crop Management

Trang 10

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồntại và phát triển của con người Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau khôngthuốc” Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin,các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học,muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày,trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108kg/năm – Trần Khắc Thi) Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 –9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO WTO là một thị trường lớnvới 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhậpkhẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm Trong những mặt hàng nông sản xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTOvới thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mớichỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS Nguyễn Quốc Vọng)

Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập

tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề

an toàn thực phẩm Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thịtrường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất.Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minhvới các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệsinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam

Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thịtrường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế Một trong những yếu tố quan trọng có tínhquyết định là chất lượng sản phẩm Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra

Trang 11

an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đếnthu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì …

An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phòng, có điều kiện

tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc

lộ 5 và năm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng Theo quyhoạch của Thành phố trong những năm tới, huyện An Dương được quy hoạchthành những vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên mônhoá để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận.Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặtlên hàng đầu Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợinên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tếcao Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém do rau vẫn còn

dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêuthụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng Nguyên nhânchủ yếu là quy trình sản xuất rau chưa tuân theo những quy định nghiêm ngặt,một quy trình cụ thể

Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện

An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rautheo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau antoàn và tiêu chuẩn VietGAP

- Đánh giá thực trạng sản xuất rau của huyện trong thời gian gần đây

- Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện

Trang 12

- Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụrau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng

- Các hộ sản xuất rau

- Các HTX dịch vụ nông nghiệp

- Cơ quan quản lý Nhà nước

- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

- Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của huyện An Dương

- Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2006-2008

- Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2008

- Đưa ra biện pháp chủ yếu về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trênđịa bàn huyện đến năm 2015

Trang 13

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm rau an toàn

Khái niệm về rau an toàn?

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh táctrên các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất làkiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phânbón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất),được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sửdụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêuchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra

Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụngphân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạnchế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trongdanh mục cho phép Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chấtđộc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng

Trong đời sống hàng ngày, tau an toàn thường được gọi là rau sạch Đểphân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ cácloại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như thuỷ canh,rau “hữu cơ”… Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm củarau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn Sản lượng rau sạch được sản xuất ởnước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự ánkhoa học – sản xuất)

Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàncho người và gia súc Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các yêu cầusau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độchín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn

Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng các hoáchất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi

Trang 14

sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn chophép theo tiêu chuẩn ViệtGAP.

Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinhthực phẩm cho mặt hàng rau quả “sạch”

Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa

và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc vàmức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo antoàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau bảo đảm an toàn vệsinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn [1]

2.1.2 Vai trò và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn

2.1.2.1 Vai trò của sản xuất rau an toàn

Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cungcấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được nhưcác loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P,

Fe rất cần cho sự phát triển của con người Rau không chỉ cung cấp vitamin vàkhoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh Chất xơ trong rau có tác dụng ngănngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư

dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ungthư phổi [5]

Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm,ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổnggiá trị ngành nông nghiệp Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạoviệc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình Rau là câyngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thuhoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ… cho nênmột năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ [2] Cây rau còn là cây dễtrồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ

số sử dụng đất

Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cảlao động và những tư liệu sản xuất khác Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1

Trang 15

ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa Vì vậy trồng rau lànguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ [4].

Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chếbiến Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phầntăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân Sản xuất rau tạo ra những mặthàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột… đónggóp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốctế

Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nócung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyênliệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nôngnghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giảiquyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn

Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trímùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổchức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học

Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động

Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm rau an toàn cóchứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảoquản và vận chuyển

Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp củachúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhucầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm

Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:

- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt

- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) và đặcđiểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được

Trang 16

hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường Điều này dẫn tới sự daođộng lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường.

Tiêu dùng rau an toàn còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tậpquán, thói quen người tiêu dùng

Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăngnhanh tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng loại

và chất lượng sản phẩm

2.1.3 Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP)

Từ năm 1997, là sáng kiến của nhà bán lẻ châu Âu (Euro – RetailerProduce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và tráchnhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ, họ

đó đưa ra khái niệm GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Argricultural Practice –GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trườngsản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhângây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hoáchất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sảnphẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sửdụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu hại, thu hái, đóng gói, vệ sinhđồng ruộng và vận chuyển sản phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp bềnvững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sảnxuất, bảo vệ môi trường, truy nguồn nguồn gốc sản phẩm

Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP cho mình theo tiêu chuẩnQuốc tế Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh Châu Âu),

GLOBALGAP (EUREPGAP) (Europ – retailer Produce Working GroupGood Agricultural Practices) được dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ chức) bán

lẻ Châu Âu quy định ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Đây làtài liệu chuẩn tắc được tổ chức quốc tế chứng nhận Tài liệu chuẩn tắc vềchứng nhận quốc tế “Rau quả EUREP” được phát triển bởi một nhóm các

Trang 17

nhà đại diện của Châu Âu về lĩnh vực rau quả với sự hỗ trợ của tổ chức sảnxuất bên ngoài Châu Âu EU.

EUREPGAP là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trìnhsản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toànthực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây truyền sản xuất, bắt đầu từ khâusửa soạn nôngg trại, canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ (bao gồmnhững yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hoá học vàBVTV, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việctrong nông trại Tiêu chuẩn này được áp dụng toàn cầu trên sản phẩm trồngtrọt, chăn nuôi, thủy sản gồm những điểm chính như sau:

- Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất

Liên hiệp các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Úc xây dựng bảnthảo tiêu chuẩn ASEANGAP đại diện cho 10 nước trong khu vực Đông Nam Ávào tháng 11 năm 2005 và tiêu chuẩn ASEANGAP đó ban hành vào năm 2006

ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thựchành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu

Trang 18

hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á Mục đíchASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAP trong khu vựcASEAN Điều này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên và vớithị trường toàn cầu Bao gồm 4 phần

1 An toàn thực phẩm

2 Quản lý môi trường

3 Điều kiện sức khỏe

4 Chất lượng rau quả

2.1.4 Tiêu chuẩn VietGAP

Cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới Việt Nam ban hành

“VietGAP – Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàntại Việt Nam”

VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên ASEANGAP, GLOBALGAP,FRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả tươi của Việt Namtham gia thị trường khu vực Đông Nam Á và thế giới hướng tới một nền sảnxuất nông nghiệp bền vững Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sựnghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trạitham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả antoàn theo VietGAP

VietGAP là tên viết tắt của các chữ cái tiếng Anh (Vietnamese GoodAgricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rauquả tươi của Việt Nam [19], là những nguyên tắc, thủ tục, trình tự hướngdẫn tổ chức, cá nhân, sản xuất thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng caochất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất vàngười tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm baogồm những nội dung chính như sau:

* Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

- Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánhgiá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhànước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau,

Trang 19

quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứngminh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.

- Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lýcao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP

và mục đích xử lý Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải

có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, sốlượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có)

- Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và

cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép vàlưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý

- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nghiễm nguồn đất, nước trong vùngsản xuất Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lýchất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch

* Phân bón và chất phụ gia

- Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do

sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ Nếu xác định cónguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng cácbiện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả

Trang 20

- Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ônhiễm lên rau, quả Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phépsản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục) Trong trườnghợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý.Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉcủa tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp

- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tênsản phẩm, thời gian và số lượng mua)

- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón,tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón)

lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ

- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thếbằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểmtra đạt yêu cầu về chất lượng Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra vàlưu trong hồ sơ

- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khudân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nướcphân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch

Trang 21

* Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật).

- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tậphuấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụngbảo đảm an toàn

- Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòasinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vựcbảo vệ thực vật

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lýcây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phépkinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụngcho từng loại rau, quả tại Việt Nam

- Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóahoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàncho vùng sản xuất và sản phẩm

- Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa

- Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được

xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường

- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảodưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường

- Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoángmát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận Phải có bảng hướng dẫn và thiết

bị sơ cứu Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho

- Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốcdạng bột

- Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãnmác rõ ràng Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủtên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc

Trang 22

- Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổsách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

- Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sảnxuất,thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng)

- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, ngườibán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng)

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất Những vỏ bao bì,thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quiđịnh của nhà nước

- Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa chophép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân

ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm.Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ

- Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêngnhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượnghoá chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng

có thẩm quyền Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệmđạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

* Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất vàhạn chế để qua đêm

- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải đượclàm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm

- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch

sẽ trước khi sử dụng

- Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểmkhác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm

- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy

cơ ô nhiễm lên sản phẩm

Trang 23

- Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữriêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có cácbiện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.

- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ

- Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các khuvực sơ chế, đóng gói và bảo quản

- Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cầnthiết về thực ành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ

- Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quátrình xử lý sau thu hoạch

- Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạtđộng sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm

* Người lao động

- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiếnthức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép

- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy

cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn

- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ

+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động

+ Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

* Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưugiữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sảnphẩm, v.v

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hànhVietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất

* Kiểm tra nội bộ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ítnhất mỗi năm một lần

Trang 24

* Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếunại khi khách hàng có yêu cầu

2.1.5 Lý luận về sản xuất

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩmđầu ra Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiênnhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội

Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máy móc,vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý Các yêú tố này tác động qua lại lẫn nhau

Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lương thực, thựcphẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người

Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuấtTheo Philip Wicksteed:

Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cácyếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thểnào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đamức đầu ra có thể được sản xuất bằng các kết hợp các yếu tố đầu vào nhất định

Các yếu tố đầu vào bị chi phối bởi quy luật “hiệu suất giảm dần”, quy luật

“cung cầu thị trường”

Do đó việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra phải hợp lý, tuân theođường quy luật mới mang lại hiệu quả kinh tế (tối thiểu hoá chi phí, tăng lợinhuận cho hộ)

Trang 25

Trong quá trình sản xuất chúng ta phải chú ý tới mối quan hệ giữa các đầuvào để có biện pháp tác động nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng Trongthực tế, sản phẩm nông nghiệp do nhiều yếu tố đầu vào tác động và hợp thành.Các đầu vào có mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ đó có thể bổ trợ cũng cóthể thay thế.

Quan bổ trợ giữa các đầu vào được thể hiện ở chỗ khi sử dụng đầu vàonày đồng thời kéo theo sử dụng thêm đầu vào kia

Quan hệ thay thế giữa các đầu vào thể hiện ở chỗ tăng mức sử dụng đầuvào này có thể làm giảm mức sử dụng đầu vào kia Ví dụ tăng mức sử dụngthuốc trừ cỏ sẽ làm giảm công làm cỏ, chăm sóc

Mối quan hệ giữa các đầu ra: Do tính chất đa dạng của nguồn lực đặc biệt

là đất đai, nguồn nước, lao động , mà trong nông nghiệp người ta có thể sảnxuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau, các sản phẩm này có mối quan hệ vớinhau theo chiều hướng bổ trợ, cùng tồn tại và cạnh tranh trên phương diện sửdụng nguồn lực Các quan hệ này do bản chất kinh tế, kỹ thuật, sinh học của cásản phẩm đúng quy định

Quan hệ bổ trợ nghĩa là phát triển sản phẩm này đồng thời tạo điều kiệnphát triển sản phẩm kia Ví dụ phát triển chăn nuôi để cung cấp phân bón sứclao động cho trồng trọt

Quan hệ cùng tồn tại là sản xuất sản phẩm này không làm ảnh hưởng đếnsản xuất sản phẩm kia, hai sản phẩm có quan hệ về mặt kỹ thuật với nhau

Quan hệ cạnh tranh là phát triển sản phẩm này làm giảm khả năng pháttriển sản phẩm kia

2.1.5.1 Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP

Khi nói đến khả năng sản xuất, người ta hiểu khác nhau ở mỗi lĩnh vựckhác nhau (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) Ở đây chúng tôi coi khả năngsản xuất là khả năng đáp ứng về nguồn lực

Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP là khả năng đáp ứng được cácyếu tố về nguồn lực theo tiêu chuẩn VietGAP để sản xuất ra sản phẩm rau đápứng được các tiêu chuẩn của quy trình, bao gồm các nội dung:

Trang 26

- Quy vùng sản xuất

- Lựa chọn và đánh giá chất lượng đất

- Lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn nước

- Cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng cho quá trình sản xuất sản phẩm đó chưa

- Nhu cầu về vốn của người sản xuất

- Trình độ của người sản xuất đã bảo đảm chưa

- Quy trình kỹ thuật của từng loại sản phẩm

2.1.5.2 Hiệu quả sản xuất

Là sự phản ánh chung giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra mối quan hệ mậtthiết giữa chúng Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực có sẵn tại cơ sở trong một điều kiện nhất định để đạt đượchiệu quả cao với chi phí thấp Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó được xácđịnh bằng chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhấtđịnh, hiệu quả sản xuất được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội Chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sản xuất chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

2.1.5.3 Hiệu qủa kinh tế và bản chất của nó

Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hộiphải xuất phát từ những luận điểm của triết học Mác và những luận điểm củathuyết hệ thống

Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầucủa quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của xãhội, Mác cho rằng: Quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọngđặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất Mọi hoạt động của con ngườiđều phải tuân thủ theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lựclượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và nâng cao đờisống của nhân dân Với mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong mộtthời gian lao động ít nhất hay nói cách khác đi trong một số lượng thời gian nhấtđịnh, kết quả đạt được phải cao nhất Như vậy hiệu quả là một phạm trù phảnánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian [3]

Trang 27

Trong lĩnh vực kinh tế hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuốicùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế Trong kếhoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu

ra và đầu vào, lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kếtquả nhất định với chi phí nhỏ nhất Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tếđược phản ánh qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ sosánh đầu ra với đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực vào mục đích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội Vậyhiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất nó có liên quan trực tiếp vớinền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật khác

Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổngchi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết vớinhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất

Từ những vấn đề trình bày trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạmtrù kinh tế là việc sản xuất ra một lượng của cải lớn nhất với một số lượng chiphí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội

2.1.6 Mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Người sản xuất: trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch có thể bán sảnphẩm trực tiếp cho các cửa hàng hoặc bán cho những người thu mua

Người thu gom: họ thu mua sản phẩm của người sản xuất và giao lại tạicác cửa hàng, siêu thị Có thể họ cũng là những người tham gia sản xuất ra cácloại sản phẩm này, đồng thời họ tham gia thu mua sản phẩm của người trồng rau

và họ giao sản phẩm mua được tại các cửa hàng hoặc siêu thị Do vậy trongtrường hợp này họ cũng là những người cung cấp, cũng có thể người sản xuất cóthêm chức năng thu gom

Người bán buôn: họ mua các sản phẩm từ các tỉnh lân cận và mang vềthành phố, sau đó họ bán lại cho những cửa hàng và siêu thị có nhu cầu

Người bán lẻ: là những người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng

Họ thường có vốn ít, kinh doanh với một lượng nhỏ và giá bán thường cao hơngiá bán buôn

Trang 28

Người tiêu dùng: là những người có nhu cầu về một sản phẩm nào đónhưng không có điều kiện sản xuất, họ thường là người mua sản phẩm để tiêudùng cá nhân và gia đình họ Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tácvới nhau trong các kênh phân phối.

2.1.7 Các quy trình sản xuất rau từ trước tới nay

a Rau thường

Hầu hết việc sản xuất rau truyền thống dựa trên kinh nghiệm trồng rau từnhiều năm, người dân vẫn dùng các loại phân bón và thuốc hóa học một cáchquá mức, không theo quy định, những loại thuốc có độc tố cao, thời gian cách lydài do vậy mà dư lượng thuốc BVTV trong rau rất cao Hơn nữa điều kiện sảnxuất như đất nước không sạch chứa nhiều kim loại nặng, một số sử dụng phântươi để tưới rau Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc Thờigian gần đây người dân đã ý thức hơn tuy nhiên một số vẫn vì mục đích kinh tế

mà rau vẫn không đảm bảo an toàn Do vậy, Nhà nước đã ban hành quy trìnhsản xuất RAT nhằm hướng dẫn cho người dân kĩ thuật trồng, bón phân, chămsóc, đảm bảo ATVSTP

b Rau an toàn

*Quy trình Rau an toàn:

Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều, vấn đềATVSTP đươ ̣c mo ̣i người quan tâm và nhu cầu sử du ̣ng RAT ngày càngtăng Các chương trình sản xuất rau an toàn đã được khởi sướng và thực hiện ởmột số vùng theo quyết định số 67/1998/QĐ - BNN – KHCN ngày 28/04/1998của Bộ NN và PTNT về quy định tạm thời sản xuất rau an toàn Gần đây, Bộ

NN và PTNT ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau antoàn” thay thế văn bản trên theo quyết định số 04/2007/QĐ - BNN Theo quyđịnh này rau sản xuất theo quy trình an toàn phải đảm bảo điều kiện sản xuấtRAT như về nhân lực, về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác,phòng trừ sâu bệnh Về nhân lực, rau sản xuất theo quy trình an toàn người sảnxuất phải được tập huấn kĩ thuật sản xuất RAT Đất trồng phải đảm bảo các tiêuchuẩn về mức độ ô nhiễm trong đất không được quá mức quy định cho phép

Trang 29

Phân bón cần sử dụng phân bón trong danh mục quy định, không có nguy cơ ônhiễm Trong sản xuất RAT, vấn đề nước tưới trong sản xuất RAT cũng rất quantrọng, nước tưới phải đảm bảo không ô nhiễm, đảm bảo chất lượng theo tiêuchuẩn, không sử dụng nước thải công nghiệp, nói chung nguồn nước cho vùngsản xuất RAT cần được kiểm tra định kì đột xuất Cùng với đó kĩ thuật canh tác,công tác phòng trừ sâu bệnh cũng phải tuân thủ theo quy trình Ngoài ra, rau sảnxuất theo quy trình an toàn cần đảm bảo các điều kiện về thu hoạch bảo quản,công bố tiêu chuẩn chất lượng, RAT trước khi lưu thông phải đảm bảo các quyđịnh về chất lượng và phải có tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát.

Quy trình RAT mới ban hành đã đầy đủ và chi tiết hơn, được tổ chức triểnkhai rộng khắp cả nước nhưng mới chỉ dừng lại ở các quy định cụ thể về điềukiện sản xuất rau an toàn, chưa đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể nên việcthực hiện chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn RAT

* Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

IPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Integrated Pests Management”,

có nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng

Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất

cả những kĩ thuật thích hợp trên cơ sở sinh thái

Định nghĩa khoa học hơn của IPM là: sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp

lý (mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tựnhiên, quy luật tự điều chỉnh, quy luật hình tháp số lượng ) (Hà Quang Hùng, 1998)

Đối với mỗi loại rau có quy trình cụ thể tuy nhiên quy trình bao gồmnhững biện pháp phòng trừ sau:

- Biện pháp canh tác như các biện pháp làm đất (phơi ải nhằm diệt nhộngcủa sâu, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng); Bón phân cân đối; sử dụngnhững kháng bệnh; xử lý hạt giống trước khi gieo trồng nhằm diệt một số mầmbệnh Ngoài ra còn các biện pháp canh tác khác như vệ sinh đồng ruộng, luâncanh cây trồng

- Biện pháp cơ giới và vật lý như đặt bẫy đèn, đặt bẫy dính hay diệt sâubằng tay, vặt bỏ những rau quả bị sâu, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng

Trang 30

- Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học làm ảnh hưởng đếnthiên địch có mặt trên đồng ruộng như nhện linh miêu, nhện chân dài, ruồi xanh,

bọ rùa ; không giết những loài có ích như ếch nhái, cóc, chim bắt sâu trên mặtruộng; Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh như BT, Centary, Depel

- Biện pháp hóa học: Nên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các dịch hại

Số quan sát từ 15 – 20 cây dải đều trên ruộng

Mỗi loại cây đều có những loại sâu hại và bệnh hại khác nhau cần quansát để phát hiện sớm kịp thời, dùng những loại thuốc phù hợp

Quy trình IPM triển khai đã giúp người nông dân có kĩ thuật canh tác tổnghợp Nhưng quy trình này chưa đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu tố cónguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sản phẩm từ trồng trọt về hóa chất, dưlượng thuốc BVTV…

* Rau hữu cơ:

Quy trình rau hữu cơ được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâutiêu thụ Thực ra rau hữu cơ về mẫu mã và chủng loại không có gì khác so vớirau an toàn và rau thường

Có thể khái quát chung về rau hữu cơ qua sơ đồ 1(Nguyễn Hùng Anh, 2003)

- Không dùng phân hoá học

- Không dùng thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học

Trang 31

* Quy trình VietGAP

Thực hiện quyết định số 379/QĐ - BNN – KHCN ngày 28/01/2008, Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP

Sản xuất rau theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiê ̣p tốt (VietGAP)mới được ban hành nhưng so với các quy trình sản xuất RAT mà trước đây đã áp

du ̣ng ở Viê ̣t Nam quy trình này có ưu viê ̣t hơn bởi vì RAT sản xuất theo quy trìnhnày không chỉ đảm bảo VSATTP mà còn đảm bảo an sinh xã hô ̣i và môi trường.Tuy nhiên đây là quy trình sản xuất ưu viê ̣t nhưng còn mới mẻ đòi hỏi có sự thamgia của tất cả mo ̣i người từ người sản xuất, người tiêu thu ̣, người tiêu dùng, các cơquan, các tổ chức… mới mang la ̣i hiê ̣u quả

2.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay có 120 chủng loại rau được sản xuất ở khắp các châu lục nhưngchỉ có 12 loại chủ lực được trồng trên 80% diện tích rau toàn thế giới Loại rauđược trồng nhiều nhất là cà chua 3,17 triệu ha, thứ hai là hành 2,29 triệu ha, thứ

ba là cải bắp 2,07 triệu ha (năm 1998) Còn ở châu Á, loại rau được trồng nhiềunhất là cà chua, hành, cải bắp, dưa chuột, cà tím; ít nhất là đậu Hà Lan Nhìnchung, các loại rau như cà chua, dưa chuột, hành, cải bắp đều được trồng nhiều

ở châu á và trên thế giới [6]

2.2.1 Đài Loan

Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở phía Đông và Nam của Đài Loan Năm

1995, diện tích trồng rau của Đài Loan là 188 nghìn ha và sản lượng là 2,8 triệutấn với năng suất bình quân gần 15 tấn/ha Giá trị sản lượng rau năm 1995 đạt1,14 tỷ USD, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Sản lượng rausản xuất chủ yếu tiêu dùng trong nước Năm 1995 lượng tiêu dùng trong nước là2,5 triệu tấn, phần còn lại 0,3 triệu tấn là xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng rau củaĐài Loan là 3,1 triệu tấn, do đó hàng năm phải nhập khẩu khoảng 0,6 triệu tấn.Tiêu dùng rau của Đài Loan có xu hướng tăng lên, bình quân đầu người là115kg/năm

Trang 32

Kinh nghiệm sản xuất rau của Đài Loan cho thấy để bảo đảm sản xuất raumùa hè, từ năm 1971 phương pháp sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm đãđược giới thiệu cho nông dân Từ năm 1973 chính phủ Đài Loan đã đưa nộidung khuyến khích nông dân xây dựng các vùng chuyên canh rau vào trongchương trình phát triển nông thôn của mình Hội nông dân có trách nhiệm giúp

đỡ nông dân vùng chuyên canh tổ chức đội sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật gieotrồng Để ổn định giá và lưu thông phân phối rau mùa hè, từ năm 1976, chínhphủ đã áp dụng chính sách giá bảo đảm và tiêu thụ theo hợp đồng Nhìn chung,trong những năm 70, Đài Loan đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải phápnhằm khắc phục tình trạng biến động giá rau và tăng cường cung cấp rau mùa

hè Những năm 1980 Đài Loan chuyển sang nghiên cứu xuất khẩu Nhữngnghiên cứu khía cạnh kinh tế trong giai đoạn này tập trung vào đánh giá hệthống xuất khẩu nhằm tìm ra biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu Những năm cuối

1980, nghiên cứu kinh tế tập trung vào đánh giá hệ thống sản xuất và marketingrau trong nước Hiện nay nghiên cứu tập trung vào vấn đề ứng dụng tiến bộ của

lý thuyết kinh tế và phương pháp kinh tế lượng để phân tích ứng xử của nhữngngười tham gia thị trường trong việc hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh

và ứng dụng lý thuyết kinh tế phúc lợi để phân tích và đánh giá ảnh hưởng củacác chính sách phát triển sản xuất rau của chính phủ [7]

2.2.2 Hàn Quốc

Tổng giá trị sản xuất rau của Hàn Quốc tính đến 1995 khoảng 8 tỷ USDvới tổng diện tích gieo trồng là 356 nghìn ha Trong suốt thời ký 1970 đến 1995,tuy tổng diện tích đất trồng trọt giảm 10,6% nhưng diện tích trồng rau vẫn tăng

là 1,46 lần

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã áp dụng biện pháp ổnđịnh giá trực tiếp qua thu mua của chính phủ Hiện nay chính phủ đang đầu tưcho việc hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản chất lượng cao nên đang được mởrộng với tốc độ nhanh Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong phát triển rau là thiếulao động nông thôn do đó chi phí tiền lương trong tổng chi phí tăng nhanh, biếnđộng giá rau hàng năm vẫn chưa giải quyết được do vậy nghiên cứu rau được tập

Trang 33

trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm thế nào để nông dân giảm giáthành sản xuất để đứng vững trong cuộc cạnh tranh trên thị trường mở toàn cầu [7].

2.2.3 Inđônêxia

Tổng diện tích gieo trồng rau năm 1991 là 776,6 nghìn ha với sản lượng là4,38 triệu tấn Từ 1982 đến 1991 sản lượng bình quân mỗi năm tăng là 8,2% vàdiện tích tăng là 2,4% Tuy nhiên, năng suất vẫn còn thấp Tiêu dùng rau bìnhquân đầu người từ 14,62 kg/năm năm 1982 lên 25,8 kg/năm năm 1991

Phần lớn rau của Inđônêxia được xuất khẩu sang Singapore và Malaysia,năm 1992 giá trị xuất khẩu rau là 32,8 triệu USD, gấp 8 lần năm 1982.Inđônêxia có công nghiệp chế biến phát triển nhanh, tổng công suất và chế biếnnăm 1987 là 78.000 tấn đến năm 1992 lên 746.000 tấn, đấy là một tiềm năng lớn

để phát triển rau

Về tiêu thụ, Darmawan cho rằng 99% sản lượng rau là sản phẩm hànghoá, do đó phải có sự liên kết chặt chẽ với thị trường toàn quốc Để thực hiện ýtưởng này từ năm 1979 Inđônêxia đã xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin thịtrường về rau Thị trường này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông dân

và thương gia gồm giá vùng sản xuất: đó là giá thu gom và giá từ các trung tâmtiêu dùng; đó là giá bán buôn phân theo chất lượng

Thu gom và vận chuyển rau cung cấp cho các thị trường thành phố hiệnnay là do lực lượng thu gom ở địa phương đảm nhiệm còn cung cấp cho ngườitiêu dùng ở thị trấn do lực lượng bán rong đảm nhiệm [8]

Trang 34

Về tiêu thụ, hiện nay có 7 kênh tiệu thụ rau rau xanh, trong đó kênh tiêu thụ có

sự tham gia của HTX là kênh hiệu quả nhất: người sản xuất – hợp tác xã - ngườibán buôn – người bán lẻ – người tiêu dùng Rau được tiêu thụ qua kênh này, ví

dụ khoai tây chiếm 17 – 70% thị phần

Chính sách sắp tới của Ấn Độ là tập trung phát triển giống chống chịu phùhợp với từng vùng, cung cấp giống tốt, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết vàtrang thiết bị chế biến, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm hao hụt tớitừng vùng

2.2.5 Thái Lan

Thái Lan có tổng diện tích là 51,4 triệu ha, trong đó diện tích sử dụng vàonông nghiệp là 19,84 triệu ha Diện tích trồng rau và hoa năm 1992 là 449 nghìn

ha với sản lượng là 4,68 triệu tấn và năng suất bình quân 104,1 tạ/ha Thái Lan

có thể trồng được cả rau nhiệt đới và ôn đới Hiện nay có trên 100 loại rau đượctrồng ở Thái Lan trong đó có 45 loại được trồng phổ biến

Thái Lan xuất khẩu cả rau an toàn và rau chế biến Năm 1998 xuất khẩu162.116 tấn, đến năm 2002 tăng lên 238.201 tấn Rau chế biến xuất khẩu chủyếu là rau đóng hộp Thị trường xuất khẩu rau an toàn chủ yếu của Thái Lan làthị trường châu Á Tuy xuất khẩu rau nhưng Thái Lan cũng có nhập khẩu rau,năm 1998 lượng nhập khẩu là 18.233 tấn [7]

2.2.6 Một số nước khác

Sri Lanka thì hệ thống marketing rau chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm vàchưa làm tốt chức năng của nó Diện tích sản xuất rau phân tán, nông dân khôngđược tập huấn và thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng rau, không có thông tin thịtrường, thiếu tín dụng chính thống, bao bì đóng gói thiếu khoa học làm cho một

bộ phận lứon rau hư hao qua vận chuyển là những hạn chế lớn đối với sản xuấtrau của Sri Lanka hiện nay [8]

Malaysia sản xuất phân tán, manh mún đã gây ra khó khăn cho việc thugom sản phẩm tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm ảnh hưởng đến doanh thucủa người sản xuất và người phân phối lưu thông, lạm phát làm cho giá lương

Trang 35

thực và thực phẩm tăng hơn mức lạm phát chung Để giảm điều này cần điềuchỉnh thị trường bán buôn như tăng cường giao dịch thị trường, tăng khối lượnggiao dịch, tăng cung, ổn định cung qua kế hoạch sản xuất và dự trữ, giảm chi phísản xuất, cải tiến hệ thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển sản xuấtrau an toàn.

Nhật Bản cho thấy: thị trường tiêu thụ ban đầu được hình thành một cách

tự phát và chiu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài Để thị trường phát triển cầnthiết phải có luật thị trường của chính phủ và những quy định buộc mọi ngườikhi tham gia thị trường phải tuân theo [10] Hiện nay, các thị trường bán buôn ởNhật Bản được tổ chức theo “Luật thị trường bán buôn” Theo đó, thị trường bánbuôn được chia thành: thị trường bán buôn trung tâm, thị trường bán buôn địaphương và các thị trường bán buôn nhỏ khác [9]

2.2.7 Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của Việt Nam

2.2.7.1 Tình hình sản xuất rau

Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại có địa bàn phân bố trên hầu hếtkhắp lãnh thổ của cả nước với đa dạng các giống rau có khả năng thích nghi vớiđiều kiện nóng ẩm mùa hè hoặc lạnh khô mùa đông hoặc những giống rau trái

vụ, rau nhập nội có nguồn gốc ôn đới

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, miềm Bắc có 4 mùa rõ rệt,miền Nam có 2 mùa, chính vì thế Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêudùng và xuất khẩu, giá thành rau tại ruộng rẻ Các vùng trồng rau hàng hoá vàrau chuyên canh ở nước ta gồm vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng rauLâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, vùng đồng bằngsông Cửu Long Chủng loại rau đang có tại đồng ruộng và thị trường rau ViệtNam gồm hơn 60 loại, trong đó các giống rau nhập nội và lai tạo có gần 10 loại.Rau vụ đông có chủng loại và năng suất cao hơn rau vụ hè, rau vụ đông là thếmạnh so với các nước trong khu vực Phân nhóm theo cách sử dụng thì rau ănthân và ăn lá chiếm từ 55 – 56%, rau ăn củ quả chiếm 30 – 35%, rau thơm và raugia vị chiếm từ 2 – 3% [11]

Trang 36

Sản phẩm chế biến rau quả của nước ta cũng có những loại được bạn hàngthừa nhận về chất lượng nhưng nhìn chung các sản phẩm chế biến có chất lượngkém, mẫu mã đơn giản, không hấp dẫn, kể cả phục vụ thị trường trong nướccũng như xuất khẩu Với công nghệ lạc hậu, bảo dưỡng yếu, vốn đầu tư thấp,ngành chế biến rau quả của cả nước chưa đủ mạnh để vươn lên [12].

Hiện nay nước ta có 377 nghìn ha rau, sản lượng 5,6 triệu tấn/năm Diệntích trồng rau chiếm gần 3,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm và gần3% tổng giá trị ngành trồng trọt, điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế của ngành rauchưa cao [15]

Tổng sản lượng rau trong 10 năm gần đây (1996-2005) bình quân mỗinăm tăng 6,9%/năm, từ 3,2 triệu tấn lên 4,9 triệu tấn Cũng trong cùng thời kỳ,diện tích gieo trồng rau tăng 105.000 ha với tốc độ tăng 5,5%/năm Sản lượngrau trong giai đoạn này cũng tăng lên chủ yếu do diện tích mở rộng Năng suấtrau tăng từ 120 tạ/ha lên gần 130 tạ/ha và tăng 1,3%/năm [13]

Cả nước có hơn 12 triệu hộ gia đình ở nông thôn và có diện tích trồng raubình quân 36m2/hộ (Theo điều tra của đề tài khuyến nông 01 – 12) cho sảnlượng ước tính 40 – 500 nghìn tấn mỗi năm gáp phần đưa sản lượng rau cả nướcđạt xấp xỉ 5,2 – 5,3 triệu tấn Bình quân lượng rau trên đầu người của nước tahiện nay còn thấp, mới chỉ đạt 65,4 kg/người/năm, (gần bằng 78% bình quânchung của châu Á 84kg/người/năm, bằng 71% bình quân của thế giới và so vớinhu cầu dinh dưỡng 90-108 kg/người/năm thì mới chỉ đáp ứng gần 60 – 73%)[14]

2.2.7.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau

- Thời tiết khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất:

Có thể nói điều kiện tự nhiên (khí hậu, chất đất, nguồn nước…) là những yếu tốquan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm Nhà nước, tổ chức,người sản xuất muốn đưa ra được những quyết định tối ưu trong công tác tổchức sản xuất đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ những điều kiện trên bởi vì các yếu tốnày liên quan trực tiếp đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sảnxuất, tổ chức cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất

Trang 37

- Trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm, tập quán của người sản xuất

Kinh nghiệm, tập quán và kĩ thuật của người sản xuất ảnh hưởng nhiềuđến bố trí, cơ cấu cây trồng, chất lượng sản phẩm Thật vậy, một địa phương cótập quán sản xuất rau gia vị không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất rau ăn

lá và ngược lại

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất RAT

RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầnglớn nếu khu vực nào cơ sở hạ tần không đảm bảo thì không thể tổ chức sản xuấtRAT được

- Những đơn vị, tổ chức cung ứng đầu vào trong quá trình sản xuất RAT

Tổ chức cung ứng đầu vào cho sản xuất RAT là một khâu then chốt trongquá trình sản xuất RAT Đơn vị cung ứng đầu vào là nhân tố quyết định đến tổchức cung ứng đầu vào cho phát triển sản xuất RAT Trường hợp không có đơn

vị cung ứng đầy đủ những thuốc được phép sử dụng trong sản xuất RAT dẫnđến các hộ sử dụng những thuốc BVTV không được phép sử dụng trong RAThay những đơn vị cung ứng không hướng dẫn cụ thể người sản xuất các sử dụng

có thể dẫn tới việc sử dụng sai quy cách ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước: tác động trực tiếp đến cungcầu của một số nông sản trên thị trường Đi đôi với việc kích thích sản xuấtthông qua tác động của thị trường chính là gía cả, chính sách về thụ sản phẩm,chính sách về nghiên cứu một số giống mới Nhà nước cần chú ý đến việc đầu

tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chếbiến rau

2.2.7.3 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam

Mức tiêu dùng về rau bình quân đầu người hiện nay đạt 52 kg/năm Mứcsản xuất tiêu dùng rau của nước ta hiện nay đạt thấp so với bình quân đầu ngườicủa các nước trong khu vực châu Á (mức tiêu dùng bình quân đầu người đạt 84kg/năm) Nừu phấn đấu đạt mức năng lượng 2.300 – 2.500 calo/người/ngày,theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu về rau phải đạt 250 – 300gam (khoảng 90 – 180 kg/năm) Như vậy hiện nay mức tiêu dùng rau ở nước ta

Trang 38

mới đạt được khoảng 75% so với nhu cầu dinh dưỡng và chiếm 62% so với bìnhquân chung của các nước châu Á [16].

Những năm 80 nước ta xuất khẩu 32 nghìn tấn/năm mặt hàng rau quảtươi, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đông Âu Năm 1999 xuất khẩu 10 nghìntấn, năm 2000 trên 16 nghìn tấn quả hộp và quả đông lạnh

Bên cạnh đó những tồn tại về tiêu thụ rau quả còn nhiều vấn đề cần quantâm, giải quyết như: Rau quả của nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tíchlớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác lạc hậu

và phần lớn giống rau quả chưa được tuyển chọn, một số giống bị thoái hoá dẫnđến chất lượng kém, năng suất thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chếbiến công nghiệp [17]

Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất rau an toàn đang được khuyến cáonhằm phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới bằng một số mô hình côngnghệ khác nhau như thuỷ canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ Côngnghệ nhà kính kết hợp với canh tác hữu cơ cho phép cách ly một phần với sâubệnh bên ngoài, giảm lượng phân bón và sử dụngc các chế phẩm sinh học tạo rasản phẩm đạt chất lượng tốt Thị trường tiêu thụ nói chung và thị trường rau antoàn nói riêng vẫn tập trung trong những hoạt động kinh tế mạnh ở những thànhphố lớn và khu công nghiệp Tiềm năng của thị trường trong nước còn rất lớnnhưng mức tiêu thụ hiện nay vẫn còn rất hạn chế, khả năng thu mua thấp, việcbuôn bán rau an toàn trong cửa hàng và siêu thị phát triển [18]

2.2.3 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên thế giới và ở Việt Nam

a Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên thế giới

Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận EurepGAP tại khuvực Châu Á, Thái Bình Dương đó tăng gấp hai trong vòng 12 tháng qua Đểbiểu dương kết quả đáng mừng này, EurepGAP tổ chức một buổi hội thảothường niên tại Bangkok, Thái Lan Đây là sự kiện giúp đại diện của 13 nướctham gia có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm trong việc thiết lập nhữngtrang trại ở Châu Á đáp ứng theo tiêu chuẩn GAP

Trang 39

Đại diện EurepGAP cho biết mặc dù số lượng các nhà sản xuất được cấpgiấy chứng nhận tiêu chuẩn này chỉ chiếm 5% trong tổng các tổ chức được cấpgiấy chứng nhận EurepGAP trên toàn thế giới nhưng tiềm năng phát triển tiêuchuẩn ở Châu Á cũng rất lớn Châu Á đang nỗ lực mạnh mẽ để thích ứng với tiêuchuẩn này, đặc biệt là khi số lượng những sáng kiến xây dựng chương trình khungquốc gia về tập quán nông nghiệp sạch như ThaiGAP, MalaysiaGAP, ChinaGAP

và JGAP (Japan), là những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp với EurepGAP cũng đã

và đang được nhiều quốc gia triển khai thực hiện

Châu Á được coi là khu vực có nhiều lợi thế trong việc triển khai áp dụngtheo tiêu chuẩn EurepGAP và đây là nơi mà cả Trung ương và các ngành phốihợp với nhau để lập kế hoạch và triển khai thực hiện theo tập quán nông nghiệpsạch ở cả thị trường trong nước và quốc tế

b Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam

Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm đã vàđang được các cấp các ngành quan tâm Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp nhất

là rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đó trởnên cấp thiết và là mong muốn của mọi người tiêu dùng Nhiều quy trình sảnxuất RAT đã và đang triển khai trên cả nước Để góp phần đẩy mạnh sản xuấtnông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùngtrong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Bộ NN và PTNT đó ban hành “VietGAP –Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam”theo quy định 379/ QĐ – BNN – KHCN ngày 28/01/2008 [19]

Sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP bao gồm một chuỗi các hoạtđộng được giám sát hết sức nnghiêm ngặt Đặc biệt phải có nguồn gốc rõ ràng

Hiện nay ở Việt Nam, GAP được khuyến khích cho tất cả các loại hìnhsản xuất nông nghiệp Trong đó, sản xuất rau theo quy trình VietGAP cũng đangđược các cấp các ngành quan tâm và triển khai ở một số tỉnh lớn như Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương

Thực tế hiện nay việc áp dụng GAP cũng gặp nhiều khó khăn với chi phíthường cao Kết quả chỉ 5% diện tích rau của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn

Trang 40

GAP Tiến sĩ Trần Thị Ba - Đại học Cần Thơ cho rằng: “Để phátt triển sản xuấtrau quả theo tiêu chuẩn GAP phải đảm bảo chắc chắn đầu ra cho sản phẩm chongười nông dân [15]

Năm 2006, dự án xây dựng mô hình 30 ha sản xuất theo GAP được thựchiện tại Củ Chi (44 nông dân tham gia) và mô hình 5 ha sản xuất theo GAP tạiHooc Môn (18 nông dân tham gia) trong khuôn khổ dự án liên kết sản xuất vàtiêu thụ RAT giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang được triểnkhai thực hiện bước đầu có kết quả khả quan, sản phẩm an toàn tuyệt đối Tuyngười dân tham gia mô hình chưa quen cũng rất bỡ ngỡ với phương pháp quản lýmới, nhưng đều phấn khởi với sản lượng được nâng lên, chất lượng hoàn toàn yêntâm về VSATTP, và được chứng nhận sản phẩm an toàn

Hưởng ứng hành động Quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đếnnăm 2010 và Kế hoạch hành động quốc gia về VSATTP trong nông nghiệp đếnnăm 2010 của Bộ NN và PTNT; Nhằm giúp phong trào sản xuất RAT sớm triểnkhai rộng khắp đến nhiều tỉnh, thành phố Từ năm 2006, Cục BVTV phối hợpvới Công ty Cổ Phần BVTV An Giang xây dựng và thực hiện dự án: “Huấnluyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình RAT theo hướng GAP” Cùngvới đó diễn ra Hội thi “Nông dân sản xuất RAT theo hướng GAP” Thông qua

đó giúp bà con nông dân nâng cao nhận thức cơ bản và trình độ khoa học kĩthuật để có thể tự mình xây dựng và quản lý quy trình sản xuất RAT theo hướngGAP, tạo bước chuyển biến trong nhận thức người sản xuất, làm ra ngày càngnhiều sản phẩm nông nghiệp sạch và bền vững

Nhìn chung việc sản xuất theo quy trình VietGAP ở nước ta vẫn còn mới

mẻ, việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do vậy cần có định hướng đầu tư củanhà nước trong thời gian tới

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

- Xây dựng điểm trình diễn rau sạch tại Nam Hồng - Đông Anh, năm1996

- Hoàn thiện công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất tiêu thụ rau sạch tại

Hà Nội, 1997 – 1998

Ngày đăng: 16/04/2013, 19:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1999 – 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1999 – 2000
Tác giả: Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 1999
2. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Điều tra về mức độ tiêu thụ rau quả trên thị trường Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra về mức độ tiêu thụ rau quả trên thị trường Hà Nội
Tác giả: Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2000
4. Vũ Ngọc Phùng và cộng sự (1995), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Vũ Ngọc Phùng và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
5. Nguyễn Lân Hùng (1997), Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật, Nhân dân, 5404(8), Tr.50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật
Tác giả: Nguyễn Lân Hùng
Năm: 1997
7. Darmawan, D.A. (1994), Vegetable Economics in Indonesia. Presented in Workshop on “Agriculturel economics research on vegetable production and consumption patters in Asia”. In Bangkok Thai Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agriculturel economics research on vegetable production andconsumption patters in Asia
Tác giả: Darmawan, D.A
Năm: 1994
9. Ngô Thị Thuận (2000), Tìm hiểu thị trường tiêu thụ rau quả ở Nhật Bản, khoa học kỹ thuật rau hoa quả, 3(3), Tr.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thị trường tiêu thụ rau quả ở Nhật Bản
Tác giả: Ngô Thị Thuận
Năm: 2000
12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và triển khai môhình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tác giả: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2005
13. Tổng Cục thống kê (2005), Niên giám thống kê, NXB Thống kê Hà Nội 14. Cục thống kê (2005), Thông tin kinh tế và xã hội Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Tổng Cục thống kê (2005), Niên giám thống kê, NXB Thống kê Hà Nội 14. Cục thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội14. Cục thống kê (2005)
Năm: 2005
17. Lê Mỹ Xuyên (1997), Hiệu quả kinh tế nghề trồng rau và công thức luân canh cây trồng có trồng rau đem lại hiệu quả, Kinh tế nông nghiệp, 41(3), Tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế nghề trồng rau và công thức luâncanh cây trồng có trồng rau đem lại hiệu quả
Tác giả: Lê Mỹ Xuyên
Năm: 1997
18. Vũ Thị Phương Thuỵ (1999), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Trường ĐHNNI, Hà Nội 19. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục trồng trọt, Tiêu chuẩn VietGAP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quảkinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội", Trường ĐHNNI, Hà Nội19. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục trồng trọt
Tác giả: Vũ Thị Phương Thuỵ
Năm: 1999
21. Webside http://www.rauhoaquavietnam.vn 22. Webside http://www.rausach.com.vn Link
3. Mác - Ăng ghen (1994), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 20, 232 Khác
8. Vegetable Research in Southeast Asia, AVDC. Shanhua, Mclean, B.T. (ed).ADVRC Publication No. 88 303. 242p. 1998 Khác
15. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005), Quy hoạch phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng Khác
16. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện An Dương Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện An Dương Chỉ tiêu (Trang 45)
Bảng 3. 2: Tình hình dân số và lao động - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 3. 2: Tình hình dân số và lao động (Trang 47)
Bảng 3. 3: Tình hình phát triển kinh tế - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 3. 3: Tình hình phát triển kinh tế (Trang 49)
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất rau của một số xã trong huỵen An Dương qua các năm 2006-2008 - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất rau của một số xã trong huỵen An Dương qua các năm 2006-2008 (Trang 55)
Bảng 4.2. Năng suất rau trên địa bàn huyện An Dương qua 3 năm. - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.2. Năng suất rau trên địa bàn huyện An Dương qua 3 năm (Trang 57)
Bảng 4.3. Sản lượng rau của huyện An Dương qua 3 năm - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.3. Sản lượng rau của huyện An Dương qua 3 năm (Trang 60)
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP (Trang 61)
Bảng 4.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất một số loại rau rau theo quy trình VietGAP tính bình quân trên 1 ha - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất một số loại rau rau theo quy trình VietGAP tính bình quân trên 1 ha (Trang 63)
Sơ đồ 4.1. Quản lý Nhà nớc về sản xuất rau - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Sơ đồ 4.1. Quản lý Nhà nớc về sản xuất rau (Trang 64)
Bảng 4.6. Tình hình nắm bắt các thông tin về chỉ đạo sản xuất Số hộ - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.6. Tình hình nắm bắt các thông tin về chỉ đạo sản xuất Số hộ (Trang 65)
Bảng 4.7. Quy vùng sản xuất rau Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.7. Quy vùng sản xuất rau Chỉ tiêu (Trang 67)
Bảng 4.8. Diện tích sản xuất rau của các xã năm 2008 Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.8. Diện tích sản xuất rau của các xã năm 2008 Chỉ tiêu (Trang 68)
Bảng 4.9. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau Chỉ tiêu - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Bảng 4.9. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau Chỉ tiêu (Trang 69)
Sơ đồ 4.2. Các kênh tập huấn kỹ thuật cho lao động tham gia sản xuất 2008 - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Sơ đồ 4.2. Các kênh tập huấn kỹ thuật cho lao động tham gia sản xuất 2008 (Trang 72)
Sơ đồ 4.4. Các mối quan hệ trong cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cho  sản xuất rau năm 2008 - NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN THỰC HIÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) Ở  HUYỆN AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Sơ đồ 4.4. Các mối quan hệ trong cung ứng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất rau năm 2008 (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w