Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 61
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Gồm các dự án: Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan vườn quốc gia Bạch Mã; Lập quỹ phát triển cho khu bảo tồn biển ở Côn Đảo. Các dự án này do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện.
Dự án tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan quốc gia Bạch Mã, là tiêu biểu cho mô hình chi trả dịch vụ môi trường trong cung cấp dịch vụ cảnh quan.
Bối cảnh và vấn đề. Vườn quốc gia Bạch Mã nằm trờn vựng chuyển tiếp
ranh giới địa lý sinh vật của hai miền Bắc và Nam Việt Nam cũng như vùng chuyển tiếp giữa dãy núi Trường Sơn và đồng bằng duyên hải miền Trung, cách thành phố Huế 40km về phía Đông nam. Nhờ vậy mà khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp với núi Bạch Mã như một chú ngựa hướng ra biển cả mênh mông. Tuy vậy, kinh tế vẫn không là mục tiêu chính của Vườn. Hơn nữa, vào năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt việc mở rộng vườn từ 22.301 ha lên 32.157,8 ha là diện tích rừng nằm trên cao nguyên thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn của sông Hương. Dự tính diện tích được mở rộng như hiện nay thì cần ít nhất 135 cán bộ và cần thêm 4,9 tỷ đồng/ năm. Đây là một số tiền khá lớn đối với ngân sách quốc gia. Trong khi đó, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan vườn hàng năm rất lớn. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.11. Lượng khách du lịch qua các năm tại Vườn quốc gia Bạch Mã
Năm Tổng lượng khách (đv: người) Khách trong nước (đv: người) Khách quốc tế (đv: người) 2000 6500 5525 975 2001 15000 12750 2250 2002 13136 12086 1040 Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 62
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2003 11785 10906 879
2004 14389 12686 1703
2005 13500 11400 2100
Nguồn: Luận văn tốt nghiệp của Lê Minh Ngọc – năm 2005
Vì vậy, một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định cơ hội cho mô hình hỗ trợ tài chính bền vững để hỗ trợ vườn bảo vệ tài nguyên rừng. Và kết quả thu được như sau: Cải tiến việc thu phí vào cửa Vườn: Theo quyết định 149/1999/QD-BTC của bộ tài chính ban hành ngày 30 tháng 11 năm 1999 thì mức phi thăm quan các khu vực chính của vườn là 10.000 đ/người/ lượt đối với người lớn và 5.000 đ/người /lượt đối với trẻ em, 2.000 đ/người/lượt khi thăm quan vùng đệm. Tuy nhiên, theo một đánh giá về bằng long chi trả (WTP) của du khách đến thăm quan vườn quốc gia Bạch Mó đã được chi cục kiểm lâm và tổ chức WWF Việt nam tiến hành điều tra vào tháng 5/2007. Và kết quả cho thấy, mức phi nên áp dụng cho hai đối tượng khachs khác nhau là 39.000 đ/người/ lượt đối với khách quốc tế, 34.000đ đối với khách Việt nam. Điều này đã tạo ra nguồn thu dự kiến là 293.33 triệu đồng Việt Nam gấp 3 lần so với nguồn thu hiện tại khi áp dụng mức phí ban đầu.
Chi trả cho việc khai thác nước và bảo vệ vùng đầu nguồn: Một nhà máy nước uống nổi tiếng đang sử dụng nước khai thác từ nguồn Bạch Mã. Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác từ năm 2005. Tiền thu được từ công ty nước là tiềm năng đóng góp cho nguồn thu cho Vườn quốc gia. Mỗi mét khối nước sạch nên được đánh một khoản thuế gọi là phí môi trường được sử dụng để bảo vệ đầu nguồn. Nếu công ty nước này trích 35% giá trị thu được từ việc bán nước sạch thì ban quản lý vườn sẽ có 183.600.000 đ hay 15% doanh thu. Công ty nước có thể thu phí và chuyển khoản tiền này trực tiếp cho người sử dụng đất vùng
Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 63
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu nguồn. Khoản phí này phải được miễn thuế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cá nhân và công ty ở khu vực hạ nguồn được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ phũn hộ đầu nguồn do vườn cung cấp và hộ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ này. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu thêm để thiết lập các cơ chế chi trả cho hình thức này.
Quỹ khai thác bảo tồn: việc thiết lập quỹ khai thác bảo tồn được xem như cơ chế thu hút chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học của khách du lịch tham quan thành phố Huế. Cuộc khảo sát cho thấy mặc dù khách du lịch chỉ thăm quan thành phố Huế (không tham quan các khu vực lân cận khác) nhưng họ vẫn sẵn sàng đóng góp vào quỹ khai thác bảo tồn của vườn Bạch Mã và có đến 80% số khách được phỏng vấn đồng ý với ý tưởng này.
Sử dụng tiền thu được. Số tiền thu được từ hoạt động du lịch sẽ được ban
quản lý vườn Quốc gia Bạch Mã trực tiếp quản lý. Việc thiết lập cũng như thử nghiệm các hoạt động này được tiến hành trong hai giai đoạn của dự án. Một số gợi ý được các chuyên gia đưa ra trong việc quản lý số tiền này là:
- Số tiền thu được từ việc tăng mức phí thăm quan vườn sẽ được ban quản lý vườn trực tiếp quản lý để phục vụ các hoạt động nhằm cải thiện dịch vụ du lịch, kể cả việc đưa ra một số hoạt động mới cho khách du lịch.
- Số tiền thu được từ quỹ khai thác bảo tồn và phần bồi hoàn của các đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ phòng hộ đầu nguồn sẽ được sử dụng để cải thiện hạ tầng cơ sở như tái đầu tư cho nông nghiệp bền vững và quản lý tốt hơn khu vực vùng đệm (hỗ trợ phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của vườn).
Giỏm sát: Thành lập ban quản lý để quản lý nguồn tiền thu được. các thành
viên trong ban quản lý bao gồm đại diện Ban quản lý vườn, Sở Nông nghiệp và
Vũ Thị Thu Hương KTQLMT 47 64
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phát triển nông thôn tỉnh, và cộng đồng địa phương. Các thành viên này sẽ giám sát số tiền phí từ khõu bỏn đến mua. Chất lượng dịch vụ du lịch và công tác quản lý vùng đệm vườn do bên thứ 3 giám sát thường xuyên.
Một số khuyến nghị được đưa ra là: Việc cải thiện thuế và giá nước là cần
thiết cho việc thực hiện chi trả; Cần có nghiên cứu bổ sung về giá cả do quản lý chất lượng nước khu vực phòng hộ đầu nguồn không bền vững; Cần có sự tham gia của địa phương khi ký kết thỏa thuận với cỏc bờn hưởng lợi; Cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương về các phương thức chi trả phí khác nhau.
Thông điệp từ mô hình:
- Vườn Quốc gia cần nâng cao trách nhiệm cỏc bờn liên quan để tăng cường nguồn thu cho bảo tồn thiên nhiên. Nguồn vốn này phải gắn kết các nhu cầu bảo tồn.
- Cải thiện dịch vụ du lịch là rất cần thiết cho việc tăng lượng khách tham quan.
- Cần áp dụng hệ thống thu phí vào cổng đa dạng đối với nhóm khách du lịch khác nhau.