Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu ngành vận tải trên thị trường chứng khoán việt nam

69 363 1
Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu ngành vận tải trên thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài sản tài chính là loại tài sản mang tính rủi ro cao do thị trường tài chính chứa đựng các yếu tố bất định và ngẫu nhiên. Rủi ro phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các tài sản tài chính và từ đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Việc đánh giá rủi ro và xác định giá của các loại tài sản tài chính là rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính.Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như các cổ phiếu, trái phiếu ... trên thị trường và rủi ro khi đầu tư và nắm giữ các tài sản này, rủi ro của cả hệ thống thị trường là rất có ý nghĩa đối với công tác phát hành, quản lý và đầu tư.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế A - PHẦN GIỚI THIỆU Tài sản tài chính là loại tài sản mang tính rủi ro cao do thị trường tài chính chứa đựng các yếu tố bất định và ngẫu nhiên. Rủi ro phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các tài sản tài chính và từ đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Việc đánh giá rủi ro và xác định giá của các loại tài sản tài chính là rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính. Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường và rủi ro khi đầu tư và nắm giữ các tài sản này, rủi ro của cả hệ thống thị trường là rất có ý nghĩa đối với công tác phát hành, quản lý và đầu tư. 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế Chính vì vậy, có thể thấy việc đưa các mô hình tính toán để xác định phần bù rủi ro cho các chứng khoán là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu như trên, nhưng để xác định được phần bù rủi ro cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên em chỉ xin chọn tính toán đối với một Ngành của thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế em đã chọn đề tài “Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề thực tập này, ngoài phần giới thiệu, phần kết luận và phần phụ lục chuyên đề gồm ba chương :  Chương I: Các mô hình xác định phần bù rủi ro – nêu khái quát về phần bù rủi ro, hệ số Beta, mô hình đánh giá rủi ro  Chương II: Ước lượng phần bù rủi ro cho cổ phiếu Ngành vận tải trên TTCK Việt Nam - sử dụng thông tin về các công ty của Ngành vận tải là giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường và áp dụng tính toán bằng các mô hình đã nêu  Chương III: Đánh giá việc áp dụng các mô hình trên – Trình bày về những tồn tại trong quá trình thực tế áp dụng mô hình và xem xét tính hiệu quả của các mô hình đánh giá rủi ro. Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do trình độ còn rất hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình từ các thầy cô cũng như các bạn sinh viên để em có 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế thể rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn nữa vấn đề nghiên cứu này. Trong quá trình học tập tại “Khoa Toán Kinh Tế” cũng như quá trình thực tập tại “Uỷ ban chứng khoán Nhà nước”, em đã được sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô và các anh chị đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện trong học tập cũng như trong công việc, em xin chân thành cảm ơn ! Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy NGÔ VĂN THỨ - Khoa Toán Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề thực tập của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! B - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CÁC MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH PHẦN BÙ RỦI RO I. Khái quát về phần bù rủi ro và các phương pháp xác định 1. Khái niệm về phần bù rủi ro Thu nhập và rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong tài chính. Các nhà đầu tư đều muốn có thu nhập cao nhưng lại muốn có mức rủi ro tối thiểu, hoặc không có rủi ro. Tuy nhiên, để đạt được điều này rất khó vì ai cũng biết là có một mối quan hệ tồn tại đương nhiên giữa thu nhập và rủi ro: “Rủi ro càng lớn thì thu nhập kỳ vọng càng cao và ngược lại rủi ro càng thấp thì mức 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế thu nhập hứa hẹn khiêm tốn. Như vậy mục tiêu hợp lý là đạt được thu nhập cao hơn tại cùng một mức độ rủi ro. Khi đầu tư vào các tài sản tài chính, các nhà đầu tư luôn có phương châm giảm thiểu rủi ro bằng cách “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo (cùng biến động giá lên hoặc xuống) nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi suất của chứng khoán khác. Chúng ta chia rủi ro của danh mục đầu tư ra làm hai loại: - Rủi ro hệ thống (Systematic risk) - rủi ro hệ thống là yếu tố do thị trường gây ra làm ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán có mặt trên thị trường. Nó chính là rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán, do đó không thể tránh khỏi bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. - Rủi ro phi hệ thống (UnSystematic risk) - rủi ro xuất phát từ chính công ty phát hành chứng khoán đó, do vậy nó có thể được tránh bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành náo đó. Chẳng hạn, việc đối thủ cạnh tranh phát minh ra một sản phẩm mới hoặc thay đổi công nghệ mới. Việc này chỉ ảnh hưởng đến lợi nhận của một công ty hay một ngành nào đó chứ không ảnh hưởng đến toàn thị trường. Loại rủi ro phi toàn hệ thống có thể cắt giảm được bằng chiến lược đa dạng hoá danh mục của nhà đầu tư. 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế Bằng các tính toán từ các số liệu lịch sử, người ta chứng minh rằng trong cùng một quãng thời gian quan sát, khi tăng số lượng chứng khoán cấu thành của một danh mục đầu tư thì mức biến động thu nhập của danh mục đầu tư giảm xuống và đạt đến một mức giới hạn không thể giảm xuống được nữa. Từ đây người ta đưa ra kết luận là rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) là loại rủi ro mà các nhà đầu tư phải chấp nhận. Như vậy khi các nhà đầu tư nắm giữ các danh mục đầu tư đa dạng hoá tốt thì rủi ro duy nhất họ phải chịu chính là rủi ro hệ thống. Và họ chấp nhận đối mặt với rủi ro hệ thống này thì họ mong muốn nhận được phần bù rủi ro. Khi chúng ta có một khoản tiền thay vì việc lựa chọn các cơ hội đầu tư hàm chứa rủi ro, chúng ta sẽ gửi khoản tiền đó vào ngân hàng và sau mỗi tháng, mỗi năm chúng ta sẽ nhận được khoản lãi dựa theo lãi suất định sẵn của ngân hàng đó. Một cách khác, cũng ta có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ và hưởng lãi suất cố định chắc chắn hàng năm. Những khoản tiết kiệm hay đầu tư vào trái phiếu chính phủ được coi là hầu như không có rủi ro và lãi suất của khoản đầu tư này được gọi là “lãi suất phi rủi ro, ký hiệu là R f ”. Với một tài sản hay một danh mục bất kỳ trên thị trường thì phần chênh lệch giữa lợi suất kỳ vọng của danh mục hay tài sản đó với lãi suất phi rủi ro R f được gọi là “Phần bù rủi ro”. Và phần chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của thị trường R m và với lãi suất phi rủi ro R f được gọi là “Phần bù rủi ro thị trường” . 2. Phương pháp xác định phần bù rủi ro Đánh giá phần bù rủi ro cho các cổ phiếu thông qua phương pháp tiếp cận thị trường là: 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế - Phương pháp xác định phần bù rủi ro trên thị trường dựa theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM (capital asset pricing model). - Phương pháp xác định hệ số beta (β) dựa trên mô hình chỉ số đơn hay mô hình chỉ số thị trường (single index model). II. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận phi rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro của chứng khoán đó. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích. Sự phát triển của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) đã giúp cho việc xác định mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư trên thị trường có thể chấp nhận được. 1. Các giả thiết của mô hình Mô hình CAPM được xây dựng với các giả thiết liên quan đến nhà đầu tư, đối với thị trường và các tài sản trên thị trường. 1.1. Các giả thiết về nhà đầu tư * Các nhà đầu tư e ngại rủi ro 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế * Các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư là những người chấp nhận giá trên trị trường tài chính. Họ cạnh tranh hoàn hảo hay nói cách khác giá tài sản trên thị trường tài chính là biến ngoại sinh đối với nhà đầu tư. * Các nhà đầu tư đồng nhất với nhau trong dự tính về lợi suất của các tài sản. 1.2. Các giả thiết đối với thị trường và các tài sản trên thị trường * Các tài sản trên thị trường với số lượng cố định trong thời gian chúng ta xem xét và các tài sản có thể chia nhỏ tuỳ ý, tất cả các tài sản đều được giao dịch trên thị trường. * Lợi suất của các tài sản là các biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. * Trên thị trường có tài sản phi rủi ro và các nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay các tài sản phi rủi ro với lãi suất phi rủi ro và số lượng không hạn chế. * Các thị trường tài chính là thị trường hoàn hảo theo nghĩa sau: + Mọi thông tin liên quan đến thị trường đối với các nhà đầu tư đều có thể tiếp cận được. + Không có các hạn chế, quy định rằng buộc về khối lượng các loại tài sản giao dịch cũng như việc bán khống các loại tài sản. + Không có cách chi phí liên quan đến việc giao dịch tài sản, không để cập đến thuế, thuế môi giới, phí giao dịch. 2. Các danh mục và các biểu diễn hình học của mô hình CAPM 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế 2.1. Danh mục thị trường và tính hiệu quả của danh mục thị trường Giả sử trên thị trường có N loại tài sản rủi ro. Lợi suất của mỗi tài sản r ~ N( , ) i= Ta ký hiệu = Cov(r ,r ) với i,j =1,2,…,N là hiệp phương sai của lợi suất tài sản i với lợi suất của tài sản j. Ma trận hiệp phương sai của N lợi suất(tài sản) V= Trong đó : là phương sai của lợi suất của tài sản i. : V là ma trận đối xứng xác định dương nên tồn tại ma trận nghịch đảo V là ma trận đối xứng và cùng có tính xác định dương. * Thiết lập danh mục thị trường: Gọi V là giá trị thị trường của tài sản rủi ro(i) Như vậy là tổng giá trị thị trường của tất cả tài sản rủi ro có trên thị trường. Xây dựng trọng số W = (i=1,2,….,N). 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Toán Kinh Tế Ta có: (i=1,… ,N). Danh mục thị trường(M)=( W ,W ,……,W ). Trong đó W là tỷ trọng tài sản rủi ro i (i=1,… ,N)trong danh mục thị trường (M). * Tính hiệu quả của danh mục thị truờng (M) Trạng thái cân bằng của thị trường là trạng thái cân bằng giữa cung tài sản và cầu tài sản. Giả sử có K nhà đầu tư. Nhà đầu tư k có hàm lợi ích U k tương ứng với danh mục đầu tư P k . Do nhà mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi ích kỳ vọng nên P k nằm trên biên hiệu quả. Ký hiệu: w là tỷ trọng nhà đầu tư vào T (là danh mục được xác định bằng tiếp tuyến xuất phát từ R tiếp xúc với biên hiệu quả). (1-w ) là tỷ trọng nhà đầu tư k đầu tư vào danh mục phi rủi ro F (là danh mục chỉ có tài sản phi rủi ro). Danh mục T (t ,t ,….,t ), tỷ trọng nhà đầu tư k đầu tư vào tài sản rủi ro i là: w *t ( i= k= ) V : là giá trị thị trường của tất cả tài sản của nhà đầu tư k V : là giá trị thị trường của tài sản i do nhà đầu tư k nắm giữ 10 [...]... do lĩnh vực hoạt động đặc trưng của mình nên Ngành vận tải còn gặp một số rủi ro khác về bảo hiểm, lãi suất II Ước lượng phần bù rủi ro cho cổ phiếu 1 Số liệu sử dụng Để ước lượng phần bù rủi cho cổ phiếu của Ngành giao thông vận tải, trong chuyên đề này số liệu sử dụng là giá các cổ phiếu được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ phiên khi cổ phiếu này xuất hiện đến phiên ngày 04/04/2007... của các tài sản khác đang tồn tại trên thị trường CHƯƠNG II ƯỚC LƯỢNG PHẦN BÙ RỦI RO CHO CÁC CỔ PHIẾU NGÀNH VẬN TẢI TRÊN TTCK VIỆT NAM I Tổng quan về Ngành vận tải Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tế 26 Khoa Toán Kinh 1 Giới thiệu về Ngành vận tải Theo thông tin niêm yết theo Ngành thì Ngành vận tải (Transport) bao gồm 9 công ty có cổ phiếu đang hoạt động giao dịch tại trung tâm giao dịch Thành phố Hồ Chí... lợi suất phi rủi ro trên thị trường E(RM) : là lợi suất kỳ vọng của thị trường (RM) : Rủi ro của thị trường (Ri) : Rủi ro của tài sản i Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tế Khoa Toán Kinh 13 E(rj) CML M E(rm) R (rj) (rm) Hình trên là đồ thị của đường thị trường vốn Hệ số góc là tỷ lệ đánh đổi giữa lợi suất của danh mục và rủi ro của danh mục còn gọi là giá của rủi ro Nghĩa là khi mức độ rủi ro tăng lên... giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng Nói một cách khác, đây là mô hình định giá cho những chứng khoán có nguy cơ rủi ro CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư vì chúng không thể loại bỏ được bằng biện pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư Đặc biệt CAPM cho biết lợi suất ước tính của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư được xác định bằng lợi suất của chứng khoán không rủi ro. .. có nghĩa ngay cả khi khái niệm về danh mục thị trường chỉ chứa một tài sản mà thôi 4 Ứng dụng của mô hình CAPM 4.1 Phân tích rủi ro của tài sản, danh mục Ta có mô hình hồi quy đơn Trong đó : Tổng rủi ro : Rủi ro hệ thống của tài sản i (rủi ro thị trường ) : Rủi ro riêng (rủi ro phi hệ thống ) Đối với tài sản hoặc danh mục có rủi ro riêng ta có thể giảm bằng cách đa dạng hóa 4.2 Tính hệ số của tài sản,... cộng với một phụ phí bù đắp rủi ro Trong mô hình CAPM, phụ phí rủi ro được xác định bằng cách nhân mức độ rủi ro β với giá thị trường của chứng khoán đó (E(r m) - rf) Phụ phí này được gọi là phần bù rủi ro Một đóng góp cụ thể hơn nữa của mô hình là hệ số đo lường Beta (β) Mặc dù mô hình CAPM mô tả hoàn toàn chính xác, nhưng có thể nói rằng hệ số Beta là một thành phần môt tả rõ rằng về rủi ro của... một chứng khoán tài chính riêng biệt, có liên quan tới những biến động trong lợi suất kỳ vọng trung bình của các chứng khoán còn lại trên thị trường Hệ số Beta cũng được xem như là một yếu tố đòn bẩy đối với lợi nhuận của tài sản tài chính Khi phần bù rủi ro thị trường (R -R ) thay đổi 1% thì lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính thay đổi β% Trên thị trường đầu tư , hệ số Beta được tính toán và sử dụng. .. rủi ro của nó nằm chính xác trên đường thị trường chứng khoán (SML) Nhà đầu tư luôn có thể đa dạng hoá mọi rủi ro ngoại trừ hiệp phương sai của một tài sản với danh mục thị trường mà thôi Nói các khác, họ có thể đa dạng hoá mọi rủi ro trừ rủi ro của tổng thể nền kinh tế vốn không thể tránh khỏi ( không thể đa dạng hoá được) Hệ quả là, rủi ro duy nhất nhà đầu tư phải trả một phần bù để tránh đi là rủi. .. trả giá Nói các khác thì thị trường chỉ chấp nhận mang lại thu nhập cao hơn cho tài sản có mức rủi ro thị trường lớn hơn chư không phải mức tổng rủi ro lớn hơn Do đó, vấn đề đặt ra là để xác định mức thu nhập mong đợi của đầu tư vào một tài sản người ta cần đo lưòng mức rủi ro thị trường của tài sản đó mức mà thị trường trả giá cho nó Hệ số Bêta là hệ số đo lường mức rủi ro thị trường này của từng tài... k= Mức cung tài sản i trên thị trường: V Mức cầu tài sản i trên thị trường: Suy ra khi thị trường cân bằng: V = i= Lập luận tương tự đối với tài sản phi rủi ro V = Mặt khác ta có w = w = =t ; = =t vậy suy ra M Danh mục thị trường trùng với danh mục tiếp tuyến,T là danh mục hiệu quả suy ra M là danh mục hiệu quả + Tại Pk đầu tư một phần vào danh mục tài sản phi rủi ro (F) một phần vào danh mục (T) + Tại . trường chứng khoán Việt Nam vì thế em đã chọn đề tài Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm chuyên đề. rủi ro  Chương II: Ước lượng phần bù rủi ro cho cổ phiếu Ngành vận tải trên TTCK Việt Nam - sử dụng thông tin về các công ty của Ngành vận tải là giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường và áp. I CÁC MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH PHẦN BÙ RỦI RO I. Khái quát về phần bù rủi ro và các phương pháp xác định 1. Khái niệm về phần bù rủi ro Thu nhập và rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong tài chính. Các

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan