1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh quản trị tri thức tại các Trường đại học – Nghiên cứu tình huống tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

86 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tàiTừ những năm 90 của thế kỷ 20, ở các nước phát triển, nền kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch nhanh, từ nền kinh tế công – nông sang nền kinh tế tri thức. Lý thuyết về quản trị con người cũng dần dần được thay thế bằng lý thuyết quản trị tri thức. Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng toàn cầu. Vị trí của ngành quản trị non trẻ này đã và đang được khẳng định bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc ứng dụng. Dựa trên nền tảng triết lý quản trị tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần, chỉ số lợi nhuận và thị phần của những công ty áp dụng đã khiến thế giới doanh nghiệp ngưỡng mộ. Tiêu biểu cho những bước tiến thần kỳ đó là các tổ chức hàng đầu như: IBM, Coca – Cola, Microsoft, Google hay Yahoo. Ở Châu Á, chúng ta cũng được chứng kiến những bước nhạy vọt đầy mạnh mẽ với một phương thức quản trị tương tự trên phạm vi quốc gia như Singapor, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Malaysia. Ngày nay, Quản trị tri thức đã trở thành một xu hướng tất yếu và phổ biến ở các nước phát triển trong các loại hình kinh doanh của xã hội từ kinh tế, chính trị, giáo dục, quốc phòng,… Các doanh nghiệp nếu muốn phát triển nhanh và bền vững có thể lấy quản trị tri thức làm chiến lược lâu dài. Quản trị tri thức được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có tính kế thừa và có thể truyền dạy trong tất cả các lĩnh vực: quản trị kinh doanh, quản trị hệ thống thông tin, khoa học thông tin và thư viện…v.v Việt Nam – một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và chiến lược của quản trị tri thức. Các đề tài về Quản trị tri thức cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các đề tài này lại chủ yếu xoay quanh Quản trị tri thức trong doanh nghiệp mà chưa đề cập tới quản trị tri thức trong các trường Đại học. Dựa trên những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và thực tế nhận thức được, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chúng em quyết định chọn đề tài Đẩy mạnh quản trị tri thức tại các Trường đại học – Nghiên cứu tình huống tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm đề tài cho nghiên cứu khoa học của mình.

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC 5

1.1 Tri thức và tầm quan trọng của tri thức 5

1.1.1 Khái niệm tri thức 5

1.1.2 Phân loại tri thức 7

1.1.3 Vai trò của tri thức 8

1.1.4 Vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc sử dụng khai thác tri thức .10 1.2 Quản trị tri thức 12

1.2.1 Khái niệm quản trị tri thức 12

1.2.2 Tại sao phải quản trị tri thức? 14

1.2.3 Vai trò của quản trị tri thức đối với các trường đại học 15

1.2.3.1 Vai trò của các trường đại học hiện nay 15

1.2.3.2 Vai trò của quản trị tri thức đối với các trường đại học 16

1.2.4 Các công cụ của quản trị trị thức 19

1.2.5 Các hoạt động cơ bản của quản trị tri thức trong các trường đại học 22

1.2.5.1 Nghiên cứu khoa học 22

1.2.5.2 Truyền thụ và tiếp thu kiến thức 24

1.2.5.3 Giảng viên tham gia viết giáo trình 24

1.2.5.4 Chia sẻ tri thức 25

1.2.5.5 Các hoạt động khác 25

Trang 2

1.3.1 Doanh nghiệp 26

1.3.2 Trường đại học 28

1.3.3 Kinh nghiệm về quản trị tri thức rút ra cho các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 34

2.1 Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế Quốc dân 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2 Thành tựu mà Trường đã đạt được 36

2.1.3 Sứ mệnh tầm nhìn 36

2.2 Thực trạng quản trị tri thức tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân 37

2.2.1 Nghiên cứu khoa học 37

2.2.1.1 Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên, CBNV nhà trường 37

2.2.1.2 Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên 40

2.2.2 Truyền thụ và tiếp thu kiến thức 45

2.2.2.1 Đối với giảng viên 45

2.2.2.2 Đối với sinh viên 50

2.2.3 Các hoạt động khác 52

2.2.3.1 Viết sách, báo, tạp chí 52

2.2.3.2 Tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học 53

2.2.3.3 Tạo mối quan hệ hợp tác, liên kết với các tổ chức bên ngoài, mở rộng quy mô đào tạo theo chuẩn quốc tế 55

2.2.3.4 Thư viện 59

Trang 3

2.3.1 Ưu điểm 61

2.3.2 Nhược điểm 61

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI TRƯỜNG 64

3.1 Định hướng quản trị tri thức của Bộ GD&ĐT (cho các trường ĐH) và Trường ĐH Kinh tế quốc dân 64

3.2 Đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động QTTT tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân 64

3.2.1 Đề xuất áp dụng một số công cụ của QTTT 64

3.2.1.1 Động não 64

3.2.1.2 Tổng kết sau hành động 65

3.2.1.3 Thiết kế không gian làm việc 66

3.2.1.4 Thư viện 67

3.3 Đề xuất lộ trình nâng cao hiệu quả quản trị tri thức tại các trường đại học Việt Nam 69

3.4 Một số đề xuất với ban lãnh đạo nhà trường, khoa 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 76

Trang 4

CBNV : Cán bộ nhân viên

Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và đào tạo

*Số liệu của bài nghiên cứu được dựa trên kết quả khảo sát: “Khảo sát ý kiến sinh viên về thực trạng quản trị tri thức đối với sinh viên Chính quy trường Đại học Kinh tế Quốc dân” (Bảng hỏi điều tra tại Phụ lục)

Trang 5

Biểu đồ 2.1: Số lượng giải trong cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam

năm 2012 41

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh viên tham gia NCKH tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân 43

Biểu đồ 2.3: Lý do sinh viên không tham gia nghiên cứu khoa học 44

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mức độ sinh viên trao đổi với giảng viên 49

Biểu đồ 2.5: Lý do sinh viên không tham gia các buổi hội thảo khoa học 55

Biểu đồ 2.6: Khó khăn khi tham khảo tài liệu ở thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân 60

Sơ đồ 3.1: Mô hình thí điểm triển khai thực hiện dự án QTTT tại trường Đại học

… 70

Bảng 1.1: Các công cụ của Quản trị tri thức 19

Bảng 3.1: Sơ đồ ma trận cho chương trình QTTT ưu tiên 70

Bảng 3.2: Bảng kế hoạch triển khai Quản trị tri thức 72

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, ở các nước phát triển, nền kinh tế bắtđầu có sự chuyển dịch nhanh, từ nền kinh tế công – nông sang nền kinh tế trithức Lý thuyết về quản trị con người cũng dần dần được thay thế bằng lýthuyết quản trị tri thức Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị trithức đang trở thành xu hướng toàn cầu Vị trí của ngành quản trị non trẻ này

đã và đang được khẳng định bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầuthế giới trong việc ứng dụng Dựa trên nền tảng triết lý quản trị tri thức,những giá trị vật chất và tinh thần, chỉ số lợi nhuận và thị phần của nhữngcông ty áp dụng đã khiến thế giới doanh nghiệp ngưỡng mộ Tiêu biểu chonhững bước tiến thần kỳ đó là các tổ chức hàng đầu như: IBM, Coca – Cola,Microsoft, Google hay Yahoo Ở Châu Á, chúng ta cũng được chứng kiếnnhững bước nhạy vọt đầy mạnh mẽ với một phương thức quản trị tương tựtrên phạm vi quốc gia như Singapor, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Malaysia

Ngày nay, Quản trị tri thức đã trở thành một xu hướng tất yếu và phổ biến ở

các nước phát triển trong các loại hình kinh doanh của xã hội từ kinh tế, chínhtrị, giáo dục, quốc phòng,… Các doanh nghiệp nếu muốn phát triển nhanh vàbền vững có thể lấy quản trị tri thức làm chiến lược lâu dài Quản trị tri thứcđược thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển mạnh

mẽ, có tính kế thừa và có thể truyền dạy trong tất cả các lĩnh vực: quản trịkinh doanh, quản trị hệ thống thông tin, khoa học thông tin và thư viện…v.vViệt Nam – một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ cũng đã nhận thứcđược tầm quan trọng và chiến lược của quản trị tri thức Các đề tài về Quản trịtri thức cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, các đề tài này lạichủ yếu xoay quanh Quản trị tri thức trong doanh nghiệp mà chưa đề cập tớiquản trị tri thức trong các trường Đại học Dựa trên những kiến thức đã đượchọc trên ghế nhà trường và thực tế nhận thức được, nhóm sinh viên nghiên

cứu khoa học chúng em quyết định chọn đề tài "Đẩy mạnh quản trị tri thức tại

Trang 7

các Trường đại học – Nghiên cứu tình huống tại Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân" làm đề tài cho nghiên cứu khoa học của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị tri thức

và quản trị tri thức tại các trường Đại học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị tri thức bao gồm các hoạtđộng chính: Nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, truyền thụ vàtiếp thu kiến thức Bên cạnh đó có các hoạt động khác

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản trị tri thức tại Trường Đại họcKinh tế quốc dân giai đoạn 2009 – 2012 và đề xuất giải pháp đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

 Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua xâydựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát

 Đối tượng điều tra: sinh viên hiện đang theo học tại Trường Đại họcKinh tế Quốc dân

 Đơn vị điều tra: Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

 Mẫu: 200 sinh viên ở tất cả các khoa, chuyên ngành trong Trường.+ Số phiếu điều tra phát ra : 200 phiếu

+ Số phiếu điều tra thu về : 175 phiếu

+ Số phiếu không đạt yêu cầu : 10 phiếu

 Nội dung nghiên cứu: Khảo sát ý kiến sinh viên về thực trạng quảntrị tri thức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

 Khoảng thời gian điều tra: từ 10/1/2013 đến 10/3/2013

 Phạm vi điều tra: trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 8

 Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thuthập từ giáo trình, sách tham khảo, một số website về quản trị tri thức.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổnghợp, phân tích, so sánh; sử dụng phần mềm văn phòng (offices) để xử lý dữliệu thu thập được

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành chiến lược phát triển bền vững vàlâu dài của bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào Chính vì vậy, các côngtrình nghiên cứu về đề tài này cũng khá nhiều Có thể kể đến như:

- “Quản trị tri thức trong các thư viện trường Đại học, hỗ trợ cho quátrình phát triển giáo dục ở Việt Nam” – Tác giả Ths Hoàng Thị Thu Hương,Trường Đại học FPT (Nguồn trích: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 4,T7/2012, tr33-34) Bài viết đã nêu được vai trò của tri thức và quản tri trithức, đặc biệt là quản trị tri thức trong địa điểm cụ thể đó là thư viện cáctrường Đại học

- “Quản trị tri thức ở Việt Nam” – Tâm Việt Group Đây là dự án đầutiên của Tâm Việt Group về nghiên cứu và triển khai quản trị tri thức ở cácCông ty Việt Nam vào tháng 12/2007 Dự án khẳng định một cách kháchquan và rõ ràng nhất về vai trò của quản trị tri thức tại một tổ chức trong nềnkinh tế thị trường

- “Thiết kế dự án hiệu quả: Sử dụng kiến thức” – Đây là bài viết tổngquan về quản trị tri thức của tập đoàn Intel, là tổng hợp của tất cả các kiếnthức liên quan tới quan trị tri thức trong các tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp,

từ việc tiếp cận nguồn thông tin, tận dụng nó, vào giải quyết các vấn đề

Các công trình nghiên cứu về quản trị tri thức có thể thấy được là sốlượng khá nhiều, tuy nhiên đa số lại tập trung vào phạm vi các doanh nghiệp.Hiện nay chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu cụ thể về áp dụngquản trị tri thức trong các trường Đại học Chính vì vậy, công trình nghiêncứu khoa học “Đẩy mạnh quản trị tri thức trong các trường Đại học – Nghiêncứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân” của nhóm hy vọng sẽ

Trang 9

đóng góp được phần nào vào quá trình hoàn thiện việc nghiên cứu Quản trị trithức tại Việt Nam.

6 Kết cấu của công trình nghiên cứu khoa học

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, mục lục, danh mục từ viết tắt,danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung củanghiên cứu khoa học gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về tri thức và quản trị tri thức

Chương 2: Thực trạng các hoạt động Quản trị tri thức tại trường Đại họcKinh tế Quốc dân

Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản trị trithức tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân

7 Một số hạn chế trong quá trình nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng và hoàn thành công trình, nhóm nhận thấykhông ít hạn chế đến từ cả chủ quan và khách quan:

– Chủ quan: Nhóm chỉ có 2 thành viên, vì vậy việc thu thập và tổng hợp

số liệu và kết quả điều tra gặp nhiều khó khăn

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN

TRỊ TRI THỨC

1.1 Tri thức và tầm quan trọng của tri thức

1.1.1 Khái niệm tri thức

Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộkhoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thếgiới đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và trithức được xem là nguồn lực chủ yếu Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay,điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển, như ta thườngnói, nó mang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức Ngày nay, trithức được coi vừa là nguồn lực con người vừa là nguồn động lực kinh tế chủyếu Vậy tri thức là gì?

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tri thức

Đối với hầu hết các triết gia như Plato, Aristotle, Descartes, Dewey, vàPolanyi, tri thức được định nghĩa là "justified true belief" (có nghĩa là: “lòngtin có lý do chính đáng về sự thật”) theo đó Plato vạch ra chuẩn mực của trithức là niềm tin, đúng đắn và hợp lý Định nghĩa này vẫn còn rất phổ biếnngày nay Ví dụ Nonaka (1994) định nghĩa tri thức là “một quá trình năngđộng của con người để tìm lý do chính đáng cho những lòng tin cá nhân trongkhát vọng tìm hiểu sự thật” Còn Protagoras thì cho rằng tri thức chính làlogic, ngữ pháp và hùng biện, với mục đích là làm cho người có tri thức hiểuđược những gì cần nói và làm thế nào để nói ra những điều đó cho mọi ngườibiết Francis Bacon cho rằng: “Tri thức là sức mạnh, mà thiếu nó, con ngườikhông thể chiếm lĩnh được của cải của tự nhiên” Các quan niệm trên đây mặc

dù vẫn còn chung chung và hạn chế mang tính lịch sử, song đã xác lập nênnhững nền tảng quan trọng và mở ra xu hướng tiếp cận đa chiều về tri thức.Một số tác giả có đưa ra vài định nghĩa khác, bao gồm “ Tri thức là thôngtin, công nghệ, bí quyết, và kỹ năng” (Grant & Baden-Fuller, 1995) ; “Trithức là những cảm nhận, hiểu biết và bí quyết thực tế mà chúng ta có-lànguồn lực cơ bản cho phép chúng ta hành động một cách thông minh.” (theo

Trang 11

Wiig, 1996); “Tri thức là thông tin có giá trị trong hành động” (Grayson &Dell, 1998); “Tri thức, bao gồm cả tri thức về phát triển là hàng hóa côngcộng toàn cầu” (J.Stiglitz - nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng nhận giải Nobel).Trong từ điển tiếng Anh Oxford, Tri thức

(Knowledge) được giải thích là : "Tri thức là những gì mà bạn đã học Trithức tổng quát (General Knowledge) là hiểu biết về nhiều thứ khác nhau".Gần đây, Davenport và Prusak (1998) đưa ra một định nghĩa khá toàndiện về tri thức như sau: “Tri thức là một tập hợp bao gồm kinh nghiệm, giátrị, thông tin, và sự hiểu biết thông thái mà có thể giúp đánh giá và thu nạpthêm những kinh nghiệm và thông tin mới Tri thức được tạo ra và ứng dụngtrong đầu óc của những người có nó Trong một tổ chức, tri thức không chỉđược hàm chứa trong các văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quytrình, thông lệ, và nguyên tắc của tổ chức đó”

Tuyên bố chung tại Hội nghị toàn cầu về khoa học cho thế kỷ XXI(Budapest, 1999) khẳng định: Tri thức là tài sản chung của nhân loại, việc bảo

hộ quyền sỏ hữu trí tuệ phải đi đôi với mở rộng quyền truy cập thông tin củamọi người Điều này cũng được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục củaLiên hợp quốc (UNESCO) nhiều lần cảnh báo và nhắc nhở phải đảm bảo hàihòa giữa một đằng là quyền sở hữu trí tuệ và một đằng khác là quyền đượcchia sẻ thông tin

Nói tóm lại, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về tri thức nhưng nhìnchung có thể tổng kết lại như sau: Tri thức là kiến thức mà con người hiểu vàbiết Những gì mà con người cảm nhận qua thực tế khách quan là những dữliệu dạng thô Qua xử lý, dữ liệu này chuyển thành thông tin Tuy nhiên,thông tin vẫn tồn tại độc lập với tư duy của con người Phải sau khi con ngườitiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, nắm bắt và nghiên cứu thì thông tin mớitrở thành tri thức của riêng mình Điều đó lý giải vì sao cùng một lượng thôngtin những mỗi cá nhân lại có những tri thức khác nhau Dựa vào tri thức, vậndụng tri thức mà tính sáng tạo mới nảy sinh mang lại những kết quả cụ thểphục vụ cuộc sống con người

Trang 12

1.1.2 Phân loại tri thức

Có khá nhiều cách phân loại tri thức, tuy nhiên có những cách phân loạiphổ biến sau:

Theo Polanyi và Saint-Onge, có hai loại tri thức:

 Tri thức hiện: có thể hiểu là phần “tri thức cứng”, được hiện hữu thôngqua các con số, văn bản được chia sẻ một cách chính thống và hệ thống hóatheo định dạng dữ liệu, các chỉ số kỹ thuật, hướng dẫn…v.v Tri thức hiện làmột phần của đời sống hàng ngày, được hiện hữu thông qua các trang sách,hướng dẫn, kỷ yếu, bài báo…v.v, do đó loại tri thức này có thể dễ dàng nắmbắt và chia sẻ thông qua các khóa học hoặc tự đọc tài liệu

 Tri thức ẩn: hay còn được gọi là “tri thức mềm” như hệ tư tưởng, quanđiểm và cảm nhận, tri thức ẩn rất khó diễn đạt và chính thức hóa, do vậy nócũng khó chia sẻ Tri thức ẩn cũng bao gồm các kỹ năng và “bí kíp” (know-how) trong mỗi cá nhân và khó có thể chia sẻ một cách dễ dàng Loại tri thứcnày thường được cóp nhặt sau một vài năm Tri thức ẩn cũng là một kiểu nắmgiữ được Nó bao gồm một số như lược đồ, mô hình tư duy, niềm tin và nhậnnhận thức trong bộ não con người, khó chia sẻ nhưng có thể nắm bắt nếuđược đưa ra (Nonaka et al)

Theo Machlup, có 5 loại tri thức:

 Tri thức thực tế, nó hữu ích cho công việc của cá nhân, cho việc raquyết định và hành động

 Tri thức trí tuệ, đáp ứng những tìm tòi trí tuệ

 Bài phát biểu và những kinh nghiệm đã qua, đáp ứng những tìm hiểukhông phải trí tuệ hoặc những mong muốn để giải trí

 Trí tuệ tâm linh, liên quan đến tôn giáo, những kinh nghiệm huyền bí

 Tri thức không mong muốn, là những tri thức ngoài sự quan tâm của

cá nhân và thường được thu nhận một cách ngẫu nhiên

Có một quan điểm khác của Smith, gợi ý 3 loại tri thức:

Trang 13

Tri thức công là loại tri thức hiện, có thể được dạy và chia sẻ hàng ngày

Kinh nghiệm chia sẻ là những kinh nghiệm được chia sẻ giữa nhữngngười chuyên gia trong công việc của họ

Tri thức cá nhân, là loại tri thức ẩn trong não của con người

Qua phân tích, chúng ta thấy rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau vềcác loại tri thức, do đó cách quản trị những loại tri thức này là một bài toánphức tạp cho mỗi một mô hình giáo dục, hay kinh doanh khác nhau

1.1.3 Vai trò của tri thức

Chúng ta đều biết rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạonên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại.Mặc dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trìnhhình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ vẫn không ngừngđược tranh luận và chưa có được câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi lĩnhvực hoạt động khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm,phát hiện, và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người Trithức thể hiện ở các ý tưởng, sáng chế, phát minh quy trình,…trong sản xuất

và đời sống Trên phương diện hành vi có thể quan sát được thì tri thức là khảnăng của một cá nhân hay một nhóm người trong việc hướng dẫn, thuyết phụcnhững người khác thực hiện một quy trình tạo ra sự chuyển hoá Trên phươngdiện kinh tế, tri thức là tư liệu sản xuất Nó được sinh ra, trao đổi và sử dụngsản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Càng ngày vai trò của tri thức lại trởnên quan trọng, cụ thể là:

 Đối với nền kinh tế tri thức: tri thức thực sự trở thành nguồn động lựccho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế Nước Mỹ nhiều năm qua tăng trưởng

ổn định với tốc độ cao là nhờ có sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trêntri thức như: công nghệ thông tin, viễn thông, đầu tư, ngân hàng tài chính,chứng khoán bảo hiểm, vũ trụ Chúng ta đều biết vào những năm 50 của thế

kỷ trước, thu nhập bình quân/đầu người của Hàn Quốc và Ghana là tươngđương, nhưng đến những năm 90, Hàn Quốc đã phát triển vượt gấp 6 lần, haynhư Nhật Bản, họ đã có sự vượt lên kỳ diệu từ hoang tàn đổ nát sau Đại chiến

Trang 14

thế giới thứ hai Cả hai đều có chung một nguyên nhân đó là do họ đã chútrọng đầu tư nâng cao dân trí, nâng cao năng suất và chất lượng lao động bằngtri thức, sử dụng tri thức, chất xám vào từng công việc, hoạt động Không chỉvậy, tri thức còn đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách giữa cácnước phát triển và đang phát triển Các quốc gia kém và đang phát triển phảinhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức, thông qua tri thức hóa cácngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc biệt sớm hính thành các ngànhcông nghệ cao để nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển.

 Đối với xã hội, con người: Tri thức đem lại cho con người sự hiểubiết, khả năng tư duy và lý luận nhanh nhạy, khả năng phân tích tiếp cận vấn

đề một cách sát thực, đúng đắn Cùng với đó, tri thức giúp con người có đượckhả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, qua đó mà ý thức của con ngườiđược nâng cao, có cơ sở và đủ khả năng để đưa ra những quyết định đúngđắn, hiệu quả; thúc đây sự phát triển toàn diện của con người, nhân loại Do

đó nền văn hóa ngày càng lành mạnh, đảm bảo sự vững mạnh của đất nước.Drucker đã mô tả kiến thức (chứ không phải là vốn hay lao động) là nguồnlực kinh tế chỉ có ý nghĩa quan trọng trong xã hội tri thức, và Senge đã cảnhbáo rằng nhiều tổ chức không thể hoạt động như các tổ chức dựa trên kiếnthức, bởi vì họ không thể học tập Các tổ chức phải đổi mới hoặc chết, và khảnăng học hỏi, thích nghi và thay đổi trở thành một năng lực cốt lõi cho sựsống còn Các lực lượng của công cuộc toàn cầu hóa, trong đó có công nghệ

và tri thức của các nền kinh tế mới nổi đang tạo ra một cuộc cách mạng buộccác tổ chức phải tìm kiếm những cách thức mới để tái tạo lại

 Đối với các tổ chức kinh doanh, giáo dục: Tri thức là nguồn tạo ra lợithế cạnh tranh, là động lực của sự phát triển Trong thời đại kinh tế tri thứchiện nay, tổ chức, doanh nghiệp nào xây dựng được một nguồn lực tri thức cógiá trị, thì cơ hội thành công sẽ cao hơn rất nhiều đều tạo ra lợi thế cạnh tranhbền vững Tri thức là công cụ giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyênmôn hơn, liên kết mọi người trong tổ chức với nhau bằng sự am hiểu và thôngthái, hiệu quả chất lượng thực hiện công việc cao hơn Đặc biệt đối với các tổchức giáo dục như trường học thì tri thức đóng vai trò khai sáng, làm tăng sự

Trang 15

hiểu biết cho các học viên, là cầu nối cho các thế hệ đi trước và tiếp cận vớitinh hoa, tiến bộ của nhân loại, song song với sự tiếp nối là hoàn thiện, pháttriển những nguồn tri thức đó, và đây cũng là sứ mệnh cao cả của các tổ chứcgiáo dục hiện nay Đối với các trường đại học, hiện nay và trong tương lai gầnmột yếu tố quan trọng nữa cũng cần phải được chú ý đến Quốc tế hóa Nghĩa

là tri thức không tồn tại giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà phải hướng đếnmột không gian toàn cầu, phi biên giới Điều này là hiện thực gần khi hợp tác,chuyên môn hóa và giao lưu kinh tế – xã hội đang diễn ra trên phạm vi toàncầu và ngày càng mãnh liệt Nhu cầu phát triển đòi hỏi lực đẩy lớn từ hệthống giáo dục, tri thức do đó vai trò của tri thức ngày càng quan trong hơn,

là công cụ để các giảng viên, sinh viên hoàn thiện mình, cống hiến cho xã hội

và giúp đất nước vươn tâm ra quốc tế, khẳng định vị thế trên hệ thống giáodục thế giới, văn hóa, bản săc truyền thống, sự văn minh của dân tộc

1.1.4 Vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc sử dụng khai thác tri thức

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hòa nhập với xu hướngphát triển chung của thế giới, nước ta đã có những chuyển biến đáng kể trongviệc phát triển nâng cao tri thức cho đất nước Cụ thể là nền giáo dục trởthành trọng tâm phát triển của đát nước, việc tiếp cận tri thức nhân loại đãthuận lợi hơn rất nhiều nhờ có sự phổ biến của internet, sự giao lưu hợp tác,trao đổi kinh nghiệm kiến thức giữa các nước, có nhiều cơ hội điều kiện vậtchất để học tập, bồi dưỡng kiến thức Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam mặc

dù đã có nhiều ưu tiên cho phát triển giáo dục nhưng vẫn tồn tại nhiều hạnchế trong việc chính sách, cơ cấu đào tạo và sử dụng nhân lực, trí thức dẫnđến những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của tri thức trong đó đauđầu nhất vẫn là nạn “chảy máu chất xám” Đó là, đội ngũ trí thức Việt Nam

có nhược điểm là thiếu sự “nhìn xa thấy rộng”, chỉ nghĩ về những lợi ích kinh

tế trước mắt mà chưa nghĩ đến tương lai lâu dài; điều kiện làm việc còn thiếuthốn, đời sống còn khó khăn nên chưa toàn tâm, toàn ý cho công việc nghiêncứu Vấn đề phối hợp, hợp tác trong đội ngũ trí thức còn yếu, chưa phát huy

và tạo được sức mạnh tổng hợp trong nghiên cứu Một vấn đề quan trọng nữa

là sự đầu tư cho kinh tế tri thức hiện nay còn chưa đúng mức, đặc biệt là vấn

Trang 16

đề đãi ngộ và tạo môi trường làm việc cho các trí thức Điều này gây ảnhhưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc và điều kiện cống hiến của đội ngũtrí thức Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, nạn chảy máu chất xám đãlàm cho các nước nghèo còn nghèo hơn Trên thế giới khoảng 20% dân sốgiàu ở các nước phát triển chiếm tới 86% GDP, trong khi 20% dân số nghèonhất chỉ chiếm khoảng 1% GDP Sự giãn rộng của khoảng cách giàu nghèođang là thách thức to lớn đặt ra với các nhà quản lý kinh tế xã hội Thực tếhiện nay ở các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là rấtthấp Theo Robert Walter Global – một công ty chuyên về tuyển dụng: năm

2012 mặc dù kinh tế khó khăn, nhiều công ty phá sản hoặc giảm quy mô hoạtđộng, Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng nhân sự có trình độ Hiện nay, tỷ lệ laođộng qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 35%, đây là con số rất thấp so vớicác nước trong khu vực và trên thế giới

Việt Nam hiện đang chủ yếu làm công nghiệp chế biến và gia công, với

ít hàm lượng tri thức Sự đầu tư cho khoa học, công nghệ ở Việt Nam so sánhtương quan với các quốc gia trong khu vực là rất thấp Hiện nay, Việt Namchỉ dành khoảng 0,3% GDP cho hoạt động khoa học, công nghệ, trong khi đócon số này ở Malaysia là 1%, Singapore là 3% Hệ quả là vị trí của Việt Namtrong nền kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp Những chỉ số về kinh tế tri thứccủa Việt Nam đều ở nửa dưới của bảng xếp hạng Chỉ số KEI của Việt Namhiện đang là 3,51, trong đó chỉ số sáng tạo chỉ là 2,72, trong khi đó chỉ số KEIcủa một số nước trong khu vực là rất cao: Singapore là 8,44; Malaysia là 6,07;Thái Lan là 5,52

Từ đây, vấn đề cơ bản đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam là:

- Thứ nhất, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ

và tri thức Giáo dục và đào tạo có chất lượng cao để người dân được giáo dục

và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức

- Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực.

Coi nghiên cứu khoa học là nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong các quátrình hình thành, phát triển nền tri thức quốc gia Cần thiết một hệ thống cáchtân: Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố

Trang 17

vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận đượckho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúngcho các nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết.

- Thứ ba, nâng cao hạ tầng cơ sở thông tin: Một hạ tầng cơ sở thông

tin động, từ radio đến Internet, là cần thiết để cho phép dễ dàng liên lạc, phổbiến, và xử lý thông tin

- Thứ tư, Tạo ra được một môi trường kinh tế và thể chế xã hội thuận

lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức Một thách thức là làm sao để nâng caođược dân trí toàn xã hội Khi dân trí được nâng cao, người dân sẽ có thêmđộng lực và khả năng tìm kiếm dòng chảy tri thức, hoạt động sáng tạo cũngnhư tăng xu hướng làm chủ tri thức nhân loại

- Thứ năm, cần nhận định đúng đắn, phát triển và phổ hoạt động quản

trị tri thức vào trong từng tổ chức Đảm bảo tri thức được sáng tạo, nâng cao ởmọi nơi, mọi lúc

1.2 Quản trị tri thức

1.2.1 Khái niệm quản trị tri thức

Quản trị tri thức là một khái niệm mới đang có nhiều tranh luận Tuynhiên dù tranh luận thế nào thì bản chất quản trị tri thức vẫn là một Sự khácbiệt đến từ cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề Hiện nay chưa có một địnhnghĩa hay cách tiếp cận thống nhất về quản trị tri thức, nhưng chúng ta có thểkhái quát hóa toàn bộ nội dung của quản trị tri thức, tiêu biểu là các địnhnghĩa sau:

 Hiệp hội quản lý tri thức Nhật Bản (JKMA) định nghĩa: “ Quản trị trithức là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơchế cho phép sử dụng đúng người vào đúng công việc và đúng thời điểm, chia

sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng tới việc đạt được mụctiêu của tổ chức Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc,tìm hiểu, phân tích, chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị”

 Lotus (một trong những công ty của IBM) định nghĩa: “ Quản trị trithức là một động lực thúc đẩy việc sử dụng thông tin và kỹ năng nghề nghiệp

Trang 18

một cách có hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu quả, năng lực, sự sáng tạo, đổimới và khả năng phản hồi nhanh chóng của tổ chức”.

 Trong cuốn sách “People - Focused Knowledge Management”, Karlđịnh nghĩa: “ Quản trị tri thức là quá trình sáng tạo, phát triển và ứng dụng trịthức một cách có hệ thống và minh bạch nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt độngliên quan đến tri thức và giá trị doanh nghiệp liên quan đến tri thức và tài sảntrí tuệ sẵn có”

 Theo định nghĩa của Trung tâm năng suất và chất lượng Hoa Kỳ,quản trị tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận vàchuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sángtạo và hoàn thiện

Tóm lại, quản trị tri thức là quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai thác, sử dụng

và phát triển nguồn tài sản tri thức trong tổ chức một cách có hệ thống và biếnnhững tài sản vô hình đó thành những giá trị kinh tế hay vật chất của tổ chức

Đó là một quá trình, một công cụ quản lý hiệu quả nhằm chia sẻ, thu nhận,lưu giữ, lựa chọn, sáng tạo tri thức và cung cấp cho đúng người, đúng nơi,đúng lúc nhằm nâng cao hiệu quả quyết định, hiệu quả thực thi và khả năngthích ứng của tổ chức

Nội dung cơ bản trong quản lý tri thức mà các chuyên gia đã thống nhất

và đúc rút trong quá trình nghiên cứu qua thực tế triển khai:

Thứ nhất: Quản lý tri thức là một quá trình bao gồm các hoạt động cơbản kiến tạo, khai thác, sử dụng, chia sẻ và phát triển nguồn tài sản tri thứctrong tổ chức nhằm tạo ra giá trị Như vậy quản lý tri thức là một quá trìnhliên tục vì bản thân tri thức cũng luôn thay đổi Tri thức không ngẫu nhiên mà

có, nó là quá trình nỗ lực học hỏi không ngừng của từng cá nhân và tổ chức

để tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo

Thứ hai: Quản lý tri thức cần phải quan tâm đến cả hai loại tri thức: trithức hiện và tri thức ẩn Ta có thể ví tri thức ẩn trong mỗi con người và tổchức giống như tảng băng trôi 3 nổi 7 chìm, nếu tri thức hiện là phần nổi thìtri thức ẩn là phần chìm Việc khai thác tri thức ẩn và biến nó dẫn thành tri

Trang 19

thức hiện phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và văn hoá của từng tổ chức.Cần tạo môi trường tin cậy, cởi mở, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và chấpnhận rủi ro, thất bại để cho phép khai thác tối đa tri thức ẩn trong mỗi conngười của tổ chức

Thứ 3: Quản lý tri thức cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tínhchiến lược gắn kết chặ chẽ với chiến lược và mục tiêu hoạt động

1.2.2 Tại sao phải quản trị tri thức?

Như đã nói ở trên, trong một tổ chức nói riêng và xã hội nói chung, mỗi

cá nhân sẽ tự mình hấp thụ thông tin và có những tri thức riêng, không aigiống ai Tri thức trong đầu của một người chỉ có người đó mới sử dụng được,không ai ở bên ngoài có thể vận dụng tri thức đó Nếu một tổ chức không biếttận dụng và lưu giữ những lượng tri thức của các cá nhân thì tổ chức đó sẽ cónguy cơ bị tổn thất tri thức hoặc “trao tặng” tri thức của mình cho những tổchức khác

Cần phải quản trị tri thức vì:

 Bởi vì tri thức rất quan trọng Khi tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiện,giá công nhân không còn rẻ mạt thì những lợi thế thương mại khác phải đượcđánh giá đúng tầm của nó để mang lại những giá trị mong đợi của tổ chức Tỷ

lệ giữa tài sản hữu hình và vô hình trong kỷ nguyên công nghiệp là 75 - 25 thìnay đã trỏ thành 25 - 75 trong kỷ nguyên tri thức

 Quá tải thông tin Thông tin có thể được coi như một loại “hàng hoá”đặc biệt có thể được mua, bán, trao đổi, tích lũy và lưu trữ Tuy nhiên, đôi khi

sự quá tải thông tin lại xảy ra Vì vậy, chính chất lượng thông tin mới quantrọng chứ không phải số lượng

 Quá tải thông tin nhưng không có tri thức Quá tải thông tin nhưngkhông tri thức thường đi đôi với nhau Người hiểu biết vấn đề thường đưa ranhững thông tin ngắn, gọn, súc tích; ngược lại người không nắm rõ hoặckhông hiểu vấn đề thường trình bày một cách dài dòng, ý tứ thường là vaymượn, thông tin thường quá tải nhưng không hình thành được tri thức nào chongười dùng tin

Trang 20

 Nhiễu thông tin Hiện tượng nhiễu thông tin còn tác hại hơn quá tảithông tin nhưng không có tri thức vì thông tin được đưa ra là sai lạc do vôtình hay cố ý Một khi thông tin bị nhiễu được phổ biến một cách rộng rãi sẽmang lại một quán tính sai lầm Thực tế rất nhiều tổ chức đã nhận thấy vai tròquan trọng của nguồn chất xám trong sự tồn tại và phát triển của mình, nhưnghẳn không dễ tìm câu trả lời cho câu hỏi: làm thế nào phát huy, sử dụng vàgìn giữ những tri thức quý giá đó.

 Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng choviệc bồi bổ kiến thức và kinh nghiệm lại bị hao hụt đi rất nhiều do các tácnghiệp hàng ngày Vì vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức mộtcách thông minh nhất để không bị tụt hậu Các tổ chức thành công đa số lànhưng công ty nắm bắt nhanh, kịp thời và xử lý chính xác các nguồn thôngtin Việc biến các thông tin đó trở thành tri thức của tổ chức chính là lợi thếcạnh tranh mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được

 Cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.Nhu cầu thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ năng caotăng lên là nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức

1.2.3 Vai trò của quản trị tri thức đối với các trường đại học

1.2.3.1 Vai trò của các trường đại học hiện nay

Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới cũng như

sự hình thành nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi một cách đáng kể vai trò và

sứ mạng của trường đại học Trường đại học nay không còn chỉ là tháp ngàcủa triết học, mà đóng vai trò động lực chủ yếu của nghiên cứu khoa học cơbản cũng như nghiên cứu ứng dụng, nói cách khác ngoài chức năng văn hóa,còn là những trung tâm sáng tạo tri thức và chuyển giao công nghệ Thêm vào

đó, nền sản xuất dựa trên công nghệ cao đòi hỏi những kiến thức và kỹ năngchuyên nghiệp biến nhà trường trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độcao cho xã hội Do đó, các trường đại học đóng một vai trò rất quan trọngtrong một nền kinh tế tri thức

Trang 21

 Trường đại học là nơi kiến tạo tri thức mới Các trường đại học đóng

góp vào sáng tạo tri thức mới qua 3 hoạt động chính: nghiên cứu tri thức mới, đào tạo nhân tài, và dung hòa những khác biệt văn hóa Vai trò nghiên

cứu của đại học càng ngày càng được xem là quan trọng Một đại học thiếunghiên cứu thì khó có thể đủ tư cách là một đại học thực thụ Ngoài nghiêncứu, đại học còn đóng vai trò giảng dạy và đào tạo nhân tài Để đào tạo, đạihọc phải thu hút sinh viên, nghiên cứu sinh, và giảng viên Đại học cũng làmột trung tâm học thuật quốc tế và cũng có thể nói đại học là một trung tâmsáng tạo và văn hóa

 Trường đại học là nơi lưu giữ và truyền tải di sản của nhiều thiênniên kỷ Cùng với việc tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, là không ngừng,thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và tri thức đã có dướisức ép của những nhu cầu mới và khám phá mới Trường đại học, với tư cách

là một trung tâm sáng tạo tri thức và bảo tồn văn hóa, không chỉ đào tạonguồn nhân lực và tạo ra tri thức mới đáp ứng cho những nhu cầu trước mắtcủa nền kinh tế, mà còn giữ gìn và lí giải những giá trị văn hóa truyền thống

 Trường đại học có vai trò đào tạo con người, cung cấp cho xã hộinhững con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghệ thuật, ydược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác; những ngườinày sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm.Học tập tạicác trường đại học là cơ hội để người học được tham gia vào quá trình pháttriển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt Nuôidưỡng và khích lệ, khai sáng khả năng, trí tuệ ở cả giảng viên và sinh viên,những thái độ và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cánhân và xã hội, và từ đó nhân rộng những thái độ và giá trị này ra cho cả cộngđồng

1.2.3.2 Vai trò của quản trị tri thức đối với các trường đại học

 Quản trị tri thức là phương thức tạo nên một tổ chức với những cánhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năngthích ứng cao

Trang 22

Vượt qua những giới hạn của phương thức quản trị truyền thống, quản trịtri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi, biến nhữngcon người lười nhác thành những con người sáng tạo tri thức liên tục Dựatrên nền tảng tiêu chí chia sẻ và đánh giá tri thức đóng góp, quản trị tri thứctạo ra động lực tạo lập văn hoá chia sẻ giữa các thành viên, thúc đẩy yếu tố tựhọc và tổ chức học tập suốt đời Trong môi trường văn hóa tri thức đó, khảnăng của các thành viên được gia tăng hàng ngày, chất lượng tri thức khôngngừng được hoàn thiện Hệ quả của quá trình này là một tập thể của nhữngthành viên năng động, làm việc thông qua chia sẻ tri thức, có khả năng thíchứng cao trong điều kiện hội nhập, hợp tác với các trường đại học chất lượngcao trên thế giới Như chúng ta đã biết môi trường đại học là môi trường giáodục, nghiên cứu, do đó việc thực hiện quản trị tri thức trong nhà trường sẽ tạo

ra môi trường thuận lợi cho giảng viên, sinh viên tìm tòi khám phá khoa học,nâng cao hoàn thiện kiến thức co bản thân và đóng góp cho xã hội

 Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máuchất xám”

Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời

là một nguồn tài sản đầy biến động, đối với các trường đại học điều này lạicàng quan trọng Mỗi một giảng viên là một kho tri thức, kinh nghiệm sống

mà nếu như họ ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ranhững khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạtđộng của nhà trường Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết,những mối quan hệ Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấylâu nay nằm trong đầu nhân tài dưới dạng tiềm ẩn sẽ được chuyển sang trithức hiện hữu qua phương thức chia sẻ và được cấu trúc lại để mọi người cóthể học tập Kết quả của quá trình này là tạo ra một “Kho tri thức hiện hữu”dùng chung cho tất cả thành viên, những cá nhân có khả năng thay thế chonhau Không còn đặc quyền về tri thức, không ngừng được làm giàu cho trithức cá nhân là phương thức tối ưu để làm tăng sự gắn bó của cán bộ giảngviên, thu hút sinh viên, học viên tham gia nghiên cứu, truyền thụ kiến thứctrong và sau khi học tập tại trường

Trang 23

 Quản trị tri thức góp phần nâng cao khả năng ra quyết định

Trong thời đại ngày nay, thông tin không còn là tài sản độc quyền màkhả năng sử dụng và biến thông tin thành tri thức, thành sản phẩm mới là yếu

tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Cơ hội chỉ là một khoảng khắc.Bất kì một tổ chức nào cũng cần phải ra những quyết định, đối với các trườngđại học cũng vậy, đó có thể là các vấn đề về chính sách đào tạo, chương trìnhđào tạo, tuyển sinh, quản lý sinh viên, xây dựng cơ sở vật chất, hợp tác quốctế, Tổ chức nào ra quyết định nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là người chiếnthắng Tuy nhiên trong quá trình ra quyết định, đa phần đều gặp phải vấn đềthiếu thông tin, thiếu cơ sở và thiếu tri thức để ra quyết định Nhưng với quảntrị tri thức tất cả những trở ngại đó sẽ được tháo gỡ Quyết định là quyết địnhcủa tập thể, dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của cả một tổ chức.Không ai mạnh bằng tất cả tập thể hợp lại là nguyên lý đã được chứng minh

là phục vụ khách hàng, làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của kháchhàng Trong quản trị tri thức, các ý kiến đóng góp của khách hàng về chấtlượng dịch vụ đều được lưu giữ và tôn trọng Dựa trên nguồn vốn tri thức đó,nhà trường có cơ sở không ngừng hoàn thiện chất lượng giảng dạy và các yếu

tố đi kèm khác của mình Nhờ quản trị tri thức, mối quan hệ khách hàng củamỗi cá nhân trở thành tài sản chung, những ý kiến đó cũng trở thành tài sản trithức của tổ chức

1.2.4 Các công cụ của quản trị trị thức

Quản trị tri thức cũng như bất kỳ một công việc nào khác, muốn đạtđược hiệu quả phải có hệ thống các công cụ đi kèm để áp dụng Công cụ quản

Trang 24

trị tri thức rất đa dạng và phong phú, dưới đây là những công cụ nổi bật vàphổ biến nhất:

B ng 1.1: Các công c c a Qu n tr tri th c ảng 1.1: Các công cụ của Quản trị tri thức ụ của Quản trị tri thức ủa Quản trị tri thức ảng 1.1: Các công cụ của Quản trị tri thức ị tri thức ức

STT Tên công cụ Khái niệm Cách thức/ công cụ thực hiện

1 Động não Là hình thức mà tại

đó một nhóm baogồm các thành viêncùng suy nghĩ để đưa

ra các ý tưởng

Cách thức thực hiện:

- Lựa chọn những thành viênvào nhóm

- Đảm bảo mọi người đềuhiểu về vấn đề cần động não

- Phát cho các thành viên cácdụng cụ cần thiết bao gồm cácgiấy ghi ý kiến và bút

- Viết vấn đề lên bảng để mọingười luôn ghi nhớ khi độngnão

2 Thu giữ các

ý kiến

Là việc sử dụng cáccông cụ để thu giữcác ý kiến

Các công cụ được sử dụngdành cho cá nhân bao gồm:

- Tự ghi nhớ

- Giấy notes

- Giấy (A4, kẻ ô li, nháp)

- Các thiết bị điện tử: điệnthoại, ghi âm, máy quét, máyảnh, máy tính cá nhân, máyquay phim,…

Trang 25

Những câu hỏi thường được

sử dụng:

- Chúng ta đã có kế hoạchnhư thế nào?

- Thực tế đã diễn ra như thếnào?

- Những việc nào đã xảy rađúng như chúng ta mong đợi?

- Những việc nào chúng ta cóthể làm tốt hơn?

- Chúng ta có thể rút ra bàihọc kinh nghiệm nào chonhững công việc khác saunày?

4 Kể chuyện Là hình thức sử dụng

các từ ngữ, hình ảnh,

âm thanh để chuyểntải tri thức Đây làcách chuyển tải kinhnghiệm và các bíquyết hiệu quả

Cách thức thực hiện:

- Xác định phạm vi/ lĩnh vực/vấn đề tri thức cần chia sẻ

- Tìm người có tri thức vềphạm vi/ lĩnh vực/ vấn đề và

đề xuất việc chia sẻ với cácthành viên khác

- Lên kế hoạch cho việc nóichuyện

-Thực hiện việc chia sẻ trithức qua kể chuyện

Trang 26

để tăng cường chia sẻtri thức

- Tạo ra một nơi làm việcsáng tạo không có nghĩa là tạo

ra một môi trường làm việcchia sẻ tri thức trừ khi cácthành viên của tổ chức hiểu và

sử dụng hiệu quả nơi làm việcnày

- Trong quá trình thiết kế nơilàm việc, cần lấy ý tưởng củacác thành viên của tổ chức đểviệc thiết kế cũng như sửdụng không gian làm việchiệu quả hơn

6 Mạng xã hội Mạng xã hội, hay gọi

là mạng xã hội ảo,(tiếng Anh: socialnetwork) là dịch vụnối kết các thành viêncùng sở thích trênInternet lại với nhauvới nhiều mục đíchkhác nhau khôngphân biệt không gian

7 Wikipedia Wikipedia là một bách

khoa toàn thư tự do, làkết quả của sự cộngtác của chính nhữngngười đọc từ khắp nơitrên thế giới

Trang mạng này có tính chấtwiki, có nghĩa là tất cả mọingười đều có thể sửa đổi ở bất

cứ trang nào ngoại trừ các cánhân bị tước quyền sửa đổi vànhững trang bị khóa

Trang 27

1.2.5 Các hoạt động cơ bản của quản trị tri thức trong các trường đại học

1.2.5.1 Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặcthử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thínghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên

và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn,giá trị hơn Hay nghiên cứu khoa học là công việc đi tìm lời giải thích và thựchiện các dự báo cho các câu hỏi mà khoa học và thực tiễn chưa có đáp ánnhằm góp phần gia tăng tri thức nhân loại

Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:

- Nghiên cứu khoa học nhằm mục tiêu cao cả là phát triển tri thức mới,đóng góp thêm tri thức cho kho tàng tri thức của con người, những tri thứcnày phải mang tính phổ quát hay có thể khái quát hóa

- Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có hệ thống, có nghĩa là côngtrình nghiên cứu được thực hiện theo những qui trình chuẩn đòi hỏi ngườitham gia nghiên cứu các nhà khoa học phải đặc biệt chú ý đến phương phápnghiên cứu đảm bảo đúng đắn rõ ràng, có độ tin cậy và chính xác cao

- Con người muốn làm NCKH phải nắm chắc kiến thức nhất định liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là có quyết tâm, lòng kiên trì tìmtòi học hỏi không ngừng, có phương pháp và tiếp cận đúng đắn

- Nghiên cứu khoa học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn mỗi côngtrình nghiên cứu có khi là tìm ra một định luậ mới, kiến thức đúc rúc từ nhữngđiều tra khảo sát, thí nghiệm thực tế và cũng có thể là sự ứng dụng của mộthọc thuyết khoa học vào thực tế của sống đem lại những hữu ích cho conngười

 Nghiên cứu khoa học tại các trường đại học:

Hiện nay hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiên ở nhiều nơinhư: các trung tâm nghiên cứu, các viện, các trường đại học, Riêng đối với

Trang 28

các trường đại học, hiện nay nghiên cứu khoa học vừa là mục đích vừa làphương tiện để đào tạo Thế giới luôn luôn vận động không ngừng, tri thứcnhân loại cũng không ngừng phát triển, đòi hỏi các trường đại học khôngnhững khai thác vốn tri thức sẵn có mà phải ngày càng đáp ứng những yêucầu mới của xã hội về đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ những lí luận, kĩnăng, kiến thức thực tế muốn đổi mới công tác giáo dục đào tạo cần thiếtphải kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, phát huy sức mạnh trí tuệ, họcvấn của đội ngũ giảng viên và sinh viên, khai thác sâu và hiểu rõ lý thuyếthơn và phát triển vốn tri thức đã có Hiện nay các trường đại học đang hướngđến mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu, lấy nhiệm vụ nghiên cứukhoa học làm trọng tâm, triển khai rộng khắp đối với nhiều đối tượng đặc biệt

là giảng viên, sinh viên (chính quy và nghiên cứu sinh)

Ở các trường đại học nước ta, các công trình nghiên cứu khoa học đượcphân thành nhiều cấp tùy thuộc vào mức độ, quy mô của đề tài: cấp Nhànước, cấp Bộ, cấp cơ sở và các báo cáo chuyên đề của các giảng viên trẻ.Lợi ích của nghiên cứu khoa học đối với Nhà trường:

- Tăng uy tín nhà trường

- Nâng cao chất lượng đào tạo

Lợi ích của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên:

- Tăng thêm vốn hiểu biết , sử dụng các kết quả nghiên cứu làm tư liệuhữu ích cho phục vụ các bài giảng trên lớp

- Nâng cao trình độ chuyên môn thông qua viêc đi sâu vào nghiên cứuLợi ích của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, nghiên cứu sinh:

- Nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viêntiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luậnvới thực tiễn Bằng việc tham gia nghiên cứu khoa học các sinh viên sẽ pháthiện những vấn đề cần phải giải quyết trên cơ sở các mấu chốt, vấn đề nghiêncứu của đề tài Không ít hay nhiều, khi sinh viên tham gia nghiên cứu, mộtmặt chính sinh viên đã tự trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp

Trang 29

luận, mặt khác đó là những hoài bão có thể giúp ích cho địa phương và đấtnước sau này.

- Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên phải thường xuyên làm việctích cực, độc lập với sách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát,phỏng vấn Nhờ đó, không những tầm hiểu biết của sinh viên tham gianghiên cứu khoa học được mở rộng mà họ còn dần dần nắm được phươngpháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp vàniềm tin khoa học, từng bước hình thành những tố chất và bản lĩnh cần có đểlàm việc trong tương lai

1.2.5.2 Truyền thụ và tiếp thu kiến thức

Nâng cao kiến thức cho giảng viên mới: giảng viên mới vào cần được bồidưỡng về nghiệp vụ, kiến thức giảng dạy nhằm nâng cao phương pháp truyềnthụ kiến thức, truyền cảm hứng giảng dạy

Nâng cao kiến thức sinh viên thông qua giảng dạy truyền thụ kiến thức:Sinh viên là nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, có vai trò quyết định đến

sự phát triển và vị thế của quốc gia Trước đòi hỏi nhu cầu thực tế hiện nay,thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên các trường đại học cần thiết phải thường xuyênbồi dưỡng, rèn luyện tiếp thu kiến thức và bồi dưỡng năng lực bản thân Giáodục đào tạo phải luôn đóng vai trò quan trọng và cần được quan tâm Cácgiảng viên đại học là những người có trình độ, am hiểu Giảng viên, với kiếnthức vững vàng, chuyên môn sâu và luôn cập nhật, có phương pháp giảngdạy hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, áp dụng phương pháp giảng dạymới với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại Do đó việc tiếp thu bàigiảng của thầy cô sẽ giúp sinh viên có được sự tiếp cận ban đầu và cơ bản đốivới các vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp tương lai Hơn thế nữa, đó sẽ làhành trang tiếp nối tri thức cũng như khởi nguồn của những thành tựu saunày

1.2.5.3 Giảng viên tham gia viết giáo trình

Giáo trình có vai trò quan trọng trong học tập và nghiên cứu của sinhviên, cùng với đó việc viết giáo trình lại càng thực sự quan trọng với những

Trang 30

người tham gia biên soạn Quá trình viết sách trải qua lần lượt các bước cơbản sau: nghiên cứu, bản thảo, thẩm định, xuất bản thử, sửa, hiệu định, xuấtbản đại trà Do vậy, trong suốt quá trình biên soạn, các tác giả luôn phải tìmtòi nghiên cứu, phát triển nhưng tri thức hiện có, và sáng kiến những tri thứcmới, đảm bảo sự hữu ích và đóng góp tích cực đối với nền khoa học và khokiến thức chung Viết viết giáo trình mới cũng là phương thức để các giảngviên có thêm tư liệu giảng dạy cũng như thêm hứng thú trong công việc.

và hữu ích Các hoạt động chia sẻ tri thức cơ bản tại trường đại học:

- Chia sẻ tri thức giữa cán bộ công nhân viên, giảng viên với nhau

- Chia sẻ tri thức giữa giảng viên và sinh viên

- Chia sẻ tri thức giữa sinh viên với nhau

- Chia sẻ tri thức cộng đồng (thư viện)

Trang 31

- Ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn hoạt độngcủa nhà trường và cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam, thế giới.

- Phát triển năng lực tư vấn cho các doanh nghiệp

- Tạo mối quan hệ hợp tác, liên kết với các tổ chức bên ngoài, mở rộngquy mô đào tạo theo chuẩn quốc tế như: Liên kết với các trường đại học trênthế giới, hợp tác với các doanh nghiệp

- Khai thác kiến thức ở sách báo và thư viện Trong môi trường giáodục, quản trị tri thức có thể giúp chuyển hóa thư viện thành một cơ quan chia

sẻ tri thức hiệu quả hơn

- Tham gia viết sách báo, tạp chí

1.3 Kinh nghiệm áp dụng quản trị tri thức trong các tổ chức

1.3.1 Doanh nghiệp

 Doanh nghiệp thế giới

Toàn cầu hoá tạo ra một sân chơi phẳng, cạnh tranh hơn bao giờ hết 20năm trước không ai có thể nghĩ Ấn Độ lại có thể trở thành sân sau của Mĩ vớihàng loạt các “call center” nằm rải rác khắp đất nước, cung cấp dịch vụ chokhách hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là các khách hàng từ Châu Âu và Mĩ.Ngày nay, Microsoft không nhất thiết phải dộng tay vào tất cả các giai đoạntạo ra một phần mềm Họ có thể chuyển phần việc gia công “ít chất xám”sang các nước khác với mức lương chỉ bằng ½ mức phải trả cho một lập trìnhviên tại Redmond Cũng lúc đó, để sản xuất ra một chiếc máy tính xách tay,Dell có một tập hợp hơn 40 nhà cung cấp – là những công ty, xưởng, nhà máytrên toàn thế giới chuyên sản xuất linh kiện lắp ráp Toàn cầu hoá những côngthức bí truyền, chiến lược kinh doanh, các thiết kế Đó là lý do vì sao chúng

ta cần quản trị tri thức

Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng quản trị tri thức đang trở thành xuhướng toàn cầu Vị trí của ngành quản trị non trẻ này đã và đang được khẳngđịnh bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc ứng

Trang 32

dụng Dựa trên nền tảng triết lý quản trị tri thức, những giá trị vật chất và tinhthần, chỉ số lợi nhuận và giá trị thị trường của những công ty áp dụng đãkhiến thế giới doanh nghiệp ngưỡng mộ Tiêu biểu cho những bước tiến, sựphục sinh thần kỳ đó là các tổ chức hàng đầu như: IBM, Coca – Cola,Microsoft, Google hay Yahoo Ở Châu Á, chúng ta cũng được chứng kiếnnhững bước nhạy vọt đầy mạnh mẽ với một phương thức quản trị tương tựtrên phạm vi quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Malaysia.Trên phương diện tổ chức cả thế giới cũng bao lần kinh ngạc bởi một cái gọi

là “Phương thức Toyota” dựa trên nền tảng quản trị tri thức Kaizen

 Doanh nghiệp Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên là một trong nhữngquốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực, với cơ cấu ngành biếnđổi theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, bao gồm lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và tri thức cao.Tuy nhiên GDP tăng chủ yếu là do tăng các yếu tố đầu vào, tức là tăng laođộng (19,1%), vốn (52,7%), chứ phần tăng do áp dụng tiến bộ khoa học côngnghệ, tri thức, quản lý, cách tổ chức sản xuất, chất lượng giáo dục, trình độtay nghề còn rất thấp Nói cách khác, năng suất các yếu tố tổng hợp thì lai rấtthấp Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường hiệnđại, từ trình độ kinh tế nông nghiệp sang trình độ kinh tế công nghiệp và dịch

vụ để nỗ lực nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại chống tụt hậuvới trình độ phát triển chung của thế giới và thu hẹp khoảng cách với cácnước phát triển Dưới góc độ doanh nghiệp - hạt nhân cốt lõi của nền kinh tế,trong 10 năm trở lại đây đa số các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để đầu tư,đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, áp dụng các côngnghệ quản lý tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho thấy cácdoanh nghiệp Việt nam vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng: sức cạnh tranh còn yếu,thiếu thông tin và hiểu biết thị trường, thiếu nhân lực có kinh nghiệm và kỹnăng chuyên nghiệp, nhiều khiếm khuyết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ,thiếu sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp

Trang 33

Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu của lịch sử 80 –95% giá trị của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp không còn nằm ở tài sản hữuhình mà ẩn chứa trong nhân tố con người, vốn tri thức và những ý tưởng kinhdoanh Ở Việt Nam khái niệm vốn tri thức, quản trị tri thức tuy còn mới mẻ

và chưa được nhận thức đầy đủ nhưng không phải vì thế chúng ta bỏ qua

Trang 34

nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trên nhưng các nỗ lực đó là khá rờirạc, chưa bao quát thành một phương pháp quản lý rõ ràng, phần lớn cáctrường đại học - những trung tâm tri thức lớn lại chưa thực sự áp dụng đầy đủ,hiệu quả Quản trị tri thực vào công tác giảng dạy học tập Trên thực tế, quảntrị tri thức vẫn khá mới đối với hầu hết các trường đại học đặc biệt là cáctrường đại học tại các nước đang và chưa phát triển, và có vẻ như các bàigiảng, các khóa học đào tạo, cung cấp những hiểu biết hữu dụng về quản trịtri thức cho các học viên khi áp dụng vào các doanh nghiệp nhưng lại chưathực sự áp dụng rõ tại các trường đại học Trước những yêu cầu thực tại vàhiểu rõ vai trò của quản trị tri thức cần thiết có những chính sách rõ ràng vàquan tâm nhất định đối với phương pháp này trong các trương đại học nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo, phát triển trithức nhân loại.

Một số hoạt động liên quan đến quản trị tri thức được thực hiện tốt ở cáctrường đại học trên thế giới:

 Các hoạt động nghiên cứu tri thức: Tại Australia nhằm đưa tầm nhìn

và truyền thống văn hoá nghiên cứu của Australia vào đời sống, về mặt cơ cấu

tổ chức, mỗi đại học Australia thường có một Phó Giám đốc phụ trách KhốiNghiên cứu và Phát triển hoặc tên mới gọi là Khối Nghiên cứu và đổi mới.Khối này có nhiệm vụ hỗ trợ và theo dõi các dự án nhận được sự tài trợ củaChương trình Cạnh tranh Quốc gia (NCGP) và Hội đồng Nghiên cứuAustralia là một cơ quan thuộc Khối Khoa học và Nghiên cứu có trách nhiệm

hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu hàng đầu và xây dựng năng lực nghiên cứucủa Australia qua chương trình phát triển kỹ năng nghiên cứu và qua sự hợptác chặt chẽ giữa các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Hay như ở Nhật Bản,Đại học Tokyo có hai loại khoa hoặc trường chia sẻ kiến thức nhằm tạo thuậnlợi cho nghiên cứu và giảng dạy Một loại dành cho các học giả của trườnggồm 18 khoa, trường Một loại tập trung vào những mục tiêu đặc biệt dànhcho học giả của cả nước Nhật gồm 4 khoa, trường Có nhiều cơ sở nghiên cứugắn với nhiều khoa khác nhau của trường Tất cả các cơ sở nghiên cứu củacác viện đều phối hợp chặt chẽ với các khoa hoặc trường liên hệ trong giảng

Trang 35

dạy và giám sát hoạt động của các nghiên cứu sinh… Điều đó cho thấy rằngnăng lực nghiên cứu được quan tâm chặt chẽ tại các trường đại học hàng đầutrên thế giới, đó chính là một phần mà hoạt động quản trị tri thức hướng đến.

 Đầu tư cho thư viện trường: Cùng với đó, môi trường tri thức ở cáctrường đại học khá là mở, sinh viên với các giáo sư, giảng viên, sinh viên vớisinh viên trao đổi nghiên cứu với nhau ở mọi nơi có thể Các trường đại họctrên thế giới quan tâm và đầu tư cho hoạt đông quản trị tri thức đến nhiềuthành phần của trường, đặc biệt là thư viện – nơi lưu trữ tri thức nhân loại vớimột hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, máy tính lưu trữ và phânchia nguồn dữ liệu, kiến thức hợp lý tạo thuận lợi cho việc truy cập tìm kiếm,

và quản lý Các đầu sách, công trình nghiên cứu luôn được cập nhập mới đảmbảo tính kịp thời của tri thức mới Hệ thống Thư viện Đại học Harvard, trungtâm là Thư viện Widener tại Harvard Yard, có hơn 80 thư viện riêng lẻ chứahơn 15 triệu đầu sách, được xem là thư viện lớn thứ tư trên thế giới, sau Thưviện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Anh Quốc, và Thư viện Quốc gia Pháp.Harvard miêu tả thư viện của mình là “thư viện học thuật lớn nhất thế giới”,

và tự hào ở trong số năm “đại thư viện” (có 1 triệu đầu sách trở lên) Thư việnKhoa học Cabot, Thư viện Lamont, và Thư viện Widener là ba trong số cácthư viện được sinh viên ưa thích nhất do dễ tiếp cận và ở vào vị trí thuận lợi.Trong hệ thống thư viện của Harvard có những sách hiếm, bản thảo viết tay,

và các bộ sưu tập đặc biệt Cùng với Thư viện Houghton, Thư viện Lịch sửPhụ nữ Arthur và Elizabeth Schesinger, Văn khố Đại học Harvard là nơi lưugiữ các tài liệu hiếm và độc đáo Bộ sưu tập tài liệu ngôn ngữ Đông Á lớnnhất bên ngoài Đông Á được lưu trữ tại Thư viện Harvard-Yenching TrườngĐại học Tokyo có một hệ thống thư viện, tập trung tại Tổng thư viện, đượcnối mạng liên kết với 55 thư viện của các khoa, trường, viện Có khoảng 8,1triệu quyển sách và tạp chí trong đó có nhiều ấn bản quý hiếm Trường có mộtviện Bảo tàng độc đáo, đó là một hệ thống bảo tàng đặc biệt bao gồm nhiềulĩnh vực, từ cổ sinh vật học đến nhân chủng học

 Các hoạt động ngoại khóa: Ở Mỹ mỗi trường đại học có cả hàngchục đến cả trăm hội sinh viên chứ không phải mỗi trường chỉ có một vài hội

Trang 36

sinh viên như ở Việt Nam Nếu sinh viên muốn tham gia các hoạt động ngoạikhóa thì có thể tham gia chương trình của rất nhiều câu lạc bộ sinh viên, điều

đó là cơ hội lớn cho các sinh viên có cơ hội được ở rộng vống hiểu biết củabản thân, khởi nguồn cho những tinh thần tập thể sáng tạo

 Về chương trình học và hình thức lựa chọn môn học: Chương trìnhhọc ở đại học Mỹ rất linh hoạt hơn ở ta Sinh viên được chọn môn, chọn thầy,

và chọn giờ học theo ý mình Mặc dù học sinh phải đăng ký ngành học ngay

từ khi vào trường, nhưng sinh viên có thể thay đổi ngành học trong hai nămđầu mà hầu như không ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp Sinh viên chọnngành Văn học vẫn có thể chuyển sang nghành Kiểm toán chẳng hạn Trong 2năm đầu tiên, hầu hết chương trình của các ngành đều giống nhau Tất cả sinhviên bất kể chuyên ngành nào, dù Kiểm toán hay Văn học, đều phải hoàn tấtchương trình cơ bản trong hai năm đầu với nhiều môn trên nhiều lĩnh vực, từkhoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (Lịch sử, Xã hộihọc, Chính trị), Tiếng Anh (học lối viết trong nghiên cứu), đến các lớp như

Âm nhạc hay Sân khấu Đương nhiên là sinh viên được quyền chọn môn họcmình yêu thích trong số những nhóm môn ấy

 Các khóa học về quản trị tri thức: Nhiều khóa học về quản trị tri thứcđược tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết và một phương pháp quản trị mới,đồng thời mở ra những cánh cửa khuyến khích sự chia sẻ, học tập, trao đổi trithức trong trường

 Tình hình áp dụng quản trị tri thức tại các trường đại học ở Việt NamHiện nay, các trường đại học Việt Nam đang phải đương đầu với 3 thách

thức lớn: thu hút nhân tài, mở rộng tự do học thuật, và nâng cao năng lực

nghiên cứu khoa học Đại học ngày nay đã trở thành toàn cầu hóa Nhữngtrường đại học danh tiếng trên thế giới là những nơi thu hút người tài khắpnăm châu, bất kể họ có quốc tịch gì và thành phần chính trị nào Nhưng trongđiều kiện và bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, các đại học chưa có cơ chế tự chủ

để tuyển dụng nhân tài trên thế giới, và vì thế đại học Việt Nam vẫn luẩn quẩntrong vòng “ao nhà”, chưa vươn ra thế giới

Trang 37

Ở Việt Nam chưa có trường đại học nghiên cứu (research orienteduniversity) Đối với các đại học hiện tại, chức năng nghiên cứu khoa học cũngchưa được chú trọng đúng mức Thành quả nghiên cứu khoa học của ViệtNam còn rất khiêm tốn ngay cả so với các nước trong khu vực Các đại họclớn cũng có nghiên cứu nhưng các giảng viên, giáo sư ở đó xem giảng dạy lànhiệm vụ chính, nghiên cứu chỉ là phụ Do vậy, cần phải xác định lại vai tròcủa trường đại học một cách hết sức cơ bản Trong nền kinh tế tri thức, đạihọc phải là nơi sáng tạo ra tri thức mới, nghĩa là phải nhấn mạnh chức năngnghiên cứu chứ không chỉ là đào tạo và giảng dạy Không phải ngẫu nhiên màcác hệ thống xếp hạng đại học đều nhấn mạnh đến số lượng công bố khoahọc, tức năng lực nghiên cứu của các trường Khi tri thức trở thành một lựclượng sản xuất trực tiếp, động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra củacải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế, thì vai trò của trường đại họctrong việc kiến tạo ra tri thức mới càng được khẳng định mạnh mẽ hơn baogiờ hết và cùng với đó nhu cầu cấp thiết cần thực hiện quản trị tri thức tròncác trường đại học cần phải đạt ra những ưu tiên nhất định.

Có thể nói, hiện nay các trường đại học ở Việt Nam chưa có một chínhsách rõ ràng về việc thực hiện quản trị tri thức Thông qua các hoạt độnggiảng dạy, truyền thụ kiến thức hoạt các phong trào phát động nghiên cứukhoa học đơn thuần thì việc tiếp nhận, chia sẻ tri thức chưa thực sự chủ động,

và phổ biến, chưa trở thành thói quen, văn hóa của mỗi sịnh viên, học viên,giảng viên và cán bộ của nhà trường Điều này một phần cũng xuất phát từban lãnh đạo các trường chưa có một chủ trương quan tâm đúng mức cũngnhư có những đầu tư hơn nữa cho hoạt động quản trị tri thức tại trường họccủa mình

1.3.3 Kinh nghiệm về quản trị tri thức rút ra cho các trường Đại học

ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng

- Có chính sách rõ ràng về thực hiện quản trị tri thức tại trường ĐHKTQD Phát động rộng rãi các hoạt động của quản trị tri thức trong toàn thềcán bọ nhân viên, giảng viên, học viên sinh viên của trường ĐH KTQD

Trang 38

- Hoạch định kế hoạch thực hiện rõ ràng, thu hút sự quan tâm và đầu

tư của ban lãnh đạo nhà trường

- Phát động rộng rãi các hoạt động của quản trị tri thức trong toàn thểcán bộ nhân viên, giảng viên, học viên sinh viên của trường ĐH KTQD

- Có định hướng đúng đắn trong quyết định chuyển đổi mô hình tổchức từ trường đại học đào tạo sang trường đại học định hướng nghiên cứu.Đại học nghiên cứu là một định chế giáo dục đặc biệt với sứ mệnh là nơi kiếntạo tri thức mới thông qua hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ,

mô hình tổ chức cảu đạ học nghiên cứu có sự kết nối chặt chẽ giữa nghiêncứu và giảng dạy, trong đó đào tạo tập trung vào hệ đào tạo sau đại học bậcThạc sĩ, Tiến sĩ và hệ đại học có chọn lọc với chất lượng cao (đào tạo theohướng tinh hoa)

- Bên cạnh công tác đào tạo còn phải nghiên cứu khoa học Hai chứcnăng này cần phải gắn kết và bổ trợ cho nhau Đồng thời quan tâm đến chấtlượng của các công trình nghiên cứu, đặc biệt là tính khả thi nhằm tăng nguồnthu từ hoạt động KHCN, đây là giải pháp để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn:kinh phí - chất lượng nghiên cứu

- Coi các hoạt động chia sẻ kiến thức trở nên thường nhật, nâng cấp hệthống thông tin, thư viện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên, sinhviên, học viên tiếp cận với nền tri thức sẵn có; định hướng, khuyến khíchnghiên cứu, tự nghiên cứu

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

2.1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tàichính Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Namtrực thuộc Thủ tướng Chính phủ Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướngChính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại họcKinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục Tháng 1 năm 1965 Trường lại mộtlần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Ngày 22 tháng

678-10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là BộGiáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thànhtrường Đại học Kinh tế Quốc dân Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốcdân được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:

1 Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô

2 Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học vàsau đại học

3 Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tếQuốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:

- Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh

tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam Trường hiện có hơn 45.000sinh viên; 1228 cán bộ, giảng viên, công nhân viên (trong đó có 759giảngviên, 18 giáo sư và 95 phó giáo sư, 255 tiến sĩ và 391 thạc sĩ); Bậc đạihọc đào tạo 45 chuyên ngành thuộc 8 khối chuyên ngành khác nhau: Kinh tế,Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng , Kế toán, Hệ thống thông tin

Trang 40

kinh tế, Luật học, Khoa học máy tính và Tiếng Anh ; ở bậc cao học đào tạo 2nhóm ngành Kinh tế, kinh doanh và Quản lý với 33 chuyên ngành hẹp; Bậcnghiên cứu sinh đào tạo 14 mã số chuyên ngành với 22 chuyên ngành hẹp.Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ,Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắnhạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanhnghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc Cho đến nay, trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy,năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thucác công nghệ mới Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiềungười hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng,Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

- Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch địnhchính sách kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương

và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trường đã triển khai nhiềucông trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chínhphủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng Ngoài ra,Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu

và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA(Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh),

Ngày đăng: 03/09/2015, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w