Về hình thức, hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có cấu thành pháp lý khác nhau Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh
Trang 1Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh
1.Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40 Luật Cạnh tranh)
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm cụ thể sau đây: một là hành vi sửdụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinhdoanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của kháchhàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; và hai là hành vi kinh doanh cácsản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Theo quy định nói trên, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có những đặc điểm sau đây:
1.1 Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm
Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một sốđối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinhdoanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quyđịnh của Chính phủ Chỉ dẫn thương mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sảnphẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong nhữngsản phẩm cùng loại trên thị trường Về giá trị kinh tế, các đối tượng nói trên là kết quảđầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình
1.2 Về hình thức, hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có cấu thành pháp lý khác nhau Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý…làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh,doanh nghiệp được giả định vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dungtrùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.Như vậy, để xác định hành vi, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
– Xác định chỉ dẫn bị vi phạm Tùy từng vụ việc, chỉ dẫn bị vi phạm có thể là tênthương mại, bao bì, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý của sảnphẩm, của doanh nghiệp đang được pháp luật bảo hộ
– Việc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, xuất xứ địa lý… của
doanh nghiệp vi phạm đã gây nhầm lẫn cho khách hàng Theo Luật Cạnh tranh, khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là khả năng làm sai lệch nhận thức của khách hàng làm cho họ không phân biệt được đâu là sản phẩmchính hiệu và đâu là sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn
gây nhầm lẫn Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn giống hệt
hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác đang được bảo hộ.Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm lẫn sẽ dễ dàng Nhưng nếu cácchỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khácbiệt nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt đến mức độ nào có thể gây nhầmlẫn và có thể không tạo ra sự nhầm lẫn Về vần đề này, Luật cạnh tranh vẫn chưa định
lượng mức độ sai số có trong các thông tin của chỉ dẫn làm nên sự nhầm lẫn.
Trang 2Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng đốivới những doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫngây nhầm lẫn.
1.3 Dưới góc độ kinh tế, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác luôn mang bản chất bóc lột
Khi sử dụng các thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn doanh nghiệp vi phạm đã có ýdựa dẫm vào danh tiếng của sản phẩm khác hoặc của doanh nghiệp khác để tiêu thụ sản
phẩm của mình, đã hưởng thành quả đầu tư của người khác một cách bất chính Dưới góc
độ pháp lý, hành vi vi phạm đã xâm hại quyền được bảo hộ các thành quả đầu tư hợppháp của doanh nghiệp Dưới góc độ quyền lợi của người tiêu dùng, hành vi vi phạm vớinhững thông tin gây nhầm lẫn, đã tác động trực tiếp đến ý thức của khách hàng, làm cho
họ không thể lựa chọn đúng sản phẩm mong muốn đã xâm phạm đến quyền tự do lựachọn của người tiêu dung Hành vi này thực sự nguy hại cho xã hội khi sản phẩm bị giảmạo các chỉ dẫn thương mại lại là sản phẩm kém chất lượng
Ví dụ: Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty ThuýHương
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít kháchhàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương.Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hộithảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã cóhành vi cạnh tranh không lành mạnh.Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mạigây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm
và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khóphát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất Một số người tiêudùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle,
vì trông chúng rất giống nhau!
2 Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh (Điều 41 Luật Cạnh tranh)
2.1 Khái niệm
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh, bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều
kiện sau đây:
– Không phải là hiểu biết thông thường;
– Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắmgiữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tinđó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết
lộ và không dễ dàng tiếp cận được
Bí mật kinh doanh không là kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý
mà chỉ đơn thuần là những thông tin (không là hiểu biết thông thường) phát sinh trongkinh doanh; có giá trị sử dụng trong thực tế và đem lại lợi ích cho người nắm giữ hoặcngười sử dụng; đang được chủ sở hữu bảo mật
Trang 3Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thuthập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông tin,
bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính
2.2 Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh
Luật Cạnh tranh quy định bốn tình huống vi phạm bí mật kinh doanh của người khác
Từ bốn tình huống này, có thể xác định thành ba nhóm hành vi xâm phạm bí mật kinhdoanh:
a Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tìm cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính
Để cấu thành hành vi này, người ta cần xác định hai điều kiện cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí
mật kinh doanh của người khác
– Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh Tính chất bất chính
của hành vi được thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận,
thu thập bí mật kinh doanh Theo đó, việc tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh bị coi là
bất chính khi người thực hiện hành vi đã:
+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;+ Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợidụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật;
+ Vi phạm khi chủ sở hữu của bí mật kinh doanh làm thủ tục theo quy định của phápluật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lạicác biện pháp bảo mật của cơ quan Nhà nước(Điều 41 Luật Cạnh tranh.)
b Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh
Theo Từ điển tiếng Việt, tiết lộ được diễn giải là để cho người khác biết một việc phải
giữ kín(Viện ngôn ngữ học, sđd.) Để thực hiện hành vi, doanh nghiệp vi phạm đang có
được, biết được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác Việc doanh nghiệp có được bímật kinh doanh là hợp pháp, có nghĩa vụ phải bảo mật thông tin đó (ví dụ đã ký kết hợpđồng bảo mật với chủ sở hữu…) Biểu hiện của hành vi doanh nghiệp đã để cho ngườikhác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác trong các tìnhhuống sau đây:
– Không được phép của chủ sở hữu;
– Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợidụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật
Theo Luật Cạnh tranh, cho dù với động cơ và mục đích gì, hành vi tiết lộ bí mậtkinh doanh chỉ cần có đủ hai tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh
c Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác
Trang 4Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinhdoannh của mình bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trườnghợp sau:
– Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó;
– Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hànhsản phẩm Trong trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợppháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữuđối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm
Ví dụ: Một nhân viên của công ty Cocacola đã xâm nhập dữ liệu và đánh cắp côngthức chế tạo một sản phẩm mới của Cocacola và bán cho công ty PepsiCo- đối thủ cạnhtranh của Cocacola với giá 80.000 USD
3 Ép buộc trong kinh doanh (Điều 42 Luật Cạnh tranh)
Căn cứ Điều 42 Luật Cạnh tranh, “ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanhnghiệp bằng cách đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanhnghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó” Theo khái niệm trên, hành vi ép buộc trong kinh doanh có cấu thành pháp lý bao gồm cácyếu tố sau đây:
Một là, đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác Từ dấu hiệu này, có thể thấy, bằng hành vi của mình doanh nghiệp vi phạm đãkhông trực diện giao tiếp với doanh nghiệp khác (đối thủ), mà tác động đến khách hànghoặc đối tác của họ Khách hàng, đối tác kinh doanh có thể là các tổ chức, cá nhân đanggiao dịch hoặc sẽ giao dịch (khách hàng tiềm năng) của doanh nghiệp khác; có thể làngười tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có giao dịch với doanh nghiệp bị xâm phạm
Hai là, hình thức của hành vi là doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc
cưỡng ép những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch vớidoanh nghiệp khác Dấu hiệu này được làm rõ từ những nội dung sau đây:
– Việc đe dọa hoặc cưỡng ép được thực hiện nhằm khống chế ý chí của khách hàng,đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác Doanh nghiệp vi phạm có thể trực tiếp hoặcgián tiếp với vai trò tổ chức hoặc thuê mướn người khác thực hiện các thủ đoạn đe dọa,cưỡng ép các đối tượng trên Phương thức đe dọa, cưỡng ép rất đa dạng và không giốngnhau trong các vụ việc cụ thể
– Yêu cầu được doanh nghiệp vi phạm đưa ra cho người bị đe dọa, bị cưỡng ép làkhông giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác Yêu cầu này có thể đượcđặt ra công khai hoặc ẩn chứa trong thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép để các đối tượng bị tác
động phải ngầm hiểu Như vậy, hành viép buộc trong kinh doanh không bao gồm mục
đích ép buộc người khác phải giao dịch với mình Trong thực tế, đôi khi hai mục đích nói
trên cùng tồn tại trong một vụ việc Theo đó, mục đích buộc khách hàng, đối tác kinhdoanh của doanh nghiệp khác không được giao dịch, không thực hiện giao dịch với họ là
để những đối tượng bị ép buộc chỉ có thể giao dịch với mình Với nội dung này, hành vi
Trang 5ép buộc trong kinh doanh phản ánh chiến lược ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp khác.
Ba là, sự không lành mạnh của hành vi được chứng minh bằng các hậu quả gây ra cho
khách hàng (người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp khác) và doanh nghiệp bị xâmhại:
– Với khách hàng, quyền lựa chọn của họ bị xâm phạm do bị ngăn trở, bị cưỡng ép màkhông thể thiếp lập được giao dịch, không tiếp tục thực hiện được giao dịch theo ý chícủa mình Quyền lựa chọn bị khống chế sẽ dẫn đến khả năng khách hàng phải giao dịchvới doanh nghiệp vi phạm hoặc người được chỉ định Dấu hiệu ép buộc khách hàng phảigiao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định khi điều tra về hành vi ép buộckhông được đặt ra
– Hành vi này mang bản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộntrong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu hiệukhông lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải thẳngtay trừng trị
– Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được nhữnggiao dịch của họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rốiloạn Mặc dù đối tượng của hành vi ép buộc trong kinh doanh là đối thủ cạnh tranh trựctiếp của doanh nghiệp vi phạm, song thủ đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giaodịch cũng đã làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạnchế
Ví dụ: Khi đưa ra một sản phẩm mới trên thị trường, công ty A đã bắt buộc toàn thểcán bộ công nhân viên phải sử dụng sản phẩm do công ty mình sản xuất mà không được
sử dụng các sản phẩm tương tụ của các công ty khác và đây được coi là tiêu chí đánh giáxếp loại nhân viên hàng năm của công ty
4 Gièm pha doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tinkhông trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đó
Từ khái niệm trên, cấu thành pháp lý của hành vi gièm pha doanh nghiệp khác baogồm các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không
trung thực về doanh nghiệp khác Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một cách trựctiếp từ doanh nghiệp vi phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báochí Doanh nghiệp vi phạm có thể thực hiện hành vi công khai hoặc không công khai Nộidung của thông tin về doanh nghiệp khác được đưa ra rất đa dạng như các thông tin vềchất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổphiếu… Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về sản
Trang 6phẩm, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác Qua đó, khách hàng sẽ quyết định
có hay không việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha
Doanh nghiệp vi phạm có thể là tác giả hoặc chỉ là người tuyên truyền những thông tin
mà họ thu thập được những thông tin về doanh nghiệp khác Vấn đề mà pháp luật quantâm là tính trung thực (đúng hay sai so với thực tế) của thông tin Nếu những thông tinđược đưa ra là thông tin trung thực thì không cấu thành hành vi gièm pha bởi bằng hành
vi của mình doanh nghiệp đã giúp cho người tiêu dùng, các thành viên khác của thươngtrường có cơ sở để giám sát doanh nghiệp và lựa chọn đúng đắn sản phẩm theo nhu cầucủa họ Ngược lại, sẽ là cạnh tranh không lành mạnh nếu những thông tin được đưa ta làkhông trung thực về doanh nghiệp khác Trong trường hợp này, quyền được thông tin củakhách hàng đã bị xâm phạm để qua đó các quyết định không giao dịch hoặc không tiếptục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha không còn đúng đắn
Thứ hai, hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thông tin nói đến Uy tín của doanh nghiệp
phản ảnh niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm
Sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp bị xâm hại thể hiện ở sự giảm sút một cách bấtthường các giao dịch, doanh số bán ra, doanh thu của doanh nghiệp, số lượng khách hàng
so với trước đó Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối với tình hình tài chính
và hoạt động kinh doanh thể hiện ở các số liệu kế toán thống kê, những biến động bấtthường của tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bìnhthường của doanh nghiệp… Khi điều tra về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, hậuquả phải được xác định là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong thực tế, doanh nghiệp
bị gièm pha đã phải gánh chịu những bất lợi về uy tín, về tài chính và về tình hình kinh
doanh do thông tin không trung thực gây ra Đối với hành vi này, mọi sự suy đoán về hậu
quả đều không được coi là cơ sở để kết luận về sự vi phạm
Ví dụ:Trường hợp giữa otosaigon.com và công ty TNHH cơ khí ô tô Phạm Gia.Otosaigon.com là một trang web thuộc Cty cổ phần ô tô Xuyên Việt (778/1D NguyễnKiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM) chuyên đưa tin về xe hơi, quảng cáo bán
xe, trong đó còn có một diễn đàn (forum) dành cho các thành viên tranh luận về tất cảnhững chuyện liên quan đến xe hơi Còn Cty TNHH cơ khí ô tô Phạm Gia (216B NguyễnThái Bình, P.12, Q Tân Bình, TP HCM) là một công ty có tầm cỡ chuyên kinh doanhdịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và buôn bán xe hơi, được chứng nhận Hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 Thành lập từ 7 năm nay với gần 200 nhânviên, Cty Phạm Gia đã sửa chữa trên 20.000 xe ô tô các loại Phạm Gia cũng đã ký quỹ 2triệu USD để trở thành nhà phân phối cấp 1 đạt chuẩn 3S cho hạng xe hơi Chrysler của
Mỹ tại VN và đầu tư 20 tỷ đồng cho việc xây dựng Showroom trang thiết bị nhà xưởngvới diện tích hơn 7.000m2 ở huyện Bình Chánh, TPHCM
Thế nhưng theo ông Phạm Trường Hổ, Giám đốc Cty Phạm Gia thì otosaigon.com đãxây dựng diễn đàn “Bó toàn thân với Phạm Gia- kinh nghiệm cho các bác sửa xe” để các
Trang 7thành viên của diễn đàn bêu xấu Phạm Gia Hành vi trên của otosaigon.com chính là mộttrong những hành vi gièm pha doanh nghiệp khác.
5.Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trựctiếp hoặc gián tiếp làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác
Nếu so sánh với hành vi gièm pha trong kinh doanh hoặc ép buộc trong kinh doanh thìhành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác cũng là một dạng biểu hiệntrong chiến lược cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác như hai hành vi nói trên Chúng đều có thể do doanh nghiệp vi phạm thực hiện mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp Sự khác nhau giữa các hành vi chỉ là ở phương tiện, thủđoạn được doanh nghiệp vi phạm sử dụng Nếu hành vi gièm pha sử dụng thông tinkhông trung thực về doanh nghiệp bằng cách thức truyền miệng công khai, không côngkhai hoặc thông qua các phương tiện truyền thông…; hành vi ép buộc trong kinh doanh
sử dụng các thủ đoạn mang tính côn đồ đối với khách hàng của doanh nghiệp khác, thìhành vi gây rối hoạt động kinh doanh sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào khác (luật không thểliệt kê) ngoài những thủ đoạn nói trên để làm cản trở gián đoạn hoạt động kinh doanh củangười khác Như vậy, pháp luật không quy định về hình thức cũng như những phươngtiện, công cụ được sử dụng trong hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác Căn cứ pháp lý duy nhất của hành vi này được quy định là:
– Tình hình kinh doanh của họ bị gián đoạn hoặc bị cản trở, và
– Hậu quả này đã xảy ra trên thực tế
Vụ việc tranh chấp giữa hai công ty Taxi Thu Hương và V20 tại Hà Nội là một ví dụcho hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác Năm 2001, Taxi V20 có 124đầu xe, chiếm 5% số xe taxi của Hà Nội, nhưng đã chiếm 30-40% thị phần vận chuyểnhành khách bằng taxi của Hà nội do giá cả và cung cách phục vụ hợp lý Tuy nhiên, từđầu tháng 10/2001, Trung tâm điều khiển vô tuyến điện của V20 bị tê liệt do một dải tầnchèn phá và Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã phát hiện một số đài phát sóng lạtrên địa bàn Hà Nội, có vị trí phát sóng thường xuyên thay đổi, gây nhiễu, phá liên lạccủa hãng Taxi V20 Ngày 19/10, Trung tâm kiểm soát tần số khu vực I đã xác định được
2 vị trí phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu vô tuyến điện trên cột ăngten (tại 25 Láng Hạ,Đống Đa, trụ sở của Công ty xe Du lịch Hà Nội) và tại nhà số 5, phố Tây Sơn, Đống Đa(trụ sở Công ty Thương mại và Du lịch Hoàn Thắng, chủ sở hữu Taxi Thu Hương) Đêm22/10 Lực lượng cảnh sát điều tra đã cùng các cán bộ Trung tâm kiểm soát tần số khu vực
I phát hiện tại trụ sở của hãng Taxi Thu Hương 5 thiết bị phát sóng, khuyếch đại gâynhiễu loạn hệ thống thông tin của Taxi V20 Chủ nhân của các thiết bị cũng là chủ hàngTaxi Thu Hường đã thừa nhận sai phạm(www.vnexpress.net ngày 24/10/2001.) Hành vigây rối nói trên đã làm cho gần 10.000 cuộc gọi của khách hàng gọi tới V20 không thể
Trang 8thực hiện, gây thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng trong 10 ngày thực hiện việc phá hoại,gây những tổn hại về uy tín của Taxi V20 trước khách hàng.
6 Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45 Luật Cạnh tranh.)
Các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo (những
thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc,ánh sáng… chứa đựng nội dung quảng cáo) và những phương tiện rất đa dạng để đưa sảnphẩm quảng cáo đến với khách hàng (phương tiện thông tin đại chúng, phương tiệntruyền tin, các xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, panô, áp phích…) Theo Luật Cạnhtranh, những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
6.1 So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác
Quảng cáo so sánh là việc khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp đã đưa ra nhữngthông tin có nội dung so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với sản phẩm cùngloại của doanh nghiệp khác Lý luận cạnh tranh phân chia hành vi quảng cáo so sánhthành nhiều mức độ khác nhau như sau:
– Quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh cho rằng sản phẩm của mình có chấtlượng, có cung cách phục vụ hoặc tính năng giống như sản phẩm cùng loại của doanhnghiệp khác;
– Quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của người quảngcáo có chất lượng tốt hơn, cung cách phục vụ, hình thức,… tốt hơn sản phẩm của doanhnghiệp khác;
– Quảng cáo so sánh nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số một của sảnphẩm của mình trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã, phương thứccung ứng… của mình là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứ sản phẩm cùngloại nào trên thị trường có được những tiêu chuẩn nói trên như sản phẩm của mình Tùytừng mức độ so sánh và tính chất trung thực của thông tin mà khả năng xâm hại cho đốithủ và cho khách hàng sẽ là khác nhau
Luật Cạnh tranh năm 2004 ngăn cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh mà không phânbiệt giữa so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất Hành vi quảng cáo bị coi là quảng
cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây: Một
là, sản phẩm quảng cáo đã đưa ra những thông tin khẳng định sản phẩm được quảng cáo
có các điều kiện thương mại như chất lượng, mẫu mã, số lượng, giá cả, điều kiện muabán… ngang bằng, tốt hơn hoặc tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệpkhác Như vậy, các thông tin trong sản phẩm quảng cáo không chỉ nói về sản phẩm đượcquảng cáo mà còn đề cập đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác (sản phẩm bị sosánh), khẳng định sản phẩm được quảng cáo có chất lượng, mẫu mã, cung cách phụcvụ… ngang bằng hoặc tốt hơn sản phẩm bị so sánh Thông tin so sánh có thể đúng hoặckhông đúng Với hành vi quảng cáo so sánh, những thông tin so sánh đúng hoặc không
Trang 9đúng đều là cạnh tranh không lành mạnh Trong dấu hiệu này, có hai nội dung cần xácđịnh sau đây:
– Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùnglọai Các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và cácthông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khácnhau thì mới là so sánh Ngược lại, một sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói
về hai loại hàng hoá, dịch vụ không cùng loại thì hành vi ấy được kinh tế học coi làquảng cáo liên kết chứ không phải là so sánh ví dụ, quảng cáo về sản phẩm bột giặt ô mô
có sử dụng nước xả vải hương Downy… Các sản phẩm cùng loại với nhau khi chúngphục vụ cho cùng một nhu cầu sử dụng
– Sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinhdoanh Nếu nội dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng lọai do doanh nghiệp thựchiện việc quảng cáo kinh doanh như : so sánh sản phẩm mới và sản phẩm trước đây đểcho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo đó không coi
là quảng cáo so sánh
Hai là, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp khác Các thông tin quảng cáo sẽ là so sánh trực tiếp nếu những hình ảnh,
màu sắc, tiếng nói, chữ viết… được sử dụng trong sản phẩm quảng cáo đủ để người tiếpnhận thông tin xác định được sản phẩm bị so sánh Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đãgọi tên sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp cạnh tranh khi thực hiện quảng cáo so sánh,song cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng hình ảnh, tên gọi chung chung về sảnphẩm khác để so sánh Nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói… cho thấy đặc trưngriêng có của sản phẩm bị so sánh mà không cần gọi tên cụ thể cũng cấu thành việc sosánh trức tiếp Với dấu hiệu này, có nhiều khả năng sau đây sẽ xảy ra trong việc so sánh:– So sánh trực tiếp (còn gọi là xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cụ thể) có thể là việcdoanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn
so sánh đến Các trường hợp quảng cáo so sánh với những thông tin chung chung như sosánh độ tẩy trắng của bột giặt Tide với bột giẳt thường, hoặc hình ảnh so sánh nước xảvải Downy với hình ảnh mờ mờ của loại nước xã vải khác nhưng không xác định cụ thể
là sản phẩm nào, của ai có thể sẽ không bị coi là vi phạm;
– Sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách hàng có khảnăng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không cần phải gọitên các doanh nghiệp cụ thể nào
Quảng cáo so sánh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bởi những lý do sau đây: – Việc quảng cáo bằng cách so sánh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại củadoanh nghiệp khác đã vượt quá giới hạn cho phép và nhiệm vụ của hoạt động quảng cáo.Quảng cáo là việc doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sảnphẩm nên những thông tin được đưa ra phải là những thông tin về hàng hoá, dịch vụ củadoanh nghiệp thực hiện quảng cáo Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại
Trang 10của người khác để tạo ấn tượng, đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bản chất củaviệc quảng cáo.
– Sự so sánh thể hiện mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm của người khác, nhất là
những sản phẩm nổi tiếng Ví dụ như quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo cóchất lượng không thua gì một sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sảnphẩm rất nổi tiếng trên thị trường nhằm đề cao vị thế của mình, hạ thấp uy tín của sảnphẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan Pháp lệnh Quảng cáocũng có quy định tương tự về hành vi quảng cáo so sánh
6.2 Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng
Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếngnói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… chứa đựng nội dung quảng cáo, được trìnhbày thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích… để đưa các thôngtin mà nó chứa đựng đến với khách hàng Sự hấp dẫn của cách thức trình bày và nội dungtrong sản phẩm quảng cáo quyết định mức độ thu hút của nó đối với khách hàng làm chomục đích quảng cáo sẽ đạt được hiệu quả Bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh qua giá
cả, qua chất lượng, việc cạnh tranh qua hoạt động quảng cáo diễn ra rất quyết liệt đòi hỏicác sản phẩm quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, hấp dẫn và có quy môđầu tư ngày càng lớn Chi phí dành cho quảng cáo trong cơ cấu chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ Sự lựa chọn ngày càng khắt khe củangười tiêu dùng trong môi trường cạnh tranh đa thông tin và đa phương tiện đã buộc mọidoanh nghiệp phải biết cách xây dựng chiến lược đầu tư để tạo ra các sản phẩm quảngcáo độc đáo, ấn tượng đối với khách hàng Trước tình hình đó, xuất hiện nhiều toan tínhkhông lành mạnh bằng cách bắt chước sản phẩm quảng cáo của người khác nhằm gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng Bắt chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng các thông tin,hình ảnh, âm nhạc, màu sắc, chữ viết… giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đãcông bố trước đó với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ,
về chất lượng… của sản phẩm được quảng cáo Luật Cạnh tranh không thể xác định cụ
thể mức độ bắt chước của sản phẩm quảng cáo nhái so với sản phẩm quảng cáo bị
nhái để có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ
quan thực thi pháp luật sẽ xác định căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc và của thịtrường Về vấn đề này, Pháp lệnh quảng cáo cấm doanh nghiệp thực hiện việc quảng
cáo gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác.
6.3 Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng Luật
Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầmlẫn cho khách hàng trong hoạt động quảng cáo về một trong các nội dung sau: giá, sốlượng, chất lượng công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sửdụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cáchthức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; và các nội dung gian dối hoặcgây nhầm lẫn khác”(Khoản 3 Điều 46 Luật Cạnh tranh.)
Trang 11Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại… đượcliệt kê trong Luật Cạnh tranh là những thông tin có ý nghĩa quan trọng tác động đến sựlựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm quảng cáo Các thông tin bị sai lệch sẽ làmcho sự lựa chọn sẽ không chính xác Hành vi gian dối trong quảng cáo bằng cách làm sailệch nhận thức, gây nhầm lẫn trong ý thức lựa chọn của khách hàng đều là không lànhmạnh Pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực quảng cáo quy địnhngăn cấm việc quảng cáo gian dối Căn cứ Khoản 3 Điều 46 Luật Cạnh tranh, hành vi này
có hai cấp độ vi phạm: đầu tiên là quảng cáo gian dối Cụ thể, đó là việc doanh nghiệpcung cấp các thông tin quảng cáo về giá, số lượng, chất lượng… sai sự thật khách quan.Với cấp độ này, để xác định hành vi, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đối chiếu nội dungcủa thông tin quảng cáo với thực tế khách quan Tiếp đó là quảng cáo đưa thông tin nhầmlẫn Cụ thể là việc doanh nghiệp cung cấp những thông tin có khả năng gây nhầm lẫn chokhách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm… Trong trường hợpnày, thông tin quảng cáo chưa là gian dối, song lại có thể làm cho khách hàng hiểu khôngchính xác về nội dung quảng cáo với điều kiện khách hàng đang trong trạng thái bìnhthường
Để xác định sự gian dối trong hành vi quảng cáo, cần có quy trình thẩm định thông tinmột cách khoa học và trung thực Phải phân tích, so sánh tính đúng đắn của những thông
số kinh tế – kỹ thuật liên quan đến giá, sản phẩm
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát tính trung thực của các thông tin vềquảng cáo một cách qua loa, chiếu lệ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy loại hàng hoánào cũng tốt nhất trái với thực tế khi sử dụng hàng hoá không
Ví dụ: Công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn nhất tại TP.HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, dotính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theothời gian Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sửdụng Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nênkhông có độ đàn hồi, mau bị xẹp Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn khôngsản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane Tất cả các sản phẩm của Kim đanđều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thờigian ”
Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đãkhởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn cứ, gây thiệthại đến uy tín sản phẩm của họ
7 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 46 Luật Cạnh tranh.)
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, những hành vi khuyến mại sau đây sẽ bị coi là
cạnh tranh không lành mạnh: - Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng Hành vi
này xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện khuyến mại bằng hình thức tổ chức giải thưởngnhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng giải thưởng đã công bố trước đó