Vì vậy, các phương pháp định lượng đồng thời nhiều hoạt chất của thuốc ngày càng phổ biến VD; MCA, HPLC, quang phổ đạo hàm ..... Để nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích bổ sung và t
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
'I ‘ ì/ỊT ìt '}
W'-ĐỊNH LƯỢNG ĐỔNG THỜI PARACETAMOL VÀ ACID MEPENAMIC TRONG VIÊN NÉN PAMESIC BẰNG ĐO QUANG PHỔ MCA VÀ THỬ ĐỘ HÒA TAN CỦA PARACETAMOL TRONG CHẾ PHẨM BẰNG ĐO
QUANG PHỔ u v - VIS
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2000 - 2005)
NCS Trần Việt Hùng
Bộ môn Hóa dược Phòng Vật lý - Viện Kiểm nghiệm
Thời gian thực hiện: 10/2004 - 5/2005
Hà Nội 05/2005
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau năm năm dưới mái trường Đại học Dược Hà Nội, được sự quan tâm của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các phòng ban, cùng sự nhiệt tình giảng dạy của thầy cô ở các bộ môn trong trường đã truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn phục vụ công việc, cho em nhiều điều quý giá trước khi ra trường, em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong Bộ môn Hoá dược, các cô, các chú cán bộ Phòng Hoá lý I và Phòng Vật lý — Viện Kiểm nghiệm đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận.
Cho em bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
ThS Nguyễn Tường Vy - Bộ môn Hoá dược,
đã dẫn dắt và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực nghiệm và hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5/2005
Sinh viên: Lê Thị Thanh Hiền
Trang 3CÁC KÝ T ự VIẾT TẮT
BP Dược điển Anh (British Phamacopoeia)
DĐVNIII Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ ba
FSQ Định lượng toàn phổ (Full spectrum Quantitation)
HPLC sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương về PA và ME 3
1.1.1 Paracetamol 3
1.1.2 Acid Me/enamic 4
1.1.3 Các phương pháp định lượng PA và ME 5
1.2 Phương pháp phân tích đa cấu tử MCA 6
1.2.1 Sơ lược về MCA 6
ỉ 2.2 Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích đa cấu tử MCA 7
/ 2.3 Một số ứng dụng của phương pháp phân tích đa cấu tử gần đây ở Việt Nam 8
1.3 Độ hoà tan 9
1.3.1 Vài nét về độ hoà tan của thuốc viên 9
1.3.2 Thiết bị và môi trường thử độ hoà tan 10
1.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá 11
1.3.4 Ý nghĩa của thử độ hoà tan 13
PHẦN 2 THựC NGHIỆM VÀ KÊT QƯẢ 14
2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 14
2.1.1 Nguyên vật liệu 14
2.1.2 Phương pháp thực nghiệm 15
2.2 Kết quả thực nghỉệm và nhận xét 29
Trang 52.2.1 Kết quả định lượng đồng thời PA và ME bằng phương pháp M CA 29
2.2.2 Kết quả thử độ hoà tan 38
PHẦN 3 KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHU L U C 45
Trang 6Đ Ậ T V Ấ N Đ Ề
PA là một dược chất được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở dạng đơn chất mà còn ở dạng hợp chất Các chất thường được kết hợp với PA là: clorpheniramin maleat, dextromethorphan hydrobromid, quinin sunfat, acid mefenamic, cafein, codein tạo ra nhiều tên biệt dược khác nhau do các nhà sản xuất trong và ngoài nước cung cấp Trong
số các thuốc chứa PA có viên nén bao phim Pamesic, thành phần gồm 500mg PA và 250mg ME do Công ty Dược phẩm & Vật tư Y tế Tiền Giang (Tiphaco) sản xuất
Các thuốc có chứa nhiều thành phần ngày càng được sử dụng rộng rãi với hiệu quả điều trị cao Nếu xác định hàm lượng các hoạt chất trong viên này bằng phương pháp cổ điển dựa vào các kỹ thuật chiết, tách riêng từng thành phần sẽ rất khó khăn Vì vậy, các phương pháp định lượng đồng thời nhiều hoạt chất của thuốc ngày càng phổ
biến (VD; MCA, HPLC, quang phổ đạo hàm .).
Kiểm nghiệm chất lượng thuốc ngày nay không đơn giản chỉ quan tâm tói định tính, định lượng mà còn cần phải quan tâm đến sinh khả dụng của thuốc, cho nên chuyên luận “Thử độ hòa tan” của thuốc đã được đưa vào DĐVN III (2002)
Theo tiêu chuẩn cơ sở của viên nén bao phim Pamesic (phụ lục), HPLC được sử dụng định lưcmg hai thành phần PA, ME và để xác định lượng PA hoà tan Tuy nhiên, HPLC chưa thật phổ biến ở các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, trong khi đó máy đo quang phổ lại rất phổ biến Kỹ thuật MCA trên máy quang phổ u v - Vis có một số ưu điểm như: phân tích nhanh, không phải sử dụng dung môi hữu cơ tinh khiết chất lượng cao và rất tốn kém Hơn nữa, máy quang phổ có thể kết nối vói thiết bị thử độ hoà tan một cách dễ dàng
Để nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích bổ sung và thay thế cho phương pháp HPLC trong tiêu chuẩn viên nén bao phim Pamesic, áp dụng cho các cơ sở không
có thiết bị HPLC, em chọn đề tài: “Định lượng đồng thời Paracetamol và acid Mefenamic trong viên nén Pamesic bằng đo quang phổ MCA và thử độ hòa tan của
Trang 7Paracetamol trong chế phẩm bằng đo quang phổ u v - Vis”, vói mục tiêu cụ thể như sau:
- ỵây dựng quy trình định lượng đồng thời PA và ME trong viên nén bao phim Pamesic
bằng phương pháp đo quang ph ổ MCA trên máy GBC Cintra 40.
-T h ử độ hòa tan của PA trong chế phẩm bằng đo quang ph ổ ư v - Vis.
Trang 8hoặc: para- hydroxy - acetanilid [3]
- Có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, cực đại hấp thụ trong môi trường acid là 245nm, trong môi trường kiềm là 257nm [21]
* Tác dụng dược lý [2], [10]:
- PA ức chế prostaglandin synthetase làm giảm tổng hợp prostaglandin, có tác dụng hạ sốt do làm tăng thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi), lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đổi, không tác dụng đến nguyên nhân gây sốt
Trang 9- PA tác dụng giảm đau do giảm tổng hợp prostaglandin p2 nên giảm tính cảm thụ của ngọn dây cảm giác với các chất gây đau.
- PA không có tác dụng chống viêm và chống ngưng kết tiểu cầu
* Chỉ định: Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt (sốt do virus, sốt xuất huyết )- Giảm
đau, sử dụng cho đau nhẹ, đau ngoại vi [3]
* Liều dùng: Người lớn: 300 đến 500 mg/lần X 3 - 4 lần/ngày
Trẻ em: 60 - 325 mg/lần x3 - 4 lần/ngày [3]
* Các dạng bào chế: Viên nén, viên nén phân tán, viên nén hoà tan, viên nang, viên
đạn, dung dịch uống, hỗn dịch uống, dạng phối hợp [10]
1.1.2 Acid Mefenamic
*Công thức cấu tạo [3], [23] :
C H s C H3
Q sH sN O j (M = 241,29)
Hoặc: Acid N - (2,3 - xylyl) anthranilic [3], [23]
- Có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, cực đại hấp thụ ở môi trường
acid/ethanol là 279nm, ở môi trường kiềm là 285nm [21]
- Tác dụng giảm đau hạ sốt tương tự PA
Trang 10- Tác dụng chống viêm do ức chế cyclooxygenase, làm giảm prostaglandin E2 và Fịo< là những chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.
* Chỉ định: Chống viêm, giảm đau trong các bệnh xương khớp, đau sau phẫu thuật,
chấn thương, các chứng đau nửa đầu, đau răng, đau khi thấy kinh
* Liều dùng: Người lớn: 250 - 500 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày, uống sau khi ăn no, tối đa
không quá 1,5 g/ngày Hoặc đặt một viên đạn (250mg) vào buổi tối
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 6,5 mg/kg/ngày, chia 3 lần
* Các dạng bào chế: Viên nang, viên nén, viên đạn
1.1.3 Các phương pháp định lượng PA và ME
1.1.3.1 Các phương pháp đã được áp dụng đ ể định lượng PA
- Phương pháp đo quang [3], [4], [5], [10], [16];
Nguyên tắc: PA có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại, cực đại hấp
thụ của PA trong môi trường acid là 245nm, trong môi trưòỉng kiềm là 257nm Kết quả được tính toán dựa vào giá trị mật độ quang đo được và độ hấp thụ riêng hoặc so sánh vói chuẩn
- Phương pháp chuẩn độ nitrit [3], [4], [5], [10]:
Nguyên tắc: Thuỷ phân PA trong môi trường acid (HCl 10%) và nhiệt độ tạo
thành amin thơm bậc một Chuẩn độ bằng dung dịch natri nitrit (NaNOj) trong môi trưòìig acid tạo hợp chất diazoni (phản ứng diazo hoá), nhận biết điểm kết thúc bằng chỉ thị tropeolin hoặc điện thế kế
- Phương pháp chuẩn độ bằng ceri IV [4], [5], [10]:
Nguyên tắc: Trong dung dịch acid, PA sau khi tbuỷ phân là một chất khử, ceri IV
là một chất oxy hoá sẽ bị khử (nhận thêm 1 electron) chuyển thành ceri III, phát hiện điểm kết thúc bằng feưoin - 00 (phức chất sắt của o-phenatrolin) sắt ở trong phức này
có thể là sắt n hoặc sắt III, phức chất sắt II có màu đỏ, phức chất sắt III có màu xanh.Tại điểm tương đương khi bắt đầu thừa ceri IV, phức chất sắt II chuyển thành sắt III, làm dung dịch đổi màu từ đỏ sang xanh
Trang 11' Ị C „ H , N , \ F e Ỵ ' - e -> [ ( C p / Í A í i ) ,* ] ’*
- Phương pháp Kjeldahl [3], [10]:
sự có mặt của kali hay natri sulphat Khi đó nitơ bị vô cơ hoá kết hợp với H2SO4 thành (NỈỈ4)2S0 4 Thêm NaOH vào hỗn hợp phản ứng rồi cất kéo NH3 giải phóng vào dung dịch chuẩn H 2 SO 4 0,1N dư Chuẩn độ H 2 SO 4 dư bằng NaOH 0,1N
- Phương pháp HPLC [5], [10], [23]:
Nguyên tắc: Dựa vào sự phân bố của PA trên pha tĩnh chứa trong cột nhờ dòng di
chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao Khi PA ra khỏi cột được detector đo và ghi lại dưới dạng pic
1.13.2 Các phương pháp đã được áp dụng đ ể định lượng ME
- Phương pháp acỉd - base [4], [5], [10], [22]:
Nguyên tắc: ME được hoà tan trong dung môi ethanol (đã được trung tính hoá), sau
đó chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M với chỉ thị phenolphtalein
- Phương pháp HPLC [5], [10], [23]:
Nguyên tắc: Dựa vào sự phân bố của ME trên pha tĩnh chứa trong cột nhờ dòng di
chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao Khi ME ra khỏi cột được detector đo và ghi lại dưới dạng pic
1.1.33 Các phương pháp định lượng đồng thời PA và ME
- Phương pháp HPLC [5], [10], [23]:
Nguyên tắc: Dựa vào sự phân tách của PA và ME trên pha tĩnh chứa trong cột
nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao Khi các chất ra khỏi cột đượcdetector đo và ghi lại dưới dạng pic
Điều kiện sắc ký đã được sử dụng xem tiêu chuẩn cơ sở viên nén bao phim Pamesic phần phụ lục
1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CẤU TỬ MCA
1.2.1 Sơ lược về MCA
Trang 12Phương pháp phân tích đa cấu tử (MCA) đã có từ lâu Tuy nhiên, do hạn chế độ chính xác của các thiết bị phân tích cũng như hạn chế về thiết bị xử lý số liệu nên trước đây nó chưa được ứng dụng rộng rãi [11], [16].
Gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị phân tích và máy tính điện tử, các thiết bị đo quang phổ thế hệ mói kết nối vói máy tính điện tử có cải tiến trong cả phần cứng (cải tiến về cấu hình thiết bị quang học của máy quang phổ) lẫn phần mềm xử lý
số liệu đã giúp giải quyết những hạn chế của phương pháp MCA và làm cho nó ngày càng phổ biến hofn [11], [16]
1.2.2 Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích đa cấu tử MCA
* Nguyên tắc:
Cơ sở lý thuyết của phương pháp dựa trên nguyên lý “Độ hấp thụ quang A của một hỗn hợp trong dung dịch tại một bước sóng Ằ bất kỳ bằng tổng độ hấp thụ quang của mối thành phần tại bước sóng đó ” [4]
Trong dung dịch, độ hấp thụ quang và nồng độ dung dịch có mối quan hệ vói nhautheo định luật Lambert - Beer [11], [13], [16]:
A: độ hấp thụ quang tại bước sóng X,
C: nồng độ dung dịch (%), d: bề dày cốc đo (cm)
Ta có thể viết gọn lại: A = K c (với K = £.d được gọi là hệ số tỷ lệ)
Nếu ta giả sử hỗn họfp cần đo có n thành phần thì theo nguyên lý trên ta có;
Tại bước sóng thứ nhất; A| = Ki jCi + K12C2+ + Ki„c„ (2)
Khi độ hấp thụ quang được đo tại ỉ bước sóng, ta sẽ thu được hệ gồm i phương trình, vói n ẩn số về nồng độ (C„) và n./ ẩn số về hệ số tỷ lệ (K j,,)
Ai = Ki.ịCi + K1.2C2+ + Kj„c„
A2= K2,C , + K2 A + - + K2, A (3)
Trang 13Hệ trên có thể viết gọn lại dưới dạng ma trận đại số tuyến tính như sau:
Trong đó: [A] là ma trận độ hấp thụ quang, được đo trên máy
[K] là ma trận hệ số tỷ lệ, được xác định trước bằng cách đo phổ của các dung dịch chuẩn hỗn hợp đã biết trước nồng độ
[C] là ma trận nồng độ của các thành phần trong hỗn hợp
Trong thực tế của bài toán, c là nồng độ chưa biết cần tìm của mẫu thử, vậy ma trận tính nồng độ c được viết dưói dạng:
[C] = [K-‘] X [A] (6)
Trong đó [K '] là ma trận nghịch đảo của ma trận [K]
Muốn xác định nồng độ chưa biết của mẫu thử, phải xác định hệ số tỷ lệ K Để tìm được K chúng ta phải sử dụng các dung dịch hỗn hcfp chuẩn đã biết trước nồng độ đem
đo độ hấp thụ quang, khi đó từ hệ (5) ta có thể tìm được [K] vì [A] và [C] đã biết Đồng
thòi để xác định được ma trận hệ số K của hỗn hợp n chất ta phải sử dụng tối thiểu n dung dịch hỗn hợp chuẩn và đo tại tối thiểu n bước sóng Trên thực tế, để giảm sai số
trong phân tích chuẩn ta tăng số bước sóng phân tích và sử dụng số lượng các dung dịch hỗn hợp chuẩn nhiều hơn số cấu tử
1.2.3 Một số ứng dụng của phương pháp phân tích đa cấu tử gần đây ở Việt Nam
- Định lượng đồng thời PA và ibuprofen trong viên nén hỗn hợp bằng phương pháp phân tích toàn phổ [8], [13], [17]
- Định lượng đồng thời clorpheniramin maleat và phenylpropanolamin hydroclorid bằng phương pháp toàn phổ FSQ [15]
- Nghiên cứu áp dụng phương pháp FSQ trên máy quang phổ u v - Vis thế hệ cũ
để định lượng đổng thời vitamin BI và vitamin B6 trong các thuốc Trivit B [13]
Trang 14- Định lượng đồng thời PA và quinin Sulfat trong viên nén Antigrip F bằng phương pháp phân tích đa cấu tử (MCA) [16].
1.3 ĐỘ HÒA TAN
1.3.1 Vài nét về độ hoà tan của thuốc viên
1.3.1.1 Khái niệm về độ hoà tan
“Độ hoà tan là quá trình chất rắn tan ra trong dung môi để tạo thành dung dịch” [18]:
13.1.2 Quá trình giải phóng thuốc từ các dạng thuốc phân liều
Quá trình hòa tan thuốc từ các dạng thuốc phân liều được Wagner [14] nêu lên theo sơ đồ hình 1.1 Theo sơ đồ, có thể nhận thấy thuốc muốn được hấp thu vào máu để đến các cơ quan gây tác dụng thì phải được hòa tan trong hệ tiêu hoá, nếu thuốc chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo thành các hạt kết tụ, dạng chất rắn thì hoàn toàn không được hấp thu Vì vậy, để kiểm nghiệm chất lượng thuốc tốt cần phải quan tâm đến SKD của thuốc Để đánh giá SKD của thuốc đơn giản và hiệu quả, người ta có thể thông qua phép thử độ hòa tan của thuốc
Trang 15Các t i ể u ^ phân )
Sự hoà tan (chủ yếu)
" 1
Thuốc (in vitro hay in vivo)
Sự hoà tan (chủ yếu)
Hấp thu (invitro)
Thuốc trong máu, thể dịch hoặc trong các tổ chức cơ thểHình 1.1 Sơ đồ giải phóng thuốc từ các dạng thuốc phân liều
1.3.2 Thiết bị và môi trường thử độ hoà tan
1 3 2 1 Thiết bị thử
- Yêu cầu [1], [9]:
+ Thiết bị làm bằng thép không gỉ hoặc phủ một lớp chất liệu phù hợp
+ Thiết bị phải trơ về mặt hoá học, không hấp thụ, không phản ứng hay gây cản trở cho phép thử
+ Thiết bị phải đặt cố định, đảm bảo yêu cầu không ảnh hưcmg đến chuyển động của máy
- Các loại thiết bị áp dụng: Thiết bị kiểu giỏ quay, kiểu cánh khuấy, kiểu dòng
chảy [1],[9]
Trang 16+ Tiếp tục nghiên cứu thử độ hoà tan của ME trong viên nén bao phim Pamesic + Có những nghiên cứu tiếp theo đối vói các chế phẩm khác chứa đổng thòi PA
và ME
Trang 17TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ môn Bào chế (2003), Kỹ thuật bào ch ế và sinh dược học các dạng thuốc,
Trường Đại học Dược Hà Nội, tập II, trang 156 - 168
2 Bộ môn Dược lý (2002), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, trang 176, 184,
8 Nguyễn Thành Đạt (2002), Nghiên cứu định lượng đồng thời PA và
ibuprofen trong thuốc đa thành phần, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ.
9 Bùi Thị Hoà (2004), Thiết bị trong phép thử độ hoà tan và phương pháp hiệu
chuẩn, Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế.
10 Bùi Thu Huê (2004), Định tính và định lượng đồng thời PA và ME trong viên
nén bao phim Pamesic bằng phương pháp HPLC, Khoá luận tốt nghiệp dược
sỹ
11 Trần Việt Hùng, Trịnh Văn Quỳ (1997), Phương pháp định lượng toàn phổ
FSQ (Full spectrum Quantitation) phân tích đa cấu tử trên máy quang phổ
u v - Vis BECKMAN DU'^ - SERIES - 6501, Thông báo kiểm nghiệm số 2.
12 Nguyễn Tiến Khanh (1995), Thống kê ứng dụng trong công tác dược, Tủ
sách sau đại học, Trưòỉng Đại học Dược Hà Nội
Trang 1813 Trịnh Văn Quỳ (2000), ứng dụng các phương tiện phân tích HPMC và
UVỈVis hiện đại nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm nghiệm thuốc đa thành phần, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ.
14 Trịnh Văn Quỳ (2004), Gien thiệu tổng quát phép thử độ hoà tan của thuốc
viên, Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế.
15 Đoàn Cao Sơn, Trần Việt Hùng, Trịnh Văn Quỳ (1998), Định lượng đồng
thời Clophenylamin maleat và Phenylpropanolamin hydroclorua bằng phương pháp định lượng toàn phổ FSQ, Tạp chí phân tích hoá lý và sinh học,
tập III, số 3
16 Lê Quang Thảo, Thái Duy Thìn, Trần Việt Hùng, Phùng Ngọc Quang
(2004), Định lượng đồng thời Pa và Quinin Sulfat trong viên Antỉgrỉp F bằng
phương pháp phân tích đa cấu tử MCA, Tạp chí Kiểm nghiệm , số 2, trang
11 -14
17 Thái Duy Thìn (2003), Định lượng đồng thời PA và ibuprofen trong viên nén
hỗn hợp bằng phương pháp phân tích toàn phổ, Tạp chí Dược học, số 10,
trang 26
18 Phùng Thị Vinh (2004), Độ hoà tan và sinh khả dụng của thuốc Khái niệm
và sự tương quan, Viện kiểm nghiệp, Bộ Y tế.
19 Nguyễn Tưòttg Vy (1998), Áp dụng phương pháp quang ph ổ đạo hàm đ ể
định lượng đồng thời Sulfamethoxazole và Trimethoprim trong thuốc viên Trimazol, Công trình thạc sỹ dược học, trang 27, 34, 40, 43.
20 Nguyễn Thị Kim Xuân (2004), Giới thiệu phép thử độ hoà tan trong một số
Dược điển, Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế.
21 A.C Moffat (1986), C larle’s Isolation and Identification o f drug The
Phamaceutical Press, London, page 727, 849
22 British Phamacopoeia (2001)
23 The United States Phamacopoeia XXVII
Trang 19PHỤ LỤC
TIÊU CHUẨN Cơ SỞ
1 Sở Y tế Tiền giang 1.1 V iên bao p h im
PAMESIC
Ký hiệu: 073-A - 028 -03
I Y ÊU CẦU KỸ THUẬT:
1.1 C ông thức điều chế: Cho một đơn vị thành phẩm:
- A cid m efenam ic Hai trăm năm mươi m iligam 250m g
- Tá dược: Tinh bột mì, Titan dioxyd, Talc, PEG,
m agnesi stearat, HPMC, Ethanol 96° vừa đủ m ột viên
Đ ạt tiêu chuẩn D Đ V N III
Đ ạt tiêu chuẩn BP 98 Đạt tiêu chuẩn BP 98 Đạt tiêu chuẩn D Đ V N III Đạt tiêu chuẩn USP 24
Trang 201.3 Chất lượng thành phẩm:
1.3.1 Hình thức: V iên nén dài bao phim hình oval, m àu vàng, m ột m ặt trơn, một
m ặt có vạch giữa chữ PM , cạnh và thành viên lành lặn
1.3.2 Đ ộ tan rã: Không quá 30 phút.
1.3.3 Đ ộ đ ồ n g đều k h ố i lượng: ± 5% so với khối lượng trung bình viên.
1.3.4 Đ ịn h tín h : Chế phẩm phải thể hiện phép thử định tính của Paracetam ol và
acid m efenam ic
1.3.5 Đ ộ hoà tan: Lượng Paracetam ol giải phóng sau 45 phút không được dưới
75% so vói lượng ghi trên nhãn
1.3.6 Định lượng: Viên Pam esic phải chứa:
* Paracetam ol (C8H9N O2) : 95,0 -105,0%
* Acid m efenam ic (CisHịsNOị) : 95,0 - 105,0%
so với hàm lượng ghi trên nhãn
2.5 Độ hoà tan:
2.5.1 Thuốc t h ử : Theo Dược Điển Việt Nam III
- D ung dịch đệm phosphat pH 5,8
Trang 21* Dung dịch chuẩn: Pha dung dịch chuẩn paracetam ol trong pha động có nồng
độ tương đương dung dịch thử
Đo HPLC dung dịch thử và dung dịch chuẩn ( Đ iều kiện sắc ký như phần định lượng)
Dựa vào diện tích hoặc chiều cao pic dung dịch thử và dung dịch chuẩn, nồng độ dung dịch chuẩn, tính được lượng paracetam ol đã hoà tan
Trang 22* Dung dịch thử:
Cân 20 viên đã loại bỏ lớp bao, xác định khối lượng trung bình viên,
nghiền thành bột mịn Cân chính xác một lượng bột viên tương đương với lOOmg paracetam ol cho vào bình định mức 50m l, thêm 5ml tetra hydrofuran , lắc kỹ , thêm khoảng 35ml pha động, lắc siêu âm khoảng 10 phút, thêm pha động vừa đủ, lắc đều, lọc Lấy chính xác Im l dịch lọc cho vào bình định mức 25m l, thêm pha động đến vạch, lắc đều
* Dung dịch chuẩn:
Cân chính xác lượng các chất đối chiếu paracetam ol, acid m efenam ic và tiến hành hoà tan như dung dịch thử để có nồng độ các chất trên tương đương với nồng độ trong dung dịch thử
Đo HPLC
Từ diện tích hoặc chiều cao các pic trong dung dịch thử và dung dịch chuẩn, nồng độ các chất trong dung dịch chuẩn, tính được hàm lượng các hoạt chất trong viên
III Đ Ó N G G Ó I - G H I NH Ã N - BẢO QUẢN:
- Đ óng lọ hoặc ép vỉ nhôm - PVC
- Nhãn đúng quy chế
- Bảo quản : nơi khô mát, tránh ánh sáng
- H ạn dùng : 36 tháng
Trang 23b Xử lý kết quả trên máy ta được các bảng sau:
* Kết quả dung dịch kiểm tra
Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng đưòfng chuẩnDung dịch
Nồng độ thực - T (ụg/ml)
Nồng độ đo được -D (|jg /m l)
Sai sô' phương pháp:
Nồng độ
đo được (ụg/ml)
Hàm lượng tính được (mg/viên)
Hàm lượng ghi trên nhãn (mg)
Tỷ lê đat đươc
Trang 24Từ bảng 2.7 ta thấy hàm lượng của PA và ME trong viên mẫu Pamesic hoàn toàn đạt chỉ tiêu chất lượng (PA từ 98,80 đến 102,88%, ME từ 97,93 đến 102,37%).
2.2.1.3 Kết quả đánh giá phương pháp
a Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp
Bảng 2.8 Độ lặp lại của phương pháp
Xử lý thống kê
TI 494,01 Giá trị trung bình 499,83 255,91 Giá trị trung bình 248,80T2 505,48 Độ lệch chuẩn 8,4785 244,83 Độ lệch chuẩn 3,9184
T4 492,81 Khoảng tin cậy 21,79 247,24 Khoảng tin cậy 10,07T5 497,66 Sai số tương đối 1,7801 249,92 Sai số tương đối 1,6528
Trang 25a Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp
b Nhận xét: Từ kết quả của bảng 2.8 và bảng 2.9 ta thấy phương pháp MCA được
sử dụng trên phần mềm sẵn có của máy quang phổ GBC Cintra 40 cho kết quả khá chính xác và đáng tin cậy
Trang 262.2.2 Kết quả thử độ hòa tan
a Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược và ME đến độ hấp thụ của PA
* Kết quả thu được sau khi đo dung dịch 1, 2, 4 ở bước sóng 257nm
Bảng 2.10 Kết quả đo độ hấp thụ của dung dịch 1, 2, 4
Độ hấp thụ của
dung dịch 1
(D l) (Abs)
Độ hấp thụ của dung dịch 2
(D2) (Abs)
Độ hấp thụ của dung dịch 4 (D4) (Abs)
Dl/D4*100(%)
D2/D4*100(%)
- Kết quả quét p tiổ dung dịch 3 và dung dịch 4 với mẫu trắng là NaOH 0,1N, đượcphổ đồ hình 2.12 như sau :