1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tục thờ quốc mẫu tây thiên ở tam đảo – vĩnh phúc

15 825 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 551,89 KB

Nội dung

Mặc dù việc phụng thờ bà phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng luận văn chỉ đi vào tìm hiểu tục thờ QMTT cùng các nghi lễ và lễ hội của nó ở vùng Tam Đảo - Tây T

Trang 1

Tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ở Tam Đảo

– Vĩnh Phúc

Lê Thị Phượng

Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển Luận văn ThS Chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số 60.31.60

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Yên

Năm bảo vệ: 2011

Abstract Nghiên cứu tục thờ Quốc mẫu Tây thiên ở Tam Đảo Mặc dù việc phụng thờ bà

phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng luận văn chỉ đi vào tìm hiểu tục thờ QMTT cùng các nghi lễ và lễ hội của nó ở vùng Tam Đảo - Tây Thiên, đặc biệt là khu vực xã Đại Đình và xã Tam Quan, nơi có các điểm thờ tự chính như đền Mẫu Sinh, Mẫu Hoá,

đền Thỏng, đình Ngò, đền Thượng Tây Thiên

Keywords Việt Nam học; Chùa Tây Thiên; Lễ hội; Tục thờ mẫu; Tín ngưỡng dân gian

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đối với nhân dân Vĩnh Phúc nói chung và Tam Đảo nói riêng, Quốc Mẫu Tây Thiên (QMTT) Lăng Thị Tiêu là vị nữ thần có công lớn trong công cuộc đấu tranh giữ nước thời Hùng Vương Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, bà vẫn có vị trí nhất định trong tâm thức người dân Tam Đảo và được bao thế hệ nhân dân nơi đây thờ phụng

Nghiên cứu về QMTT và việc phụng thờ bà đã có từ nhiều năm nay với nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau song còn thiếu một nghiên cứu mang tính toàn diện và hệ thống Trong những năm gần đây, khi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế xã hội được nâng lên một cách rõ rệt thì các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cùng các cơ sở thờ tự của chúng cũng được phục hồi Tuy nhiên, đi kèm với sự phục hồi đó là sự biến đổi về di tích và nghi lễ Trong bối cảnh ấy, việc phụng thờ QMTT ở Vĩnh Phúc cũng

Trang 2

như các nữ thần, mẫu thần trên khắp cả nước cũng đang có nhiều biến đổi với sự xâm nhập của tín ngưỡng Tứ phủ Vì vậy, tìm hiểu sự hình thành tục thờ QMTT qua hệ thống các truyền thuyết, các di tích, nghi lễ và lễ hội liên quan cũng như việc phụng thờ bà ở thời hiện đại là việc làm có ý nghĩa thiết thực đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có tục thờ QMTT có thể chia làm

hai giai đoạn: trước năm 1945 và sau năm 1945

2.1 Trước năm 1945

Các nghiên cứu về QMTT cũng như tiền thân của bà - thần núi Tam Đảo ở giai đoạn trước năm 1945 không nhiều, nhưng đó là cơ sở cho các tác giả ở giai đoạn sau tiếp tục công việc này

Trước hết, có thể kể đến Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám

cương mục là những bộ sử lớn của nước ta, được biên soạn dưới thời Lê và thời Nguyễn, đều

có nhắc đến việc triều đình nhà Lê cử người lên núi Tam Đảovà Ba Vì cầu mưa vào những năm 1449 Theo hai bộ sử này thì thần núi Tam Đảo, tiền thân của QMTT, là một trong những

vị thần linh thiêng của quốc gia

Việt điện u linh (Việc u linh ở cõi Việt) do Lý Tế Xuyên biên soạn, lời tựa viết năm

1329, chép lại những truyện về các vị thần linh lưu hành trong dân chúng lúc bấy giờ Đến thế

kỉ XV, thời Lê, tác giả Nguyễn Văn Chất1 đã bổ sung thêm ba truyện, trong đó có truyện

“Thanh Sơn đại vương” Truyện kể về một vị thần ngự trên núi Tam Đảo, có công giúp vua

Lê Nhân Tông cầu đảo được mưa và được triều đình phong tước hiệu Tuy nhiên, ngoài tước hiệu Thanh Sơn đại vương, danh tính cũng như các nghi thức tế lễ liên quan đến vị thần núi này chưa được nói đến

Sách Nam Việt thần kì hội lục, soạn theo chính bản của bộ Lễ triều Lê, lập năm Cảnh

Hưng 24 (1763), ghi chép về sự tích các vị thần ở cõi Nam cùng tên hiệu và các sự tích liên quan đến các thần, trong đó tên hiệu QMTT được ghi chép một cách đầy đủ nhất là “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương” [39, tờ 51] cùng 54 điểm thờ bà ở vùng núi Tam Đảo Đây cũng là văn bản đầu tiên ghi chép một cách khá rõ ràng về nhân thân Quốc Mẫu và là tài

1 Nguyễn Văn Chất, người xã Vũ Di, huyện Bạch Hạc, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6

(1448), đời vua Lê Nhân Tông, làm quan tới chức bộ Hộ về trí sĩ Ông viết phần tục biên sách Việt điện u linh

khi đang giữ chức Quốc Tử Giám tư nghiệp

Trang 3

liệu có giá trị cho việc nghiên cứu về bà sau này

Lịch triều hiến chương loại chí của tác giả Phan Huy Chú được biên soạn vào những

năm đầu của thế kỉ XIX Bộ sách là công trình biên khảo công phu, tư liệu phong phú, chia làm 10 bộ Trong đó, ở bộ “Dư địa chí”, khi nói về sự khác nhau về phong thổ của các đạo, tác giả cũng miêu tả dãy núi Tam Đảo, trấn Sơn Tây và nhắc đến ngôi đền thờ Mẫu: “núi Tam Đảo có nhiều ngọn liền nhau, ngoằn ngoèo bao la, tiếp với Thái Nguyên Trên núi có ngôi đền Trụ Quốc Thánh Mẫu nổi tiếng linh thiêng…”[9, tr.118]

Cùng thời, các sử gia của Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn Đại Nam nhất thống

chí đã miêu tả khái quát về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá của các tỉnh trong cả nước Ở mục

“Núi sông” của tỉnh Sơn Tây, các tác giả đã xác định vị trí của núi Tam Đảo: “cách huyện Tam Dương 24 dặm về phía bắc, giáp địa giới huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, ba ngọn cao chót vót… nên gọi là Tam Đảo” [44, tr.238] Mục “Đền miếu” nói rõ hơn về đền thần Tam Đảo “ở

xã Sơn Đình huyện Tam Dương, thờ Trụ Quốc đại phu nhân, không rõ từ đời nào” [45, tr.238] Ngoài ra, mục “nhân vật chí” của tỉnh Thái Nguyên lại chép một sự tích li kì về vị thần này qua

sự kiện cha con Lưu Trung trên đường bán dầu gặp trời mưa đã vào ngủ nhờ trong đền thờ thần

ở xã Quan Ngoại, huyện Tam Dương, tỉnh Sơn Tây và được thần báo mộng Qua những miêu tả trong sách này thì có thể thấy việc phụng thờ thần núi Tam Đảo đã khá phổ biến ở đây từ trước thời Lê

Ngoài các tác phẩm nói trên, còn phải kể đến hệ thống các thần tích về Quốc Mẫu và các sắc phong do triều đình ban tặng được lưu giữ tại các đền, đình của các làng cùng các bia

kí tại khu di tích Tây Thiên nói về việc cung tiến để xây dựng và tu bổ đền, chùa như bia “Tạo lập bi kí”, bia “Tam Đảo sơn Tây Thiên thiền tự” Trước năm 1945, hầu hết các bản thần phả, thần tích vẫn được nhân dân cất giữ cẩn thận Trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, trong tình hình chung của cả nước, những ngôi đình, đền ở Tây Thiên bị phá huỷ nặng nề, các bản thần tích, sắc phong cũng bị thất lạc Hiện nay, chỉ còn đền Phương Trù, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên là giữ được khá đầy đủ các sắc phong về Tây Thiên Quốc Mẫu Bên cạnh

đó, các bản ngọc phả Hùng Vương hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng là những tài liệu đáng quan tâm khi nghiên cứu về QMTT và việc phụng thờ bà Trong đó, mục Hùng Chiêu Vương đều có kể đến việc nhà vua lên núi Tam Đảo lập đàn cầu tiên, khi trở xuống chân núi đã gặp và kết hôn với tiên nữ, con của trưởng ông thôn Đông Lộ

Kho văn bản xã chí được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện nay mang kí hiệu

AJ liệt kê các làng xã cùng các cơ sở thờ tự do Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội tiến hành kiểm kê và sao chép trên quy mô lớn ở các làng xã Bắc Bộ trong những năm đầu thế

Trang 4

kỉ XX, khi trường mới được thành lập và kho sách thần tích thần sắc kí hiệu TTTS (kí hiệu cũ là FQ40) của Viện Thông tin Khoa học xã hội cũng do Trường Viễn Đông Bác Cổ điều tra năm

1938 là những thư tịch gần đây nhất sao chép lại những bản thần tích được biên soạn từ cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn Trong đó có thần tích của các xã Quan Ngoại, Quan Nội, Quan Đình, Vạn Phẩm, Sơn Đình, Đại Đình thuộc tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương là những nơi

có các điểm chính thờ QMTT Qua các văn bản này, ta cũng có thể hình dung được phần nào về thiết chế thờ tự của các làng ở những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Nhìn chung, các nghiên cứu về QMTT giai đoạn trước 1945 không nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ ghi chép, kể chuyện, kể công trạng Các tác phẩm chủ yếu mang tính chất sưu tầm, chép dưới dạng văn xuôi và nội dung có những nét cơ bản giống nhau Chưa thấy có một công trình khoa học nào nghiên cứu về QMTT Đây cũng là tình hình chung đối với công tác nghiên cứu các vị thần khác như Mẫu Liễu, Tản Viên Sơn Thánh… ở giai đoạn này Tuy nhiên, đây là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu xã hội Việt Nam cũng như các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng

2.2 Sau năm 1945

Tình hình nghiên cứu văn hoá dân gian nói chung và tín ngưỡng dân gian nói riêng chỉ thực sự sôi động kể từ sau năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954 do công tác tìm hiểu, khai thác

và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc được đẩy mạnh Nhiều công trình nghiên cứu có quy mô và mang tính khoa học đã ra mắt độc giả Đây là giai đoạn nở rộ của các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần trên khắp cả nước Có thể kể đến các tác phẩm và tác giả tiêu biểu như:

Các nữ thần Việt Nam (Mai Thị Ngọc Chúc, Đỗ Thị Hảo (1984), Nxb Phụ nữ, Hà Nội), Vân Cát thần nữ (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty (1990), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội), Đạo Mẫu

ở Việt Nam (2 tập, Ngô Đức Thịnh chủ biên (1996), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á

(Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)… Ngoài ra, còn có các bài viết trên các báo và tạp chí nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào hiện tượng Mẫu Liễu cùng điện thần Mẫu Tam phủ - Tứ phủ và các nghi lễ, lễ hội liên quan Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm cũng đi vào nghiên cứu việc phụng thờ các mẫu thần, nữ thần khác như Mẫu Thiên Yana, Hai Bà Trưng, Bà Chúa Kho, nữ thần đền Cờn - Tứ vị Thánh Nương…

Nhìn chung, các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần từ sau năm 1945, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khá phong phú Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu về việc

Trang 5

phụng thờ QMTT cũng đạt được những thành tựu đáng kể

Các tác giả có nhiều nghiên cứu về QMTT và việc thờ phụng bà trước hết phải kể đến các nhà nghiên cứu của tỉnh Vĩnh Phúc: Lê Kim Thuyên, Nguyễn Quý Đôn, Lê Kim Bá Yên Qua các nghiên cứu của họ, chúng ta có cái nhìn sơ lược về sự hình thành tục thờ Quốc Mẫu ở Tam Đảo - Tây Thiên

Lễ hội Vĩnh Phúc (Lê Kim Thuyên (2006), Sở Văn hóa thông tin tỉnh Vĩnh Phúc) giới

thiệu các sắc thái hội làng ở Vĩnh Phúc và lịch lễ hội của tỉnh, trong đó có các lễ hội tưởng nhớ QMTT như lễ hội đền Chân Suối, làng Hạ Nậu; lễ hội làng Dị Nậu, lễ hội làng Hà…

Công trình Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc (Lê Kim Thuyên, Lê Kim Bá Yên (2008),

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc (Sở VHTTDL)) đã khái quát về cuộc đời, nhân thân Quốc Mẫu và sự hình thành tục thờ QMTT Các tác giả cho rằng, từ một vị thần tự nhiên

- thần rừng, QMTT đã được kết tập vào hệ thống Hùng Vương, trở thành vợ và mẹ vua, khi mất được phong làm Quốc Mẫu và được nhiều triều đại phong kiến sau này sắc phong Tác phẩm cũng đề cập đến sự xuất hiện của lễ hội Tây Thiên và hệ thống các di tích thờ QMTT ở Vĩnh Phúc đồng thời nêu lên sự ảnh hưởng của các dòng tôn giáo khác vào tục thờ QMTT ở Tam Đảo Có thể coi đây là một nghiên cứu tổng quan về tục thờ QMTT Tuy nhiên, tác phẩm còn dừng lại ở việc khái quát, miêu tả và ở một mức độ nhất định còn mang nặng tính chất

chủ quan của người viết Cuốn Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc cũng của hai tác giả trên

(2009, Sở VHTTDL Vĩnh Phúc) đã mô tả điện thần thờ Mẫu và các giá đồng cũng như các nghi lễ, hội lễ về Mẫu Tam phủ - Tứ phủ ở Vĩnh Phúc Trong đó, hai tác giả cũng nói đến sự thâm nhập của điện Mẫu Tứ phủ vào các điện thần thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc cũng như điện thần thờ QMTT nhưng chưa giải thích nguyên nhân của hiện tượng này

Di sản văn hóa phi vật thể Vĩnh Phúc (2008, Sở VHTTDL Vĩnh Phúc) trên cơ sở kết

quả cuộc tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cho người đọc một cái nhìn khá đầy đủ về các giá trị văn hóa phi vật thể Cuốn sách cũng giới thiệu về một

số lễ hội thờ QMTT ở Tam Đảo như lễ hội làng Cửu Yên, làng Hà, làng Núc Thượng

Sách Tam Đảo, xưa và nay (2009, Sở VHTTDL Vĩnh Phúc) là tập hợp các bài viết về

khu nghỉ mát Tam Đảo và giới thiệu về Vườn Quốc gia Tam Đảo, trong đó có một số bài viết

về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở đây Đáng chú ý là các bài: “Mùa xuân trẩy hội Tây Thiên: đến với Phật, về với Mẫu” của tác giả Lê Kim Thuyên và “Du lịch văn hóa sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đảo” của PGS Lê Hồng Lý Các tác giả không chỉ giới thiệu khái quát về lịch

sử hình thành của khu di tích Tây Thiên - Tam Đảo mà còn đặt nó trong sự phát triển du lịch

Trang 6

của địa phương trong những năm gần đây

Cũng năm 2009, tại Viện Nghiên cứu Văn hóa, học viên Nguyễn Thị Bích Hồng bảo vệ

thành công luận văn thạc sĩ với đề tài Lễ hội Tây Thiên (xã Đại Đình - huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh

Phúc) Luận văn đã trình bày khá công phu về diễn trình lễ hội cũng như cơ sở hình thành nên lễ

hội là tục thờ QMTT

Bên cạnh các ấn phẩm nêu trên thì cũng cần nói đến một số hội thảo về Phật giáo ở Tây Thiên và tục thờ QMTT mà Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc kết hợp với một số cơ quan chuyên môn tổ chức trên cơ sở những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong những năm gần đây như: hội thảo khoa học về Quốc Mẫu Tây Thiên vào các năm 1999 và 2006, hội thảo về Phật giáo ở Tây Thiên - Tam Đảo - Vĩnh Phúc năm 2005 Tháng 3 năm 2010, Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

đã tổ chức hội thảo “Quốc mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong đạo Mẫu Việt Nam” Các cuộc

hội thảo này có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương Đặc biệt là cuộc hội thảo về QMTT đầu năm 2010 đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng như: GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS.TS Đỗ Quang Hưng, PGS.TS Nguyễn Thị Yên, nhà nghiên cứu Lê Kim Thuyên, Nguyễn Quý Đôn, Nguyễn Xuân Lân… Hội thảo đã nêu lên

ba nội dung lớn:

- Sự hình thành và biến đổi của tục thờ QMTT: trong nội dung này, các tác giả tập trung phân tích các nhân tố đưa đến sự hình thành tục thờ QMTT và sự biến đổi của nó, đồng thời nhấn mạnh hiện tượng Tam phủ - Tứ phủ hóa di tích và nghi lễ thờ QMTT đang diễn ra mạnh mẽ tại các điểm thờ tự ở vùng Tam Đảo

- Mối quan hệ giữa tục thờ QMTT với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là Phật giáo

- Lễ hội Tây Thiên và tiềm năng du lịch của khu di tích danh thắng Tây Thiên Qua các tác phẩm và các tham luận tại các hội thảo, có thể thấy rằng nghiên cứu về việc phụng thờ QMTT mặc dù có lịch sử không dài song đã đạt được những kết quả khả quan và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Tuy nhiên, việc trình bày một cách hệ thống sự hình thành và biến đổi của tục thờ QMTT vẫn chưa thực hiện được Trên cơ sở những nhận thức về

QMTT qua các tư liệu và các cuộc điền dã, chúng tôi mạnh dạn thực hiện luận văn với đề tài “Tục

thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc” với hy vọng đóng góp phần nào vào công tác

nghiên cứu việc phụng thờ QMTT nói riêng và việc phụng thờ các vị thần trong đời sống tinh thần người Việt nói chung

Trang 7

3 Mục đích nghiên cứu

- Khái quát sự hình thành tục thờ QMTT ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc

- Nêu lên sự biến đổi và bước đầu lí giải sự biến đổi của việc phụng thờ Mẫu Tây Thiên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu tục thờ QMTT ở Tam Đảo Mặc dù việc phụng thờ bà phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng luận văn chỉ đi vào tìm hiểu tục thờ QMTT cùng các nghi lễ và lễ hội của nó ở vùng Tam Đảo - Tây Thiên, đặc biệt là khu vực xã Đại Đình và xã Tam Quan, nơi có các điểm thờ tự chính như đền Mẫu Sinh, Mẫu Hoá, đền Thỏng, đình Ngò, đền Thượng Tây Thiên

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài xem xét việc phụng thờ QMTT trong sự vận động liên tục trong không gian, thời gian và gắn với điều kiện kinh tế cũng như đời sống văn hoá - xã hội của địa phương

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hoá dân gian

và phương pháp nhân học văn hoá Cụ thể là:

- Sưu tầm các tài liệu thứ cấp, bao gồm sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố

về tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần, và thờ QMTT

- Phương pháp điền dã: trong quá trình điền dã, chúng tôi thực hiện các cuộc khảo sát thực địa, phỏng vấn hồi cố đồng thời trao đổi, ghi chép nhằm làm sáng tỏ sự hình thành và biến đổi của việc thờ phụng Quốc Mẫu ở vùng núi Tam Đảo Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham dự và quan sát các hoạt động thờ cúng, các nghi lễ và lễ hội Tây Thiên Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện luận văn

- Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, dữ liệu và tổng hợp các tài liệu này để xây dựng nên luận văn

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Khái quát về không gian văn hóa, xã hội vùng núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Trang 8

Chương 2: Sự hình thành và biến đổi tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ở Tam Đảo - Vĩnh

Phúc

Chương 3: Tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên - giá trị và sức sống trong đời sống xã hội

hiện nay

Trang 9

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Thị An (2010), “Truyền thuyết về Mẫu Tây Thiên qua những lớp đắp bồi

của thời gian”, Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu Việt Nam (Kỷ

yếu hội thảo khoa học), nhiều tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh

Phúc xuất bản, tr 88-104

2 Đào Duy Anh (2003), Đất nước Việt Nam qua các đời, Tác phẩm được tặng

giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

3 Toan Ánh (1991), Nếp cũ - Hội hè đình đám, quyển thượng, Nxb Trẻ, thành

phố Hồ Chí Minh

4 Toan Ánh (2005), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nxb Trẻ,

thành phố Hồ Chí Minh

5 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Dương (2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Dương 1930 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6 Ban Quản lý khu di tích và danh thắng Tây Thiên (2009), Thực trạng, giải

pháp nâng cao chất lượng du lịch danh thắng Tây Thiên, Báo cáo nghiệm thu

kết quả nghiên cứu khoa học, bản đánh máy, tài liệu lưu trữ tại Ban Quản lý khu di tích danh thắng Tây Thiên

7 Ma Kháng Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội

8 Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội

9 Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập1, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội

10 Nguyễn Thành Chung (2006), Du lịch Tam Đảo - ngành kinh tế mũi nhọn và

những định hướng phát triển, Tạp chí Thương mại, số 24, tr 31

11 Nguyễn Thị Diện, Hoàng Hồng Lĩnh (2010), “Các di tích thờ Quốc Mẫu Tây

Thiên ở Vĩnh Phúc”, Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu Việt

Trang 10

Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), nhiều tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch Vĩnh Phúc xuất bản, tr 223-239

12 Dư Duyệt (2006), “Bảo hộ di sản thế giới và phát triển ngành du lịch”, Giá trị

và tính đa dạng của folklore châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb Thế giới,

Hà Nội, tr 141-154

13 Đại Việt sử kí toàn thư (2009), bản dịch trọn bộ, Nxb Văn hoá thể thao, Hà

Nội

14 Bùi Đình (1995), Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội

15 Phạm Xuân Độ (1941), Sơn Tây tỉnh, L'Auteur, Hà Nội

16 Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội

17 Lê Quý Đôn (1962), Vân đài loại ngữ, tập 1, Nxb Văn hóa, Hà Nội

18 Proschan FRANK (2001), Lên đồng (hầu bóng) - kho tàng sống của di sản

văn hoá Việt Nam, tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, tr 64-68

19 Phạm Hoàng Hải (2007), Tam Đảo - miền du lịch, đất tâm linh, Nxb Thế

giới, Hà Nội

20 Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn

hoá thể thao, Hà Nội

21 Lương Hiền (2003), Danh thắng Tây Thiên, Nxb Văn hoá thể thao, Hà Nội

22 Hồ sơ di tích danh thắng Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Phú, bản đánh máy, tài liệu lưu trữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

Vĩnh Phúc

23 Hội Di sản Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc (2009),

Tam Đảo - di sản văn hóa và tiềm năng du lịch (kỷ yếu hội thảo khoa học)

24 Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền, bản chữ Hán, tài liệu lưu trữ tại Viện

Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, kí hiệu A.227

25 Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội

26 Đinh Gia Khánh chủ biên (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w