Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệpnăm 1883 thì bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với hoạt động thực tiễn trung thực,thiện chí trong lĩnh vực công nghiệp và thương mạ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT -o0o -
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: SỰ GIAO THOA GIỮA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
GVHD: Thầy Châu Quốc An
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5.2018
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 4
1.1Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh 5
1.2Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 5
1.2.1.Luật Sở hữu trí tuệ 5
1.2.2 Luật cạnh tranh 7
CHƯƠNG 2 XỬ LÍ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 12
2.1Quy định pháp luật 12
2.2Các hình thức xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh 13
2.2.1Các hình thức xử phạt hành chính 14
2.2.2Các hình thức xử phạt bổ sung 14
CHƯƠNG 3 PHÂN BIỆT GIỮA VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LUẬT CẠNH TRANH 16
3.1 Kh ái quát chung 16
3.2Vai trò của các quy định trong Luật SHTT và Luật CT trong việc đi kiện về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc có liên quan đến quyền SHTT 17
3.2.1Vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc về SHTT trong Luật SHTT 17
3.2.2 Vai trò của Luật cạnh tranh khi không tồn tại quyền về SHTT 19
3.2.3 Vai trò bổ sung của Luật cạnh tranh khi tồn tại quyền về SHTT 19
LỜI KẾT 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và chính sách về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trongmột thời gian dài chỉ được hiểu là mối quan hệ đối lập Về mặt cơ bản, quyền SHTThoạch định các biên giới trong đó các đối thủ cạnh tranh có thể thực hiện quyền độcnhất pháp lý (độc quyền) đối với những sáng tạo của mình, và kết quả là người có độcquyền sẽ có được quyền lực thị trường Do đó, thoạt nhìn chúng sẽ mâu thuẫn với cácnguyên tắc tiếp cận thị trường mở và các sân chơi công bằng được tạo ra bởi các quyđịnh về cạnh tranh Tuy nhiên thực tế thì không hẳn như vậy Cùng với việc đảm bảokhông cho phép các doanh nghiệp đối thủ khai thác các công nghệ được bảo hộ và sảnphẩm và quy trình phái sinh, các quyền về SHTT về cơ bản sẽ không trao cho ngườinắm giữ quyền lực thị trường bởi nhiều công nghệ khác nhau cùng tồn tại có thể thaythế cho nhau và là rào cản hữu hiệu chống lại các hành vi độc quyền của người cóquyền SHTT Ví dụ, tập đoàn Microsoft nắm giữ bản quyền của Windows, một hệđiều hành rất thông dụng sử dụng cho máy tính cá nhân dùng bộ xử lý Intel Tuy nhiên,việc sở hữu tài sản trí tuệ và độc quyền pháp lý đối với việc sử dụng / khai thác khônggiúp Microsoft có được quyền lực đối với thị trường này, bởi vì có những sản phẩmkhác thay thế, ví dụ như Mac OS hoặc Linux Microsoft có được sức mạnh độc quyềntrên thị trường này nhờ rào cản gia nhập đối với các ứng dụng, làm thay đổi cán câncạnh tranh có lợi cho tập đoàn phần mềm này.1
Sự giao thoa của hai văn bản pháp luật Luật Sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh đang
được xem là chồng chéo, mâu thuẫn nhau Do đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Sự
giao thoa giữa Luật sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh” với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về sự giao thoa này.
1 xem thêm Pham, Alice (2008), “Cửa sổ/Windows mới vềcạnh tranh: Vụán Microsoft, CUTS International, Jaipur, India
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
Các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một nội dung quantrọng trong pháp luật cạnh tranh nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng Dưới góc độpháp lý, cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốcgia định nghĩa khác nhau Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệpnăm 1883 thì bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với hoạt động thực tiễn trung thực,thiện chí trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh (Điều 10bis - được bổ sung vào Công ước từ năm 1900 và được sửađổi lần cuối theo văn bản Stockholm năm 1967) Như vậy, tiêu chí đánh giá tính lànhmạnh hay không lành mạnh của Công ước về hành vi cạnh tranh là “hoạt động thựctiễn trung thực, thiện chí” 2
Tiếp thu quan điểm này, Luật Cạnh tranh đã định nghĩa về hành vi cạnh tranh khônglành mạnh tại khoản 3 Điều 4 Tuy nhiên, khái niệm này không được làm rõ trong Luật
Sở hữu trí tuệ, mặc dù luật này cũng có quy định điều chỉnh về hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh đối với quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm chỉ dẫn thương mại,nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý)
2 Điều 10 bis
Cạnh tranh không lành mạnh
(1) Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm bảo đảm cho công dân của các nước thành viên đó sự bảo
hộ có hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh.
(2) Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.
(3) Cụ thể, những hành động sau đây phải bị ngăn cấm:
1 tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh;
2 những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh;
3 những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá.
Trang 51.1 Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trên thế giới, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã bắtđầu từ thế kỷ XIX Tại Điều 10bis của Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đã có quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là mọi hành
vi đi ngược lại các tập quán trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại”.
Luật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam tại Điều 3 khoản 4 quy định: “Hành vi cạnh
tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng” Tiếp theo đó, Điều 39 của Luật Cạnh tranh
liệt kê 09 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hai dạng hành vi đồng
thời là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là chỉ dẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm
bí mật kinh doanh.
Như vậy, bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành
vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệthại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan Theo lýthuyết được thừa nhận rộng rãi ở các nước châu Âu lục địa, thì về bản chất, hành vicạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự; các yếu tố cấu thànhcủa cạnh tranh không lành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sựtruyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệnhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại Trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu bao gồm hành vi cố tình tạo
ra sự nhầm lẫn về cơ sở sản xuất, sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh của một đốithủ cạnh tranh; viện dẫn hoặc chỉ dẫn tạo nên sự nhầm lẫn trong suy nghĩ của côngchúng về bản chất, phương thức sản xuất, đặc tính, khả năng ứng dụng hoặc số lượnghàng hoá Mục đích của việc kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng làbuộc chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại
1.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1 Luật Sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ hành vi cạnh tranh không lành mạnhbao gồm các hành vi:
Trang 6a Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinhdoanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ Trong đó, chỉ dẫn thương mạiđược hiểu là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ,bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉdẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa Hành vi sử dụng chỉ dẫnthương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hànghóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán,quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
b Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chấtlượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấphàng hoá, dịch vụ
c Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế cóquy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu
đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng làngười đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sựđồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng
d Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gâynhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa
lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụnghoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lýtương ứng
1.2.1.1 Mục đích của việc thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thểkinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ nhằm mụcđích:
- Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinhdoanh của mình
- Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác
Trang 7- Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặcđiểm khác của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọnlựa hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Luật cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 39 của Luật cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các hành vi:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 3
- Xâm phạm bí mật kinh doanh
- Ép buộc trong kinh doanh
- Gièm pha doanh nghiệp khác
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Phân biệt đối xử của hiệp hội
- Bán hàng đa cấp bất chính
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều
3 của Luật này do Chính phủ quy định
1.2.2.1 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh
- Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh
doanh trên thương trường
Điều 2 của Luật Cạnh tranh xác định rõ đối tượng áp dụng của Luật này là các tổ chức,
cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần kinh tế khác
3 Điều 40 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
1 Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
2 Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trang 8nhau, bao gồm doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanhnghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanhnghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng như các hiệp hội ngành nghề hoạt động
ở Việt Nam
Đặc điểm này phản ánh phạm vi đối tượng thực hiện các hành vi cạnh tranh và cạnhtranh không lành mạnh, xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, trên tất cả các khâu, cáccông đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh Trên thị trường cạnh tranh, hành vi kinhdoanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là hành vi cạnh tranh trong mối quan hệtương quan với doanh nghiệp khác Mặt khác, hoạt động kinh doanh là hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi và được thực hiện trên thị trường Như vậy, hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh phải là những hành vi được các doanh nghiệp thực hiện trên thịtrường, trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh và được thực hiệnnhằm mục đích sinh lợi Tuy nhiên, quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành đã không
có sự thống nhất Như đã trích dẫn ở trên, chủ thể thực hiện các hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh bao gồm các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở
Việt Nam Nhưng định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chỉ nêu:“Hành
vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp”, nghĩa là đã
loại bỏ mất một đối tượng chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong khi
đó hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê bao gồm cả hành vi phân biệt đối
xử của hiệp hội
- Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn
mực thông thường về đạo đức kinh doanh
Đặc điểm này cho thấy bản chất không lành mạnh của hành vi và dựa vào đó để làm
cơ sở phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh với cạnh tranh không lành mạnh trên thịtrường Trong khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định củaLuật Cạnh tranh không nêu rõ biểu hiện khách quan của hành vi vì các thủ thuật cạnhtranh được các doanh nghiệp thực hiện trên thực tế rất đa dạng, tinh vi, có thể là nhữnghành vi gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, gây rối… Nhưng lại trích dẫn một điều luậtkhác để liệt kê các hành vi được xác định là cạnh tranh không lành mạnh Trong thựctiễn áp dụng, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể để nhận diện từng hành vi
Trang 9Để xác định một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh, phải căn cứ vào "các
chuẩn
Trang 10mực thông thường về đạo đức trong kinh doanh" Đạo đức kinh doanh là một phạm trù
dùng để chỉ những yêu cầu, đòi hỏi còn cao hơn cả những vấn đề liên quan đến nghĩa
vụ pháp lý Những hành vi như trốn thuế, lừa đảo, làm hàng giả, gây thiệt hại chodoanh nghiệp khác bằng cách làm ăn gian dối… không thuộc đối tượng điều chỉnh củađạo đức học kinh doanh, vì đó là những hành vi bất chính thuộc phạm vi kiểm soát và
xử lý của pháp luật Đạo đức kinh doanh là những quy tắc xử sự, những tập quán kinhdoanh đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội Tuy nhiên, đây làmột căn cứ khó định lượng, đòi hỏi pháp luật phải thường xuyên bổ sung, điều chỉnhcho phù hợp với sự vận động của đời sống xã hội, trong những điều kiện lịch sử cụthể Vì vậy, quan niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở mỗi quốc gia có thểkhác nhau, liên quan đến các phạm trù kinh tế, xã hội, đạo đức của một xã hội nhấtđịnh
Các nhà doanh nghiệp Mỹ tiếp cận các vấn đề đạo đức dựa trên nền tảng của các lýthuyết duy lợi (utilitarism) và thực dụng (pragmatism) Mục tiêu của đạo đức kinhdoanh là chủ yếu tạo dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp và đạt đến những hiệuquả cao hơn cho doanh nghiệp Trong khi đó, ở Châu Âu, cách tiếp cận đối với vấn đềđạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường nằm giữa thái độ lý tưởng vàthái độ thực dụng, người ta coi đạo đức như là một vấn đề nằm ngay trong bản thânhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cho đến nay, Nhà nước ta đã xóa bỏ nhiều yếu tố của nền kinh tế kế hoạch hóa trướcđây, xây dựng được nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường, đó là nền kinh tế vận hànhđầy đủ, đồng bộ theo các qui luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nềnkinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Trong điều kiện đó, các thông lệ, tập quánthương mại quốc tế các doanh nghiệp trong nước chưa có đủ thời gian để tự tạo thànhcác chuẩn mực đạo đức kinh doanh, được chấp nhận và thực hiện thống nhất nhưnhững quy tắc có tính bắt buộc trên trường quốc tế
Trang 11- Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc củangười tiêu dùng
Điều 33 Hiến pháp năm 2013, quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Điều 4 Luật Cạnh tranh, quy
định: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước
bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh” Tất nhiên, để được Nhà nước
bảo hộ, việc cạnh tranh đó phải thực hiện trên nguyên tắc trung thực, không xâm phạmlợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp,của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của pháp luật cạnh tranh.Như vậy, khi một hành vi cạnh tranh được thực hiện nhưng không theo nguyên tắc nóitrên, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêudùng, thì hành vi cạnh tranh đó được coi là không lành mạnh Thiệt hại mà hành vi gây
ra có thể là đã có thực và xác định được nhưng cũng có thể là thiệt hại có nguy cơ xảy
ra (tiềm năng) nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời
Theo Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa liên bang của Đức,
cấm “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh
tranh làm tổn hại đến đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác” Luật Cạnh tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan cũng có quy
định tương tự: “Thương nhân không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh không
tự do và không bình đẳng, không được tiến hành các hoạt động gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế đối với những hoạt động của những thương nhân khác…”.
Đặc điểm này giúp phân biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các thoảthuận hạn chế cạnh tranh Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành độngcủa nhóm doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, hạn chế khảnăng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh, làm thay đổi tình trạng và quy luật
cạnh tranh trên thị trường Theo Luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp “các dạng thoả
thuận minh bạch hoặc thoả thuận ngầm có nội dung gây hậu quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường đều bị nghiêm cấm” Luật Cạnh
tranh của Liên minh Châu Âu cũng có quy định: Mọi thoả thuận giữa các doanh
nghiệp, mọi quyết định liên kết giữa các doanh nghiệp và mọi loại thoả thuận khác có
Trang 12khả năng điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên và có đối tượng hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường chung của liên minh, thì đều bị nghiêm cấm.
Đối với hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, không cần phải xác định chính xác đốitượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể, chỉ cần phân tích bản chất và diễn biến củahành vi để kết luận về những tác động của nó đến tình hình cạnh tranh trên thị trườngliên quan
Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vichiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc làhành vi huỷ hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưuthế cạnh tranh giả tạo Biểu hiện của các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh củadoanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp bao gồm: Chiếm đoạt các bí mật thươngmại mà doanh nghiệp khác đã phải đầu tư nhiều công sức mới có được và nó đã trởthành tài sản của doanh nghiệp đó; hành vi nhái lại nhãn mác, bao bì, kiểu dáng, khẩuhiệu kinh doanh, thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng và gây thiệt hại trựctiếp cho đối thủ cạnh tranh… Ví dụ: Trong lĩnh vực nước giải khát, nhãn hiệu nướckhoáng Lavie đã bị một số tên gọi thương mại khác giả mạo như: Laville, Leville,Lavier… Trong lĩnh vực xe máy, nhãn hiệu Wave của hãng Honda được nhiều ngườitiêu dùng ưa chuộng đã bị đánh lừa bởi các loại xe với kiểu dáng tương tự của TrungQuốc như Waver, Wake up…