THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNHVI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Phần mở đầu Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường.. Khi các doan
Trang 1KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
oOo
-BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT CẠNH TRANH
ĐỀ TÀI THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỚC
NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: NHÓM 6
Bình Dương, năm 2018
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3MỤC LỤC
Phần mở đầu _4
CHƯƠNG I Khái quát về Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh 4 1.1 Cạnh Tranh Và Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh _4 1.1.1 Khái niệm Cạnh Tranh, Cạnh Tranh không lành mạnh 4 1.1.2 Đặc điểm Cạnh Tranh không lành mạnh _5 1.2 Các Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh _7 CHƯƠNG II Thực tiễn áp dụng quy định về Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh và Kiện nghị hoàn thiện 9 2.1 Thực trạng Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh tại Việt Nam _9 2.2 Xử lí Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh _11 2.2.1 Quy định của pháp luật về xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh 11 2.2.2 Căn cứ xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh _12 2.2.3 Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 12 2.3 Sự thay đổi về quy định Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh 2018 _14 2.4 Kiến nghị hoàn thiện _15 Kết luận 17 Danh mục tài liệu tham khảo _18 Bảng phân công công việc _19
Trang 4THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH
VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Phần mở đầu
Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường Hoạt động này thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội Tuy nhiên, hoạt động cạnh tranh bao giờ cũng gây rất nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp trên thương trường Với mục đích duy trì sự tồn tại, mở rộng thị phần cũng như đạt lợi nhuận tối đa thì hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn Do đó, không ít doanh nghiệp đã dùng những thủ đoạn để cạnh tranh một cách không lành mạnh Từ đó, yêu cầu có quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành là tất yếu, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp, đồng thời, xử phạt nghiêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Vậy hiện nay, pháp luật Cạnh tranh quy định về hành vi cạnh trạnh không lành mạnh như thế nào? Sự thay đổi của Luật Cạnh tranh 2018 so với Luật Cạnh trạnh 2004 đã
đủ để hoàn thiện các quy định còn thiếu sót hay chưa? Bài tiểu luận sau đây sẽ đi
tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên nhằm làm rõ “Thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh” Qua đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Cạnh tranh cũng như giảm thiểu các hành
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong nhóm hành vi “Cạnh tranh không lành
mạnh”.
CHƯƠNG I Khái quát về Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh
I.1 Cạnh Tranh Và Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh
I.1.1 Khái niệm Cạnh Tranh, Cạnh Tranh không lành mạnh
Cạnh tranh
Theo từ điển tiếng Việt, “Cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về
mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như nhau”1 Đây là khái niệm chung cho “Cạnh tranh” trong nhiều mặt của đời sống xã hội Cạnh tranh là một hoạt động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Theo đó có thể hiểu Cạnh tranh kinh
tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh
tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Về bản chất cạnh tranh kinh
1 Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển tiếng Việt, Hà Nội.
Trang 5tế là sự chạy đua giữa các “doanh nghiệp” trên thị trường nhằm không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình, cùng với mục định tối ưu hóa lợi nhuận có thể đạt được của doanh nghiệp Vì thế nhiều doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh theo nhiều hình thái khác nhau, và một trong số đó là hình thái “Cạnh tranh không lành mạnh” Vậy hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được hiểu như thế nào? Và nó sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế thị trường?
Cạnh tranh không lành mạnh
Dựa trên tính chất của các hành vi cạnh tranh, có thể chia cạnh tranh thành hai hình thái là: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là các hành vi cạnh tranh thực hiện tuân theo các nguyên tắc của pháp luật, tập quán kinh tế hay các chuẩn mực khác của kinh doanh
Cạnh tranh không lành mạnh là một hình thái đối lập với cạnh tranh lành mạnh về tính chất của hành vi Khi các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh mà trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán kinh tế hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh dẫn đến việc gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho quyền, lợi của các doanh nghiệp khác, thì đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Một hành
vi được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh phụ thuộc vào các nguyên tắc cũng như tập quán thương mại hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh Mặc khác sự vận động của xã hội và nhận thức của các quốc gia sẽ thay đổi về các nguyên tắc, tập quán hay các chuẩn mực đó Vì vậy, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh chỉ có tính chất tương đối
I.1.2 Đặc điểm Cạnh Tranh không lành mạnh
Dựa trên khái niệm đã trình bày có thể thấy rõ ba đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Thứ nhất, Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh Theo
đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các doanh nghiệp theo nghĩa rộng, thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề Những đối tượng còn lại như các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ chức phi kinh tế… không là đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông, … thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp, Ví dụ: việc đưa tin sai sự thật về doanh nghiệp, về hàng hóa, dịch vụ… của các đơn vị truyền thông Với quy định trên, chủ thể thực hiện hành vi
bị hạn chế nên pháp luật cạnh tranh không áp dụng để xử lý những tình huống
Trang 6trên Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế Nói cách khác, pháp luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân
Thứ hai, hành vi cạnh tranh trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
Đây là căn cứ để xác định tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh, phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh Khi một hành vi cạnh tranh đi ngược với nguyên tắc thiện chí, trung thực hay tập quán tương mại hay các chuẩn mực khác trong kinh doanh thì đó được xem là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo sự phát triển của nên kinh tế thị trường thì các nguyên tắc cũng như chuẩn mực này sẽ thay đổi phụ thuộc theo sự phát triển đó Do đó, dựa trên căn cứ này thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ biến đổi cũng như thay đổi không ngừng trên thực tế mà khó có thể định hình rõ ràng và đầy đủ về những hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ ba, hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Một hành vi cạnh tranh khi thực hiện gây ra thiệt hại thực tế hoặc có khả năng gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác Theo Luật Chống cạnh
tranh không lành mạnh của Cộng hòa liên bang của Đức, cấm “các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác” Luật Cạnh
tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan cũng có quy định tương tự: “Thương
nhân không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh không tự do và không bình đẳng, không được tiến hành các hoạt động gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế đối với những hoạt động của những thương nhân khác…” 2 Có thể thấy đây là đặc điểm để phân biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh so với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Trong khi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhóm doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh, làm thay đổi tình trạng và quy luật cạnh tranh trên thị trường Thoả thuận hạn chế cạnh tranh, không cần phải xác định chính xác đối tượng và mức độ thiệt hại vật chất cụ thể, chỉ cần phân tích bản chất và diễn biến của hành vi để kết luận về những tác động của nó đến tình hình cạnh tranh trên thị trường liên quan Còn ở hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải xác định được mức
độ gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại của hành vi mà các chủ thể thực hiện
I.2 Các Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh
2
ThS.LS Lê Văn Sua, Cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị hoàn thiện.
Trang 7Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành
vi huỷ hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo.3 Dựa trên bản chất đó có thể phân nhóm cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành ba nhóm:
Nhóm 1: Nhóm các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệo khác
Nhóm này được coi là nhóm các hành vi cạnh tranh điển hình nhất Nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, xâm phạm bí mật kinh doanh… Bản chất của hành vi này là việc chiếm đoạt sử ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp Dạng hành vi này được coi là phổ biến, điển hình của cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam ghi nhận nhóm này có thể bao gồm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn hay
hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh “Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn” thường
xâm phạm đến tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao
bì, chỉ dẫn địa lý được in trên sản phẩm hàng hóa, hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Mục đích của hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là tạo nên sự nhầm lẫn của khách hàng về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với hàng
hóa, dịch vụ của chính doanh nghiệp mình “Hành vi xâm phạm bí mật kinh
doanh” là tiếp nhận, thu thập, sử dụng, tiết lộ hoặc vi phạm hợp đồng bảo mật, có
hành vi lừa gạt hay lợi dụng người có nghĩa vụ bảo mật để có được thông tin thuộc
bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu Hành vi này nhằm chiếm đoạt, sử dụng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp khác
Nhóm 2: Nhóm các hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác
Nhóm hành vi này có chung bản chất là công kích vào các đối thủ cạnh tranh
Có thể là hành vi để triệt tiêu, hành vi làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh Hành vi nhóm này thường được thực hiện dưới các hình thức rất đa dạng, nó phụ thuộc vào mục đích công kích Hành vi này có thể là đưa thông tin sai sự thật nhằm là giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh hay lôi kéo, ép buộc khác hàng hay các đối tác của đối thủ cạnh tranh Hành vi ép buộc trong kinh doanh; hành vi gièm pha doanh nghiệp khác; hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác đây là các hành vi được ghi nhận trong pháp luật cạnh tranh
Việt Nam được ghi nhận nằm trong nhóm hành vi này “Hành vi ép buộc trong
kinh doanh” phương thức thực hiện hành vi này là dùng áp lực để đe dọa hoặc
thực hiện cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với chính đối thủ cạnh tranh của mình Mục đích thực hiện hành vi là
Trang 8nhằm lôi kéo khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để họ ngừng giao dịch hoặc không thực hiện giao dịch với doanh nghiệp đó, làm giảm lượng khách hàng cũng như đối tác làm ăn của đối thủ cạnh tranh với mình
“Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác” đây là hành vi đưa thông tin sai sự thật
về đối thủ cạnh tranh nhằm là suy giảm uy tín của đối thủ Hành vi này có thể hình thành dưới các dạng hình thức như nói xấu, bôi nhọ chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng, hay tiềm lực tài chính của đối thủ cạnh tranh Hành vi này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp không nhất thiết doanh nghiệp này phải
có hành vi trực tiếp thực hiện hành vi gièm pha “Hành vi gây rối hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khác” xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, cụ thể
là quấy phá, gây rối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Mục đích của hành vi này là cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Hành vi này có thể được doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc thông qua một chủ thể khác thực hiện, hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
Nhóm 3: Nhóm các hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo
Bản chất của nhóm hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh giả tạo nhằm lối kéo khác hàng Khác hàng là đối tượng bị tác động trực tiếp trong nhóm hành vi này,
về phía các doanh nghiệp khác chịu tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp khi
bị mất đi nguồn khách hàng Pháp luật hiện hành của Việt Nam ghi nhận các hành
vi thuộc nhóm này là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và bán hàng đa cấp bất chính
“Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” có thể hiểu hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi quảng cáo trái pháp luật, trái với hiện thực, thực chất của hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bằng cách quảng cáo theo kiểu so sánh hàng hóa, dịch vụ, bắt chước sản phẩm quảng cáo khác, đưa thông tin gian dối cho khách hàng Đây là hành vi cạnh tranh xâm hại trực tiếp
đến đối thủ cạnh tranh, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng “Hành vi
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” có thể thấy biểu hiện của hành
vi này là các hoạt động khuyến mại bất chính, không trung thực nhằm lừa dối để thu hút khác hàng về phía mình Cụ thể như hành vi tổ chức khuyến mại gian dối
về giả thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch
vụ, … Các hành vi này có thể do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc được tiến hành thông qua thương nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ khuyến mại của mình
“Hành vi bán hàng đa cấp bất chính” những quy định của pháp luật về hành vi
này mục đích là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, cũng như hạn chế việc tổn hại về kinh tế cho những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp bất chính
Trang 9CHƯƠNG II Thực tiễn áp dụng quy định về Hành vi Cạnh Tranh không lành
mạnh và Kiện nghị hoàn thiện II.1 Thực trạng Hành vi Cạnh Tranh không lành mạnh tại Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, thì các hoạt động cạnh tranh đang diễn
ra một cách khốc liệt, mang lại sự phát triển cả về mặt kinh tế lẫn các mặt khác của đời sống xã hội Nhưng một số doanh nghiệp vì muốn chiếm ưu thế cạnh tranh để tăng lợi nhuận đã không thực hiện các hoạt động cạnh tranh một cách lành mạnh mà sử dụng những phương thức thủ đoạn khác nhau thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà pháp luật quy định cấm thực hiện
Hơn thế nữa, hiện nay những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động không hề nhỏ đến tình hình chung của mọi mặt đời sống xã hội mà còn tác động đến hoạt động cạnh tranh Một số doanh nghiệp đã lợi dụng những thành tựu đó, đặc biệt là các thành tựu trong công nghệ thông tin và Internet để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hiện nay khi thương mại điện tử phát triển một cách cực thịnh, người tiêu dùng có thể mua bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào ở bất cứ thời gian, bất cứ nơi nào chỉ với một cú “Click” thông qua các trang bán hàng hay mạng xã hội Nhưng họ lại không thể xác định rõ các xuất xứ, công dụng, mẫu mã, chất lượng, … nhưng thông tin chỉ được biết theo một chiều từ doanh nghiệp cung cấp mà khách hàng khó có thể kiểm chứng Không ít các doanh nghiệp đã lợi dụng điểm này nhằm thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: quảng cáo không trung thực về hàng hóa, chỉ dẫn gây nhầm lẫn,… Không những thế, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng tăng cao khi mà việc sản xuất một mặt hàng là không thể đơn giản hơn với các thành tựu của công nghệ hiện nay Vậy trong những năm gần đây đã có bao nhiều vụ vi phạm quy định
về Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều tra, xử lí?
Thông qua báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh4, dưới đây là bảng thống
kê điều tra vụ việc cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015
Bảng thống kê điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Trang 10Các loại hành vi
cạnh tranh không
lành mạnh 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành
Khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành
Gièm pha doanh
Bán hàng đa cấp bất
Gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh
Tình hình của các vụ việc vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
có diễn biến phức tạp trong những năm qua Hành vi vi phạm chiếm đa số là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Trong năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra tố 46 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó khởi xướng điều tra 28 vụ việc đồng thời hoàn thành điều tra và ban hành quyết định xử lý đối với 02 vụ việc khởi xướng từ năm
2014 Các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh được khởi xướng điều tra trong năm
2015 chủ yếu là: Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh trực tiếp, bán hàng đa cấp bất chính
Trong năm 2016 Cục Quản lý Cạnh tranh cũng thực hiện hàng loạt xử phạt đối với nhiều công ty bán hàng đa cấp, 14 công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, 11 doanh nghiệp tạm ngừng và chấm dứt hoạt động Hiện số doanh