1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại việt nam

96 620 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 538,5 KB

Nội dung

Trong bối cảnh hiện nay, “Chi trả dịch vụ môi trường” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử

Trang 1

WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên.

RCFEE Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường

rừng

EEPSEA Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á

IUCN Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế giới

ICRAF Trung tâm nông lâm nghiệp thế giới

RUPES Chi trả cho người nghèo vùng cao về dịch vụ

môi trường mà họ mang lại

FONAG Quỹ bảo tồn nước quốc gia của Ecuador

1

Trang 2

ICRAF Trung tâm Nông – Lâm Thế giới

IFAD Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tếTNC Bảo tồn Thiên nhiên của Trung QuốcPSA Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của

Costa Rica

Trang 3

Bảng 2.2 Bản hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy thủy

Bảng 3.5 Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng

Bảng 3.6 Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng

Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ rừng với biến

Sơ đồ đề xuất kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường

tại sông Đồng Nai

483

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhõn dõn vựng đầu nguồn phần lớn là người nghèo Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt Điển hình, 5 trận bão dồn dập đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong tháng 11/2007; hoặc những ngày nóng nắng kéo dài đầu tháng

Trang 5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7/2007 nhiệt độ 42 độ C, ngoài trời 45 độ C ở Nghệ An, Hà Tĩnh, làm nhiều người ốm đến mức bệnh viện không còn đủ chỗ chứa Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn Theo tính toán của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân thiên tai của VN làm chết và mất tích 750 người hàng năm, và thiệt hại

1,5% GDP hàng năm (Nguồn:Vnexpress – Newsdaily 1/10/2007) Hơn nữa, việc

quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh

Trong khi đó, Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường

Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý Hơn nữa, với việc thực tập ở Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng – thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi cũng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu

sâu hơn về Chi trả dịch vụ môi trường Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam”, với

5

Trang 6

bước đầu xem xét, tìm hiểu những vấn đề lý luận và áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường vào thực tiễn Tôi hi vọng mình sẽ góp phần vào công cuộc nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, trước mắt là dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường ở Lâm Đồng và Sơn La

3 Giới hạn nghiên cứu

Giới hạn về không gian lãnh thổ: Trong chuyên đề này tôi tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước ở châu Mỹ La Tinh: Mỹ, Costa Rica, Ecuador, Mexico, ; Châu Âu: Pháp, Đức; Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Inđụnờxia….; và Châu Úc và ở Việt Nam

Giới hạn về thời gian: số liệu được sử dụng từ khi PES được hình thành và phát triển cho đến năm 2008

Giới hạn về khoa học: Chuyên đề tập trung nghiên cứu bản chất, cơ chế và nội dung của chi trả dịch vụ môi trường

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này đơn giản dễ hiểu nhưng không hề vắng mặt trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào Việc tham khảo nhiều tài liệu càng thể hiện sự cẩn trọng và hiểu biết của người nghiên cứu Tuy nhiên không thể bỏ qua việc ghi chép lại rõ ràng nguồn gốc của mỗi tài liệu

để tiện theo dõi tra cứu được, nó làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với đề tài nghiên cứu

Trang 7

Chương I: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường.

Chương II: Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường tại một số nước trên Thế giới

Chương III: Chi trả môi trường tại Việt Nam

Chương IV: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho việc áp dụng chi trả môi trường tại Việt nam

LỜI CẢM ƠN

Qua chuyên đề thực tập này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ths Vũ Tấn Phương – Giám đốc Trung tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập

7

Trang 8

cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trong suốt quá trình thực tập cũng như làm chuyên đề thực tập, thầy đã hướng dẫn tôi hướng nghiên cứu phù hợp, đồng thời luôn tận tụy giải đáp cũng như khắc phục những sai sót kịp thời cho chuyên đề của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

“Tụi xin cam đoan nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghộp cỏc báo cáo hoặc luận văn của người khác Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường”

Trang 9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2009

Sinh viên: Vũ Thị Thu Hương

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG.

1 1 Khái niệm dịch vụ môi trường.

1.1.1 Khái niệm DVMT.

9

Trang 10

DVMT là các lợi ích (trực tiếp hay gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ

các chức năng của hệ sinh thái (Theo đánh giá HST thiên niên kỷ - 2005)

Trong đó, lợi ích trực tiếp do hệ sinh thái mang lại là sản phẩm từ gỗ, các loại lâm sản khỏc Cỏc loại sản phẩm này được trao đổi, buôn bán và có giá cả trên thị trường

Lợi ích gián tiếp là những giá trị sử dụng do hệ sinh thái tạo ra, tồn tại và phát triển tỷ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái Các giá trị trừu tượng cung ứng tự nhiên cho nhiều người, thậm chí là cả xã hội cùng hưởng lợi như: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói mòn, hấp thụ các – bon, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp cảnh quan vẻ đẹp tự nhiờn,…

1.1.2 Chức năng của dịch vụ môi trường.

Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng đồng dân cư trên toàn Thế giới Người ta chia chức năng của dịch vụ môi trường được thành 5 loại:

(i) Bảo vệ đầu nguồn: Hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, sông suối; Điều tiết dòng chảy (tăng dòng chảy mùa kiệt, giảm dòng chảy mùa lũ); Duy trì chất lượng nước; Và ngăn chặn sạt lở đất

(ii) Phòng hộ ven biển: chống cát bay, chống xa mạc hóa đất ven biển, ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngập mặn vào đất liền,…

(iii) Duy trì đa dạng sinh học, đặc biệt bảo tồn những nguồn gen động thực vật quý hiếm của thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

(iv) Hấp thụ các bon, giảm khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.(v) Tạo vẻ đẹp cảnh quan: du lịch sinh thái, giá trị văn hóa, thẩm mỹ

Trang 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.1.3.Phân loại dịch vụ môi trường.

Theo chức năng và vai trò của dịch vụ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhà môi trường đã chia dịch vụ môi trường thành 4 loại, như sau:

Thứ nhất là, dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu sản xuất,

chất đốt,

Thứ hai là, dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hòa

không khí, điều tiết nguồn nước, …

Thứ ba là, dịch vụ văn hóa: giỏ trị thẩm mĩ, giá trị về du lịch sinh thái, vui

chơi giải trí, giá trị lịch sử khoa học – xã hội,…

Thứ tư là, dịch vụ hỗ trợ: cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất;

điều hòa dinh dưỡng trong đất, …

1.2 Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường.

Trên thực tế, những người duy trì và bảo tồn dịch vụ hệ sinh thái chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải chi trả cho nỗ lực của họ Còn những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái chưa chi trả cho những dịch

vụ mà họ được hưởng Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng hệ sinh thái đó không bền vững Trong bối cảnh hiện nay, “Chi trả dịch vụ môi trường” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ môi trường

1.2.1 Khái niệm.

Chi trả dịch vụ môi trường còn là khái niệm khá mới trên thế giới, được đưa vào tư duy và thực tiễn số nước Hiện nay, khái niệm của PES được mô tả theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là hai khái niệm được sử dụng khá phổ biến với nhiều nước trên thế giới

11

Trang 12

Thứ nhất, PES là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có

giàng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hoặc nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra dịch vụ hệ sinh thái thỏa thuận

Thứ hai, PES là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được lợi từ

dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó

Ở Việt nam, thuật ngữ chi trả dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường vì dịch vụ môi trường còn đang được hiểu theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm Tuy nhiên theo tài liệu

“Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2003” thì dịch vụ sinh thái là các lợi

ích mà con người được hưởng từ các hệ sinh thái và bao gồm các chức năng cung cấp (cung cấp hàng hóa) và chức năng điều tiết + văn hóa + hỗ trợ (hay dịch vụ môi trường)

Trên thế giới hiện nay, chi trả dịch vụ môi trường còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Đền đáp dịch vụ môi trường (Reward for Environment Services - WES); Thương mại dịch vụ môi trường (Market for Environment Services - MES); Bồi thường dịch vụ môi trường (Compensation for Environment Services - CES) Tuy nhiên, chúng đều giống nhau về bản chất, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

Từ những phân tích ở trên, bằng cách hiểu của mình, tác giả của chuyên

đề đã khái quát nội dung chi trả dịch vụ môi trường theo mô hình như sau:

Bảng 1.1: Bản chất của Chi trả dịch vụ môi trường PES

Trang 13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của PES.

(i) Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường

(ii) Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường gián tiếp do Nhà nước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết

(iii) Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường cho người được chi trả dịch vụ và không thay thế thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật

Những người được chi trả dịch vụ môi trường

Những người chi trả dịch vụ môi trường

Người cung cấp dịch vụ môi trường

Người cung cấp dịch vụ môi trường

Người cung cấp dịch vụ môi trường

Chi trả dịch vụ môi trường

Trang 14

(iv) Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

1.2.3 Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường.

Người bán là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) tạo ra các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc quản lý hệ sinh thái

Người mua là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) phải chi trả cho các lợi ích từ việc nhận được hàng hóa dịch vụ hệ sinh thái

1.2.4 Đặc điểm của PES.

Thứ nhất, Là giao dịch tự nguyện (không bắt buộc/ mệnh lệnh), và những

người tham gia sẽ nhận được sự chi trả do họ duy trì sử dụng đất thân thiện với môi trường

Thứ hai, Dịch vụ môi trường là một phương thức sử dụng đất, nên sự chi

trả trong các chương trình PES là sự chi trả cho các những người chủ sử dụng đất Vì vậy ta có thể nơi rằng, chi trả dịch vụ môi trường phải dựa trên dịch vụ môi trường xác định hoặc dựa trên phương thức sử dụng đất nhằm đảm bảo dịch

vụ môi trường

Thứ ba, Được mua bởi ít nhất một hoặc nhiều người với ít nhất một người

cung cấp dịch vụ môi trường trong điều kiện nhất định

1.2.5 Hình thức PES.

Hình thức chi trả dịch vụ môi trường phổ biến nhất là chi trả bằng tiền mặt, nhưng trong một số trường hợp cũng bao gồm các lợi ích trực tiếp và gián tiếp khác như đóng góp vật chất, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, việc làm, các đóng góp cho hoạt động phát triển tại địa phương, hoặc những đóng góp bằng hiện vật khác được trả cho người cung cấp dịch vụ và được huy động từ nguồn

Trang 15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vốn do người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái (HST) chi trả Người sử dụng là người mua dịch vụ HST và người cung cấp là người bán Nhiều khi, những chi trả này được thực hiện trực tiếp như các hoạt động giao dịch, trao đổi giữa người bán và người mua Ví dụ, Người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng) tạo được hoặc bảo

vệ, giữ gìn được môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong rừng; Những người muốn vào rừng để thăm quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học phải trả tiền mua vé, hay như từ nhà máy thủy điện đến nông dân vùng cao) Nhưng trong thực tế, việc chi trả được thực hiện gián tiếp thông qua trung gian là Chính phủ, nếu giao dịch giữa người bán và người mua không thể thực hiện được trực tiếp, cần thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả 2 phía bởi những chủ rừng không thể đi bán cho từng người hưởng lợi Với số lượng những người hưởng lợi đụng thỡ Nhà nước sẽ đại diện để thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa người mua và người bán Hay ví dụ, tiền thu được vào quỹ khai thác, sau đó sẽ được phân bổ cho công đồng cung cấp dịch vụ môi trường

1.2.6 Bản chất của PES.

Tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang

sử dụng các hệ sinh thái có ý nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ sinh thái này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục

vụ lợi ích của phần đông dân số, tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học

1.2.7 Mục tiêu của PES.

(i)Tăng cường, tạo thị trường giá cả cho hàng hóa dịch vụ môi trường bằng cách lượng giỏ giá trị kinh tế của chúng Hầu hết các dịch vụ mà môi trường cung cấp đều không có giá trực tiếp trên thị trường Trong khi đó, chi trả môi dịch vụ môi trường chỉ thực hiện được khi các dịch vụ môi trường đú đó

15

Trang 16

được xác định giá trị trên thị trường tiền tệ Hiện nay, trên thế giới các hai cách lượng giá giá trị kinh tế của dịch vụ môi trường, đó là: Dựa vào sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với lợi ích không có giá trên thị trường tiền tệ mà họ nhận được; và dựa vào sự sẵn lòng chấp nhận bỏ chi phí để đền bù cho dịch vụ môi trường bị mất.

(ii)Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo tồn hệ sinh thái

(iii)Nõng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị dịch vụ môi trường Ta biết rằng, một yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công của chương trình chi trả dịch

vụ môi trường là có sự tự nguyện tham gia của các bên tham gia Vì vậy, mọi chương trình cần phải phân tích chi phí và lợi ích của các bên tham gia Thông qua việc phân tích này, cộng đồng sẽ nhận thức được rõ ràng hơn giá trị dịch vụ môi trường, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc duy trì và bảo

vệ hệ sinh thái

(iv)Cải thiện sinh kế cho người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội Theo bản chất của PES đó nờu ở trên, người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường phải chi trả cho những người cung cấp dịch vụ môi trường đó Vì vậy nó tạo ra nguồn thu nhập cho người cung cấp dịch vụ môi trường duy trì và bảo tồn hệ sinh thái Thí dụ, rừng đầu nguồn có tác dụng giữ nước, duy trì chất lượng nước, chống sạt lở đất và lũ lụt cho hạ lưu, v.v… Vì vậy, những người được hưởng lợi ở hạ lưu cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của rừng đầu nguồn Đõy chính là nguồn thu cho những người nghèo ở khu vực thượng nguồn tham gia vào việc duy trì và bảo vệ rừng đầu nguồn

1.2.8 Phân loại PES.

Trang 17

(iv) Vẻ đẹp cảnh quan, du lịch sinh thái: Giỏ trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ, vui chơi giải trí.

Tiếu kết: Qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng Chi trả dịch vụ môi trường có

tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì, bảo vệ hệ sinh thái, và là công cụ hiệu quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đầu nguồn Việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường là tất yếu với bất kỳ một Quốc gia nào trên thế giới

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở

MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI.

17

Trang 18

Ta biết rằng, PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên nú đó trở nên khá phổ biến ở một

số nước PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo ở cỏc vựng đầu nguồn

Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất

Và PES đã bắt đầu thực hiện ở các nước Châu Á, mà điển hình là dự án “RUPES – Xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á”, và đã thu được một số thành công nhất định trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn Ở Châu Phi, mặc dù cũng đã cố gắng nghiên cứu, đánh giá điều kiện thực hiện PES, tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội còn rất hạn chế ở châu lục này Hiện tại, chỉ có hai chương trình về dịch vụ thủy văn đang được thực hiện ở Nam Phi và một số ớt sỏng kiến đang được đề xuất ở Nam Phi, Tunisia, Kenya Ở Châu Âu, Chớnh phủ một số nước cũng đã lưu tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình PES Ở Châu Úc, đã pháp luật hóa quyền phát thải cacbon

từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng

2.1 Các hoạt động của PES ở Mỹ La Tinh.

2.1.1 Hoa Kỳ đã áp dụng PES sớm nhất và khá thành công.

Điển hình là: Hawai, áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp,

du lịch…

Ở Oregon, Portland, nhằm bảo tồn và phát triển cá hồi và môi trường sinh thái của chúng, họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông cá hồi đẻ là nơi

Trang 19

đẻ tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ rừng đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.

2.1.2 Ecuador.

Các chính sách đa dạng sinh học quốc gia giúp tạo các thị trường dịch vụ

hệ sinh thái Năm 1999, những cải cách quy chế cho phép khu vực công cộng phân bổ nguồn lực cho cơ chế tài chính khu vực tư nhân Cũng năm đó, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES tại lưu vực Quito Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG Việc đóng góp này được thực hiện dưới hình thức ỏp phớ sử dụng dịch vụ HST vào phí sử dụng nước Mỗi đơn vị đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng

2.1.3 Colombia.

Những người sử dụng nước ở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội

để thu các khoản chi trả tự nguyện cho các gia đình ở lưu vực đầu nguồn

2.1.4 Trung mỹ và Mehico.

19

Trang 20

Có chương trình về dịch vụ môi trường thủy văn (PSA - H), nhằm bảo tồn rừng

tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất lượng nước Đây là chương trình PES lớn nhất Mỹ La Tinh

2.1.5 Mexico.

Thành lập Quỹ Lâm nghiệp Mexico năm 2002 Vào năm 2003, chương trình chi trả dịch vụ môi trường thủy văn được thực hiện, chương trình đã sử dụng phí sử dụng nước để chi trả cho việc bảo tồn những khu vực rừng đầu nguồn quan trọng

2.1.6 Brazil.

Chính phủ đã công bố “Chương trình ủng hộ môi trường”, trong đó, PES được sử dụng để thúc đẩy sự bền vững môi trường ở khu vực Amazon Một số sáng kiến các bon được thực hiện, ví dụ , Dự án Plantar được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp gỗ bền vững để sản xuất gang ở bang Minas Gerais Một số thành phố ở miền nam Bazil cung quan tâm đến PES trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn

2.1.7 Ở Bolivia.

Hai công ty năng lượng Mỹ đang làm việc với một tổ chức phi chính phủ của Bolivia và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng của Vườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ các bon

2.1.8 Costa Rica.

Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575, xác định các dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng gồm: giảm phát thải khí nhà kính; dịch vụ thủy văn bao gồm việc cung cấp nước cho người tiêu thụ; bảo tồn đa dạng sinh học, và cung cấp vẻ đẹp cảnh quan về giải trí và du lịch sinh thái Bắt đầu từ năm 1997, nước

Trang 21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMT trờn cỏc văn bản luật Theo Luật Lâm nghiệp năm 1997, người chủ sử dụng đất có thể nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng, khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh Ngoài ra, Costa Rica còn tiến hành xõy dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA) Chương trình chi trả DVMT ở Costa Rica được biểu diễn qua sơ đồ như sau trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Chương trình chi trả dịch vụ môi trường của Costa Rica.

21

Trang 22

Nguồn: Chi trả dịch vụ môi trường Costa Rica - FONAIFO, 2000

Chương trình được giám sát từ ba cơ quan cao nhất của nhà nước thuộc các lĩnh vực khác nhau (như Bộ Môi trường và Năng lượng, Bộ Nông nghiệp và

hệ thống Ngân hàng quốc gia) và hai đại diện từ phía khu vực tư nhân (do Cơ quan Lâm nghiệp Quốc gia trực tiếp chỉ định)

Nguồn tài chính thu được bao gồm: Thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ

Tín chỉ các bon Bảo tồn cacbon

ĐDSH Duy trì dịch vụ nước

Công dân

Costa Rica

Người mua cac - bon Cộng đồng quốc tế

Công ty sử dụng nước

Thuế xăng dầu Cơ quan dặc

biệt (OCIC)

Quỹ MT toàn cầu (GEF)

FUNDECOR

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

(PES)

Người sử dụng đất Dịch vụ môi trườngĐDSH, DV nước, cảnh

quan và giảm KNK

Trang 23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong đó thuế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chiếm 1/3 tổng nguồn thu của chương trình Ngay từ khi chương trinh được đi vào thực hiện, người ta đã hi vọng rất lớn vào nguồn thu từ việc bỏn cỏc tín chỉ các – bon Năm 1998, Chính phủ Costa Rica đã tuyên bố bán ra 300 triệu đô la trái phiếu các – bon, hay còn gọi là chứng chỉ hấp thụ thương mại CTO, vì vậy một Tổ chức đặc biệt OCIC đã được thành lập để trợ giúp cho việc mua bán các tín chỉ các – bon Tuy nhiên, kết quả đạt được lại không như mong đợi, chỉ có một hóa đơn duy nhất trị giá 2 triệu đô được bán ra Từ năm 2000, chương trình chi trả dịch vụ môi trường PSA

đã được Ngân hàng Thế giới cho vay vốn ưu đãi 32.6 triệu USD nhằm giúp Chính phủ nước này duy trì các hợp đồng dịch vụ môi trường, và Qũy Môi trường Toàn cầu - GEF đã tài tài trợ 8 triệu USD để xem xét sự chi trả từ phía cộng đồng thế giới về dịch vụ đa dạng sinh học mà Costa Rica đang cung cấp

Và cuối cùng là, những người được hưởng lợi từ dịch vụ nước (bao gồm: nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước, người sử dụng trong nước, các nhà máy)

sẽ phải chi trả cho dịch vụ nguồn nước mà họ được nhận Hiện tại, các nhà máy thủy điện đã chấp nhận chi trả cho loại dịch vụ này Tuy nhiên khoản tài chính thu được từ phía nhà máy thủy điện vẫn con khá nhỏ, khoảng 100.000 đô kể từ khi chương trình được bắt đầu

Yêu cầu đối với chủ rừng khi tham gia vào chương trình PSA: Các chủ sử dụng đất đăng ký tham gia sẽ phải nộp một bản kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên, được chuẩn bị kỹ bởi các kỹ sư lâm nghiệp có bằng cấp Chi phí để chuẩn bị bản kế hoạch đó sẽ phụ thuộc vào diện tích của khu đất, và chi phí cho mỗi ha sẽ cao hơn đối với những khu đất có diện tích nhỏ hơn Ngoài ra, để tham gia được chương trình, người đăng ký phải đáp ứng 11 yêu cầu khác, trong đó có

23

Trang 24

nhiều yêu cầu như cung cấp giấy chứng minh đã thanh toán các khoản thuế của địa phương và không nột nần gì hệ thống y tế quốc gia.

Dưới đây là những hợp đồng cho việc cung cấp dịch vụ nguồn nước cho nhà máy thủy điện ở Costa Rica:

Bảng 2.2 Bản hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy thủy điện ở Costa Rica

Công ty Đường phân

nước

Diện tích (ha)

Diện tích

ký kết với người mua dịch vụ

(ha)

Diện tích thực sự

đã ký kết

từ người

sử dụng đất, 2000 (ha)

Chi trả cho những người sử dụng đất (US/ha/năm)

Energia

Golbal

Rio VolcanRio san Fernando

34662404

24931818

765819

1010Platanar

SA

Rio AranjuezRio BalsaLagocote

9515189261259

50006000900

4242

Nguồn: Qũy tài chính rừng quốc gia của Costa Rica – FONAFIFO.

Chú ý (1): Parlatanar chi trả 10 đô/ ha/ năm đối với những ký kết với chủ đất có quyền sở hữu đất, và Qũy tài chính rừng Quốc gia sẽ chi trả số còn lại Nó sẽ chi trả 30 đô/ ha/ năm cho những chủ rừng không có quyền sử dụng đất, những người này không đáp ứng điều kiện đối với các hợp đồng của chương trình PSA.

Trang 25

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong giới hạn cho phép của chuyên đề này, tôi sẽ trình bày kỹ hơn về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đối với dịch vụ nước (hay còn gọi là dịch vụ đầu nguồn) Bởi đây là cơ chế đã được áp dụng khá thành công, để lại cho Việt Nam nhiều bài học bổ ích

Bối cảnh vấn đề: Costa Rica có tỷ lệ mất rừng lớn nhất thế giới (35% -

40%) trong những năm từ 1970 – 1990 do chuyển sang canh tác nông nghiệp và chăn nuôi Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dịch vụ nước ở đây

Xõy dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường nguồn nước: Qỳa trình thiết

kế và thực hiện một hệ thồng chi trả dịch vụ nguồn nước liên quan đến nhiều vấn

đề cần thiết Nhưng vấn đề khác biệt đang được quõn tõm nhất, bao gồm:

(i) Xác định và lượng húa cỏc dịch vụ nguồn nước: Ở đâu? Bao nhiêu? Giá trị?

Trong thực tế, trước khi thành lập chương trình PSA, Costa Rica có rất ít các bằng chứng để chứng minh ảnh hưởng của độ che phủ rừng với dịch vụ nguồn nước cung cấp, mà thường theo một quan niệm chung rừng tạo ra nguồn nước

Vì vậy, một nghiên cứu vùng lưu vực về ảnh hưởng của rừng tới nguồn nước đã được thực hiện tại nguồn nước ở hồ Arenal (nơi cung cấp nước cho đập thủy điện lớn nhất Costa Rica…) Kết quả nghiên cứu cho thấy: phá rừng làm tăng bồi lắng 13 – 28 m3/ha/ năm, làm ảnh hưởng đến sản xuất thủy điện, tăng chi phí Thứ hai, phá rừng ảnh hưởng đến dòng chảy và chất lượng nước Thứ

ba, chi phí dịch vụ nguồn nước do có rừng ước tính đến 6 -50 USD/ha

(ii) Xác định đối tượng hưởng lợi chính và phí cho dịch vụ nguồn nước.Câu hỏi đặt ra là: Ai là người nên chi trả dịch vụ nước? Mức phí nên đưa

ra ở mức bao nhiêu là phù hợp? Nên quản lý phí thu được như thế nào?

25

Trang 26

Ta biết rằng những người sử dụng nước khác nhau thì quan tâm khác nhau đến dịch vụ nguồn nước Những người sử dụng nước trong nước thường quan tâm đến chất lượng nước hơn các đối tượng khỏc Cũn cỏc nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần lượng nước cung cấp ổn định, trong khi hệ thống thủy lợi chỉ cần nước tại một thời điểm trong năm Tại Costa Rica, cũng như nhiều nước khác ở Châu Mỹ La Tinh, họ đã xác định được 5 đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ nguồn nước, đó là:

1- Các nhà máy thủy điện

2- Các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt

3- Hệ thống thủy lợi

4- Các khu công nghiệp, nhà máy

5- Cộng đồng dân cư ở vùng bị tác động của lũ lụt

Trong đó, 4 đối tượng đầu là những đối tượng sử dụng chính, và dễ dàng đàm phán Nên một bản thỏa thuận chi trả cho dịch vụ nguồn nước mà họ đã được hưởng lợi sẽ dễ dàng đước soạn thỏa Còn nhóm đối tượng thứ 5 rất khó đàm phán

(iii) Xây dựng cơ chế chi trả

Chi trả như thế nào để thực sự đảm bảo sử dụng đất bền vững đáp ứng dịch vụ nguồn nước?

Trên cơ sở xác định đối tượng tạo ra dịch vụ và người tạo ra dịch vụ, để xây dựng cơ chế chi trả; Dựa trên cơ sở pháp lý (Luật Lâm nghiệp) thông qua hợp đồng; Mức chi trả cho bảo tồn rừng là 30 – 40 USD/ha/năm (tới 20 năm); Mức chi trả cho trồng rừng là 538 USD/ ha/5 năm

(iv) Vấn đề thể chế, chính sách, kinh tế: Cơ chế chính sách như thế nào để việc chi trả được thực hiện? …

Trang 27

mà chương trình PSA của Costa Rica gặp phải là chi phí trung gian (chi phí cho đàm thoại) tương đối cao Theo luật chi phí này chỉ chiếm 5% của quỹ, nhưng

trên thực tế chi phí này chiếm tới 40% giá trị của hợp đồng đất (Nguồn: Theo Ngân hàng Thế giới năm 2000) Do chương trình phải tiến hành đối thoại với

từng cá nhân Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, Qũy tài chính rừng của Costa Rica đã thành lập “chứng chỉ”, xây dựng cơ chế hợp đồng nhúm cỏc chủ sử dụng đất có diện tích nhỏ cựng thõm gia trong cùng một hợp đồng cung cấp dịch vụ môi trường, nhằm hạn chế mức thấp nhất chi phí đàm thoại với cộng đồng tham gia chương trình

Đối với người mua dịch vụ môi trường là khó khăn trong đối thoại và thỏa thuận (họ đã phải mất 4 năm để đàm thoại); Thu thuế trong bảo vệ rừng cần quy định pháp lý Energia Golbal là nhà máy thủy điện đầu tiên chấp nhận chi trả dịch vụ nguồn nước

Kết quả bước đầu của chương trình:

Chương trình này sau khi thực hiện, nú đó thu được rất nhiều thành công, như tỷ lệ phá rừng đã giảm nhanh chóng Theo tính toán, từ năm 1997, tỷ lệ phá rừng hàng năm đã giảm mạnh từ 50000 ha xuống dưới 20000 ha, và việc trồng rừng tại những nơi đã bị chặt phỏ đó làm giảm xuống mức tối thiểu suy giảm của

rừng (Theo Ngân hàngThế giới năm 2000).

27

Trang 28

Qua các phân tích ở trên, ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản về chi trả dịch vụ môi trường ở Châu Mỹ, như sau:

2.2 Các hoạt động PES ở Châu Âu.

2.2.1 Pháp.

Công ty đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính cho nông dân vừng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp và chuyển sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ

2.2.2 Đức.

Chính phủ đã đầu tư các chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân nhằm duy trì hệ sinh thái, ví dụ như, trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bong dâm, quản lý rừng bền vững…

2.3 Các hoạt động PES ở Châu Á.

Trong những năm đây, các chương trình về PES đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi trả dịch vụ môi trường Đặc biệt là Indonesia, Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình

về chi trả dịch vụ môi trường đối với quản lý khu vực đầu nguồn

Năm 2002, trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc

tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại

6 điểm nghiên cứu hành động Chương trình Chi trả cho người nghèo vùng cao

đã hỗ trợ việc thiết kế chi trả cho dịch vụ lưu vực sông vì người nghèo tại Kulekhani (Nờpan) và Bakun (Philippin) Điều thú vị là tại cả 2 vùng này, người

ta đã chọn cách chi trả tập thể Trong trường hợp của Bakun, các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại đã được chính phủ thừa nhận và

Trang 29

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

BITO (một tổ chức của người dân bản địa) đã được giao đất và được giao chuẩn

bị và thực hiện một kế hoạch quản lý Việc được giao đất như trường hợp ở Bakun được xem là một hành động chỉ trả cho việc quản lý đất bền vững Về phía cộng đồng, việc chi trả theo hướng vì người nghèo, có nghĩa là tất cả mọi người đều được lợi trong việc trao đổi để tiếp tục cung cấp các dịch vụ lưu vực Điều này được thể hiện thông qua Hộp 2.1

Hộp 2.1 : sử dụng đất có điều kiện được xem là một mô hình thức thưởng cho việc thực hiện phòng hộ đầu nguồn nhằm xóa đói giảm nghèo:

Dự án RUPES cho thấy hiệu quả xóa đói giảm nghèo thể hiện rõ rệt nhất tại điểm mà dự án sử dụng biện pháp “hưởng dụng có điều kiện” tại vựng

“phũng hộ đầu nguồn” Việc thi hành các quy định của Chính Phủ, bao gồm việc bắt di dời bắt buộc đối với người di cư / định cư được dựa trên hiểu biết chưa đầy đủ về thuy văn nơi người ta cho rằng chỉ rừng mới có thể cung cấp nguồn nước ổn định Nghiên cứu cho thấy, các kiểu sử dụng đất đan xen như nông lâm kết hợp với vùng đồi núi và canh tác lúa ở cỏc vựng thung lũng trên thực tế vẫn đảm bảo nhu cầu nước ở vùng hạ lưu Điều đó đã tạo nên cách tiếp cận mới về hệ thống “hỗ trợ đàm phỏn” giỳp cán bộ chính quyền địa phương các cộng đồng miền núi đạt được các cam kết Các cam kết được ký 5 năm đầu có điều kiện và

ký hợp đồng 25 năm sau nếu có kết quả đánh giá tốt Đõy chớnh là một hình thức của chi trả môi trường vỡ nú xác định rừ cỏc tiêu chuẩn môi trường sẽ được

sử dụng trong đánh giá

Tại điểm nghiên cứu ở Sumberjaya, dự án này giỳp nhân rộng từ 5 cam kết lâm nghiệp cộng đồng đầu tiên lên đến khoảng 70% diện tích rừng đã được cam kết Đến nay các kết quả này cho thấy, các cam kết này là sự thành công đối với

đủ về thủy văn nơi người ta cho rằng chỉ rừng mới có thể cung cấp nguồn nước

ổn định Nghiên cứu cho thấy, các kiểu sử dụng đất đan xen như nông lâm kết hợp với vùng đồi núi và canh tác lúa ở các vùng thung lũng trên thực tế vẫn đảm bảo nhu cầu nước ở vùng hạ lưu Điều đó đã tạo nên cách tiếp cận mới về hệ thống “hỗ trợ đàm phán” giúp cán bộ chính quyền địa phương các cộng đồng miền núi đạt được các cam kết Các cam kết được ký 5 năm đầu có điều kiện và

ký hợp đồng 25 năm sau nếu có kết quả đánh giá tốt Đây chính là một hình thức của chi trả môi trường vì nó xác định rõ các tiêu chuẩn môi trường sẽ được sử dụng trong đánh giá

Trang 30

tất cả cỏc bờn liên quan Dự án RUPES đã giảm đáng kể chi phí giao dịch của cam kết thong qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ lâm nghiệp tại địa phương Tiêu chí sử dụng để đánh giá các cam kết HKM sau 5 năm đầu là cơ sở cho tiêu chuẩn quốc gia mới về các phương thưc canh tác tốt tạo được tiểm năng ảnh hưởng quan trọng.

Trong các công cụ hưởng thụ có điều kiện tỏ ra có hiệu quả với hoạt động thiết lập như hoạt động di cư gần đây thì người dân bản địa vùng cao cần có quyền được sử hữu đất đai do ông cha để lại Tại Philippines, chính vấn đề này là

cơ sở của sự tôn trọng và độc lập về kinh tế Các cam kết liên quan đến bảo vệ rừng hay bảo vệ nguồn nước và việc đòi quyền được chi trả cho dịch vụ phòng

hộ đầu nguồn có thể ít hơn dự kiến ban đầu Tuy nhiên, việc duy trì chất lượng môi trường (thường xảy ra ở các khu vực Chính phủ quản lý) là rất quan trong nhứng cần xem xét thỏa đáng với nhu cầu của người dân bản địa.”

Ở Kulekhani, kế hoạch quản lý và kế hoạch hoạt động được xây dựng 5 năm một lần bởi cỏc nhúm quản lý rừng địa phương cùng với Ủy ban Phát triển thôn bản và được trình lên Ủy ban Phát triển huyện để được phê chuẩn Kế hoạch này được coi là một văn bản pháp quy đặt ra các quy định và điều luật về quản lý rừng và có xu hướng bao trùm cả các cách sử dụng đất thích hợp với PES Phí từ công trình thủy điện đang hoạt động được Hiệp hội Điện lực quốc gia trả cho việc bảo tồn lưu vực là nguồn chi trả cho cộng đồng vỡ cỏc hoạt động

sử dụng đất bền vững

Ngoài ra nhằm liên kết người cung cấp dịch vụ môi trường với người sử dụng dịch vụ môi trường trong chương trình thử nghiệm cơ chế chi trả Trong khi, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cộng đồng địa phương thường xuyên

Trang 31

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

xảy ra xung đột, và điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng vùng cao cũng nhận ra được tầm quan trọng và vai trò của họ Cũn cỏc doanh nghiệp như nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước thành phố là đối tượng thường không đưa ra cam kết dài hạn với cộng đồng địa phương vì hộ cho rằng đay là mặt hàng không có nhiờự người mua để lựa chọn Vì vậy, các kế hoạch chi trả môi trường có thể hợp thức hóa cơ chế chia sẻ trách nhiệm về sinh kế và đạt được mục tiêu kinh tế bền vững việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường bao gồm các hợp đồng bảo tồn giữa người cung cấp dịch vụ và bên hưởng lợi từ dịch vụ Hộp 2.2 dưới đây đưa ra quá trình thong qua một hợp đồng bảo tồn với cộng đồng Trong quá trình

đi đến cam kết hợp đồng, cộng đồng sẽ đóng vai trò là nhân tố chính cung cấp đầu vào cho hợp đồng

Hộp 2.1 Hợp đồng bảo tồn.

Nhóm cán bộ cụa dự án RUPES đã tham gia thúc đẩy quá trình thông qua hợp đồng bảo tồn giữa những người nông dân trồng cafộ tại khu vực phòng hộ đầu nguồn ở Sumberjaya tỉnh Lampung, Indonesia Các nội dung hợp đồng được xây dựng dựa trên các thảo luận nhóm với nông dân trồng cà phê tại cỏc thụn thuộc mục tiêu cảu dự án Các cuộc hội thảo thu thập thong tin vè kinh nghiệm của nông dân trong kỹ thuật bảo tồn đất và ước tính chi phí về lao động cho bảo tồn

Hợp đồng quy định các nội dung sau:

Trang 32

Dải cây xanh: Trồng xung quanh hố hứng đất xói mòn và luống.

Duy trì toàn bộ hệ thống bảo tồn đất như trên trong vòng 1 năm

Kế hoạch thanh toán:

Trả 50 % ngay lúc đầu và trả nốt 50% còn lại sau một năm dựa vào kết quả thực hiện bảo vệ đất

Thời gian thực hiện và giám sát:

Thời gian thực hiện 1 năm, tiến hành giám sát 3 tháng/ lần; chấm dứt hợp đồng nếu 50% khối lượng công việc đã hợp đồng không hoàn thành vào thời điểm đánh giá giữa kỳ

Chấm dứt hoặc không tuân thủ hợp đồng sẽ dẫn đến:

Không đủ điều kiện để nhận tiền thanh toán lần 2

Có xích mích và mâu thuẫn với các thành viên trong cộng đồng, và

Phát hiện thấy có tham nhũng

Điều khoản bất khả kháng của hợp dồng trong trường hợp gặp thiên tai:

Thời gian hợp đồng là 1 năm Hoạt động sẽ được cán bộ khuyến lâm địa phương cựng cỏc cán bộ của ICRAF giám sát và đánh giá 3 tháng/ lần Hợp đồng được thanh toán theo hai đợt; 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng và 50% giá trị hợp đồng trong vòng 1 năm như đã được cỏc nhúm thảo luận thống nhất Việc thanh toán đợt hai sẽ không được tiến hành nếu nông dân phá hợp đồng hoặc kết quả thực hiện không đạt yêu cầu;

Ngoài ra, sẽ tiến hành một số chuyến thăm quan và đào tạo tại hiện trường để xây dựng năng lực và hiểu biết của người dân vè kỹ thuật bảo vệ đất

Nguồn: Leinoma và cộng sự năm 2007.

2.3.1 Indonesia.

Trang 33

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thành phố Mataram và huyện Tây Lombok thiết lập cơ chế chuyển giao dịch từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn Các khách hàng của công ty PDAM (40000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0.15 – 0.20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng rừng phong hộ đầu nguồn tại huyện Tõy Lombok

2.3.2 Trung Quốc.

Loại hình chi trả công cộng đã được tiến hành từ năm 1998 ở Trung Quốc Khi đó, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi nhằm thể chế hóa và cho phép hệ thống đền bù HST rừng Giai đoạn 2001 - 2004, hệ thống đền bù HST rừng lần đầu tiên được tiến hành thí điểm làm cơ sở cho Quỹ đền bù HST rừng được thành lập vào năm 2004 Tháng 6/2007, Quỹ Các bon Quốc gia cũng đã được thành lập với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) và Chính phủ Trung Quốc (Cục Lâm nghiệp) nhằm thúc đẩy trồng rừng, quản lý rừng bền vững và bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương cho mục đích hấp thụ các bon Công ty China Petrol, CI, TNC, Chính phủ và một số doanh nghiệp khỏc đó đóng góp vào quỹ này

2.3.4 Tại Ấn Độ.

Cơ chế khuyến khích được thực hiện bằng cách tạo nguồn chi trả từ người nhận đến người cung cấp dịch vụ HST thông qua các đóng góp đầu vào, đầu ra

33

Trang 34

hoặc các đền bù cơ hội tại 3 lưu vực sông Quỹ Bảo vệ đập đã được thành lập và hoạt động từ nguồn phí phụ trội thêm vào phí bơm nước theo giờ Các khuyến khích khác bao gồm bảo vệ bãi chăn thả, trồng cây tại bãi chăn thả, chia sẻ nhân công và vật liệu trong việc xây dựng 9 đập nhỏ.

2.4 Hoạt động PES tại Châu Úc.

Tại ễtxtrõylia, loại thỏa thuận thị trường được áp dụng tại bang New South Wales Năm 1998, Pháp chế về quyền các bon ra đời cho phép các nhà đầu tư đăng ký làm chủ sở hữu hấp thụ các bon của rừng

Tiếu kết: Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy:

- PES được áp dụng khá thành công trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác bảo tồn đa dạng sinh học;

- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cỏc mụ hình chi trả dịch

vụ môi trường, thể hiện ở các vấn đề như: xây dựng khung pháp luật và chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính thông qua các chương trình tổng hợp, giám sát quá trình giao dịch các tín chỉ của dịch vụ hệ sinh thái;

- Nhận thức của cộng đồng về vai trò và lợi ích của PES góp phần rất lớn vào thành công của PES; và

- Trong quá trình thực hiện PES, phải thành lập các quỹ, xây dựng các chớnh sách hỗ trợ PES, đồng thời đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu

về sinh thái, lượng giá kinh tế và môi trường;

- Việc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ mô trường phụ thuộc vào cơ chế quản

lý của mỗi quốc gia Các cơ chế thị trường và thỏa thuận trực tiếp trong thực hiện PES hiện nay thường được thực hiện tại các nước phát triển Trong khi

đó, các hình thức chi trả công cộng thông qua các quỹ hoặc trung gian bằng tiền mặt nhưng thường đi kèm hoặc chỉ có các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp

Trang 35

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

cho toàn bộ cộng đồng hoặc các hộ gia đình, lại thường được lựa chọn tại các nước đang phát triển;

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ nghành liờn quan

CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM.

3.1 Dịch vụ môi trường Việt nam.

35

Trang 36

3.1.1 Điều kiện tự nhiên.

3.1.1.1 Vị trí địa lý của Việt nam

Nước Việt Nam nằm ở Đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tõy giỏp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia, đông và nam giáp Biển Đông (Thái Bình Dương), có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km

Bảng 3.1 Bản đồ Việt Nam

Trang 37

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguồn: www.dulichachau.com/

3.1.1.2 Địa hình.

37

Trang 38

Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% Đồng bằng chỉ chiếm ẳ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mờ Cụng, rộng 40.000 km2) Chính địa hình phức tạp đã làm lờn tớnh

đa dạng về hệ sinh thái của Việt Nam

3.1.1.3 Khí hậu Việt Nam.

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và

độ ẩm lớn Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hỡnh thành nờn cỏc miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khỏc cựng vĩ độ ở Châu Á

Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuõn-Hạ-Thu-Đụng), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam cũn có những vùng tiểu khí hậu Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La Đây là

Trang 39

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

những địa điểm lý tưởng cho du lịch, nghỉ mát Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC) Mùa Đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai

và tháng Giêng

Những đặc điểm khí hậu này đã tạo lên sự phong phú về đa dạng sinh học, các khu vui chơi giải trí cho Việt Nam

3.1.1.4 Dân số Việt Nam.

Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, Việt Nam có khoảng 84.155.800 người; năm 2008, con

số đú khụng dưới 86 triệu, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới

Trình độ dân trí ở các khu vực vùng cao cũn khỏ thấp.Theo KSMS 2004,

tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên nam đạt 95,87%, nữ đạt 90,21%, nông thôn đạt 91,85% và thành thị đạt 96,34% Trong cỏc vựng, tỷ lệ biết chữ cao nhất là Đồng bằng sông Hồng: 96,17%; thấp nhất gồm Tây Bắc: 80,04% và Tõy Nguyờn: 87,71% là cỏc vựng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với

cỏc vựng khỏc (Nguồn: Tổng cục thống kê – 2005, Dân số và phát triển).

Tỷ lệ nghèo của Việt nam còn ở mức cao Sử dụng số liệu thu nhập theo giá hiện hành của Khảo sát khảo sát mức sống 2004 và chuẩn nghèo mới của chính phủ giai đoạn 2006-2010 (hộ được coi là hộ nghèo nếu có mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị từ 260 nghỡn đồng/thỏng trở xuống, nông thôn từ 200 nghỡn đồng/thỏng trở xuống) thì tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta năm

2004 là 23,2%, trong đó thành thị 13,7%, nông thôn 26,4%; Đồng bằng sông Hồng 18,5%, Đông Bắc 29,2%, Tây Bắc 51,9%, Bắc Trung Bộ 36,5%, Duyên hải Nam Trung Bộ 27,1%, Tõy Nguyờn 32,8%, Đông Nam Bộ 8,4%, Đồng bằng

39

Trang 40

sông Cửu Long 20,1% Ta thấy rằng cộng đồng dân cư ở cỏc vựng đầu nguồn có

tỷ lệ nghèo tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước (Nguồn: Tổng cục thống kê – 2005, Dân số và phát triển).

Kết quả nêu trên cho thấy, phần lớn người dân ở khu vực thượng nguồn là người nghèo, với trình độ văn hóa cũn khỏ thấp so với mặt bằng chung của cả nước Vì vậy, càng cho thấy việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường là một tất yếu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cung như bảo tồn đa dạng sinh học Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương khu vực này là việc cần thiết trong quá trình thực hiện PES

3.1.2 Dịch vụ môi trường Việt nam.

Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43% Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ

là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976)

Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%

Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%

Ngày đăng: 25/08/2015, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w