Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Lê Thị Yến Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số 60 34
Trang 1Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội
Lê Thị Yến
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Huy động vốn; Tài chính; Ngân hàng; Khách hàng cá nhân
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi hình thành, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng, với chức năng chính là huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế Trong điều kiện số lượng các ngân hàng và mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay thì vị thế của các ngân hàng được định vị một phần thông qua quy mô vốn huy động và quy mô tổng dư
nợ Đề có được quy mô tổng dư nợ lớn thì các ngân hàng phải đảm bảo có nguồn vốn huy động lớn và ổn định cả về mặt kỳ hạn và cơ cấu Nếu không có nguồn vốn huy động tốt thì hoạt động cho vay không thể đạt được hiệu quả cao Kết quả huy động vốn tốt cũng phản ánh phần nào uy tín của ngân hàng trên thị trường, sự tín nhiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế vào ngân hàng đó – là một trong những nhân tố quyết định tới sự phát triển hay thất bại của các ngân hàng Tuy nhiên trên thực tế quy mô vốn mà các ngân hàng huy động được là chưa lớn, trong đó không ít ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn Để các ngân hàng có thể phát triển bền vững thì việc huy động vốn một cách có hiệu quả
- đảm bảo đầu vào cả về lượng và chất là rất cần thiết Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là mục tiêu cấp bách đối với hệ thống ngân hàng
Trang 2Tại Việt Nam, việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng,
hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội hay các TCTD khác) của các NHTM còn nhiều bất hợp lý Huy động vốn với chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, kỳ hạn huy động và cho vay bất cân xứng, đều là các yếu tố khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và quy mô ổn định là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng
Để làm được điều đó, các ngân hàng cần triển khai các giải pháp thống nhất tại tất cả các điểm giao dịch Ngoài ra, định kỳ hàng ngày, hàng kỳ, các phòng ban chuyên trách tại Hội
sở cần tính toán chi tiết quy mô nguồn vốn huy động được, chi phí huy động vốn (bao gồm cả chi phí lãi và phi lãi), kết quả sử dụng vốn (doanh số thu được từ việc sử dụng nguồn vốn đó)
và các yếu tố định tính khác, từ đó tính toán được hiệu quả huy động vốn trong từng thời kỳ Bằng việc tính toán định kỳ như vậy, các ngân hàng sẽ đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời để đạt được mục tiêu huy động vốn cả về lượng và chất
Ra đời cùng thời gian với rất nhiều các NHTM khác tại Việt Nam, sau hai mươi năm hoạt động, hiện nay SHB là một trong số ít các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ gần 10.000 tỷ đồng, với quy mô tổng tài sản và nguồn vốn thuộc loại lớn trong hệ thống Cùng với lộ trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và NHNH, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đang từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa danh mục sản phẩm – dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển chung của các ngân hàng khác trên thế giới Trong kế hoạch phát triển thời gian tới, ban lãnh đạo ngân hàng xác định huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tồn tại và phát triển Trong đó huy động vốn là yếu tố đầu vào tiên quyết để thúc đẩy các hoạt động khác Với một thị trường tài chính – ngân hàng sôi động về số lượng và hình thức cạnh tranh như hiện nay thì việc đạt được quy mô vốn nhất định ở mức chi phí hợp lý là bắt buộc Hiệu quả huy động vốn còn thể hiện ở việc nguồn vốn huy động đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn nhằm mục đích sinh lời tại ngân hàng Điều đó đòi hỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần phải có những định hướng và giải pháp huy động vốn phù hợp để thực hiện tốt chức năng của mình và đạt được lợi nhuận mục tiêu
Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tại các ngân hàng nói chung và hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng, tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn là: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn – Hà Nội”
Trang 32 Tình hình nghiên cứu
Trong suốt những năm qua đã có rất nhiều tài liệu và bài viết nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng thương mại, nhưng hầu hết các nghiên cứu chưa có những đánh giá cụ thể đối với hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân và các giải pháp để đạt được hiệu quả đó Ví dụ như:
1 Bài viết “Huy động vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm
gần đây” của tác giả Nguyễn Quốc Huy trong đề án Lý thuyết tài chính và tiền tệ được đăng
trên Website http://www.4share.vn, bàn về các hình thức huy động vốn của NHTM, tuy nhiên bài viết chưa giải được bài toán huy động vốn hiệu quả cho các NHTM
2 Bài viết “Ngân hàng mở lối cạnh tranh huy động vốn” đăng trên website http://www.ketoan.org bàn về các chiêu cạnh tranh huy động vốn của các NHTM trong thời kì
khó khăn và khát vốn bên cạnh các công cụ về lãi suất Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường huy động vốn, mà chưa định lượng được hiệu quả cụ thể từ việc huy động vốn
3 Đề tài “Đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” phân tích về tỷ trọng các nguồn vốn huy động của NHTM và đánh giá được khó
khăn của các NHTM nói chung trong quá trình huy động vốn trong điều kiện hội nhập Tuy nhiên, đề tài không đề cập tới cơ cấu nguồn vốn huy động cá nhân và lợi nhuận mang lại từ việc huy động và sử dụng nguồn vốn này
4 Các luận văn cao học về đề tài huy động vốn cho các NHTM Số lượng các luận văn viết về nội dung này khá đa dạng, chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá và đề ra chiến lược huy động vốn tại chi nhánh các NHTM Tuy nhiên, các luận văn này lại chưa đánh giá được tổng thể hiệu quả huy động vốn cho một NHTM và đưa ra những giải pháp mang tính thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống
Như vậy, qua tìm hiểu một số các đề tài với cùng đối tượng là hoạt động huy động vốn tại các NHTM, tác giả nhận thấy có rất ít bài viết, bài nghiên cứu nào phân tích và đánh giá một cách
cụ thể hiệu quả của việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại một NHTM Đặc biệt là việc đánh giá hiệu quả dựa trên cơ sở so sánh chi phí của việc huy động vốn với lợi nhuận của việc sử dụng nguồn vốn huy động đó
Việc xác định một biên độ chênh lệch phù hợp giữa chi phí huy động vốn và giá bán vốn để đảm bảo mức lợi nhuận mục tiêu thực sự là một bài toán khó với các NHTM, đặc biệt
là các Ngân hàng TMCP
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 43.1 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế
Phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Thế nào là huy động vốn một cách hiệu quả? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy
động vốn của một NHTM là gì?
Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian qua như thế nào?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần làm gì để có thể xây dựng một chiến lược huy động vốn hiệu quả?
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại các NHTM
Phân tích thực trạng huy động vốn và đánh giá hiệu quả huy động vốn từ khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013
Tìm hiểu định hướng phát triển nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp nhằm huy động được nguồn vốn từ khách hàng cá nhân có tính lâu dài, ổn định và chi phí thấp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả huy động vốn tại NHTM trong nền kinh tế thị trường
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Trang 5+ Thời gian: Các số liệu và dữ kiện tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2009 - 2013 Đây là quãng thời gian thị trường tài chính nói chung và hệ thống NHTM của Việt Nam nói riêng có nhiều biến động lên xuống tương đối phức tạp
5 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích hiệu quả huy động vốn
từ khách hàng cá nhân, như: phương pháp duy vật lịch sử (sử dụng chuỗi dữ liệu trong quá khứ
để so sánh với kỳ kế hoạch), phương pháp so sánh (về mặt không gian và thời gian), thống kê, phân tích – tổng hợp và phương pháp điều tra thực tiễn dựa trên 1.000 phiếu khảo sát (chi tiết đươ ̣c nêu ta ̣i phần Phu ̣ lu ̣c 1 và 2 của luận văn này)…nhằm xử lý các số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài được nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp như sau:
Hệ thống hoá một số lý luận về NHTM, về nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của một NHTM Ngoài ra, luận văn còn cố gắng làm rõ tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong việc phát triển bền vững của ngân hàng
Phân tích thực trạng huy động và chi phí huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, đánh giá những kết quả đạt được và rút ra nguyên nhân của những bất hợp lý trong việc huy động vốn
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được sắp xếp thành 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại và hiệu quả huy động
vốn của Ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn từ khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Trang 6Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện tại Nxb Chính trị Quốc gia
2 Đặng Hương Giang (2012), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Nxb Khoa
học và kỹ thuật
3 Frederik S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính Nxb Tài
chính
4 Nguyễn Đăng Dờn (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại Trường Đại
học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Nxb Phương Đông
5 Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê
6 Nguyễn Văn Tiến (2002), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Nxb Tài
Chính
7 Lê Văn Tư (2001), Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính Nxb Thống kê
8 Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại Nxb Tài chính
9 Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại Nxb Tài chính
10 Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương mại Quản trị và nghiệp vụ Trường
Đại học Kinh tế Quốc Dân
11 Luật các Tổ chức tín dụng, luật số: 47/2010/QH2012 do Quốc hội nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam ban hành
12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Báo cáo tài chính từ 2009 đến 2012
13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Báo cáo thường niên từ 2009 đến 2012
14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, http://www.shb.com.vn
15 Tạp chí tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn
16 Và các website:
http://nghiepvunganhangthuongmai.wordpress.com
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nghiep-vu-huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai.221284.html