Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
192 KB
Nội dung
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHẦN 1. ĐIỀU CHỈNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT CẠNH TRANH 1.1. Biện pháp điều chỉnh hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” trong Luật cạnh tranh. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” bao gồm các hành vi sau: - Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn. - Xâm phạm bí mật kinh doanh - Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh - Hành vi ép buộc trong kinh doanh - Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác - Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh - Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội - Hành vi bán hàng đa cấp bất chính . * Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thương trường. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng 1.1.2/ Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1 a/ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. b/. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. c/. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại, không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước,thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. d/. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định lỗi trong cạnh tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh a/. Chế tài hành chính Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm: - Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng. - Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. *Ưu điểm: 2 - Dễ thực hiện. - Đảm bảo khắc phục được danh tiếng và tư cách kinh doanh cho cá nhân, tổ chức bị xâm hại. *Nhược điểm: - Biện pháp xử phạt tạm thời không mang tính răn đe cao. - Thường xảy ra hành vi tái phạm. b/. Chế tài hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c). Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. *Ưu điểm: - Là biện pháp nghiêm khắc nhất và có tính răn đe cao nhất của pháp luật. - Thể hiện thái độ thẳng thắn trong việc loại bỏ những thành phần gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước. *Nhược điểm: - Vì là hình thức nghiêm khắc nhất nên nếu không xử lí đúng người đúng tội có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng và nhân phẩm của người vô tội. - Dễ bị lạm dụng nếu gây ra những vụ án lớn. c/. Chế tài dân sự Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi 3 cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan. Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. *Ưu điểm: - Biện pháp khắc phục hậu quả nhanh nhất cho chủ thể bị xâm hại. - Có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể bị xâm hại. *Nhược điểm: - Không thể hiện được sự nghiêm khắc, răn đe của Pháp luật. - Hay dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm. 1.2. Biện pháp điều chỉnh hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” trong Luật sở hữu trí tuệ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng và thi hành hiệu quả hệ thống pháp lý với mục đích bảo vệ quyền SHTT và ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm: Hầu hết các cơ chế cạnh tranh được thiết lập từ những quy tắc chung là ngăn chặn bất kỳ hành vi cạnh tranh nào mà trái với hành vi trung thực. Điều 1(2) của Công ước Paris về Bảo hộ với sở hữu công nghiệp quy định rằng: “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh”. Theo Điều 10 của Công Ước Paris, các bên tham gia ký kết sẽ bị ràng buộc để đưa ra biện pháp hiệu quả chống lại “cạnh tranh không lành mạnh”, mà nó được định nghĩa là bất kỳ hành vi cạnh tranh nào không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại (cụ thể là tất cả các hành vi gây ra sự nhầm lẫn, cáo buộc sai trong hoạt động thương mại, những người có trách nhiệm sử dụng chỉ dẫn hoặc cáo buộc trong thương mại đánh lừa người tiêu dùng về các tính chất, đặc điểm của hàng hóa,…). Hiệp định TRIPs không có định nghĩa hoặc quy tắc bổ sung, ngoài khẳng định lại trong Điều 2 rằng: "đối với phần II, III và IV của Hiệp định này, các thành viên phải tuân thủ theo Điều 1 đến Điều 12, và Điều 19 của Công ước Paris." Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp (SHCN): 4 - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; - Xâm phạm bí mật kinh doanh; Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN được quy định cụ thể tại Điều 130 – Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT): a. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; b. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; c. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; d. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. 1.2.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh a/ Phạm vi cạnh tranh không lành mạnh Chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền SHTT khi có một quyền SHTT hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm. Nói một cách khác đi sẽ không có khái niệm về vi phạm quyền SHTT khi mà quyền đó không hề tồn tại, ví dụ như trường hợp một nhãn hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Từ sự phân tích này có thể thấy những “đối tượng có liên quan đến SHTT” thuộc phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh b/. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là yếu tố quan trọng trong xác định thiệt hại từ đó xác định biện pháp khắc phục cho những hậu 5 quả đã xảy ra để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. c/. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại, không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước,thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. d/. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước. Đối với lĩnh vực SHTT, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền SHTT mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà không được chủ sở hữu cho phép. 1.2.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh a/. Chế tài hành chính Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (chủ yếu là những vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp). Các hình thức xử lý đó đã được Điều 211 Luật SHTT và Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm: - Hình thức xử phạt chính: Phạt cảnh cáo và phạt tiền - Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, giấy tờ, văn bằng bảo hộ, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp; buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp… *Ưu điểm: - Dễ thực hiện. 6 - Đảm bảo khắc phục được danh tiếng và tư cách kinh doanh cho cá nhân, tổ chức bị xâm hại. *Nhược điểm: - Biện pháp xử phạt tạm thời không mang tính răn đe cao. - Thường xảy ra hành vi tái phạm. b/. Chế tài hình sự Được qui định cụ thể tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005: Cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c). Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. *Ưu điểm: - Là biện pháp nghiêm khắc nhất và có tính răn đe cao nhất của pháp luật. - Thể hiện thái độ thẳng thắn trong việc loại bỏ những thành phần gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước. *Nhược điểm: - Vì là hình thức nghiêm khắc nhất nên nếu không xử lí đúng người đúng tội có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng và nhân phẩm của người vô tội. - Dễ bị lạm dụng nếu gây ra những vụ án lớn. c/. Chế tài dân sự 7 Được qui định cụ thể tại Điều 202 Luật SHTT 2005. Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh ch6ịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan. *Ưu điểm: - Biện pháp khắc phục hậu quả nhanh nhất cho chủ thể bị xâm hại. - Có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể kinh doanh bị xâm hại. *Nhược điểm: - Không thể hiện một cách triệt để được sự nghiêm khắc, răn đe của Pháp luật. - Hay dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm. KẾT LUẬN Sự xung đột pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh như đã phân tích, xét cho cùng luôn làm ảnh hưởng đến quyền lợi và môi trường kinh doanh lành mạnh của các doanh nghiệp. Trong một vụ việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu các bên đưa ra các cơ sở bảo hộ quyền khác nhau: Giấy chứng nhận bản quyền Tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá,… thì hẳn là khiến cơ quan thực thi bế tắc không thể giải quyết dứt điểm. Kết quả là phần lớn các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đều chưa có hướng xử lý chắc chắn. Theo lý thuyết kinh tế học, mục tiêu đặt ra là sao cho cạnh tranh trong kinh tế cũng tương tự như trong thể thao, ở đó người giỏi nhất sẽ là người chiến thắng và người sử dụng tiểu sảo và hành vi gian dối sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Không ai khác người tiêu dùng sẽ là người trọng tài công bằng nhất, ngăn chặn doanh nhân không trung thực bằng cách không quan tâm đến hàng hoá hoặc dịch vụ của họ và ủng hộ những doanh nhân trung thực. Đó là một cơ chế tự điều chỉnh ở tầm quá hoàn hảo mà chúng ta chưa thể ngay lập tức đạt đến được. Bởi vậy, trước mắt, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này thật 8 hoàn chỉnh, để các quy định pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trở nên thống nhất. Việc bảo hộ quyền cho đối tượng SHTT này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc bảo hộ quyền cho đối tượng SHTT khác. Có lẽ sứ mệnh của các đạo luật gốc như Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này là quá lớn, phải đặt nền tảng cho một cơ chế thực thi quyền SHTT và cạnh tranh thương mại hoàn hảo. Chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm các quốc gia có nền kinh tế và pháp luật cạnh tranh đã phát triển qua hơn một thế kỷ như Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada,… Họ luôn bộc lộ một tư duy pháp lý mở về xử lý cạnh tranh không lành mạnh, luôn cố gắng lượng hoá một cách cụ thể những dấu hiệu của hành vi mà nhà làm luật coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, trong quá trình thực thi, luật pháp của các quốc gia này còn trao cho cơ quan thực thi quyền phân tích tính ảnh hưởng (tác động) của từng trường hợp cụ thể đối với thị trường để quyết định biện pháp áp dụng đối với từng người vi phạm. 9 PHẦN 2. RANH GIỚI CÁC QUY ĐỊNH GIỮA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT CẠNH TRANH 2.1. Phân biệt sự khác biệt giữa hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh Mối quan hệ giữa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về sở hữu trí tuệ có từ rất lâu. Các quy định mang tính quốc tế đầu tiên về cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ một công ước về sở hữu trí tuệ là Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong những xuất phát điểm cơ bản của các quy định cạnh tranh không lành mạnh, vì về bản chất các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều được tiến hành với động cơ cạnh tranh không lành mạnh. Một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi chủ thể thực hiện nó có ý định hoặc đã đưa tài sản trí tuệ của người khác vào khai thác thương mại, đồng nghĩa với việc trở thành một đối thủ cạnh tranh của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó. Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh nhìn bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau nhưng giữa hai hành vi này vẫn có sự khác biệt. Đó chính là bản chất pháp lý của từng loại hành vi. Có 3 sự khác biệt giữa hai loại hành vi này là về: - Phạm vi áp dụng - Yếu tố chủ thể - Yếu tố lỗi 2.1.1. Phạm vi áp dụng Chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có một quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm. Nói một cách khác đi sẽ không có khái niệm về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi mà quyền đó không hề tồn tại. Ví dụ: trường hợp một nhãn hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về sở hữu trí tuệ để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh. Và theo đó hành vi sử dụng chỉ 10 [...]... hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng sẽ không thể kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2.1.3 Yếu tố lỗi Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong lịch sử pháp luật các quốc gia Điều 40 Luật Cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải "nhằm mục đích cạnh tranh" , do đó không thể nói tới cạnh tranh không lành. .. không lành mạnh, và vì vậy các quy định về luật “thủ tục” được quy định trong luật cạnh tranh khi xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định trong luật sở hữu trí tuệ (ngay cả khi hành vi đó chưa được luật cạnh tranh quy định, nhưng thỏa mãn về yếu tố chủ thể trong luật cạnh tranh) Từ đó cũng có thể suy ra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được quy định trong luật sở hữu trí tuệ. .. mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà không được chủ sở hữu cho phép Qua đó có thể khẳng định vi c tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một sự bổ sung cho nhau Bởi nếu pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo vệ vị thế chung của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, thì... biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. ’ 2.2.2.2 Vai trò bổ sung của luật cạnh tranh khi tồn tại quyền về sở hữu trí tuệ Trong mối quan hệ với pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Xét ở góc độ điều chỉnh pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, hầu hết các hành vi thuộc nội... các quy định riêng về sở hữu trí tuệ thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh 2.1.2 Yếu tố chủ thể Không thể nói đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi mà trên thực tế các chủ thể không ở trong vị thế "cạnh tranh" với nhau Cụ thể, chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không ành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường... mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành hành vi bị cấm Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lỗ không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm Một khi các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán 11 là đã biết tới quyền của chủ sở hữu Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mọi hành. .. xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với ý thức chủ quan rõ ràng là mục đích tư lợi thì áp dụng quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, còn những trường hợp xâm phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì phải áp dụng các quy định của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh để giải quyết 16 Có những hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng sử... quyền SHTT) Trong số các quy định có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT vừa nêu, có một số điểm cần lưu ý: Một là, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và có nội hàm rõ ràng hơn rất nhiều so với khái niệm chỉ dẫn gây nhầm lẫn (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành mành mạnh liên quan... rãi trong các nước phát triển Ngoài trường hợp cùng một hành vi có thể đồng thời bị coi là vi phạm SHTT và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh còn có thể được áp dụng khi trong một vụ vi c có cả yếu tố hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh độc lập với nhau Ví dụ, chủ thể một nhãn hiệu có thể kiện về hành vi vi phạm nhãn hiệu đồng thời kiện về hành vi vi phạm... quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp) Vi c chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là vi c ngăn cấm các hành vi đã xâm phạm đến các sáng chế, giải pháp hữu ích, xuất xứ hàng hóa… Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đôi khi hòa lẫn với vi c bảo hộ bí mật kinh doanh, bảo hộ tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Pháp luật chống cạnh