Đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở đồng nai

9 412 1
Đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở đồng nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai Nguyễn Thị Ngọc Hiệp Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Ngô Văn Thạo Năm bảo vệ: 2006 Abstract: Phân tích, trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển sức lao động, tái sản xuất sức lao động xã hội cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động; Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo đời sống người công nhân. Khảo sát phân tích một cách toàn diện về thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp Đồng Nai. Qua đó, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo đời sống người lao động khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay Keywords: Khu công nghiệp; Kinh tế lao động; Người lao động; Đồng Nai Content 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự tiến bộ của mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định thường được đánh giá ở hai mặt là sự tăng trưởng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển là một quan điểm lớn của Đảng trong Nghị quyết Đại Hội X, là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay sau khi thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì? ”; “Nước dâng thuyền lên. Phải tăng gia sản xuất, tăng năng suất lao động đồng thời phải gắn liền với cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất tăng đến đâu, mức sống được nâng cao đến đó, nước càng cao thì thuyền càng nổi. Điều này sẽ cổ vũ nhiệt tình lao động của mọi người, tạo đà cho phát triển bền vững lâu dài”. Đồng Nai là một trong 4 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Vì vậy, Đồng Nai là nơi đã thu hút khá đông người lao động từ các vùng miền trong cả nước đến làm việc ở các khu công nghiệp trong tỉnh góp phần vào thành tựu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với chủ trương, chính sách thông thoáng, tính đến nay, Đồng Nai đã có 16 KCN tập trung đang hoạt động với diện tích gần 5.000 ha, thu hút hơn 600 dự án, tổng đầu tư hơn 6.000 triệu USD. Các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần thực hiện nghị quyết lần VII của tỉnh Đảng bộ Đồng Nai xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống nhân dân lao động. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh cũng làm xuất hiện những vấn đề mới cần phải giải quyết. Khi kinh doanh trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư vẫn còn ít quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Những bất hợp lý về lương, về chính sách xã hội, bảo hiểm,… chưa quan tâm đến hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí …của NLĐ là một trong những nguyên nhân của các cuộc đình công, lãn công. Trên địa bàn quanh các KCN, việc tổ chức đời sống của NLĐ nói chung còn mang tính tự phát, làm cho đa số NLĐ gặp không ít khó khăn về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, phương tiện đi lại, học tập, giải trí và các vấn đề an sinh xã hội khác…Từ những thực tế đó, hiện nay vấn đề đảm bảo đời sống cho người lao động, đặc biệt người lao động các KCN Đồng Nai đang trở thành vấn đề thời sự tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các KCN nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Giải quyết vấn đề này có ý nghĩa to lớn về lý luận của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực tiễn phát triển ở nước ta, trong đó có Đồng Nai. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai” là đề tài viết luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kinh tế - chính trị. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Con người vừa là đối tượng phục vụ, vừa là nhân tố sáng tạo, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Đó là một đề tài được nhiều người quan tâm. Thời gian qua, trong nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo, cải cách tiền lương…Một số công trình và bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề đảm bảo đời sống cho người lao động, như: Nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Tới PCT. UBND tỉnh Đồng Nai về thực trạng thu nhập, mức sống của các bộ phận, tầng lớp dân cư ở Đồng Nai và những vấn đề bất hợp lý đặt ra cần giải quyết. Công trình của TS. Lê Thị Khuyên (Liên minh HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) về thực trạng thu nhập, mức sống và phân hóa giàu nghèo ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và những giải pháp định hướng XHCN Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến các khía cạnh, vấn đề thu nhập, mức sống của các tầng lớp xã hội, xem xét sự phân hóa giàu nghèo của dân cư, của người lao động, từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách phân phối, phân phối lại, nhằm góp phần tạo ra sự bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đa phần chú ý đến các vấn đề khá cụ thể như tiền lương, bảo hiểm…, còn vấn đề đảm bảo đời sống cho các lực lượng lao động, cho đội ngũ công nhân đông đảo của các khu công nghiệp còn ít được đề cập hoặc nghiên cứu trực tiếp, việc giải quyết các nội dung của đề tài “Đảm bảo đời sống người lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai” xác định mục đích nghiên cứu tương đối toàn diện các yếu tố tác động đến đời sống của người lao động, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Đó là cái mới của đề tài. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở vận dụng quan điểm mới về phát triển, luận văn đã trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về sức lao động, tái sản xuất sức lao động, làm cơ sở để khảo sát tình hình đời sống của người lao động KCN. ĐN; xem xét các vấn đề liên quan đến đảm bảo thu nhập, tiền lương, các yêu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ trong các khu công nghiệp Đồng Nai . Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm ổn định điều kiện sống về mặt vật chất, tinh thần người lao động KCN. ĐN, góp phần nâng cao chất lượng và sự ổn định nguồn nhân lực, để tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững tỉnh Đồng Nai. Thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích, trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển SLĐ, TSX.SLĐ xã hội cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống NLĐ; kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo đời sống người công nhân như là những tài liệu tham khảo và đối chứng. - Khảo sát phân tích một cách toàn diện về thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp Đồng Nai. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo đời sống người lao động KCN. ĐN hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc đảm bảo cuộc sống của NLĐ KCN làm cơ sở để khảo sát và đánh giá thực tiễn. - Khảo sát thực trạng về thu nhập, điều kiện sống, mức độ đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, vấn đề an sinh xã hội… của NLĐ trong các KCN. Các yếu tố xã hội khác chỉ đề cập với mức độ liên quan trực tiếp đến đời sống NLĐ. - Trên góc độ chuyên ngành kinh tế - chính trị, đề tài không đi sâu vào những chính sách, biện pháp cụ thể mà tập trung vào những vấn đề cơ bản, đề tài nghiên cứu phân tích, tìm ra những vấn đề có tính quy luật. - Về đối tượng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trực tiếp các KCN tỉnh Đồng Nai, nơi có vị trí khá tiêu biểu và hiện đang xuất hiện các vấn đề có tính bức thiết điển hình. Thời gian nghiên cứu là những năm gần đây, trong khoảng 10 năm 1996 - 2006. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Luận văn được hình thành trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta; tham khảo có chọn lọc những kết quả nghiên cứu và những ý kiến phát biểu của các nhà kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn, quản lý trong và ngoài nước về vấn đề này. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dùng lý luận để khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận có tính tổng kết, đề xuất các giải pháp có tính khả thi. - Đề tài sử dụng các phương pháp biện chứng, lịch sử, điều tra dư luận xã hội, so sánh, thống kê trong việc nghiên cứu các nội dung của đề tài. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Trình bày rõ ràng, có hệ thống về mặt lý luận những yếu tố đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần NLĐ ở các KCN; mối quan hệ giữa đảm bảo đời sống người lao động và phát triển bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam; trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng đảm bảo đời sống người lao động, mối quan hệ giữa sự phát triển, với thực trạng đời sống NLĐ ở các KCN. ĐN. Trên cơ sở đó, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Đại hội tỉnh Đảng bộ ĐN lần thứ VIII, đề xuất những phương hướng, giải pháp khả thi đảm bảo cuộc sống vật chất, tinh thần NLĐ KCN. ĐN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương, 10 tiết, một số biểu bảng và một số ảnh minh họa. References [1] Ban tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai (2004): Hội thảo khoa học- thực tiễn: Tình hình phân phối và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. [2] Ban quản lý các Khu công nghiệp ĐN (2003): Báo cáo tình hình hoạt động các KCN và phương hướng nhiệm vụ năm 2005. [3] Ban quản lý các KCN. ĐN, Phòng Quản lý các KCN (2005): Một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và nhà ở tại các KCN Đồng Nai [4] Ban Chỉ đạo phát triển dịch vụ KCN( 2004), về các chương trình hoạt động phát triển dịch vụ NLĐ trong các KCN [5] Báo Đồng Nai các số 911 ngày 28 – 9 – 2004, 998 ngày 5 – 4 - 2005 1002 ngày 10 – 2 – 2005, 1017 ngày 14 – 6 - 2005 … [6] Phan Đức Bình ( 2005), Nhìn lại 10 năm thực hiện bộ luật lao động LĐ & XH , số 256+ 257 [7]Các Mác ( 1984): Tư bản, Quyển I, Phần 1, Nxb Sự thật Hà Nội [8]Các Mác ( 1984): Tư bản, Quyển I, Phần 2, Nxb Sự thật Hà Nội [9] Các Mác ( 1984): Tư bản, Quyển III, Phần 1, Nxb Sự thật Hà Nội [10] Các Mac và Ph. Angghen toàn tâp ( 1993): Tập 23, Nxb sự thật Hà Nội. [11] Các Mac, Ph. Angghen, V. I. Lenin, J. Stalin ( 1974): Bàn về phân phối, Nxb Sự thật Hà Nội. [12] Nguyễn Cảnh ( 2004) Đồng Nai tiến tới có đủ nhà ở cho người lao động trong các KCN [13] Cục thống kê Đồng Nai 2004 [14] Cục Thống kê Đồng Nai 2005. [15] Tuấn Cường ( 2004), thực trạng môi trường lao động và những ảnh hưởng nảy sinh đối với người lao động tại TP. Hồ Chí Minh và môt số tỉnh phía nam LĐ&XH sớ tháng 4. [16] Chuyên mục của đài phát thanh truyền hình Đồng Nai (2005) Một số bài, tin liên quan đời sống người lao động KCN. ĐN, ngày 11-12-1,1-2-3 năm 2005 [17] Đỗ Minh Cương (1997), Tác động xã hội của cải cách kinh tế, việc làm và thị trường lao động. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tr.224. [18] Đỗ Minh Cương (2005), Dạy nghề cung cấp lao động cho các KCN và XKLD một yêu cầu cấp bách, Tc LĐ&XH. số 256+257. [19] Nguyễn Như Diện ( Chủ biên) ( 1995): Con người và nguồn lực con người trong phát triển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [20] Nguyễn Hữu Dũng (2005), An sinh xã hội cho mọi người, LĐ&XH số 256, 257 [21] Đảng cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb CTQG. Hà Nội. [22] Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG. Hà Nội. [23] Đảng cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG. Hà Nội. [24] Đồng Nai 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế (2005), Nhà in Thanh niên Đồng Nai [25] Đặng Quang Điều (2004) Xung quanh vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, LĐ & XH số 236. [26] Đặng Quang Điều (2005) một lọai nhà ở cần được xã hội hóa LĐ & XH số 256+257 [27] Trần Thanh Đức ( 2000) công tác giáo dục đào tạo người lao động mới ở nước ta hiện nay. Thông tin lý luận , số 10- 2000 (272) tr45 [28] Nguyễn Minh Đường. Chủ biên( 1996): Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Đề tài KX 07.14 Hà Nội [29] Tống Văn Đường, PGS.TS ( chủ biên 1995): Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý tiền lương, lao động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nxb CTQG, HN. [30] Hoàng Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, HVCTQG,Hà Nội [31] Giáo trình kinh tế học phát triển (2004), Nxb CTQG, Hà Nội [32] Nguyễn Xuân Hòa (2005), Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ở các KCN, KCX, LĐ & CĐ số 327 tr8 [33 Hội thảo Quốc gia, bộ Kế hoạch đầu tư, Tạp chí Cộng Sản, Ban Kinh tế Trung Ương, UBND Tỉnh Đồng Nai (2004): Phát triển các KCN, Khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. [34] Dương Phú Hiệp (1996), Con đường phát triển của một số nước châu Á – Thái Bình Dương, Nxb CTQG Hà Nội. [35] Phan Thị Kim Hương (2004), Lao động nhập cư trong các khu công nghiệp ở Bình Dương hiện nay, LVTh.s kinh tế, HVCTQG,Hà Nội [36] Trần thu Hương (2004), Tiền lương tối thiểu; thực trạng và giải pháp LĐ & XH số 247 tr29 [37] Nguyễn Thị Kim (2004) , Bình Dương tích cực xây dựng nhà ở cho người lao động [38] Luật lao động (1995), Nxb CTQG Hà Nội. [39] Trần Đức Lương (1999), Công đoàn phải góp phần đáp ứng những yêu cầu, lợi ích của giai cấp và người lao động, Tạp chí Dân Vận [40]Dương Xuân Ngọc (2004): Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . Nxb. CTQG, Hà Nội. [41] Đình Quang ( chủ biên) (2005) Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Nxb.VHTT, Hà Nội. [42] Trần Thị Sánh (2002) bộ luật Lao động sửa đổi có lợi hơn cho người lao động [43]Tình hình phân phối và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn Đồng Nai (2004), Nxb Tổng hợp Đồng Nai [44] Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai ( 2003) Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai từ năm 2002-2010. [45] Sở Kế hoạch & Đầu Tư tỉnh ĐN (2003): Về quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế-xã hội tỉnh ĐN 2001-2010. [46] Sở Lao động- TB-XH ĐN: Báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005 ngành LĐ-TB-XH . [47] Sở Lao động- TB-XH ĐN: Báo cáo tổng kết năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 ngành LĐ-TB-XH . [48] Sở Văn Hóa thông tin Đồng Nai ( 2005): Khảo sát về đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp ĐN. [49] Dương Thanh Tân, Nguyễn Văn Long, Phẩm An Ninh ( 2004): Công tác tư tưởng chính trị trong giai cấp công nhân Đồng Nai, Thự trạng và giải pháp . [50] Hoàng Ngọc Thanh ( 2004), Đời sống công nhân lao động trong các khu công nghiệp tập trung. Một vấn đề bức xúc, LĐ & CĐ số 318 tr14 [51] Nguyễn Ngọc Thành ( 2002): Quan hệ giữa kích thích vật chất và động viên tinh thần đối với người lao động. Tạp chí lý luận chính trị 11, tr 42. [52] Mai hữu Thực ( chủ biên) ( 2004): Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay. Nxb. CTQG, Hà Nội. [53] Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Nai (2005): Tổng kết 12 năm phát triển ngành dịch vụ tỉnh Đồng Nai 1992- 2004, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. [54] Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Nai (2005): Tổng kết quá trình x ây dựng phát triển c ác Khu công nghiệp v à thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1991- 2004, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. [55] Nguyễn Minh Tú ( chủ biên) (1996), các chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế Nhật Bản, Nxb CTQG Hà Nội. [56] Đỗ Thế Tùng ( 2000), Những quan điểm mới về phát triển và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta ,TTLL 7, tr 6-7. HVCTQG Hà Nội [57] UBND Tỉnh Đồng Nai(2005): Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Đồng Nai giai đoạn 2006- 2010. [58] UBND Tỉnh Đồng Nai: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội; An ninh- quốc phòng năm 2004 và phương hướng, nhiện vụ, mục tiêu chủ yếu năm 2005. [59] UBND Tỉnh Đồng Nai: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; An ninh - quốc phòng năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu năm 2006. [60] Văn kiện Đại hội lần thứ VII Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai nhiệm kỳ (2001-2005) Nxb Tổng hợp Đồng Nai. [61] Văn kiện Đại hội lần thứ VIII ( 2006) Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai nhiệm kỳ (2006- 2010) Nxb Tổng hợp Đồng Nai [62] Văn kiện Nghị quyết 62 - NQ/TU về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa từ nay đến năm 2010 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. [63] Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (2003): Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. . quyết các nội dung của đề tài Đảm bảo đời sống người lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai xác định mục đích nghiên cứu tương đối toàn diện các yếu tố tác động đến đời sống của người lao. nhằm đảm bảo đời sống người lao động khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay Keywords: Khu công nghiệp; Kinh tế lao động; Người lao động; Đồng Nai Content 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự tiến bộ của. đến đời sống người lao động; Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo đời sống người công nhân. Khảo sát phân tích một cách toàn diện về thực trạng đời sống công nhân khu công nghiệp Đồng Nai.

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan