1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng steinernema sp.tđ3 ở tam đảo, vĩnh phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm

78 875 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ………… o0o………… HOÀNG THỊ BÍCH PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CỘNG SINH VỚI TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY BỆNH CÔN TRÙNG STENERNEMA SP.TĐ3 Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM LUẬN ÁN THẠC SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ………… o0o………… HOÀNG THỊ BÍCH PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CỘNG SINH VỚI TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY BỆNH CÔN TRÙNG STENERNEMA SP.TĐ3 Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM LUẬN ÁN THẠC SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2010 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU Ngày nay, nhờ sự có mặt của nhiều kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn mạnh nên đã góp phần giải quyết được nhiều bệnh nhiễm trùng mắc phải. Tuy nhiên tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đang ngày càng tăng cao (ở Mỹ: khoảng 70%). Theo ước tính của các Trung tâm kiểm soát bệnh (Centers for Disease Control - CDC) của Mỹ, hàng năm ở Mỹ có khoảng 90 000 ca tử vong/ 2 triệu ca mắc bệnh nhiễm trùng [1]. Sự kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn ngày càng gia tăng đang là mối lo ngại mang tính toàn cầu. Nhiều kháng sinh mà con người tìm ra nay không còn công hiệu trong việc điều trị. Nhiều kháng sinh chỉ xuất hiện và sử dụng trong một thời gian ngắn bị kháng, trong khi việc nghiên cứu tìm ra những loại kháng sinh mới không thể thực hiện trong thời gian ngắn, nhất là tìm ra những loại kháng sinh điều trị vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì vậy, nhu cầu khẩn cấp là cần có những thuốc kháng vi sinh vật mới để kiểm soát những căn bệnh một cách có hiệu quả [2]. Chính vì vậy, ngoài những kháng sinh tổng hợp, kháng sinh bán tổng hợp, kháng sinh tự nhiên đang có mặt trên thị trường thì ngành công nghiệp dược phẩm đang tìm kiếm những chất kháng vi sinh vật từ những nguồn gốc khác vừa có hiệu lực cao, vừa có hoạt phổ rộng mà lại thân thiện với môi trường. Các vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh với côn trùng (Entomopathogenic Nematodes - EPN) đang là đối tượng nghiên cứu mới của các nhà khoa học về khả năng diệt côn trùng gây hại và khả năng sinh kháng sinh khi chúng có khả năng ngăn chặn các vi sinh vật khác xâm nhập vào xác chết côn trùng vật chủ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sản phẩm trao đổi chất thứ cấp của các vi khuẩn cộng sinh có khả năng kháng vi sinh vật hoạt phổ rộng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các tế bào ung thư [6,15]. Việt Nam là đất nước có vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều nên tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng có tính đa dạng khá 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cao. Hiện nay, khoảng hơn 40 chủng EPN đã được phân lập từ các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam [3,8] và đây cũng là nguồn cung cấp vi khuẩn cộng sinh có ý nghĩa khoa học không chỉ ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa trên thế giới trong việc nghiên cứu các chất kháng sinh mới phục vụ cho con người, động vật, thực vật. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứ u về tuyế n trù ng rất có giá trị v à có ý nghĩa khoa học trong xác định hình thái , đa dạ ng loà i nhưng chưa có nhiều nghiên cứ u về vi khuẩ n cộ ng sinh vớ i tuyế n trù ng và các sản phẩm trao đổi chất của chúng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp.TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Với mục tiêu: - Phân lập vi khuẩn cộng sinh từ tuyến trùng Steinernema sp.TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. - Thử nghiệm khả năng kháng vi sinh vật kiểm định của các chủng vi khuẩn phân lập được. - Xác định một số ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khả năng kháng vi sinh vật kiểm định của các chủng vi khuẩn cộng sinh. - Tách chiết hoạt chất và thử khả năng kháng vi sinh vật kiểm định. - Định loại vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng Steinernema sp.TĐ3 bằng phương pháp sinh học phân tử trên cơ sở phân tích đoạn gen 16S rDNA. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát chung về tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng là loài giun tròn (Nematodes) có ích, ký sinh ở một số loài côn trùng có hại- làm suy yếu hoặc giết chết những côn trùng này, nhưng lại rất an toàn đối với người, động vật và thực vật [3]. Trong số hàng nghìn loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng thì chỉ có nhóm Entomopathogenic nematodes (EPN) có khả năng vừa ký sinh vừa gây bệnh cho côn trùng, gồm 2 giống Steinernema và Heterorhabditis (giống Steinernema thuộc họ Steinernematidae và Heterorhabditis thuộc họ Heterorhabditidae của ngành giun tròn. Mặc dù các loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng thuộc giống Steinernema và Heterorhabditis là những loài ký sinh bắt buộc ở côn trùng nhưng chúng lại có một pha chuyên hóa tồn tại bên ngoài vật chủ côn trùng, (thường là môi trường đất). Đó là ấu trùng tuổi 3, còn gọi là ấu trùng xâm nhiễm (infective juveniles - IJs), là giai đoạn đặc biệt trong vòng đời phát triển của nhóm tuyến trùng này. Ở giai đoạn này, IJs không cần dinh dưỡng nhưng chúng lại có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường đất, khi chưa gặp vật chủ. Đây là giai đoạn ấu trùng nằm chờ trong đất và sẵn sàng xâm nhập vào vật chủ thích hợp để ký sinh, gây bệnh. Khi tìm được vật chủ thích hợp, IJs xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ mở tự nhiên như miệng, hậu môn hoặc lỗ thở hoặc một số dạng IJs được trang bị mấu kitin dạng sừng có thể đục thủng thành cơ thể côn trùng tại một nơi xung yếu là ranh giới giữa các đốt cơ thể để xâm nhập. Sau khi vào cơ thể vật chủ, IJs nhanh chóng xâm nhập vào xoang máu, tại đây vi khuẩn cộng sinh được giải phóng. Nhờ môi trường thích hợp là huyết tương vật chủ, 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi khuẩn cộng sinh nhân nhanh số lượng và tạo ra độc tố gây chết vật chủ trong vòng 24 -48h [3]. 1.1.1. Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema Tuyến trùng Steinernema sinh sản theo kiểu phân tính nhờ giao phối giữa đực và cái, trứng con cái được thụ tinh bởi tinh trùng của con đực. Điều này cũng có nghĩa là để sinh sản được trong cơ thể côn trùng vật chủ, tuyến trùng cần xâm nhập cả IJs đực và IJs cái, để chúng phát triển thành cả đực và cái trưởng thành, cho phép chúng có điều kiện ghép đôi trong vật chủ. Ở giai đoạn đầu, con cái đẻ trứng vào cơ thể côn trùng và trứng nở thành ấu trùng thế hệ 1. Các ấu trùng của thế hệ 1 không phát tán ra ngoài mà ở lại bên trong xác chết cơ thể vật chủ để dinh dưỡng bằng chính các mô của côn trùng vật chủ và phát triển nhanh chóng đạt đến giai đoạn trưởng thành thế hệ 2. Trong trường hợp xác chết vật chủ vẫn còn nguồn thức ăn, thế hệ 2 tiếp tục giao phối và tiếp tục phát triển qua thế hệ 3, thậm chí cả thế hệ 4 bên trong cơ thể vật chủ. Cuối cùng, khi nguồn dinh dưỡng đã hết, thế hệ cuối cùng trong xác chết côn trùng dừng lại ở pha ấu trùng tuổi 2. Các ấu trùng này bắt đầu chui ra khỏi xác chết côn trùng và phát tán ra môi trường bên ngoài và trở thành IJs (tuổi 3) và từ đây chúng tiếp tục một chu kỳ phát triển mới với côn trùng vật chủ mới. 1.1.2. Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Heterorhabditis Không giống với các loài Steineinema, ở các loài tuyến trùng Heterorhabditis, IJs khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng phát triển thành con cái lưỡng tính (Hermaphroditis). Con cái này có khả năng sản sinh ra tinh trùng cùng với trứng và tự thụ tinh để sinh sản. Từ thế hệ 2 trở về sau, IJs mới phát triển thành con trưởng thành phân tính đực cái và sinh sản bằng hình thức giao phối. Giai đoạn đầu của con cái cả lưỡng tính và phân tính, chúng đẻ trứng (oviparous) nhưng ở giai đoạn sau khi con cái về già chúng đẻ trứng 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thai (oviviparous); lúc này ấu trùng nở ra bên trong cơ thể con mẹ và sử dụng cơ thể mẹ làm nguồn thức ăn để phát triển thành ấu trùng tuổi 2, biến con cái thành bọc chứa ấu trùng tuổi 2. Khi phá vỡ thành cơ thể con mẹ chui ra ngoài trở thành ấu trùng cảm nhiễm (tuổi 3) chúng vẫn giữ lại vỏ cutin của ấu trùng tuổi 2 [3]. 1.2. Vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng EPN Mỗ i ấ u trù ng xâm nhiễ m củ a tuyế n trù ng EPN (infective juveniles –IJs) mang trong ruộ t củ a chú ng mộ t loà i vi khuẩ n cộ ng sinh chuyên hó a và chúng đều gây bệnh cho côn trùng khi xâm nhập vào máu. Các nghiên cứu trong 20 năm qua từ tuyến trùng EPN cho thấy vi khuẩn Xenorhabdus cộng sinh trong ruột của ấu trùng cảm nhiễm của Steinernema, còn với các loài giống Heterorhabditis thì vi khuẩn cộng sinh thuộc giống Photorhabdus [15]. 1.2.1. Vi khuẩn Xenorhabdus Xenorhabdus là trực khuẩn Gram âm, không sinh bào tử, hình que, kỵ khí không bắt buộc. Chúng sinh trưởng ở nhiệt độ tối ưu là 28 0 C; một số chủng có khả năng phát triển ở 40 0 C. Xenorhabdus khác với các chi khác của họ Enterobacteriaceae là có kích thước tế bào lớn 0,3 – 2 x 2 – 10 μm. Lên men đường glucose sinh acid (không sinh khí) và một số đường khác ít lên men. Phản ứng catalase âm tính và không có khả năng chuyển nitrat thành nitrit. Đa số các chủng có deoxyribonuclease (DNase) và protease dương tính. Xenorhabdus có mối quan hệ mật thiết với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng giống Steinernema và có đặc tính miễn dịch. Ở IJs của các loài Steinernema spp., VKCS nằ m trong mộ t cá i bọ c ở phầ n trướ c củ a ruộ t , phía sau thực quản . Các tổ hợp tuyến trùng và vi khuẩn này có tính chuyên hóa khá cao: mỗi loại tuyến trùng có thể tổ hợp với một số 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn loài vi khuẩn, nhưng mỗi loài vi khuẩn chỉ tổ hợp với một loài tuyến trùng nhất định (bảng 1.1) [33]. Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa tuyến trùng và vi khuẩn cộng sinh TT EPN VKCS Tài liệu tham khảo 1 Steinernema abbasi Flavimonas oryzihabitans Elawad et al., 1998 2 S. affine X. bovienii Akhurst & Boemare, 1990 3 S. apuliae X. kozodoii Tailliez et al., 2006 4 S. arenarium X. kozodoii Tailliez et al., 2006 5 S. bicornutum X. budapestensis Tailliez et al., 2006 6 S. carpocapsae X. nematophila Akhurst & Boemare, 1990 7 S. ceratophorum X. budapestensis Tailliez et al., 2006 8 S. cubanum X. poinarii Tailliez et al., 2006 9 S. diaprepesi X. doucetiae Fischer-Le Saux et al., 1998 10 S. feltiae X. bovienii Akhurst & Boemare, 1990 11 S. glaseri X. bovienii Akhurst & Boemare, 1990 12 S. hermaphroditum X. griffiniae Tailliez et al., 2006 13 S. intermedium X. bovienii Poinar, 1990 14 S. karii X. hominickii Tailliez et al., 2006 15 S. kraussei X. bovienii Akhurst & Boemare, 1990 16 S. kushidai X. japonica Nishimura et al., 1994 17 S. longicaudum X. ehlershii Tailliez et al., 2006 18 S. monticolum X. hominickii Fischer-Le Saux et al., 1998 19 S. puertiricense X. romanii Tailliez et al., 2006 20 S. rarum X. szentirmaii Tailliez et al., 2006 21 S. riobravis X. cabanillasii Tailliez et al., 2006 22 S. scapterisci X. innexi Fischer-Le Saux et al., 1998 23 S. scarabaei X. koppenhoeferi Tailliez et al., 2006 24 S. siamkayai X. stockiae Tailliez et al., 2006 25 S. thermophilum X. indica Somvanshi et al., 2006 26 S. weiseri X. bovienii Tailliez et al., 2006 27 Heterorhabditis bacteriophora Photorhabdus luminescens Poinar, 1990 28 H. megidis P. luminescens Poinar et al., 1987 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 1.1 cho thấy X. bovienii có quan hệ cộng sinh với 4 loài Steinernema, trong khi X. poinarii với 2 loài, còn 3 loài vi khuẩn Xenorhabdus khác chỉ có quan hệ cộng sinh với duy nhất 1 loài Steinernema. Điều đó cho thấy tính chuyên hóa của tổ hợp tuyến trùng - vi khuẩn nhưng cũng có tính đa dạng khá cao. 1.2.2. Vi khuẩn Photorhabdus Photorhabdus có kích thước 0,5 -2 x 1- 10 μm, Gram âm, không sinh bảo tử và di động bằng lông rung. Hô hấp kị khí không bắt buộc, nhiệt độ tối ưu là 28 0 C; một số chủng phát triển ở 37- 38 0 C. Photorhabdus có phản ứng catalase dương tính nhưng không khử nitrat (chủ yếu âm tính với một số loài thuộc họ Enterobacteriaceae). Photorhabdus lên men glucose sinh axit, không sinh khí và cũng có khả năng lên men đường Fructose, D- mannose, maltose, ribose, và N – acetylglucosamine sinh axit, lên men glycerol yếu. IJs củ a cá c loà i tuyế n trù ng Heterorhabditis spp., thì vi khuẩn cộng sinh nằ m dả i rá c theo chiề u dà i củ a ruộ t , nhưng chủ yế u vẫ n là ở nử a trướ c của ống ruột. Hầu hết các loài vi khuẩn giống Photorhabdus có khả năng tạo sáng huỳnh quang sinh học [8]. 1.2.3. Sự chuyển pha của vi khuẩn cộng sinh Sự biến đổi pha là một đặc điểm phổ biến của vi khuẩn, đó là sự thay đổi đảo nghịch cho phép vi khuẩn tránh được hàng rào miễn dịch của côn trùng vật chủ hoặc sự nhiễm của thực khuẩn thể. Sự biến đổi pha cũng xuất hiện ở các loài vi khuẩn giống Xenorhabdus và Photorhabdus. Sự biến đổi pha trong Xenorhabdus được mô tả như là sự dị hình 2 dạng khuẩn lạc trên môi trường agar, các khuẩn lạc này khác nhau về màu viền khuẩn lạc của chúng [22,26,31]. Sự biến đổi pha trong Xenorhabdus đã được nghiên cứu khá đầy đủ ở X. nematophilus và xác định được các đặc trưng chính của sự biến đổi pha 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trong loài này [19]. Đặc trưng của pha I là nhuộm màu đường viền xanh (xanh bromothymol và đỏ congo) và sản sinh các chất kháng sinh, lecithinese [26], thể vùi protein và tua viền [16]. Ở pha II hoặc không có những đặc trưng như ở pha I hoặc có những biểu hiện rất yếu. Các tế bào pha I lớn hơn và đa hình hơn ở pha II [26]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của pha I là sản sinh các chất kháng khuẩn, kháng nấm nhằm ức chế các vi sinh vật khác xâm nhập vào xác chết côn trùng, do đó hạn chế sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng, dành nguồn dinh dưỡng cho tuyến trùng. Ngoài ra, bằng cách thủy phân côn trùng bằng hệ enzyme protease, lipase,… pha I có khả năng chuyển hóa cơ chất thành các sản phẩm phù hợp hơn cho tuyến trùng tăng trưởng và sinh sản. Sự xuất hiện của hiện tượng này trong các vi khuẩn cộng sinh của tuyến trùng EPN rất mạnh mẽ cho thấy rằng nó là một yếu tố quan trọng trong mối tương quan giữa tuyến trùng, vi khuẩn và côn trùng vật chủ. Tuy nhiên, giai đoạn biến thể (pha II) chưa có những nghiên cứu rõ ràng về chức năng của chúng trong tổ hợp tuyến trùng - vi khuẩn - côn trùng vật chủ [3]. Pha I và pha II có thể được duy trì như những dòng thuần chủng bằng kỹ thuật nhân dòng thông thường [16]. 1.3. Mố i quan hệ tương tá c giữ a tuyế n trù ng và vi khuẩ n cộ ng sinh Quan hệ cộng sinh là một mối quan hệ sinh thái cực kỳ phổ biến trong các quần xã sinh vật trong sinh giới. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hợp thành các dạng sống chính trên Trái đất và tạo ra sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú này. Tổ hợp tuyến trùng – vi khuẩn cộng sinh tương tác với nhau, mỗi bên đều thực hiện những nhiệm vụ, chức năng riêng để sinh tồn và phát triển nhưng lại giúp bên kia để tồn tại, tổ hợp này không thể tách rời và tồn tại độc lập trong môi trường tự nhiên được. [...]... Vai trò của tuyến trùng * Tuyến trùng làm vector vận chuyển vi khuẩn cộng sinh: Khi xâm nhập vào vật chủ côn trùng các IJs đóng vai trò như vector vận chuyển vi khuẩn cộng sinh vào bên trong vật chủ côn trùng, sau đó tuyến trùng di chuyển thẳng vào xoang máu côn trùng và giải phóng vi khuẩn cộng sinh * Tuyến trùng bảo vệ vi khuẩn cộng sinh: - Bảo vệ vi khuẩn cộng sinh ở môi trường ngoài côn trùng vật... vào sinh khối côn trùng vật chủ làm nguồn thức ăn cho chúng * Vi khuẩn cộng sinh ngăn cản các vi khuẩn khác xâm nhập vào xác chết côn trùng: Vi khuẩn cộng sinh có khả năng sinh ra các hoạt chất kháng sinh để ngăn cản tác nhân sinh học khác như nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập và phát triển trên xác chết côn trùng Điều này có ý nghĩa là chúng có khả năng bảo vệ nguồn thức ăn nguyên vẹn dành cho tuyến trùng cộng. .. cộng sinh , trong khi đó nhờ tuyến trùng cũng có khả năng tiết ra một số chất làm trung hòa là làm mất tác dụng kháng thể của các chất này Nhờ vậy, tuyến trùng bảo vệ cho vi khuẩn cộng sinh phát triển bình thường trong cơ thể côn trùng [3] 1.3.2 Vai trò của vi khuẩn cộng sinh * Vi khuẩn cộng sinh sản sinh độc tố giết chết côn trùng bị nhiễm: Độc tố do vi khuẩn cộng sinh tiết ra một số protein độc có khả. .. để vi khuẩn cộng sinh trong bọc chứa nằm trong ruột chúng do vi khuẩn cộng sinh không thể tự tồn tại ở ngoài môi trường (đất, nước) - Bảo vệ vi khuẩn cộng sinh ở trong cơ thể côn trùng: khi vi khuẩn cộng sinh được giải phóng từ cơ thể tuyến trùng vào xoang máu của côn trùng, thì theo phản ứng tự nhiên, côn trùng thường tiết ra một số chất kháng thể (dạng protein) để hạn chế hoặc loại bỏ vi khuẩn cộng. .. hoạt tính sinh học đối với y học và nông nghiệp, như kháng khuẩn, kháng nấm, côn trùng và giun tròn thực vật, chống vi m, chống ung thư và kháng virus [29] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Các kháng sinh được sản sinh bởi vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng EPN nhằm ngăn chặn các vi khuẩn khác xâm nhập để dành nguồn thức ăn cho tuyến trùng Các kháng sinh đang... tài trợ với mục đích nghiên cứu các hợp chất tự nhiên từ chất tiết của vi khuẩn Xenorhabdus/Photorhabdus cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema và Heterorhabditis phục vụ trong y dược Ở Vi t Nam, dự án sẽ tập trung phân lập, phân loại tuyến trùng cùng với vi khuẩn cộng sinh và tách chiết các hoạt chất sinh học Trong khuôn khổ của dự án, Phan Kế Long & cs (2009) đã phân lập... lập được một số loài tuyến trùng, vi khuẩn cộng sinh ở một số vùng ở Vi t Nam và cũng đã xác định được hợp chất Diketopiperazin từ sản phẩm trao đổi chất thứ cấp của vi khuẩn Xenorhabdus sp cộng sinh với tuyến trùng Steinernema robustispiculum TN 21[10] Chính vì vậy, nghiên cứu về vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng và hoạt chất sinh học của chúng có thể sẽ là hướng nghiên cứu mới có ý nghĩa khoa học... proteinase, lypase, có tác dụng vừa gây độc đối với côn trùng vật chủ, vừa thuỷ phân nguồn dinh dưỡng từ côn trùng tạo các sản phẩm trao đổi chất đơn giản, dễ hấp cho tuyến trùng [3] Cùng với đó, các chất trao đổi thứ cấp của vi khuẩn cộng sinh mang hoạt tính kháng khuẩn, ngăn cản các vi sinh vật khác xâm nhập vào xác chết côn trùng, bảo vệ nguồn thức ăn cho tuyến trùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu... pháp Whitetrap 3.1.3 Quan sát hình ảnh của túi VKCS trong cơ thể tuyến trùng Steinernema sp TĐ3 Túi vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể tuyến trùng Steinernema sp.TĐ3 Hình 3.3 Hình ảnh vị trí của túi vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể tuyến trùng Steinernema sp TĐ3 Hình 3.3 cho thấy vi khuẩn cộng sinh nằm trong túi ở dưới thực quản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... năng nhiễm cho xoang máu côn trùng vật chủ và làm cho côn trùng vật chủ chết một cách nhanh chóng trong vòng 24 – 48h Như vậy, thời gian chết côn trùng vật chủ khác nhau tùy loại tổ hợp tuyến trùng – vi khuẩn và cũng phụ thuộc vào loại côn trùng vật chủ nhưng thường không chậm hơn 48h * Vi khuẩn cộng sinh cung cấp nguồn thức ăn cho tuyến trùng: Khi mới bắt đầu xâm nhập vào cơ thể côn trùng, tuyến trùng . khuẩn cộng sinh với tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng Steinernema sp. TĐ3 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Với mục tiêu: - Phân lập vi khuẩn cộng sinh từ tuyến trùng. BÍCH PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CỘNG SINH VỚI TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY BỆNH CÔN TRÙNG STENERNEMA SP. TĐ3 Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM . NGUYÊN SINH VẬT ………… o0o………… HOÀNG THỊ BÍCH PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CỘNG SINH VỚI TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY BỆNH CÔN TRÙNG STENERNEMA SP. TĐ3 Ở TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC

Ngày đăng: 25/11/2014, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w