Thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện An Dương, Hải Phòng và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP. - Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện An Dương.

- Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn [1]. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Argricultural Practice – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hoá chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng.

- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Cùng với các tổ chức bán lẻ Châu Âu, các nước trong khu vực ASEAN đã thực hiện GAP của mình theo tiêu chuẩn quốc tế từ việc điều chỉnh tiêu chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản xuất của nước họ như hệ thống SALM của Malaysia, INDONGAP của Indonexia, VFGAP của Singapore, Q Thai của Thái Lan.

Cơ sở thực tiễn

Hiện nay nghiên cứu tập trung vào vấn đề ứng dụng tiến bộ của lý thuyết kinh tế và phương pháp kinh tế lượng để phân tích ứng xử của những người tham gia thị trường trong việc hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh và ứng dụng lý thuyết kinh tế phúc lợi để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển sản xuất rau của chính phủ [7]. Bên cạnh đó những tồn tại về tiêu thụ rau quả còn nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết như: Rau quả của nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tích lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác lạc hậu và phần lớn giống rau quả chưa được tuyển chọn, một số giống bị thoái hoá dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp [17]. Châu Á đang nỗ lực mạnh mẽ để thích ứng với tiêu chuẩn này, đặc biệt là khi số lượng những sáng kiến xây dựng chương trình khung quốc gia về tập quán nông nghiệp sạch như ThaiGAP, MalaysiaGAP, ChinaGAP và JGAP (Japan), là những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp với EurepGAP cũng đã và đang được nhiều quốc gia triển khai thực hiện.

Năm 2006, dự án xây dựng mô hình 30 ha sản xuất theo GAP được thực hiện tại Củ Chi (44 nông dân tham gia) và mô hình 5 ha sản xuất theo GAP tại Hooc Môn (18 nông dân tham gia) trong khuôn khổ dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang được triển khai thực hiện bước đầu có kết quả khả quan, sản phẩm an toàn tuyệt đối.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Tiến sĩ Trần Thị Ba - Đại học Cần Thơ cho rằng: “Để phátt triển sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GAP phải đảm bảo chắc chắn đầu ra cho sản phẩm cho người nông dân. Tuy người dân tham gia mô hình chưa quen cũng rất bỡ ngỡ với phương pháp quản lý mới, nhưng đều phấn khởi với sản lượng được nâng lên, chất lượng hoàn toàn yên tâm về VSATTP, và được chứng nhận sản phẩm an toàn. Hưởng ứng hành động Quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010 và Kế hoạch hành động quốc gia về VSATTP trong nông nghiệp đến năm 2010 của Bộ NN và PTNT; Nhằm giúp phong trào sản xuất RAT sớm triển khai rộng khắp đến nhiều tỉnh, thành phố.

Từ năm 2006, Cục BVTV phối hợp với Công ty Cổ Phần BVTV An Giang xây dựng và thực hiện dự án: “Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình RAT theo hướng GAP”. Cùng với đó diễn ra Hội thi “Nông dân sản xuất RAT theo hướng GAP”. Thông qua đó giúp bà con nông dân nâng cao nhận thức cơ bản và trình độ khoa học kĩ thuật để có thể tự mình xây dựng và quản lý quy trình sản xuất RAT theo hướng GAP, tạo bước chuyển biến trong nhận thức người sản xuất, làm ra ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch và bền vững.

Nhìn chung việc sản xuất theo quy trình VietGAP ở nước ta vẫn còn mới mẻ, việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do vậy cần có định hướng đầu tư của nhà nước trong thời gian tới. - Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng, Bùi Thị Gia, TsụI Kazunari, Nguyễn Thị Minh Hiền về hệ thống tiêu thụ rau ở một số huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, Việt Nam: (Vegetable Marketing System in Red River Delta, Northem Viet Nam) năm 2000 thuộc dự án HAU – JICA ERCB.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Sông Cấm: chảy theo ranh giới phía Bắc của huyện, là hợp lưu của sông Kim Môn và sông Kinh Thầy, bắt đầu từ khu vực thôn Văn Tiến của xã Đại Bản đi qua xã An Hồng, là địa giới của huyện tiếp giáp với quận Hồng Bàng và huyện Thuỷ Nguyên. + Sông Lạch Tray: chảy theo ranh giới phía Nam và Tây Nam của huyện bắt đầu từ khu vực thôn Tĩnh Thuỷ của xã An Hoà chảy tới khu vực xã An Đồng và đi vào địa phận quận Lê Chân. + Sông Cổ Bồng: nằm ở phía Tây của huyện, chảy dọc theo ranh giới với huyện Kim Thành – Hải Dương, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 18 km.

Hệ thống sông ngòi của An Dương được phân bố khá đều, ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện, một số sông còn có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt cho một phần dân cư của Thành phố Hải Phòng. Yếu tố bất lợi nhất là về mùa mưa với lượng mưa lớn, kết hợp với yếu tố địa hình, địa thế thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Những vấn đề trên đòi hỏi phải tìm ra giải pháp hữu hiệu trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác được các yếu tố về lợi thế và hạn chế những khó khăn do đặc điểm địa hình, khí hậu – thuỷ văn tạo ra.

Là một huyện được hình thành do phù sa sông biển bồi đắp nên An Dương có địa hình không bằng phẳng, các xã thuộc khu vực phía Bắc và Đông Bắc của huyện có địa hình cao hơn các xã ở phía Nam và Đông Nam. Huyện An Dương nằm trong vùng có nền địa chất công trình xấu của thành phố Hải Phòng nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các công trình khác ở An Dương không được thuận lợi. Qua bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện tương đối cao, tổng lao động trên địa bàn huyện năm 2008 là 82.330 người, bình quân qua 3 năm tỷ lệ lao động tăng nhẹ 1,75% thể hiện cơ cấu dân số trẻ trên địa bàn huyện, đây là một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện những chủ trương, giúp hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020.

Với lực lượng lao động nông nghiệp trên huyện An Dương đã có được những thuận lợi đáng kể, tuy nhiên nó cũng có những khó khăn, hạn chế đó là giá trị ngày công lao động nông nghiệp còn ở mức thấp so với các ngành khác. Do vậy có thể đánh giá nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện rất dồi dào, đa dạng đáp ứng vượt mức các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, kể cả nền sản xuất nông nghiệp với chất lượng cao.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện An Dương Chỉ tiêu
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai và biến động đất đai của huyện An Dương Chỉ tiêu

Tổng dân số Người 130.298 100,0

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện thì ngành trồng trọt chiếm phần lớn, năm 2008 là 114.147 triệu đồng chiếm tới 69% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong cơ cấu trên đã có sự thay đổi theo hướng tích cực đó là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.