1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa sán dìu với sự phát triển du lịch ở tam đảo, vĩnh phúc

75 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 576,12 KB

Nội dung

Vì vậy, để góp phần giới thiệu và phát triển tiềm năng du lịch Tam Đảo hiện nay và tương lai trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc Sán Dìu, chúng tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa Sán Dìu với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

=======***=======

LƯU VĂN HOA

VĂN HÓA SÁN DÌU VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

=======***=======

LƯU VĂN HOA

VĂN HÓA SÁN DÌU VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ở TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học: ThS VŨ NGỌC DOANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.S Vũ Ngọc Doanh - người

trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

Lưu Văn Hoa

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của đề tài 3

9 Bố cục của khóa luận 3

NỘI DUNG 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

1.1 Khái niệm du lịch 5

1.2 Khái niệm văn hóa 7

1.3 Khái niệm du lịch văn hóa 8

1.4 Văn hoá bản địa với sự phát triển du lịch 9

Chương 2 VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN DÌU VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TAM ĐẢO - VĨNH PHÖC 12

2.1 Khái quát về du lịch Tam Đảo 12

2.2 Giới thiệu khái quát về văn hóa Sán Dìu 14

2 2 1 i i thi u hái quát v ng i án D u 14

2 2 2 Ng i án D u nh h c 17

2 2 3 ăn hóa ng i án D u nh h c 19

2.3 Văn hóa Sán Dìu với việc phát triển du lịch ở Tam Đảo 60

Chương 3 VAI TRÕ CỦA VĂN HÓA SÁN DÌU VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TAM ĐẢO - VĨNH PHÖC 62

Trang 5

3.1 Thực trạng 62

3.2 Giải pháp phát huy những giá trị văn hóa để phục vụ du lịch 63

3 2 1 Các sản phẩm du lịch đ ợc h nh thành từ văn hóa dân tộc Sán Dìu 63 3 2 2 Các giải pháp 64

3.3 Một số tuor tiêu biểu khi kết hợp văn hóa Sán Dìu với du lịch Tam Đảo và các vùng phụ cận 66

3 3 1 Hà Nội - Đại Lải - Tam Đảo - Tháp B nh ơn( 3 ngày - 2 đêm) 66

3 3 2 Hà Nội- Tam Đảo ( nh h c) (02 ngày - 01 đêm) 67

3 3 3 Hà Nội- Tây Thiên- Tam Đảo ( 02 ngày - 01 đêm) 67

KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Sán Dìu là dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Ở Tam Đảo, dân cư Sán Dìu chiếm đa số Trải qua hàng trăm năm sinh sống, phát triển ở khu vực Tam Đảo, người Sán Dìu đã tạo ra những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc tiêu biểu như: tiếng nói, trang phục,

ẩm thực, văn hóa văn nghệ

Văn hóa dân tộc Sán Dìu là một tiềm năng du lịch góp phần to lớn trong việc phát triển du lịch Tam Đảo Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về vai trò của dân tộc Sán Dìu đối với việc phát triển du lịch ở Tam Đảo còn nhỏ lẻ và hạn chế Đồng thời, sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa bản địa còn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương

Vì vậy, để góp phần giới thiệu và phát triển tiềm năng du lịch Tam Đảo hiện nay và tương lai trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc Sán Dìu, chúng

tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa Sán Dìu với sự phát triển du lịch ở Tam Đảo -

Vĩnh Phúc”

2 Lịch sử nghiên cứu

- Theo Lê Quý Đôn trong sách “Kiến văn tiểu lục” có nói tới nguồn gốc

Trang 7

- Tác giả Bùi Đình “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” NXB Tiếng Việt- Hà Nội 1950

- Tác giả Nhâm Quý “Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” NXB

Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phúc 2005

- Nguyễn Xuân Lân “Địa chí Vĩnh Phúc” Sở Văn hóa Thông tin- Thể thao Vĩnh Phúc, xuất bản 2000

- Sté phane Legúc “Vài nhận xét về cư dân và sự tiến triển của dân số vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc)” trong nửa đầu thế kỉ XX (nghiên cứu lịch sử số

2, số 3 tháng 3 và tháng 5-1999) có nói về nguồn gốc, dân số, văn hóa phong tục của người Sán Dìu ở Tam Đảo

- Cũng đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau về Tam Đảo Tuy nhiên, kết quả các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xác nhận giá trị về tài nguyên của khu du lịch Tam Đảo Nghiên cứu văn hóa dân tộc Sán Dìu với sự phát triển du lịch ở Tam Đảo còn là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được nghiên cứu Vì vậy, đề tài này, hi vọng sẽ là bài viết đầu tiên đi sâu giới thiệu tìm hiểu một cách cụ thể và

có hệ thống về văn hóa dân tộc Sán Dìu với sự phát triển của du lịch

Nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu nét đặc sắc văn hoá của dân tộc Sán Dìu Khảo sát các giá trị văn hóa người Sán Dìu với sự phát triển du lịch văn hóa

Đưa ra những giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu với sự phát triển du lịch ở Tam Đảo

5 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa dân tộc Sán Dìu với sự phát triển du lịch Tam Đảo

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát khu du lịch Tam Đảo (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) nhằm mục đích bảo tồn, khai thác và đề xuất hướng phát triển du lịch cho địa phương

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên một số các phương pháp như: Tổng hợp

đa ngành và liên ngành các vấn đề về Việt Nam học, du lịch; phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu; phương pháp truy vấn thông tin qua Internet, qua các công trình nghiên cứu, đồng thời kết hợp với việc áp dụng phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực địa tại khu du lịch Tam Đảo

8 Đóng góp của đề tài

Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đưa

ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Tam Đảo trong hiện tại và

Trang 9

Chương 2: Văn hóa dân tộc Sán Dìu với việc phát triển du lịch Tam

Đảo- Vĩnh Phúc Chương 3: Vai trò của văn hoá Sán Dìu với sự phát triển du lịch

Tam Đảo

Phần kết luận

Trang 10

“Du” là di chuyển, thay đổi vị trí, không gian Nó còn có nghĩa là chơi,

đi chơi, đi thăm quan, đi đến nơi khác…

“Lịch” là sự trải qua, kinh qua (lịch duyệt, từng trải, hiểu biết nhiều, lịch lãm, từng trải, đã kinh qua nhiều nơi, có nhiều vốn sống và kinh nghiệm sống)

Cái gốc của du lịch vẫn là tìm đến những không gian khác với nơi mình sinh sống để hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần, từ đó nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Do đó “Du lịch” có nghĩa là đi, đi chơi để được trải nghiệm, mở rộng hiểu biết và có thêm vốn sống

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Du lịch” được hiểu theo hai góc độ:

Người đi du lịch: “Là một dạng ngh d ng s c tham quan t ch c c c a

con ng i ngoài nơi c tr v i m c đ ch ngh ngơi, giải tr , em danh lam

th ng cảnh, di t ch lịch s hay các c ng tr nh văn hóa ngh thu t”

Góc độ của ngành kinh tế: Du lịch là một ngành inh doanh t ng hợp,

có hi u quả cao v nhi u m t

Theo Luật Du lịch Việt Nam, khái niệm về du lịch được hiểu như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi c a con ng i ngoài

nơi c tr th ng uyên c a m nh nhằm đáp ng nhu cầu tham quan, t m hiểu, giải tr , ngh d ng trong một hoảng th i gian nhất định”

Theo Liên hiệp quốc (LHQ) các tổ chức lữ hành chính thức

Trang 11

(Internationnal Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch

đ ợc hiểu là hành động du hành đến một nơi hác v i địa điểm c tr th ng uyên c a m nh nhằm m c đ ch h ng phải để làm ăn, t c h ng phải để làm một ngh hay một vi c iếm ti n sinh sống”.

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma_Italia (1963), các chuyên gia

đưa ra định nghĩa về du lịch: "Du lịch là t ng hợp các mối quan h , hi n t ợng

và các hoạt động inh tế b t nguồn từ các cuộc hành tr nh và l u tr c a cá nhân hay t p thể bên ngoài nơi th ng uyên c a họ hay n c họ v i m c

đ ch hòa b nh Nơi họ đến l u tr h ng phải là nơi làm vi c c a họ”.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: Hoạt động du lịch là t ng hòa

hàng loạt quan h và hi n t ợng lấy s tồn tại và phát triển inh tế, ã hội nhất định làm cơ s , lấy ch thể du lịch, hách thể du lịch và trung gian du lịch làm đi u i n

Theo Pirôgionic thì: Du lịch là một dạng hoạt động c a dân c trong

th i gian rỗi liên quan v i s di chuyển và l u lại tạm th i bên ngoài nơi c

tr th ng uyên nhằm ngh ngơi, chữa b nh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao tr nh độ nh n th c văn hóa ho c thể thao èm theo vi c tiêu th những giá trị v t nhiên, inh tế và văn hóa

Theo Nhà kinh tế người Áo Josep Stander:

Nh n từ góc độ du hách: Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích

ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế

Trang 12

kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Như vậy: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong

đó có Việt Nam Du lịch là hoạt động tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

1.2 Khái niệm văn hóa

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, ngày nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình nghiên cứu

Theo từ điển tiếng Việt: ăn hóa là t ng thể nói chung những giá trị

v t chất và tinh thần do con ng i sáng tạo ra trong quá tr nh lịch s

Triết tự “Văn hóa”:

“Văn” là vẻ, dáng vẻ bề ngoài, là vết vằn trên lưng con hổ, văn chỉ cái đ p

“Hóa” là sự chuyển hóa, sự dịch chuyển, sự tạo ra, làm thành

“Văn hóa” có nghĩa là sự phát triển

Theo Fécderico Mayơ - Nguyên tổng thư ký UNESCO:“ ăn hóa là

t ng thể sống động c a s sáng tạo trong quá h và hi n tại, qua các thế ỷ hoạt động sáng tạo ấy đã h nh thành nên h thống giá trị các truy n thống và thị hiếu Những yếu tố ác định nên đ c t nh riêng c a mỗi dân tộc”.

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là h thống hữu cơ những giá

trị v t chất và tinh thần do con ng i sáng tạo và t ch luỹ trong quá tr nh hoạt dộng th c tiễn, trong s t ơng tác giữa con ng i v i m i tr ng t nhiên và ã hội c a m nh”

Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “ lẽ sinh tồn cũng nh m c đ ch cuộc

sống loài ng i m i sáng tạo và phát minh ra ng n ngữ, chữ viết, đạo đ c,

Trang 13

hoa học, t n giáo, văn học, ngh thu t, những c ng c cho sinh hoạt hàng ngày v ăn, m c, và các ph ơng th c s d ng Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó t c là văn hóa”

Định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản “Tuyên bố

v những ch nh sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì năm

1982: ăn hóa là t ng thể những nét riêng bi t tinh thần và v t chất, tr tu và

c cảm quyết định t nh cách c a một ã hội hay c a một nhóm ng i trong

ã hội ăn hóa bao gồm ngh thu t và văn ch ơng, những lối sống, những quy n cơ bản c a con ng i, những h thống các giá trị, những t p t c và những t n ng ng ăn hóa đem lại cho con ng i hẳ năng suy ét v bản thân Ch nh văn hóa đã làm cho ch ng ta tr thành những sinh v t đ c bi t nhân bản có lý t nh, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Ch nh

nh văn hóa mà con ng i t thể hi n, t ý th c đ ợc bản thân, t m tòi h ng biết m t những ý ngh a m i mẻ và sáng tạo nên những c ng tr nh m i mẻ những c ng tr nh v ợt trội th i gian”

Vậy “văn hóa” theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh

thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử

Còn “văn hóa” theo nghĩa h p nó được coi là một ngành để phân biệt

với các ngành kinh tế kĩ thuật khác của nền kinh tế quốc dân Văn hóa còn được coi là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh các lĩnh vực kinh tế - chính trị -

xã hội và chúng cần được coi trọng như nhau

1.3 Khái niệm du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là du lịch để thẩm nhận giá trị văn hóa của vùng đất mà

du khách đến du lịch Các giá trị văn hóa giới thiệu cho du khách mang tính bản sắc độc đáo, nghĩa là chỉ có điểm du lịch mới có, do vậy du lịch văn hóa mãi mãi hấp dẫn du khách vì văn hóa nơi khác không có

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 14

với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở “tầng nền” mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy

1.4 Văn hoá ản địa với sự phát triển du ịch

Ngày nay, văn hóa bản địa được coi là một tài nguyên du lịch quan trọng bởi sự hấp dẫn của nó Văn hóa bản địa bao gồm điều kiện sinh sống, sản xuất, phương thức sản xuất, kiến trúc, trang trí nhà ở, nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, lễ hội, các phong tục tập quán với các sắc thái riêng của các tộc người trên những địa bàn sinh sống của họ

Tâm lí của du khách khi đi du lịch, du khách mong muốn sự trải nghiệm, nghỉ ngơi, thư giãn nâng cao nhận thức về những giá trị tài nguyên

du lịch tự nhiên, cũng như nhân văn, đất nước, con người ở những nơi họ tới

Do đó, truyền thống văn hóa tốt đ p, lối ứng xử thân thiện, văn minh lịch sự của con người với nhau, của con người với thiên nhiên tại điểm đến đã tạo ra môi trường du lịch hấp dẫn du khách Những phong tục sinh sống, ăn, mặc, ở,

ma chay, cưới hỏi, sản xuất của người dân địa phương nơi đến cũng là những giá trị văn hóa mà du khách mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước công nghiệp phát triển và nhất là các nước đang phát triển đã có những chính sách quan tâm, bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc gắn với các tộc người tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn khách du lịch

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, trong đó có 53 tộc người thiểu số sinh sống chủ yếu ở các vùng núi, cao nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và

Trang 15

đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ Nhiều tộc người vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách Hiện nay nhiều loại hình tham quan các bảo tàng, di tích, nghiên cứu văn hóa

và sinh thái gắn liền với việc khai thác các giá trị văn hóa tộc người đã và đang được triển khai phát triển ở nước ta để phục vụ du lịch

1.5 Sản phẩm du ịch văn hóa

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia có chính sách phát triển du lịch văn hóa gắn với văn hóa tộc người đã thu được rất nhiều những thành tựu đáng ghi nhận Sản phẩm du lịch văn hóa gắn với các đối tượng dân tộc học bao gồm các điều kiện sinh sống, sản xuất, phương thức sản xuất, kiến trúc, trang trí nhà ở, nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, lễ hội, các phong tục tập quán với các sắc thái riêng của các tộc người trên những địa bàn sinh sống của họ

Ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra trong một thời gian dài nền văn minh phát triển khiến cho nền văn hóa độc đáo dần bị mai một và pha tạp Do đó, muốn phát triển

du lịch văn hóa gắn với các đối tượng dân tộc học là vô cùng khó khăn Tuy nhiên có rất nhiều quốc gia đã sớm nhận rõ tiềm năng mà loại hình du lịch này đem lại nên đã có rất nhiều các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển

Có thể nói đến các quốc gia tiêu biểu sau: Nhật Bản, Ôxtrâylia, Trung Quốc

Ở Ôxtrâylia có nhiều mô hình du lịch văn hóa đặc sắc gắn với các làng bản, những mô hình này đã thu được nhiều thành công lớn

Ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc gắn với các tộc người vẫn còn được bảo tồn và đã trở thành tài nguyên tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách nhất là khách du lịch quốc tế

Vì vậy các quốc gia này đã có những chính sách đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với các tộc người tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du

Trang 16

khách Tiêu biểu một số nước như: một số nước Châu Phi, các nước Nam Á (

Ấn Độ, Nê Pan, Srilanca, Butan), các nước Đông Nam Á

Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, những sản phẩm du lịch văn hóa gắn với đối tượng dân tộc học là rất tiềm năng Với 54 dân tộc, Việt Nam đã tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc với nhiều loại hình du lịch khác nhau tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch Có thể khẳng định rằng, loại hình du lịch văn hóa gắn với đối tượng dân tộc học đều được khai thác ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và thu được rất nhiều những kết quả đáng nghi nhận, doanh thu từ loại hình du lịch này ngày một tăng thêm Nhận thấy những tiềm năng mà loại hình du lịch này đem lại, từ lâu, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phù hợp nhằm bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống và đưa những giá trị văn hóa này vào phát triển

du lịch

Tóm lại, du lịch văn hóa một loại hình du lịch có triển vọng phát triển

và đang dần khẳng định vị thế của mình Các sản phẩm của du lịch văn hóa đem lại cho du khách những cảm giác mới lạ, do đó mà du khách thường chọn loại hình du lịch này Doanh thu của du lịch văn hóa ngày một tăng lên và có triển vọng phát triển mới trong tương lai

Trang 17

Chương 2 VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN DÌU VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC

2.1 Khái quát về du ịch Tam Đảo

Du lịch Tam Đảo là tổng hợp liên hoàn tất cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn có thể khai thác và phục vụ du lịch Có thể kể đến các điểm du lịch nổi tiếng như khu nghỉ mát thị trấn Tam Đảo, danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm(Tây Thiên), hồ Xạ Hương, thác- đập Bản Long, đập Làng Hà, vườn Cò, Dốc Dít, sân gôn Tam Đảo; tài nguyên văn hóa như văn hóa bản Địa Sán Dìu, hệ thống đình, đền, chùa, miếu ở các điểm dân cư

Thị trấn Tam Đảo cách Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc Nơi đây nổi tiếng là khu nghỉ mát sinh thái với một hệ thống quần thể du lịch: Tam Đảo, Tây Thiên, Sân gôn Tam Đảo, cùng hàng trăm di tích lịch sử ẩn mình trong các khu rừng nguyên sinh đã được xếp hạng và bảo tồn, hàng chục khu du lịch sinh thái khác

Thị trấn Tam Đảo rộng hơn 300 ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ trên dãy núi Tam Đảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc Cũng giống như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai), thì thị trấn Tam Đảo là một đơn vị hành chính khác biệt so với các đơn vị hành chính cùng cấp: nằm trên độ cao khoảng 900 m so với mực nước biển, giữa thung lũng bao quanh là dãy Tam Đảo hùng vĩ đại ngàn

Về tên gọi, vì ba đỉnh núi cao vút vượt lên, như ba hòn đảo nổi bồng bềnh giữa trời mưa phủ và bay lượn nên được gọi là Tam Đảo Ba đỉnh núi này trải theo hướng Tây Bắc- Đông Nam gồm các đỉnh Phù Nghĩa, Thạch Bàn và Thiên Thị Đỉnh Phù Nghĩa có nghĩa là giúp việc nghĩa cao 1400 m, tên này tương truyền do Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương đặt Đỉnh Thạch Bàn có nghĩa là “bàn đá”, cao 1388m, gọi như thế vì đỉnh núi này có một tảng

Trang 18

đá lớn, phẳng như mặt bàn Đỉnh Thiên Thị có nghĩa là “chợ trời”, cao 1375m, gọi như thế vì trên đỉnh núi có một khoảng bằng phẳng rải rác có những tảng đá cao, thấp trông giống như “người trời” xuống họp chợ

Khí hậu ở Tam Đảo rất độc đáo: Bốn mùa xuất hiện trong một ngày Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá mùa đông Nhiệt độ trung bình mùa h từ 18 đền 25oC Thị trấn Tam Đảo được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh, địa hình trùng điệp, khí hậu ôn hòa, môi trường sinh thái tự nhiên trong lành, động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu Đầu thế kỉ XX, người Pháp đã sớm phát hiện Tam Đảo Họ đã xây dựng nơi đây thành khu nghỉ mát cho giới quan chức thượng lưu người Pháp và người Việt thân Pháp Hiện nay, thị trấn Tam Đảo có khoảng 200 biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy… Đường đi lên thị trấn Tam Đảo tuy quanh co khúc khu u và mất nhiều công sức nhưng rất đ p và hữu tình: Dọc đường có hoa phong lan, hoa cúc qu , hoa đỗ quyên và các loài hoa dại khác nở ở hai bên đường với nhiều màu sắc; có rừng thông mã vĩ cổ thụ; có mây bao phủ, có các loài chim chóc hót líu lo; có muôn loài động vật và côn trùng thú vị Đặc biệt thực phẩm của thị trấn Tam Đảo chính là đặc sản rau su

su đã có thương hiệu nổi tiếng Dân cư của thị trấn Tam Đảo tuy không đông đúc nhưng cũng gồm nhiều thành phần xã hội như: công chức, viên chức, công nhân, nông dân, trí thức, học sinh… Nơi đây chủ yếu là đồng bào Kinh

và một bộ phận đồng bào Sán Dìu cùng làm ăn sinh sống, chủ yếu là kinh doanh du lịch, dịch vụ và sản xuất nông lâm, thủ công mĩ nghệ để phục vụ du khách Hệ thống điện, đường, trường, trại cũng đầy đủ và quan tâm đầu tư đặc biệt, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững của thị trấn

Với vị trí và đặc điểm như vậy, thị trấn Tam Đảo có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, nhất là khai thác du lịch và dịch vụ với nhiều loại

Trang 19

hình lí tưởng cùng các địa danh du lịch khác trong huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc

2.2 Giới thiệu khái quát về văn hóa Sán Dìu

2.2.1 Giới thiệu hái quát về người Sán Dìu

Sán Dìu là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Địa bàn cư trú của người Sán Dìu tương đối rộng Đồng bào Sán Dìu cư trú chủ yếu ở các tỉnh tiếp giáp giữa trung du và miền núi như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai, ên Bái…Ở Vĩnh Phúc họ rải rác theo chân núi phía sườn Tây - Nam dãy núi Tam Đảo thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Phúc

ên rồi tới một số xã ở Sóc Sơn ( Hà Nội)

2.2.1.1 tên gọi

Người Sán Dìu “San déo nhin” có nhiều tên gọi khác nhau: Sán Déo; Trại Đất; Sơn Dao nhân; Mán quần cộc; người núi hay đi; người núi du cư…

Trong “Kiến văn tiểu lục” Lê Quý Đôn có nói đến ở tỉnh Tuyên Quang

có tới bảy chủng tộc “Người Man” cư trú ở Sơn Trang, Sư Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn, Bảo Toàn… Các nhóm dân tộc thiểu số đều được gọi là “Man hay Mán” Có tên gọi một tộc người thiểu số là: “Mán Sơn Dao”, chữ “Sơn” tiếng Hán được biến âm đọc là “San, Sán” Chữ “Dao” được biến âm theo thổ ngữ là “Diêu, deo, déo, dìu” Ghép chữ Sơn với bốn chữ thành bốn cặp từ, thì vẫn chỉ là một nghĩa Từ “Dao” có tới bảy chữ

“Dao” có “Dao chém và dao du, dao động…” Nếu lấy chữ “Dao” nghĩa là

“Dao du, dao động”, ghép thêm chữ “Nhân” vào thì thành “Sơn dao nhân”, đọc theo tiếng Sán Dìu thì là “San deo nhin” nghĩa là “Người Sán Dìu”,

“Người núi hay đi” hay gọi là “Người núi du cư” Theo đặc điểm sinh hoạt, người Sán Dìu còn có tên gọi khác như: Sơn Dao, Mán quần cộc: bởi cách ăn mặc hàng ngày của họ(nam giới) không khác gì với người Kinh Khi đi rừng,

Trang 20

họ thường mặc áo cánh ngắn hoặc quần đùi Đàn bà mặc áo chàm, váy ngắn (ngang đầu gối) nên người ta thường gọi là Mán quần cộc Năm 1960, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức công nhận gọi tộc người này là dân tộc Sán Dìu

Theo tên tự nhận của đồng bào Sán Dìu là “Sơn Dao”, nó khiến ta nhầm lẫn là có nguồn gốc Dao Có thể đặt ra giả thuyết rằng, từ rất xa xưa, người Dao

bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị một cách hà khắc đã khiến người Dao chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm phiêu bạt một nơi, người Sán Dìu có thể

là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống bên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần quên tiếng m đẻ (tiếng Dao) để tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông Nhưng thông qua sự so sánh ngôn ngữ Sán Dìu với tộc người Dao và Hoa thì tiếng Sán Dìu đã ra đời rất lâu, xa dần với cái gốc xưa và các nhóm đồng tộc của mình Trải qua bao năm tháng, dần dần những kí ức xưa đã mờ, người Sán Dìu không nhận ra cái gốc của mình nữa, mà vẫn nhận mình là tộc người riêng biệt Ngày nay, khó có thể nhận thấy ở người sán Dìu có dấu hiệu văn hoá Dao (sự tích Bàn Hồ kiêng ăn thịt chó vì thờ Bàn Hồ) Về tiếng nói, người sán Dìu có thổ ngữ riêng biệt chứ không phải tiếng Dao

Trang 21

Vĩnh Phúc)… Lác đác ở các hải đảo vịnh Bắc Việt…”

Trong sách: “Người Sán Dìu ở Việt Nam” Ma Khánh Bằng có đề cập đến câu chuyện huyền thoại đã viết thành văn (truyện thơ) bằng chữ Nôm Sán Dìu khoảng 3000 câu thơ bảy chữ nói về một ông “Vua Cóc ở nước Man Cay Coóc” nước Mãn Kê:

“Man Cay Coóc là vương quốc của người Sán Dìu, có cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, ruộng đất phì nhiêu, xóm làng đông vui… thường bị quân binh Thiên triều đến quấy nhiễu cướp phá, bóc lột, lấy đi của cải, bắt phu, bắt lính

Họ đứng lên chống lại sự bất công của Thiên Triều Triều đình thấy rằng Sán Dìu là một dân tộc nhỏ bé, lại kiên cường không dễ gì thống trị nên đã chiêu

mộ kẻ tài trong thiên hạ đến đánh d p “cái loạn” của người Sán Dìu Nếu thắng được nhà vua hậu thưởng Có một đôi vợ chồng già rồi mới đẻ ra “Một quái thai có hình thù như con Cóc Nên người ta gọi là thằng Cóc” Một hôm nhà vua xuống chiếu loan báo tìm người đi d p loạn Cóc nhảy từ sau vườn về

đi đánh loạn người Sán Dìu Vua thấy lạ b n cấp cho con ngựa gang, roi sắt… Chàng Cóc nhảy lên lưng ngựa vỗ vào hông, ngựa gang biến thành ngựa thật, cầm roi sắt đi d p loạn Cóc thay hình đổi dạng thành một chàng trai tuấn tú rồi mặc áo lốt Cóc phi ngựa đi đánh d p giặc loạn Quan quân nước Mãn Kê (người Sán Dìu) thua chạy tán loạn Cũng từ đấy người Sán Dìu tan cửa nát nhà, làng xóm bị thiêu trụi mỗi người phiêu bạt một phương Một nhóm người tìm đường chạy xuống phía Sơn Nam Quốc (Nam Việt)- Việt Nam ngày nay sinh sống

Câu chuyện truyền thuyết trên có thể là sự giải thích nguyên nhân người Sán Dìu di cư sang Việt Nam sinh sống trong khoảng thời gian cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh (Trung Quốc) thế kỉ thứ XVII

Chuyện “Hổ đuổi người” cũng nói lên được nguyên nhân và nguồn gốc

di cư của người Sán Dìu xưa kia:

Trang 22

“… Có một đôi vợ chồng đang làm ăn khấm khá Một hôm có một đàn

hổ đến rình vồ ăn hết lợn gà, trâu, dê…rồi rình vồ nốt cả người Vợ chồng nọ đành phải cõng con bỏ chạy đi nơi khác ở Ban ngày đi, tối đến nghỉ lại ở ngôi nhà hoang lại thấy đàn hổ gầm gh gần đó

Hôm sau lại đi, tối đến lại thấy chúng gầm gh lởn vởn quanh rừng Chúng không dám vồ vì họ đi đâu cũng nhóm lửa (hổ sợ lửa) Đi cả tháng vẫn thấy chúng đuổi theo Đến một bờ sông cát bùn lầy lội, người chồng nghĩ ra một kế, đẽo một đôi guốc giống như bàn chân người nhưng xỏ chân vào guốc theo chiều ngược lại đi trên cát Tối hôm ấy không thấy đàn hổ nữa, họ vượt qua sông sang phía “Sơn Nam Quốc” Tụi hổ cứ theo vết chân (dấu guốc) mà

đi tìm người thì đến khi chúng chết đói nhe răng cũng không thấy”

Câu chuyện trên nói lên phần nào nguồn gốc tộc phái di cư, quan trọng hơn là nói lên sự thông minh, lòng can đảm của người Sán Dìu “Hổ” ở đây được ví như là chế độ phong kiến Trung Hoa tàn ác, phải đến khi người Sán Dìu xuống “Sơn Nam Quốc” tức Việt Nam mới được yên

2.2.2 gười Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

2 2 2 1 i i thi u chung

Vĩnh Phúc là tỉnh trung du có cả đồng bằng và miền núi, ở vùng đồng bằng từ hàng ngàn năm trở về trước đã có người Việt cổ sinh sống, ở miền núi, người Sán Dìu đã có mặt từ rất sớm, khoảng ba trăm năm, là một trong các dân tộc thiểu số của tỉnh Tiếng Sán Dìu thuộc ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán- Tạng

Tác giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Lân trong cuốn sách “Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc” có khẳng định rằng: “Người Sán Dìu còn gọi là người Trại Quần Cộc, nhập cư vào Vĩnh Phúc cách đây cũng khoảng ba trăm năm”

Theo nhà nghiên cứu người Pháp là Sté phane Legúc trong “Vài nhận xét cư dân và sự tiến triển của dân số vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc)” đã nói:

Trang 23

“Vùng chân núi Tam Đảo đa phần là người do dân Sán Dìu chọn để sinh sống, họ đã đến định cư rất sớm trên vùng đât Vĩnh Phúc, người Sán Dìu đã coi đây là một vùng đất có nhiều thuận lợi về địa lí, xã hội…nên đồng bào đã sinh cơ lập nghiệp và sống định cư ở vùng đất này”

Ở Vĩnh Phúc người Sán Dìu cư trú chủ yếu ở các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Tam Đảo và thị trấn Phúc ên, trong đó đông nhất là huyện Tam Đảo, chiếm 91,82 dân tộc thiểu số toàn tỉnh

2.2.2.2 Dân số và địa bàn c tr

Theo số liệu của Ban dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc tập hợp báo cáo của các huyện, thị xã tới năm 2007, người Sán Dìu là một trong các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại tỉnh Vĩnh Phúc, với 8.412 hộ và 39.539 khẩu, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, chiếm 91,82 dân tộc thiểu số toàn tỉnh

Người Sán Dìu sống tập trung ở các làng bản thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên và thị trấn Phúc ên

Huyện Lập Thạch: Người Sán Dìu sống chủ yếu ở các xã Quang Sơn, Bắc Bình

Huyện Tam Đảo: các xã ên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Hồ Sơn, Tam Quan, Hợp Châu, Minh Quang

Huyện Bình Xuyên: xã Trung M

Thị trấn Phúc ên có xã Ngọc Thanh

Có thể nói rằng, người Sán Dìu cư trú rải rác theo sườn Tây- Nam dãy núi Tam Đảo Từ những năm đầu thế kỉ XX tới nay, người dân đã sống ổn định, định canh, định cư men theo chân núi Tam Đảo, trên một dải đất gần một trăm km từ xã Ngọc Thanh (Phúc ên) men theo chân núi Tam Đảo tới tận xã Quang Sơn (Lập Thạch)

Đây là một vùng đất có vị trí thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày và đặc biệt quan trọng về quân sự, quốc phòng và an ninh quốc gia

Trang 24

Trong đời sống sinh hoạt, các làng bản ở đây thường được thiết lập dưới những chân núi thấp, trên đồi bằng, nhà dựa lưng vào đồi, nhìn ra những cánh đồng màu mỡ, hoặc những nơi gần ruộng, gần nguồn nước, thuận tiện sinh hoạt và sản xuất, gần rừng để khai thác lâm thổ sản, các làng đều có lu tre bao bọc Về quốc phòng an ninh, khu vực dân cư sinh sống ven núi (đồi) thuận tiện cho tránh giặc giã, là nơi trú ngụ, hoạt đông cách mạng của quân và dân ta trong thời chiến và trong lịch sử đây là nơi các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của ông cha ta thường phải dựa vào vùng đất bán sơ địa núi non hiểm trở này để lập căn cứ cách mạng

Địa bàn sinh sống chủ yếu là ven núi, ven núi và đồng bằng trung du Những nơi này trước là rừng nguyên sinh rậm rạp, nhiều chim muông thú rừng Đất đai màu mỡ, có tầng đất mùn dày dễ trồng các loai cây lương thực Nhiều dòng khe, dòng suối lớn nhỏ bắt nguồn từ chân suối Tam Đảo với nguồn nước vô tận Lại có nhiều loài tôm, cua, ốc, ếch - nguồn lương thực dồi dào cung cấp cho cuộc sống con người

2.2.3 Văn hóa người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

2.2.3.1 inh tế

Người Sán Dìu sống ở vùng trung du bán sơn địa, vừa mang dấu ấn của vùng châu thổ, vừa mang dấu ấn của miền sơn cước, do đó kinh tế Sán Dìu cũng có những nét tương đồng với dân tộc Kinh nhưng cũng có điểm khác biệt Vì sinh sống trên vùng đất đã được con người khai phá từ lâu đời nên đất chủ yếu ở đây là đất bạc màu, cùng với đó, lớp phủ thực vật nhất là rừng tự nhiên bị hu hoại nghiêm trọng Các sinh vật chủ yếu như: tre, nứa, các loại cây than thấp như sim, mua, guộc,… ở nhiều nơi chỉ là những đồi trọc, đất cằn cỗi, hay cũng chỉ là những đồi cỏ…

Khí hậu Vĩnh Phúc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài Ở vùng người Sán Dìu sinh sống (bán sơn địa), lượng mưa lớn hơn vùng

Trang 25

đồng bằng, do đó hay bị giông xói mòn đất nhanh chóng, khí hậu mát mẻ, nhất là vùng chân núi Tam Đảo thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, phát triển lâm nghiệp

Kinh tế người Sán Dìu có thể phân loại như sau: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, nghề thủ công truyền thống

2.2.3 1 1 Trồng trọt

Người Sán Dìu có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất đặc biệt là trồng trọt Các sản phẩm từ trồng trọt phong phú và đa dạng, đáp ứng được cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Có thể kể đến một số loại nông sản như: lúa, ngô, khoai, sắn…; các sản phẩm từ lâm nghiệp và đặc biệt

là dược liệu quý…

Cũng giống như các dân tộc khác, người Sán Dìu có kinh nghiệm về mùa vụ, nó được thể hiện theo âm lịch hàng năm Đó là một chu trình khép kín của đồng bào vừa thích ứng được với điều kiện đất đai, vừa phù hợp với khí hậu nhiệt đới vùng trung du bắc bộ, lịch nông nghiệp là sự kết tinh của tri thức dân gian qua nhiều thế hệ luôn tìm cách vươn lên cuộc sống của mình Trong chu trình sản xuất nông nghiệp dưới đây chỉ là những nét lớn trong chu

kì sản xuất một năm, còn bao việc khác không liệt kê hết được, vụ nối vụ, mùa tiếp mùa, hết việc đồng lại việc nhà… Sau đây là chu kì sản xuất cụ thể:

Tháng giêng: Ngay sau khi ăn xong tết Nguyên Đán, người Sán Dìu bắt tay ngay vào việc tang gia sản xuất Họ phát nương trồng ngô, cày cuốc soi bãi trồng lạc, làm ruộng để trồng khoai, cà chua, đậu, sắn, củ từ…và trồng thêm rau xanh ở vườn nhà và trên nương rẫy

Tháng hai: Tiếp tục trồng các loại cây hoa màu như vừng, lạc, đậu tương, bầu, bí, mướp, mía và trồng chàm Vùng ven núi tiếp tục gieo mạ chiêm, trồng sắn, trồng khoai, mía, trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả,…

Tháng ba: Làm ruộng mùa, cày bừa, dùng xe quệt chở phân ra ruộng

Trang 26

gieo mạ, tra lúa nương Tiếp tục tra hoa màu như ngô, lạc, vừng, các loại củ trên nương, như củ từ, củ mỡ, sắn, xới cỏ cho ngô, đậu, chàm, sửa sang lại đường xá, ở vùng đồi thấp ven sông ngoài việc đánh bắt cá còn kiếm mật ong, măng, củi và lấy gỗ

Tháng tư: Đắp bờ ruộng, bờ mương, phát cỏ; làm phân và hun phân xanh (loại phân được ủ từ các loại lá cây, chủ yếu là cây phân xanh rất tốt cho đất), cày bừa chuẩn bị cấy mùa Gặt chiêm, thu hoạch ngô, đậu, cà chua; tiếp tục gieo mạ, đi đào củ mài, lấy măng, củi và đốn gỗ

Tháng năm: Cấy lúa sớm, lúa ba giăng, bón phân cho lúa, vun gốc sắn, khoai; thu hoạch khoai lang, dơ khoai lang giống, trồng đậu tương h

Tháng sáu: Khẩn trương cấy lúa mùa, làm cỏ, bón phân cho cây trồng,

lo việc thu lợi…

Tháng bảy: Làm cỏ, bón phân cho lúa, làm cỏ cho sắn, gặt lúa ba giăng, cày trồng lạc và thu hoạch ngô, ăn tết 14 tháng 7 (tết Trung Nguyên)…

Tháng tám: Tiếp tục trồng ngô, khoai lang và lạc, thu hoạch khoai, sắn, lúa Rào vườn trồng rau xanh, cắt cỏ tranh và chặt gỗ ngâm để sửa chữa nhà hoặc làm nhà mới vào những tháng tiếp theo

Tháng chín: Tiếp tục trồng khoai, thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị vật liệu (tre, nứa, gỗ…) để chuẩn bị sửa chữa nhà hoặc làm nhà mới, chuẩn bị cưới gả cho con

Tháng mười: Tiếp tục thu hoạch lúa mùa, đi rừng lấy gỗ, nứa, cắt rạ, cỏ ranh phơi khô lợp nhà, cày ruộng chiêm, đánh bắt cá ở sông suối

Tháng mười một: Chuẩn bị làm phân hun, chuẩn bị nương, soi bãi trồng ngô, đậu Cày bừa ruộng chiêm, trồng khoai lang xuân, bẫy chim, sửa chữa và làm nhà mới

Tháng mười hai (tháng chạp): Lấy củi, làm mật, lấy lá dong, lá chít để chuẩn bị tết Nguyên Đán

Trang 27

Có thể nói rằng người Sán Dìu có chu kì sản xuất tương đối kín, hầu hết quanh năm đều có việc Để có được những bộ nông lịch như vậy là cả một quá trình trau dồi những kinh nghiệm dân gian, lao động không ngừng của đồng bào Trong từng mùa, có từng loại cây trồng khác nhau thích hợp với khí hậu trong vùng bán sơn địa, thêm vào đó, kinh nghiệm thâm canh tăng vụ cũng được người Sán Dìu áp dụng và đạt hiệu quả kinh tế cao

Theo đặc trưng các loại nông sản khác nhau, có thể chia ruộng người Sán Dìu thành các loại sau: ruộng lầy thụt (xìm phang then); ruộng rộc (lông then); ruộng bậc thang (cao then); ruộng cạn( xa then, phô):

Ruộng lầy thụt (xìm phang then): Đây là loại ruộng chàm hay ruộng lầy thụt, thường là những ruộng có thung lũng h p Ruộng lúc nào cũng có nước nên lầy thụt, đại đa số không dùng trâu bò cày được nên người ta phải dùng cuốc lấy chân giẫm sau đó mới cấy Loại ruộng này chỉ được cấy lúa

Ruộng rộc (lông then): Trên cánh đồng tương đối bằng phẳng, chủ yếu

là cấy lúa nước Nhưng loại ruộng này không có nhiều, rộng chỉ cấy được một

vụ, vụ còn lại không cấy được vì thiếu nước, người ta trồng các loại hoa màu như: ngô, khoai, đậu tương, rau…

Ruộng bậc thang (cao then): Là những thửa ruộng được san từ các quả đồi thấp, hay những sườn đồi mà khẳ năng kĩ thuật cho phép Những thửa ruộng có độ cao khác nhau bao quanh các sườn đồi Loại ruộng này thường

h p nhưng dài, ít có điều kiện thu lợi, hầu hết phải chờ nước mưa nên chỉ được cấy một vụ, vụ còn lại trồng hoa màu

Ruộng cạn (sa then, phô): Loại ruộng này từ lâu được người Sán Dìu quan tâm Đây là loại hình canh tác cùng với sự ổn định địa bàn cư trú của đồng bào Những đồi thấp bằng phẳng được triệt để hơn tất cả và ít bị rửa trôi, xói mòn chỉ ở cấp độ thấp Những đồi tương đối dốc cũng được khai thác nhưng về sau người ta gieo trồng chủ yếu ở mạn sườn, sườn trên đỉnh và chân

Trang 28

đồi thì bỏ hoang Trên nương đồi, soi, bãi người ta cũng trồng lúa, nhưng thường là giống lúa lốc, ít trồng lúa mộ như các dân tộc khác, vì lúa lốc có khả năng chịu hạn và chất lượng gạo tương đối ngon Đất sau được chuẩn bị chu đáo, người ta vãi hạt giống rồi bừa lấp một lớp đất mỏng để tránh chim chóc và kiến phá hoại

Các loại cây trồng mà người Sán Dìu thường canh tác như: lúa (vồ); ngô (mac); khoai có các loại như khoai lang (hông sru ) khoai sọ (hu), khoai

mỡ (hồng sru ; sắn (mộc sru ), đậu tương (tương thoi);

Lúa (vồ) là loại lương thực đóng vai trò chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Sán Dìu Lúa có thể trồng ở những điều kiện khí hậu khác nhau và trồng được ở trên cả bốn loại ruộng

Với loại ruộng thụt (xim phang then) và ruộng rộc (tay then) là những ruộng có khả năng giữ nước tốt hơn các loại ruộng khác, có một số ruộng hầu như có nước quanh năm nên rất thuận tiện cho việc cấy lúa Năm nào có nhiều mưa thì người dân cấy hai vụ, vụ còn lại cho đất nghỉ hoặc có thể trồng gối thêm một vụ hoa màu Ngày xưa, vào cuối tháng ba, đầu tháng tư, sau những trận mưa rông, mưa xuân đầu năm, đồng bào bắt tay ngay vào gieo mạ

để cấy vụ mùa Ngày nay, nhờ có hệ thống thu lợi tốt nên người dân có thể cấy lúa hai vụ trên năm

Việc gieo mạ được người Sán Dìu đặc biệt chú trọng bởi muốn có được cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh thì phải làm sao để có cây mạ khoẻ, sinh trưởng tốt ngay trong luống mạ Mạ thường được gieo trên ruộng cao (cao then), trước khi gieo, phải ngâm thóc rồi ủ từ hai đến ba ngày, khi thóc nảy mầm mới đem đi gieo Ruộng gieo mạ thường được cày bừa rất kĩ, độ nước vừa đủ để khi gieo hạt thóc không bị lắng sâu Nếu ruộng lầy quá hoặc nước nhiều quá thì hạt thóc sẽ bị lắng sâu khó nhổ mạ sau này Qua kinh nghiệm sản xuất, đồng bào người Sán Dìu nhận thấy việc gieo mạ trên ruộng

Trang 29

cao thì cây sẽ sinh trưởng mạnh, thân cứng cỏi, ít cỏ tạp Khi được cấy xuống ruộng thấp cây sẽ phát triển ổn định, đều và nhanh hơn Thời gian gieo mạ thường khoảng 30-35 ngày có thể nhổ cấy Còn những năm không có mưa hay mưa muộn, để kịp tiến độ thời vụ, đồng bào lấy bùn dưới ao, hồ, đầm đổ lên sân nhà, quây lại như ruộng rồi gieo mạ Cây mạ được gieo trên sân phát triển rất nhanh, cây khoẻ, dễ nhổ, rút ngắn được thời gian gieo cấy Thời gian

mạ sinh trưởng có thể cấy được chỉ còn 12- 15 ngày, rút ngắn được một nửa thời gian so với gieo mạ trên ruộng Tuy nhiên gieo mạ trên sân chỉ là giải pháp tình thế của đồng bào trong quá trình sản xuất

Trong mỗi vụ lúa, đồng bào làm cỏ (trụ vô xáo) và bón thúc (rát ngoi rí) cho lúa hai lần Lần thứ nhất, sau 15- 20 ngày cấy, người Sán Dìu thường nhặt những cây cỏ già con sót lại trên ruộng, dùng cào tay (vô cát, cát chấy) cào bỏ những cây cỏ mới mọc Sau khi làm cỏ xong thì đồng bào bón phân xanh (xoeng hụn) Phân xanh là loại phân được làm từ cây lạc đỗ, cây bạc dầu, cây phân xanh và nhiều loại cây khác trong rừng, ở bờ rào, ngoài vườn, không có gai Đồng bào đem băm nhỏ, đem trộn với nhau, có thể trộn cùng phân gia súc, gia cầm rồi vùi trực tiếp xuống ruộng Phân được sử dụng chủ yếu là phân chuồng (ngoi rí, chuy rí) đã được ủ mục, phân bắc, phân xanh; ngoài ra còn có tro (hụn- được lấy từ tro bếp hoặc đốt một số loại cỏ), phân bùn ao và cải tạo cho đất Tuy nhiên đến ngày nay, khi đã tiếp thu kĩ thuật gieo trồng của các dân tộc bạn, người Sán Dìu đã biết bón phân hoá học, phun thuốc trừ sâu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao năng suất cây trồng

Đồng thời với việc canh tác lúa trên ba loại ruộng nói trên, người Sán Dìu còn canh tác lúa trên nương (xo ) Nương là loại ruộng do đồng bào tự khai phá trong các thung lũng Sau khi ăn tết Nguyên Đán đồng bào vào rừng tìm đất làm nương Khi chọn được đám nương vừa ý thì tiến hành phát xạch

cỏ, chặt các loại cây dại, đánh gốc cây, sau đó tiến hành cày ải đất Đến đầu

Trang 30

tháng tư (âm lịch) cày lại lần hai, bừa kĩ, đốt các loại cây cỏ dại đã phát hồi tháng giêng để làm phân bón khi có mưa xuống đồng bào tiến hành gieo thẳng thóc trên các đám nương rồi rắc một lớp đất mỏng phủ lên để tránh chim chóc và các loại động vật khác phá hoại Lúa được trồng trên rừng là giống lúa có khả năng chịu hạn tốt, thân to, phát triển mạnh, hạt mẩy, những

vụ có mưa nhiều đồng bào phải tỉa cây, cho lúa phát triển nhanh để tránh chim chóc phá hoại Người Sán Dìu làm những hình người bằng rơm (người

bù nhìn) hoặc khoắc áo lên cây chuối để giả làm người để đuổi chim, muông thú; lúa trên nương phải phụ thuộc nước mưa, nên mỗi năm chỉ gieo được một

vụ, có năm được mùa, có năm mất trắng do hạn hán và chim thú phá hoại

Kĩ thuật chọn và bảo quản giống lúa được đồng bào Sán Dìu rất coi trọng, vì đây được xem là những khâu quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng và sản lượng lúa Đối với lúa tẻ (chem cốc) ngay sau khi lúa trổ bông, người ta đã chọn những thửa ruộng canh tác có mà hạt nhiều và mẩy,

to, chín điều Khi thu hoạch số lúa được chọn làm giống này được phơi cất riêng, sau khi phơi đủ nắng, thóc được quạt xạch, xảy kĩ, bảo quản trong chum rất cẩn thận Đối với lúa nếp (nô cốc), người Sán Dìu ít khi tách hạt ra khỏi bông, cứ để cả bông sau đó phơi khô rồi gác bếp hoặc cho vào trong chum vại bảo quản Cách bảo quản như vậy giống không bị ẩm mốc vì các vi sinh vật phá hoại, đến mùa gieo hạt, lúa nếp cả bông được lấy ra, dùng tay vò từng bó rồi loại bỏ hạt lép, sau đó đem đi gieo

Đứng sau cây lúa, ngô (mac) là cây lương thực quan trọng thứ yếu trong đời sống người Sán Dìu Ngô (mac) có nhiệm vụ bổ sung nguồn lương thực hàng ngày hoặc chế biến món ăn phụ khác, đặc biệt khi hết mùa, giáp hạt nhiều gia đình hết lương thực chính

Ngô là loại cây dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện đất đai khác nhau Đối với đồng bào Sán Dìu thì ngô thường được trồng ở trên đồi, ruộng

Trang 31

khô hoặc soi, bãi ven sông, ven suối, thâm canh trên đất phù sa, đất vườn Người Sán Dìu có trình độ xen canh tương đối tốt, có thể trồng ngô cùng với cây đỗ, rau, bầu, bí, lạc, đậu tương…mà không làm ảnh hưởng tới năng suất các cây trồng khác Có nhiều loại giống ngô khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng kể cả thời vụ gieo trồng Ngô nếp là loại ngô dễ trồng, cây thân thấp hơn ngô tẻ, hạt dẻo, màu trắng, có thể dùng làm lương thực chính, hoặc có thể nấu rượu, nấu xôi, nấu ch … Ngô tẻ là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, thân cao, bắp to và dài; thông thường người Sán Dìu trồng ngô tẻ để chăn nuôi gia súc gia cầm hoặc nấu rượu

Ngày nay, người Sán Dìu đã du nhập nhiều giống ngô mới có năng suất

và chất lượng cao hơn như ngô lai Việt Nam 4; Baioxit, ngô răng ngựa…đồng thời nâng cao hiệu quả canh tác bằng cải tiến kĩ thuật canh tác bằng phương pháp khoa học mới, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng khẳ năng quay vòng đất, nâng cao năng suất và sản lượng; một số nơi đã trồng ngô với quy mô lớn, mang tính chất hàng hoá

Sắn (mộc sru ) là loại lương thực quan trọng trong đời sống sau ngô Sắn là loại cây dễ trồng, không bị mất mùa như một số loại cây trồng khác Người Sán Dìu thường trồng sắn vì đây là loại có đặc tính là chỉ dùng thân nhưng thu hoạch củ Khi trồng sắn, chỉ cần cành sắn ngắn khoảng 20 cm, chặt từng đoạn, mỗi đoạn có từ bốn đến năm mắt là có thể trồng được Củ sắn có thể dùng làm lương thực cải thiện bữa ăn hàng ngày cho người dân, đặc biệt

có thể độ cơm khi giáp hạt, làm bánh, nấu canh, là thức ăn cho chăn nuôi… Người Sán Dìu ngày xưa thường trồng sắn đỏ (cuống lá đỏ, vỏ trong đỏ) thân cao, củ to Thời gian trồng và thu hoạch là sáu tháng tới một năm, mỗi củ có thể nặng 1,5- 2 kilogam, đặc biệt có thể không thu hoạch, cứ để đó khi nào cần thì thu hoạch sau, người Sán Dìu gọi là sán lưu Ngày nay, người dân đã trồng nhiều loại cây ngắn ngày nhờ lấy giống từ các dân tộc bạn để giảm thời

Trang 32

Khoai lang (sru ) là loại lương phực phổ biến của đồng bào Sán Dìu Khoai lang là loại củ dễ trồng, ưa đất xốp, ít nước, là loại lương thực được người Sán Dìu dùng để chống đói khi giáp hạt (vào cuối tháng ba, tháng tư

âm lịch) nên do vậy nó thường được trồng vào vụ đông Khoai lang có hai loại, khoai trắng (phác sru ) là loại khoai ngọt, khi để lâu rất ngọt, có hiệu quả kinh tế cao, nếu tốt mỗi dây khoai có thể hai- ba kilogram; khoai đỏ (hông sru ) có củ to hơn khoai trắng, màu đỏ, dây hồng, có hiệu quả kinh tế cao, đây là hai loại chủ yếu mà người Sán Dìu thường trồng Bên cạnh khoai hồng, khoai trắng, ngày nay người Sán Dìu còn du nhập nhiều loại khoai từ các địa phương khác như khoai tím, khoai lang đỏ, khoai lang Lệ Cần, khoai lang tím Nhật…

Khoai sọ (hu) là loại cây được đồng bào Sán Dìu trồng nhiều để cải thiện lương thực Cây khoai sọ có nhiều củ con, nhiều tinh bột Giống củ này thích hợp với loại đất thịt nh , đất pha cát nên thường được trồng ở ven suối, ven bãi hay ven đồi Thông thường khoai sọ được người dân dùng làm bữa phụ, cũng có khi nó được chế biến thành thực phẩm của đồng bào Khoai sọ

có nhiều loại, khoai thơm có củ tròn, nhỏ đường kính 2cm, vỏ nâu, lớp trong

vỏ màu hồng, có mùi thơm; khoai trứng, củ nhỏ hơn, ăn không ngon bằng khoai thơm, nhưng năng suất cao Khoai sọ thường được trồng vào tháng 12

âm lịch đến khoảng tháng sáu, tháng bảy thì thu hoạch

Các loại khoai đều có một đặc điểm là phải chọn được đất phù hợp, trong khi sinh trưởng cần tránh úng, thu hoạch trong khoảng thời gian nhất định nếu không sẽ thối

Ngoài các loại cây trồng trên, người Sán Dìu còn trồng đậu tương (tương thoi), đậu xanh (vòng thoi), vừng (num ma), hành (sông), tỏi (r n thoi), bầu bí (phu:kim phu, rạy phu ) rau, cây ăn quả…

Về công cụ lao động, người Sán Dìu có nhiều sáng tạo công cụ sản

Trang 33

xuất để nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động Để giải quyết các khâu

kĩ thuật trong canh tác trên các loại hình khác nhau, các loại cây trồng khác nhau, người Sán Dìu đã sáng tạo ra một bộ công cụ lao động hoàn chỉnh Các công cụ chính như cày (lay)- để cày ruộng; bừa (pha)- để bừa; cào; cuốc (bong thoi); liềm (vô lém); xe quệt, xe bò…

Cày của người Sán Dìu cũng gần giống của người Kinh Riêng bừa (pha) có ba loại: Bừa một (tan pha), bừa đôi (sộng pha) và bừa bàn Bừa một

có 11-13 răng do một con trâu hay bò kéo, răng bừa được làm bằng gỗ hoặc tre già, ngày nay có răng sắt Bừa đôi có 16 răng do hai trâu kéo, răng bừa cũng làm từ chất liệu như bừa một; tiếp theo là bừa bàn, giống như bừa người Kinh, có từ 11-13 răng, được làm bằng sắt nhưng nặng hơn

Để có thể tách lúa, người Sán Dìu có trục lăn bằng đá hoặc đổ bê tông thành khối hình trụ tròn Sau khi thu hoạch lúa về, lúa được dải khắp sân, sau

đó dùng trâu bò kéo trục lăn lên sân lúa, đến khi nào thóc rụng hết khỏi bông thì phân loại thóc và rơm thóc thì đem đi phơi khô, còn rơm thì phơi khô sau

đó có thể gác lên chuồng công trình phụ (gác chuồng trâu bò, chuồng lợn) hoặc làm thành cây rơm, để dự trữ thức ăn cho trâu bò và để sưởi ấm cho lợn gà

Liềm và vằng (vô lem) là dụng cụ để cắt gặt hái nhắt Vằng là một hái

có lưỡi lắp ở phía sau lưng của qu o hái, còn hái nhắt, về hình thức cũng không khác gì cái hái nhắt của các cư dân là nương rẫy Cái hái chỉ to bằng hai ngón tay, gồm một thân hái bằng gỗ hình bán nguyệt, hình thang hay hình con chim và miếng hái là một miếng sắt hình chữ nhật rộng 2cm, dài 5cm

Ngoài ra, người Sán Dìu còn có xe quệt tự tạo nay không còn, xe bò để chở hàng hoá; bàn kéo đất (tú pha); cuốc, trục lăn (nghiền nhỏ đất để giảm thiểu sức lao động)…

Trong quá trình phát triển, người Sán Dìu đã cần cù học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất,cải tạo ruộng đất, công cụ lao động, áp dụng những

Trang 34

thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, từ công cụ thô sơ dần trở nên iện đại hơn, từ hạn chế về các loại giống cây trồng dần đa dạng hoá Có được như vậy là cả sự đúc rút, rau dồi từ những kinh nghiệm thực tế, nhờ đó mà giúp đân tộc Sán Dìu trụ vững trên đất cằn cỗi, bạc màu

2.2.3 1 2 Chăn nu i

Người Sán Dìu là tộc người có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi Các vật nuôi phổ biến được cộng đồng chọn nuôi khá đa dạng như trâu bò (srúi ngoi, vong ngoi); dê (dòng); lợn (chuy); gà (cay); chó (cói); m o (méo) ngựa (mạ),.…

Chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích nên được đồng bào rất chú trọng Xưa kia, mỗi gia đình đều cố gắng nuôi đầy đủ mọi con vật trong nhà vì quan niệm rằng như vậy mới thể hiện là gia đình ấm no, khá giả Người Sán Dìu dành riêng một khu vực chăn nuôi, xa nhà ở, thông thường là ven ao, hồ, ven suối Trong mỗi gia đình đều có con trâu, con bò, con lợn, con gà, con chó, con

m o Con trâu, con bò là đầu cơ nghiệp, nhà nào không có vật nuôi ấy có nghĩa là gia đình khó tăng gia sản xuất hay là cụt tay Ngày xưa, người Sán Dìu thường thả trâu, bò vào rừng khi nông nhàn, khoảng một tuần hay nửa tháng thì cầm muối vào rừng tìm và cho trâu ăn, nhờ vậy mà trâu bò ít chạy mất hoặc lâu không thấy chủ vào cho ăn muối thì trâu bò tự chạy về nhà; có khi vì rừng quá rộng hay lâu không tìm được trâu bò có thể bị lạc và mất Đến khi vào vụ, người dân mới vào rừng tìm và hối trâu bò về

Lợn (chuy) là con vật hiền lành, từ lâu người Sán Dìu đã thuần hoá và chọn nuôi, trở thành vật nuôi có mặt ở hầu hết mọi gia đình; lợn cung cấp thức ăn phục vụ thực phẩm, tế lễ Các giống lợn chủ yếu có thể kể đến là lợn rừng thuần hoá, lợn đen, lợn khoang… Hầu hết các gia đình Sán Dìu nào cũng đều nuôi lợn, đây là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng trong thời kì kinh tế tự cấp tự túc Hơn nữa, lợn còn là nguồn cung cấp phân bón cho sản

Trang 35

xuất nông nghiệp Trước kia, khi đất đai còn tương đối rộng, lợn chủ yếu được thả rông, khi cần thịt thì nhốt lại và vỗ béo, do đó thịt rất chắc và ngon

Chó được nuôi để trông nhà và đi săn; trước kia người Sán Dìu ít ăn thịt chó, ngày nay thịt chó trở thành món béo bổ M o được nuôi để bắt chuột, nhà nào không có m o thì chuột sẽ đào phá chân tường (nhà tường trình bằng đất), chuột cắn phá mái nhà (mái nhà lợp bằng cỏ tranh hoặc dạ) Con gà, con vịt được nuôi để cải thiện bữa ăn, khi có khách mà s n có mà thịt, để cúng ma; đặc biệt đồng bào có gà thiến (dem cay) - để thịt trong các dịp tết, ngày

lễ, ngày cưới, hội làng, thịt gà thiến rất ngon và bổ béo nên từ lâu người Sán Dìu đã có kĩ thuật thiến gà rất giỏi Nuôi ngựa để thồ hàng, là phương tiện đi lại Dê là con vật được người Sán Dìu nuôi rất nhiều, được nuôi để tế lễ và cúng người già mới chết…

Chăn nuôi bên cạnh cung cấp thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người, cung cấp sức kéo cho phát triển nông nghiêp mà còn là nguồn phân chuồng hữu ích cho đồng ruộng Trong đời sống của đồng bào Sán Dìu, chăn nuôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không thể thiếu được trong đám chay, đám cưới, cấp sắc, cúng mụ… Bên cạnh đó, chăn nuôi còn có ý nghĩa như một tài sản quý giá của con người Sán Dìu

2.2.3 1 3 Ngh th c ng truy n thống

Để cải thiện cuộc sống thường ngày cũng như những vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt, nghề thủ công truyền thống có vai trò quan trọng đặc biệt Có thể kể đến một số nghề tiêu biểu như nghề thêu dệt (chếch bụ), đan lát, nghề mộc (tru mộc), khai tác lâm thổ sản (chám ruy), đánh cá (tá nhuy)…

Nghề thêu dệt (chếch bụ) là một trong những nghề truyền thống và rất quan trọng của đồng bào Nghề dệt thường làm vào lúc nông nhàn, thông thường khoảng tháng ba (âm lịch) Để có được những sản phẩm dệt, nhà nào cũng trồng một mảnh nương bông, tu theo số khẩu trong gia đình nhiều hay

Trang 36

ít mà có số diện tích bông tương ứng Thông thường, mọi người thường trồng bông đa, tuy quả nhỏ nhưng sợi bông rất trắng và ít bị sâu bệnh Quả bông được phơi khô, đồng bào dùng cán bông (men cảo) để tách bông ra khỏi hạt Sau đó được vắt thành con bông dài chừng gang tay và được xe thành sợi bằng khung sợi Số sợi được phân loại ra, tu theo ý muốn mà có thể dệt áo (những sợi nhỏ); dệt chăn, bao đựng lương thực (sợi to) Người Sán Dìu thích màu chàm và màu nâu Muốn có màu chàm, thì lên rừng hái lá chàm về ngâm nước một ngày một đêm, vắt chàm lấy nước đó hoà vào nước vôi trong, nước đứng, chắt bỏ lấy nước cốt, rồi hái lá chông (chói thoi), cỏ cây ổi (van thao phi), vỏ cây núc nắc đem giã nhuyễn, ngâm cùng nước cốt chàm Ngâm vải khoảng ba ngày đêm, khi vải đều màu chàm thì vớt lên, hong khô Vải chàn rất bền màu, vài chục năm vần như mới, nên thường được nói tới trong điệu hát “Soọng Cô”, trong thơ ca Sán Dìu rất nhiều Và muốn có màu nâu để dệt

vỏ chăn hay bao bì, thì lên rừng tìm củ nâu, gã nhuyễn, lọc lấy nước ngâm vải Để có màu đỏ hay vàng thì tìm kiếm hoa ho về mà nhuộm Nhìn chung, vải nhuộn của người Sán Dìu rất bền màu, không gây hại cho da bởi sử dụng các chất liệu hoàn toàn tự nhiên

Theo quan niệm xưa, thì việc dệt vải là công việc của người phụ nữ Người phụ nữ được xem là đã trưởng thành hay không thì dựa vào sự thông thạo việc trồng bông, se sợi, dệt vải và khâu thành váy Trong nền kinh tế tự cung, tự cấp, việc trồng bông, se sợi và dệt vải được coi là thứ yếu và chỉ nhằm mục đích phục vụ trong các gia đình

Nghề đan lát (chếch tuế) đem lại những sản phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt Các sản phẩm có thể kể tới như rổ, giá(reo lổ); sàng (máy cay); nong (bọi ki); bồ cót; thúng (mống)… Từ vật liệu chủ yếu là cây tre, cây nứa, cây sạt, người Sán Dìu đã tạo ra những sản phẩm thiết yếu có giá trị thẩm mĩ

và công dụng cao Nghề đan lát không chỉ phụ nữ mới có thể làm, mà người

Trang 37

đàn ông cũng có thể tạo ra được những sản phẩm thiết yếu Họ có thể làm ra chiếc rọ mõm trâu bò (lui ngoi chọi) để rọ mõm trâu bò khỏi ăn hoa màu; cái gầu sòng (t o tan) gầu tát nước (hụ tỏi); lồng lợn (chuy lồng); bu gà (cay chám, cay chị); bồ đựng thóc (phạt)… Người phụ nữ khéo tay hơn thì đan rổ, giá, đồ m nghệ…

Nghề mộc (trụ mộc) và nghề r n (tá thét) là hai nghề có từ lâu đời nhưng ít người làm Ngề mộc là nghề mà đồng bào Sán Dìu rất coi trọng khi làm nhà nhưng kĩ thuật mộc còn tương đối đơn giản Nghề r n (tá thét) có từ lâu đời nhưng ít người làm; các sản phẩm chủ yếu là dao (tao), lưỡi cuốc (bong thoi), đinh (toeng)…

Săn bắn (lep lôc) là một nghề được người Sán Dìu rất coi trọng, không những nó đem cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ cuộc sống mà còn để bảo

vệ mùa màng Xưa kia, khi kinh tế còn khó khăn, người dân Sán Dìu chỉ biết dựa vào đồng ruộng để sống nên săn bắn có một vai trò vô cùng quan trọng Các sản phẩm của săn bắn tương đối phong phú như lợn rừng (ran chuy), hươu, nai, m o rừng, cầy, sóc…

2.2.3.2 ăn hóa truy n thống

Trải qua hơn ba trăm năm sinh sống trên quê hương Vĩnh Phúc, người Sán Dìu có một kho tàng văn hoá đồ sộ, nó được thể hiện qua các bài hát, điệu múa, những câu chuyện dân gian đã ăn sâu vào dòng máu của mỗi người Văn hoá truyền thống của người Sán Dìu là những sản phẩm được các thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo, lưu giữ và được tiếp nối từ đời này qua đời khác

Có thể nói rằng, văn hoá truyền thống người là tiếng nói tỉnh cảm của một tộc người hiền lành thuần phác, là món ăn tinh thần để người dân vơi đi nỗi vất vả và sống lạc quan hơn Có lẽ, chính nguồn gốc tộc người Sán Dìu với những câu chuyện đau thương đã khiến đồng bào sản sinh ra món quà tinh thần ấy Trong kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian của người Sán Dìu được

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w