1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ẩm thực ngày tết của người Ba na.. pdf

5 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Ẩm thực ngày tết của người Ba na. Nhắc đến tết của người Ba na, người ta không chỉ nhớ đến các nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian mà còn nhớ đến những món ăn độc đáo làm nên không khí, màu sắc, ý nghĩa ngày tết. Vào cuối năm, sau khi vụ mùa đã thu hoạch xong, người Ba na lại nhộn nhịp với mùa lễ tết như tết Cơm mới, tết Nguyên Đán Đây không chỉ là dịp để đồng bào Ba na vui chơi mà còn là cơ hội để họ thể hiện được tài năng ẩm thực phong phú của mình với những món ăn vô cùng độc đáo. Vào các ngày lễ tết, cơm gao tẻ được thay bằng cơm nếp với cách nấu truyền thống - Cơm lam. Đó là món ăn đầu tiên mang đến hương vị ngày tết cho người Tây Nguyên nói chung và người Ba na nói riêng. Cách nấu cơm lam của người Ba na khác với các dân tộc thiểu số phía Bắc. Người Ba na không dùng ống nứa mà họ vào rừng chặt những ống lô ô còn non, giữ lại đầu mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào. Xong nút lại kéo léo đốt bằng lửa và than. Những ống cơm lam của người Ba na bên ngoài tuy đen đúa nhưng bên trong lại thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Thơm phức cơm lam Cùng với cơm lam, các món ăn mang lại sự đang dạng cho hương vị ngày tết. Người ta nói "Mỗi một món ăn đều có hương vị đặc trưng riêng của núi rừng" quả không sai. Với những nguyên liệu vốn có, những người phụ nữ Ba na khéo léo thể hiện tài năng của mình. Trước khi chế biến thức ăn, người phụ nữ rửa sạch các loại rau, cá, ếch, nhái, các gia súc, gia cầm khác thường thui, nướng Các loại rau rừng, rau gia vị đều được băm nhỏ hoặc xắt thành sợi. Cà đắng, cà tím được xắt thành miếng. Cá, ếch, nhái mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu (giã nhỏ) cho vào ống lô ô. Còn gia súc (trâu, bò, heo, dê ) và gia cầm (gà, vịt) đều được thui trên bếp lửa cho cháy trụi rồi mới cạo hay vặt sạch lông. Sau đó mổ bụng, xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín. Các món ăn phục vụ cho lễ hội được người phụ nữ chế biến thường có: cơm lồ ô nếp trắng, cơm lô nếp than, thịt heo, bò trộn đều với gia vị nướng lồ ô, cháo (ta bung) nấu thịt, măng đắng nấu với cá trên ống lồ ô, gỏi kiến bóp chua với rau rừng; muối giã với mè, muối giã với lá é và món tráng miệng khoai lang, khoai sắn. Khi các món ăn đã được nướng, nấu chín, họ trải lá kbang (lá dầu) trên cái nia và đổ thức ăn từ ống lồ ô lên trên lá. Mỗi một món ăn được sắp đặt trên một cái lá. Các món quay kín mặt nia, nhìn vào khá bắt mắt. (Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại & Du lịch Kon Tum) Nồi Bánh Tét cho ngày xuân Bên cạnh các món ăn đó, người Ba na còn có một món ăn rất quý bắt nguồn từ sở thích ăn phèo trâu, bò, dê. Họ lấy phần ruột non chứa nước sữa trắng gàn cổ hũ, rồi cột hai đầu lại luộc chín. Sau đó, thái ra tùng miếng như thái dồi. Phần gần ruột già thì trộn với thịt cổ hũ, ướp sả, muối, hành. Theo cách chế biến các món ăn, chúng ta có thể thấy được “Các nguyên liệu (gia vị) chế biến các món ăn của người Ba Na được sử dụng một cách tương sinh hài hoà với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm". Người Ba na không có nhiều món ăn mang tính riêng biệt nhưng với với những nét riêng trong chế biến, người thưởng thức vẫn không thể quên được món ăn của họ. . Ẩm thực ngày tết của người Ba na. Nhắc đến tết của người Ba na, người ta không chỉ nhớ đến các nghi lễ truyền. vị ngày tết cho người Tây Nguyên nói chung và người Ba na nói riêng. Cách nấu cơm lam của người Ba na khác với các dân tộc thiểu số phía Bắc. Người Ba

Ngày đăng: 10/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w