1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩm thực ngày tết nhật bản

34 643 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Ẩm thực ngày tết nhật bản

Chủ đề: Ẩm thực ngày Tết Nhật Bản MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU 4 2.Ẩm thực Tết Nhật Bản 5 II.NỘI DUNG CHÍNH 6 1.Đồ cúng 6 2.Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản 10 3.Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa 14 3.1.Nguồn gốc 14 3.2.Quá trình phát triển 15 3.3.Cách thưởng thức mỳ Soba nói chung và mỳ Toshikoshi Soba nói riêng.16 3.4.Ý nghĩa của mì Toshikoki Soba 17 4.Ngày Mùng 1 Tết 18 5.Osechi 21 5.1.Nguồn gốc 21 5.2. Cách sắp xếp hộp Osechi 22 6.Mùng 7 tết 29 III.KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 2 Lời mở đầu Ẩm thực đã từ lâu luôn là thứ tạo nên những nét văn hóa riêng biệt ở từng quốc gia, từng vùng miền. Nó không chỉ là cơ sở nuôi dưỡng con người mà còn là một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu tạo nên cái hồn dân tộc, và ở Nhật Bản điều này cũng không phải là một ngoại lệ. Đối với đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú như Nhật, ở mỗi giá trị văn hóa ta đều thấy một vẻ đẹp không chỉ toát ra từ nét đẹp truyền thống mang hơi hướng Á Đông mà còn pha chút hiện đại tươi mới của nền văn minh Phương Tây. Điều này được chứng minh tiêu biểu qua góc nhìn về nghệ thuật ẩm thực. Tuy chỉ là một góc nhìn về một mảng đề tài của văn hóa nhưng nó không hề hẹp nghĩa chút nào, mà ngược lại trong nó bao hàm nhiều khía cạnh giá trị khác nhau. Trong giới hạn bài làm của mình chúng em xin được chọn chủ đề về “ẩm thực 3 ngày tết Nhật Bản”, với mong muốn không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về những món ăn đặc trưng của Nhật mà hơn nữa là những món ăn trong dịp đầu năm, những ngày có ý nghĩa rất lớn đối với người Á Đông. Để phần nào thông qua đây, ta thấy được bên cạnh những hoạt động truyền thống sôi nổi thì ẩm thực cũng là một trong những thứ làm cho những ngày Tết của người Nhật thêm màu sắc và giàu ý nghĩa. I. MỞ ĐẦU 1. Sơ lược về Tết Nhật Bản Ngày tết được gọi là ngày khởi đầu của mùa xuân, là thời điểm để mọi người sum họp cùng gia đình.Đối với nước Nhật,ngày tết cũng giống như các nước khác. Đó là một trong những lễ hội truyền thống lớn, là thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên, tết ở Nhật Bản không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…ở điểm là Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch tức là ngày 1-1 hằng năm và người Nhật gọi dịp này là “oshogatsu”-là dịp quan trọng nhất trong năm để nghênh đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. 1.1. Nguồn gốc ngày Tết 4 Tết Nhật được coi là một trong những nghi lễ tồn tại lâu đời ngang với nghi lễ Obon. Trước thời Minh Trị, năm mới của Nhật Bản dựa theo lịch Âm. Đến thời Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873), Tết được tổ chức theo dương lịch. Nguyên nhân Nhật hoàng đưa ra quyết định như vậy là vì muốn chấm dứt thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa đồng thời muốn học hỏi phương Tây không bị lạc hậu, nghèo nàn. Hiện nay, hầu hết các vùng ở Nhật đều theo tết dương lịch ngoại trừ quần đảo Ryukyu -nơi có một nền văn hóa riêng biệt, năm mới vẫn đón chào theo Âm lịch 1.2. Hoạt động ngày tết Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng ngày nay nó được dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-4 của tháng đầu tiên trong năm. Vào ngày 8-12 chuẩn bị đón năm mới, ngày 30 gia đình sum họp uống rượu Sake đón giao thừa.Vào đêm giao thừa, ngay trước nửa đêm, ngôi chùa Phật giáo rung chuông 108 lần. Đây được xem là nghi lễ để quên đi năm cũ và mở ra năm mới. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác vào dịp tết giống như các nước châu Á như là đi chùa vào năm mới “Hatsu Mohde", chơi trò chơi dân gian như trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, lì xì đầu năm"otoshi-dama" , thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần Ngoài ra, tết Nhật bản còn mang đậm nét tính cổ truyền với các phong tục như treo shimenawa trước cửa nhà,đặt kadomatsu cạnh cửa, đặt wakazari trong bếp… 2. Ẩm thực Tết Nhật Bản Nhắc đến Tết Nhật Bản không thể không nói đến ẩm thực vào ngày tết. Như chúng ta đã biết, các món ăn Nhật Bản có đặc trưng là thanh tao, nhẹ nhàng, không lạm dụng quá nhiều gia vị và thường phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Món tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn được bày trí khéo léo, tỉ mỉ và trông rất đẹp mắt. Trước hết, phải kể đến Sashimi và Sushi là hai món ăn cá sống rất phổ biến và nổi tiếng của Nhật Bản. Thứ hai, một món ăn không thể thiếu vào ngày tết là Osechi. Điều thú vị ở Osechi là mỗi nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ngoài Osechi còn có một món ăn khác, đó là món Zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước 5 sốt cùng với bánh dày Đặc biệt, nếu ăn bánh dầy vào ngày Tết nghĩa là thêm 1 tuổi, thêm sức sống vì bánh dày là món ăn do thần tặng. Bên cạnh đó, còn có nhiều món ăn với ý nghĩa khác nhau như: món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui….Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ. Về đồ uống, không thể thiếu rượu Sake-một loại rượu để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, ngoài ra còn có một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin. Từ đó cho ta thấy, mỗi món ăn của Nhật được chế biến bằng phương pháp khác nhau nhưng đều có ý nghĩa riêng, hàm chứa lời cầu chúc năm mới với nhiều may mắn,với niềm hy vọng vào một sự khởi đầu mới. Có thể thấy rằng tuy Tết Nhật Bản theo lịch Tây đã gần hơn một thế kỷ nhưng nó vẫn bảo tồn những phong tục đặc sắc của xứ sở hoa anh đào mà đặc biệt điều đó được thể hiện qua ẩm thực ngày Tết. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đồ cúng Đầu tiên nhắc đến các nghi lễ truyền thống ngày Tết không thể không nhắc đến việc cúng đầu năm theo phong cách người Á Đông. Theo truyền thống, tương tự như người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, ở các gia đình Nhật Bản, người chủ gia đình cũng đặt mâm cỗ trước bàn thờ và khấn mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu và tin tưởng rằng với khả năng thần bí và siêu nhiên tổ tiên của họ sẽ luôn phù trợ cho con cháu của mình được hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Mâm lễ thường bao gồm rượu Sake, Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy từng địa phương nhưng Omochi và rượu Sake là hai thứ không thể thiếu đối với người Nhật. 6 Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo - loại ngũ cốc quý báu đã nuôi dưỡng họ bao đời. Bởi lẽ đó, bánh Mochi và rượu Sake làm từ gạo không chỉ được dùng để ăn uống trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa người Nhật. Trước hết nói về rượu Sake, đối với họ, nó mang ý nghĩa tôn giáo – tâm linh vô cùng sâu sắc. Bởi lẽ, việc làm ra rượu Sake được bắt đầu đồng thời với việc người ta biết thờ phụng thần thánh. Bên cạnh đó, thần của rượu Sake chính là thần của gieo trồng và thu hoạch lúa nên khi muốn cầu xin để gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu thì người ta luôn nghĩ tới thần rượu Sake. Vì vậy, loại rượu này không chỉ là cầu nối tình cảm giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh. Do đó mà mặc cho sự du nhập của rất nhiều loại rượu nổi tiếng thế giới người dân xứ Phù Tang vẫn giữ thói quen uống rượu Sake trong những ngày lễ hội tôn giáo, những dịp quan trọng và đặc biệt là ngày tết. Để làm rượu Sake người Nhật sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo và nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn gạo rất cầu kỳ, không phải gạo nào cũng nấu được mà phải là gạo Sakaima, hạt lớn, mềm, chỉ trồng được ở một số vùng nhất định, kỹ thuật canh tác phức tạp. Nước cũng phải là nước ngầm, hàm lượng sắt và magie thấp, không làm đổi màu rượu. Đôi khi để làm tăng thêm vị ngot dịu của rượu, người ta dùng thêm nấm Koji để chuyển hóa cơm thành đường. Bình rượu hay tách uống rượu cũng tùy theo từng thời điểm mà khác nhau, vào những ngày lễ hội năm mới như thế này thì người ta thường dùng chén Sakazuki và bình Choshi với màu đỏ và màu đen bóng. Bình đựng rượu để dâng cúng thần linh là loại bình màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự thiên liêng của thánh thần. 7 Tiếp đến nói về bánh Mochi người nhật có quan niệm vô cùng độc đáo rằng: ngày tết ăn bánh dày sẽ thêm 1 tuổi, họ cho rằng lúa có hồn và bánh dày có vía nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. đặc biệt, bánh dầy ngày tết là do thần tặng nên có sức sống mạnh hơn. Bánh Mochi thường được bày trí ở bàn thờ Shinto của gia đình, hốc tường Toko noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagamimochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagamimochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Hình dạng tròn của chiếc bánh tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn, giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là Kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“niềm vui nối tiếp niềm vui”, hai bánh Mochi khác nhau tượng trưng cho năm cũ và năm mới, trái tim con người, "âm" và "dương", hay mặt trăng và mặt trời. Trên đỉnh của Kagamimochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh và con cháu đầy đàn, gia đình được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi nó có phát âm là daidai giống như từ “đời đời” (代々). Bánh ở trên một kệ được gọi là Sanpo, trên một tờ giấy gọi là Shihobeni được cho là để ngăn lửa cháy nhà cho năm sau. Các tờ giấy gọi là Gohei được gấp thành các hình tia sét giống như những gì nhìn thấy trên đai của đô vật sumo cũng được đính kèm. Ngoài ra, một số gia đình còn có thể trang trí cầu kỳ hơn bằng cách đặt thêm vào 1 con tôm hùm, vì tôm hùm có hình dáng như cụ già đang khom lưng nên gia chủ mong muốn gia đình sẽ sống lâu trăm tuổi và có cuộc sống an khang thịnh vượng. 8 Còn một phong tục thú vị về Kagamimochi trong ngày khai bánh đó là người ta thường dùng búa hay dùng tay để đập vỡ bánh rồi ninh, kho, ăn nấu cùng với ozoni; tuyệt đối không được dùng dao vì như thế sẽ mang ý nghĩa chia rẽ gia đình. Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là mochi bana, bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi, một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Những cành mochi bana cũng được dùng để trưng bày ở Toko noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” Mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến. 9 2. Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản Bonenkai (忘年会, dịch ngữ nghĩa ra là tiệc họp mặt quên đi năm cũ) là một bữa tiệc nhậu được tổ chức vào cuối năm, thông thường chúng được diễn ra giữa các nhóm đồng nghiệp và bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, đúng như tên gọi của nó, là để quên đi những điều buồn phiền và lo lắng của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với tâm hồn tươi sáng. Đây cũng là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm (bằng 5-6 tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả láng. Bonenkai không diễn ra vào một ngày nhất định mà được rục rịch tổ chức từ giữa tháng 12 cho đến hết năm, thường tổ chức vào ngày 28/12. Mang nghĩa là tiệc gặp gỡ cuối năm, vì thế về cơ bản, Bonenkai là bữa nhậu với lượng bia, rượu được tiêu thụ khá lớn. Không gian được lựa chọn để tổ chức Bonenkai là nhà hàng, các quán ăn có diện tích rộng, thoáng và phải mang phong cách truyền thống Nhật Bản với những bàn dài để mọi người có thể ngồi quây quần tạo không khí ấm cúng. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: Nhạc cụ, dàn âm thanh, máy chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn. Trong hầu hết các bữa tiệc thì đều có mặt của những món ăn mang linh hồn của Nhật Bản như sushi và sashimi và trong Bonenkai cũng vậy. Ngoài ra trong bữa tiệc Bonenkai thì lẩu là món ăn được yêu thích nhất. Lẩu gần như luôn có mặt trong thực đơn của Bonenkai. Cũng dễ hiểu thôi, cùng nhau ăn một nồi lẩu nóng 10 [...]... thiếu bánh dầy omochi Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 Tết, vị thần Toshidon sẽ xuất hiện và ban tặng cho các em bé ngoan, vâng lời cha mẹ bánh dầy Ozoni Từ truyền thuyết này, với mong muốn được hưởng nhiều món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết 18 Một món ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi hay còn được gọi là Honzonshoku... bao lâu sau, Nhật Bản bắt đầu trồng những loại rau này trong nước, cùng với dưa, dâu tây và các loại trái cây khác Suốt thời kỳ Edo (1603 – 1857), Nhật Bản đã trải qua 3 thế kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài Đây là thời gian Nhật Bản “tự nhìn lại chính mình”, chắt lọc nghiêm túc tinh hoa thế giới, và các nhà thương nhân giàu có của Nhật Bản trở nên sành điệu với những thị hiếu trong ẩm thực và nghệ... lí món ăn của người Nhật Trải qua nhiều đời, số lượng món ăn trong bữa osechi tăng dần lên Ngày nay, Osechi gồm bất cứ món ăn nào dành riêng cho ngày Tết  Osechi Trung Hoa: Các món ăn ngoại lai khi du nhập vào xứ sở hoa anh đào này lại được khóac một chiếc áo mới của mùi, vị và đôi khi tạo nên những món ăn bản xứ Đó cũng là đặc trưng của văn hóa Nhật nói chung và văn hóa ẩm thực Nhật nói riêng trong... trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, lúc này trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản không thể thiếu các loại mỳ Nhật làm từ kiều mạch (tiếng Nhật gọi là Toshikoshi soba) Tại Nhật, kiều mạch được trồng cách đây hàng ngàn năm và là nguồn thực phẩm... ra thế giới để gọi và kiêng cữ những ngày đầu năm như: ngày 1 tháng 1 là ngày con gà, ngày 2 là con chó, ngày 3 là con lợn, ngày 4 là con cừu, ngày 5 là con bò, ngày 6 là con ngựa Người ta sẽ không giết những động vật tương ứng của ngày hôm đó Còn ngày 7 là ngày con người Dân chúng sẽ ăn cháo và kiêng sát sinh trong ngày này 6.2 Nguyên liệu Theo truyền thống Nanakusa Gayu được nấu từ gạo trắng kết hợp... Âu.Sự giao thương của Nhật Bản với các nước bên ngoài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, cũng đem đến cho Nhật Bản những ảnh hưởng mới Vào thế kỷ 16, từ Campuchia, những người Bồ Đào Nha đã đem văn hoá châu Âu vào Nhật Bản cùng những loại rau khác từ Tân thế giới và những vùng khác từ châu Á như kabocha (bí đao) Sau đó, các loại bắp, khoai tây, khoai lang, đậu tây được đưa vào Nhật Bản Kỹ thuật nấu ăn của... Khi đó, hằng năm người ta tổ chức năm ngày lễ lớn gọi là Gosekku, bao gồm Jinjitsu (ngày 7 tháng 1), Joushi (ngày 3 tháng 3), Tango no sekku (ngày 5 thnags 5), Tanabata (ngày 7 tháng 7) và Chouyou no en (ngày 9 tháng 9) Trước khi Jinjitsu được ấn định vào ngày 7 tháng 1 dưới thời thiên hoàng Meiji thì Osechi là những món ăn truyền thống trong bữa cơm trong suốt 7 ngày đầu năm Osechi Ryori ban đầu được... Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới) Ngày nay việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị Tuy nhiên còn nhiều phong tục vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân, và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc Kimono truyền thống , các gia đình sẽ ăn những thức ngày ngày tết đặc trưng mà không kém phần... cùng tồn tại đan xen, bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo nên một nét đẹp văn hóa vừa trẻ trung tươi mới, lại vừa cổ kính và cũng đầy tính nhân văn Và ẩm thực ngày tết là một minh chứng tiêu biểu cho nền văn hóa đặc sắc đó Các món ăn ngày tết ở Nhật Bản không chỉ phong phú, nhiều màu sắc mà trong từng món còn mang những hương vị riêng, chứa đựng giá trị dinh dưỡng cao và những ý nghĩa vật chất cũng... của người Nhật – karaoke Có thể nói đây là hình thức giải trí phổ biến và rất hiệu quả ở Nhật Người Nhật quan niệm rằng chỉ cần hát lên là mọi ưu phiền sẽ tan biến hết Và đây cũng chính là mục đích của bữa tiệc Bonenkai 3 Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng

Ngày đăng: 01/09/2015, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w