1.1TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI Sinh viên Việt Nam được các tổ chức tuyển dụng đánh giá là những người chăm học, có kiến thức, vững vàng về chuyên môn của mình. Nhưng tại sao vẫn tồn tại một số lượng lớn sinh viên khi ra trường vẫn thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng khả năng thích ứng với công việc thấp? Vậy điều họ thiếu là gì? Theo đánh giá từ các nhà tuyển dụng thì vấn đề mà đa số sinh viên Việt Nam gặp phải đó là thiếu kỹ năng mềm. Hiện nay, sinh viên mới chỉ chú trọng trong việc học tập, tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành trên giảng đường mà bỏ qua việc trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai. Điều này cũng xuất phát một phần từ lỗ hổng của hệ thống giáo dục chú trọng vào đào tạo kiến thức, không quan tâm nhiều tới việc tạo ra môi trường và cơ hội để sinh viên có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Với thực trạng như vậy, khi sự cạnh tranh của các ứng viên tuyển dụng ngày càng khốc liệt, yêu cầu của các nhà tuyển dụng ngày càng cao, cần những con người làm việc hiệu quả thì việc sinh viên phải tự trang bị cho mình các kỹ năng mềm trước khi ra trường được xem như là điều tất yếu, là một lợi thế so với các ứng viên khác, và do đó dần xuất hiện nhu cầu được học, trau dồi kỹ năng mềm đối với mỗi sinh viên. Đối với một trường đại học đào tạo các ngành về kinh tế như trường đại học Kinh tế Quốc dân thì sinh viên lại càng cần bổ sung kỹ năng mềm, không chỉ trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa. Để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu này của sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải đi vào nghiên cứu với đề tài :“NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”.
-1- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 3 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.6 THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 6 1.6.1 Thu thập dữ liệu 6 1.6.2 Phân tích dữ liệu 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM 9 2.1 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG 9 2.2 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG MỀM 9 2.3 VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN 11 2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 15 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 17 3.1 QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG MỀM 17 3.1.1 Quan điểm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm 17 3.1.2 Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về hậu quả của việc thiếu đi kỹ năng mềm 21 -2- 3.1.3 Các kỹ năng mềm quan trọng theo đánh giá của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân 25 3.2 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 30 3.2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường 30 3.2.2 Thực trạng hoạt động tự trau dồi kỹ năng mềm của sinh viên. .36 3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 40 3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 44 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 47 4.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ TRƯỜNG VỀ VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN 47 4.1.1 Về quan điểm 47 4.1.2 Về định hướng 47 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 48 4.2.1 Về phía nhà trường 48 4.2.2 Về bản thân sinh viên 53 4.2.3 Về mặt chủ trương, chính sách 53 KẾT LUẬN 55 PHỤ LỤC 57 PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI ĐIỀU TRA 57 PHỤ LỤC 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐIỀU TRA 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 -3- CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sinh viên Việt Nam được các tổ chức tuyển dụng đánh giá là những người chăm học, có kiến thức, vững vàng về chuyên môn của mình. Nhưng tại sao vẫn tồn tại một số lượng lớn sinh viên khi ra trường vẫn thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng khả năng thích ứng với công việc thấp? Vậy điều họ thiếu là gì? Theo đánh giá từ các nhà tuyển dụng thì vấn đề mà đa số sinh viên Việt Nam gặp phải đó là thiếu kỹ năng mềm. Hiện nay, sinh viên mới chỉ chú trọng trong việc học tập, tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành trên giảng đường mà bỏ qua việc trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai. Điều này cũng xuất phát một phần từ lỗ hổng của hệ thống giáo dục - chú trọng vào đào tạo kiến thức, không quan tâm nhiều tới việc tạo ra môi trường và cơ hội để sinh viên có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Với thực trạng như vậy, khi sự cạnh tranh của các ứng viên tuyển dụng ngày càng khốc liệt, yêu cầu của các nhà tuyển dụng ngày càng cao, cần những con người làm việc hiệu quả thì việc sinh viên phải tự trang bị cho mình các kỹ năng mềm trước khi ra trường được xem như là điều tất yếu, là một lợi thế so với các ứng viên khác, và do đó dần xuất hiện nhu cầu được học, trau dồi kỹ năng mềm đối với mỗi sinh viên. Đối với một trường đại học đào tạo các ngành về kinh tế như trường đại học Kinh tế Quốc dân thì sinh viên lại càng cần bổ sung kỹ năng mềm, không chỉ trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa. Để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu này của sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải đi vào nghiên cứu với đề tài :“NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”. 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cụm từ “kỹ năng mềm” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây cho thấy nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của nó đã được nâng lên. Thực tế, đã có những đề tài nghiên cứu về sự nhận thức của sinh viên và nhu -4- cầu học của sinh viên đối với kỹ năng mềm. Có thể kể đến như đề tài “Khảo sát kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương mại” của nhóm sinh viên Đinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan. Hay đề tài “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung”, TS. Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng (Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Đại Học Bách Khoa Tp.HCM) cũng đã đề cập tới vai trò quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên ra trường. Bên cạnh những đề tài nghiên cứu chính thức, cũng có nhiều bài viết trên các báo điện tử đề cập tới vai trò kỹ năng mềm đối với sinh viên Việt Nam, nhu cầu học tập của họ. Trường đại học Kinh tế Quốc dân là một ngôi trường đào tạo hàng đầu cả nước trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu thì chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên trường. Do vậy việc thực hiện nghiên cứu đề tài này là cần thiết. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài này sẽ nghiên cứu nhu cầu hiện tại trong năm học 2012-2013 của sinh viên chính quy trường đại học Kinh tế Quốc dân về việc đào tạo kỹ năng mềm và thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong trường hiện nay. Sau đó, các giải pháp ngắn hạn và dài hạn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo để thỏa mãn nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên sẽ được đề xuất. Cụ thể, đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ tìm hiểu các kỹ năng mềm nào là cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên của trường đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng. Tiếp theo đó, bài viết sẽ nêu lên thực trạng đào tạo kỹ năng mềm tại trường đại học Kinh tế Quốc dân thông qua đánh giá của sinh viên; và họ đã tự trang bị các kỹ năng này cho bản thân như thế nào. Bài viết cũng sẽ nghiên cứu nhu cầu hiện tại của sinh viên đối với việc đào tạo các kỹ năng này ngay trong trường học. Cuối cùng, bài viết sẽ nêu ra một số giải pháp sơ bộ nhằm nâng cao việc đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân. -5- 1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung chính vào vấn đề là nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay. Để có được cái nhìn tổng quan cho đối tượng này, bài viết cũng tìm hiểu các vấn đề có liên quan như: quan niệm về kỹ năng mềm của sinh viên, thực trạng đào tạo trong nhà trường về kỹ năng mềm, việc tự trang bị kỹ năng mềm của sinh viên như thế nào. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên đang theo học tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra đối với các sinh viên khóa 51, 52, 53, 54 của các hệ học: hệ chính quy dài hạn, hệ liên kết nước ngoài, hệ tiên tiến chất lượng cao đang theo học tại trường trong năm học 2012 - 2013. Điều tra cũng sẽ tiến hành tại hai giảng đường chủ yếu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đó là: khu giảng đường chính (giảng đường A, B, C, D, D2, B2) và khu giảng đường tại trường Phổ thông Dân lập Phương Nam (giảng đường Phương Nam 1 và Phương Nam 2). 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên thực tế có nhiều cách thức nghiên cứu, nhưng trong phạm vi của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra chọn mẫu. Bởi phương pháp điều tra này có những ưu điểm nhất định, phù hợp với điều kiện của nhóm nghiên cứu. Điều tra chọn mẫu thay thế cho điều tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra lớn, nội dung điều tra cần thu thập nhiều chỉ tiêu, thực tế ta không đủ kinh phí và nhân lực để tiến hành điều tra toàn bộ, hơn nữa nếu điểu tra toàn bộ sẽ mất quá nhiều thời gian, không đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê. -6- 1.6 THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1.6.1 Thu thập dữ liệu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra và phỏng vấn. Quan sát là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ hành động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên cứu. Trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng, điều tra sẽ được tiến hành theo các bước sau: • Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ra 8 sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân để phỏng vấn về các vấn đề cần có trong bảng hỏi. Sau đó tổng hợp, chọn ra những ý kiến được nhắc đến nhiều nhất. Đồng thời, nhóm cũng quan sát thực tế để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên để tiến hành xây dựng bảng hỏi. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã quan sát thái độ học tập của sinh viên trên lớp, trong những buổi thảo luận nhóm, giờ thảo luận, trong các lớp học kỹ năng mềm mà các bạn sinh viên tham gia. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành quan sát những hoạt động ngoại khóa mà các bạn sinh viên tham gia như các hoạt động của đoàn trường, của các câu lạc bộ trong và ngoài trường, các buổi hội thảo về kỹ năng mềm cho sinh viên cũng như quan sát thái độ của các bạn sinh viên với những khóa học về kỹ năng mềm trong và ngoài trường để biết mức độ quan tâm của các bạn sinh viên đến việc rèn luyện kỹ năng mềm. • Sau đó, nhóm nghiên cứu lập ra bảng hỏi dựa trên những vấn đề đã được tổng hợp ở bước trên. Nhóm chọn ngẫu nhiên 20 sinh viên khác để tiến hành điều tra thử, sau đó tiếp tục thu thập các ý kiến về cách đặt câu hỏi trong bảng hỏi, cách thức hướng dẫn trả lời sao cho dễ hiểu, phù hợp… Tiếp theo tiến hành điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp • Tiến hành điều tra chính thức: nhóm nghiên cứu tiến hành phát bảng hỏi điều tra ngẫu nhiên 400 sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân. Nhóm đã phát bảng hỏi trong giờ ra chơi cho các lớp học ở cả hai khu vực: khu giảng đường chính của trường (giảng đường A, B, C, D…) và khu -7- giảng đường ở trường Phổ thông trung học Phương Nam. Bên cạnh đó, số lượng các phiếu hỏi cũng được phân chia cho các hệ chính quy dài hạn, liên kết nước ngoài, tiên tiến chất lượng cao theo tỉ lệ số sinh viên giữa các hệ này (theo niên giám thống kê trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2012 đăng ngày 13/06/2012 trên trang web http://neu.edu.vn). Đồng thời, tỉ lệ sinh viên giữa các khóa cũng được chú ý để mẫu chọn ra đại diện tốt cho tổng thể toàn bộ sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Bảng hỏi được phát ra vào thời điểm toàn bộ sinh viên trường đã hoàn thành xong kỳ thi kết thúc học phần học kỳ III năm học 2012, do vậy tâm lý sinh viên cũng có phần thoải mái hơn, thuận lợi hơn cho việc thu thập thông tin; thông tin được các sinh viên cung cấp đầy đủ, ít bị nhiễu bởi các yếu tố ngoại cảnh. • Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành mã hóa các câu trả lời của sinh viên và đưa vào phần mềm thống kê. Trong bài nghiên cứu này, nhóm chọn phần mềm Microsoft Excel Professional Plus 2010 làm công cụ thống kê. 1.6.2 Phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh: So sánh kết quả giữa các khoá, So sánh trên thực tế với lý thuyết. Phương pháp đánh giá: Dùng để đánh giá nhận thức cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên nói chung. Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp ý kiến trả lời của các đối tượng phỏng vấn, phát phiếu điều tra; Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan. Sau khi có thông tin tổng hợp, sẽ tiến hành phân tích dựa trên những kết quả đó. Dựa vào những phiếu điều tra đã thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp lại các câu trả lời của các bạn sinh viên trong các phiếu điều tra. Từ đó tính phần trăm và đưa ra kết luận về nhận thức của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, mong muốn rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên cũng như môi trường và điều kiện tốt nhất để phát huy kỹ năng mềm mà các bạn được học tập. -8- Bên cạnh đó, nhóm chủ yếu sử dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, so sánh để phân tích các số liệu thu được, đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay và nhu cầu đào tạo của các sinh viên này. -9- CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM 2.1 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế. Nó là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn 2 lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc sống của cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân. Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Và như thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là do 98% là do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta. 2.2 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG MỀM Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn của ứng viên tuyển dụng mà một điều quan trọng nữa mà các ứng viên cần phải xây dựng cho bản thân đó là kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng mềm là gì? “Kỹ năng mềm” là một cụm từ mới xuất hiện tại Việt Nam, còn khá mới mẻ với một số bộ phận trong xã hội. Đã có nhiều tổ chức đưa ra các định nghĩa -10- thế nào là kỹ năng mềm. Theo Wikipedia tiếng Việt: Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Đây chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, do bẩm sinh đã có hoặc do quá trình làm việc, học tập tích lũy cho bản thân, không mang tính chuyên môn. Vì vậy, kỹ năng mềm là một phạm trù vô hình không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Nhưng chúng lại có vai trò quan trọng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Hay theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả với giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Còn theo tổ chức UNICEF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra nhưng quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống nó có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Để có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, chúng ta có thể so sánh nó với kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm thuộc về tính cách con người, nó vô hình, không thể sờ nắm được; còn kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn thông qua bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch. Do đó, để nhận biết được một cá nhân có sự xuất sắc trong kỹ năng mềm cần có một quá trình theo dõi, biểu hiện trong quá trình làm việc, cuộc sống. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng do bản thân đã tự có, nhưng phần lớn các kỹ năng mềm phải học, trau dồi từ bên ngoài, do đó cần phải có quá trình học tập và rèn luyện thường xuyên để không ngừng năng cao và phát triển các kỹ năng. [...]... QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG MỀM 3.1.1 Quan điểm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm Để có thể đánh giá quan điểm của sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân đối với kỹ năng mềm, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn điều tra khảo sát ngẫu nhiên 400 sinh viên của trường Mặc dù, kỹ năng mềm có vai trò quan trọng đối với sinh viên trong... bởi vì phần lớn sinh viên đi học đều xa nhà do đó không có được sự quản lý của gia đình, chính bản thân sinh viên là người quản lý mình -30- 3.2 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 3.2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường Hiện nay, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên bậc đại học nói chung và sinh viên chính quy trong trường đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng... thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về hậu quả của việc thiếu đi kỹ năng mềm 3.1.2.1 Hậu quả của việc thiếu đi kỹ năng mềm Khi còn ngồi trên ghế giảng đường các sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng của những kỹ năng mềm Chỉ khi ra trường, bắt đầu va chạm với công việc thực tế các bạn sinh viên mới nhận ra được sự cần thiết của kỹ năng mềm Kết quả của vấn đề này là có đến 63 % sinh viên thất... chọn học một khóa học không phải là một chuyện đơn giản Hay việc không có thời gian rảnh rỗi cũng khiến sinh viên không thể đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài… Bài nghiên cứu sẽ lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố trên để có thể có được cái nhìn khái quát nhất về nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân -17- CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN... những kỹ năng mềm là một trong những lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay 3.1.2.2 Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Đối với sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân các bạn cũng đã ý thức được việc cần thiết của các kỹ năng mềm Điều đó thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3: Nhận thức sinh viên về hậu quả của thiếu kỹ năng mềm Nguồn: Kết quả điều tra Trong đó, sinh viên. .. thu được, nhóm nghiên cứu đã mã hóa các kết quả và thu được biểu đồ thể hiện tỷ lệ lựa chọn sự cần thiết về các kỹ năng mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra : Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ sinh viên lựa chọn các kỹ năng mềm Nguồn: Kết quả điều tra Sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân đã ý thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, do nhu cầu học tập và thực trạng yêu cầu tuyển dụng đối với sinh viên kinh tế Theo Biểu... ngành học tập, năm học, hệ đào tạo, yếu tố cá nhân và ngoại cảnh tác động để nâng cao các kỹ năng mềm Kết quả điều tra nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kỹ năng mềm sau đây được sinh viên của trường đề cập nhiều tới nhất, bao gồm : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý stress, kỹ năng làm -26- việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng quản... tìm hiểu kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, ta cần hiểu rõ những yếu tố này để tiến hành nghiên cứu, phân tích -16- • Quan điểm của sinh viên về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến kỹ năng mềm mà một sinh viên có Bởi quan điểm sẽ quyết định hành động của mỗi con người về một vấn đề nào đó Vì nếu sinh viên coi rằng kỹ năng mềm là không quan... chương trình đào tạo đã có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên Sinh viên hai hệ đào tạo này, với quy mô sinh viên một lớp chỉ từ 25-35 sinh viên, xây dựng theo chương trình của nước ngoài, sinh viên học theo giáo trình sử dụng tiếng Anh, sinh viên được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện các kỹ năng mềm Chính môi trường học tập như vậy mà sinh viên hai hệ này có cái nhìn khác hơn về kỹ năng mềm, đồng... cho thế hệ sinh viên hiện nay là phải không ngừng trang bị cho mình các kỹ năng mềm Kỹ năng mềm bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau, do đó mỗi cá nhân khác nhau sẽ cần những kỹ năng phù hợp và cần thiết cho bản thân Đối với mỗi sinh viên giữa các trường khác nhau sẽ có những yêu cầu các kỹ năng cần thiết khác nhau Tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, sinh viên đã lựa chọn những kỹ năng mềm cần thiết phù . TRẠNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 3.1 QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG MỀM 3.1.1 Quan điểm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về. TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 40 3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 44 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ. rõ hơn nhu cầu này của sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải đi vào nghiên cứu với đề tài :“NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”. 1.2