Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên Nguyễn Thị Ánh Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân
Trang 1Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Hưng Yên Nguyễn Thị Ánh Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Tín dụng; Bán lẻ; Tài chính; Ngân hàng.
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức to lớn cho các ngân hàng thương mại, đó là sức cạnh tranh mạnh mẽ của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại phải có những bước cải cách trong định hướng chiến lược và phát triển kinh doanh của mình Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài thì các ngân hàng thương mại nước ngoài có thế mạnh về vốn và công nghệ sẽ dễ
có điều kiện thao túng thị trường tài chính Việt Nam “ Làm thế nào để đủ sức đứng vững khi
có sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nước ngoài” Câu hỏi này luôn là thách thức với các ngân hàng thương mại Việt Nam Đẩy mạnh phát triển tín dụng ngân hàng bán lẻ bên cạnh việc cơ cấu lại các mảng tín dụng ngân hàng truyền thống đã được các ngân hàng thương mại lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững Đây là lựa chọn đúng đắn vì thực tế cho thấy ngân hàng thương mại nào đã xây dựng được chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng thương mại bán lẻ tốt đều thành công, nhờ chiếm lĩnh được thị trường và có được nguồn thu ổn định và ngày càng cao cho ngân hàng Mặc dù tỷ trọng nguồn thu bước đầu là không cao nhưng đây là nguồn thu bền vững và có khả năng mang lại sự phát triển lâu dài cho các ngân hàng
Trang 2Hiện nay hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM nói riêng luôn đối mặt với những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM Đồng thời hoạt động tín dụng của NHTM cũng đang đứng trước những yêu cầu mới về nâng cao an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng bán lẻ nói riêng luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu đối với các NHTM nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tài và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Mỗi ngân hàng thương mại cần tìm ra phương thức quản lý và xây dựng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế cũng như nội tại của nền kinh tế quốc dân là một xu thế tất yếu Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt khi mà hầu hết các ngân hàng đều coi phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là chiến lược phát triển lâu dài thì chỉ có nâng cao hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng thì NHTM mới đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của mình
Với vị thế là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên (BIDV Hưng Yên) đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên tất cả các mặt hoạt động đặc biệt là hoạt động huy động vốn và cho vay dần khẳng định BIDV Hưng Yên là ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, lãi suất hợp lý nhất trên địa bàn tỉnh góp phần giúp BIDV khẳng định vị thế
là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai các sản phẩm dịch vụ cho thấy BIDV Hưng Yên cũng gặp không ít khó khăn, thách thức khi gặp phải
sự cạnh tranh khốc liệt từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Do đặc thù Hưng Yên nói chung và địa bàn thành phố Hưng Yên nói riêng là nơi có mật độ dân số đông rất thích hợp để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ Ngay từ đầu, ban lãnh đạo Chi nhánh đã xác định phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh, trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ giữ vai trò quan trọng Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ là một vấn đề tất yếu
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn tìm ra một giải pháp đồng bộ, hữu
hiệu, có tính thực tế cao tác giả đã lựa chọn đề tài “Chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Hưng Yên”cho luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng nói riêng tại các NHTM Việt Nam đã có một số tác giả tiếp cận ở các mảng nghiệp vụ và góc độ khác nhau Một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các nghiệp vụ trong hoạt
Trang 3động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM Việt Nam trong thời gian qua như: Nghiên cứu về hình thức thanh toán thẻ có Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Danh Lương với đề
tài: “Những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt
Nam” bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại trường Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội, năm 2003 Trong đó tác giả đã trình bày một cách tổng quan về thẻ và hình thức thanh toán thẻ, những tồn tại về hình thức thanh toán thẻ tại Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ tại Việt Nam;
Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ có luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Minh Thanh
Nguyệt với đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam” tại Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
Trong đó, tác giả có đề cập tới vấn đề dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên luận văn của tác giả cũng mới chỉ dừng lại trong phạm vi 01 mảng dịch vụ nhỏ của 01 ngân hàng và không tìm hiểu hết toàn bộ các vấn đề của hoạt động NHBL Trong khi hoạt động bán lẻ của NHTM là hoạt động bao trùm nhiều mảng dịch vụ với đặc thù phục vụ chung đối tượng khách hàng là dân cư và hộ gia đình, thì các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung phần lớn vào từng mảng dịch vụ như huy động vốn, sử dụng vốn, dịch vụ thẻ, hay công tác marketing nói chung
Bên cạnh đó năm 2012 tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa cũng đã nghiên cứu "Phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Gia Lâm" cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Trong
nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa đã đánh giá hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách tổng thể trên các khía cạnh: Khách hàng, dịch vụ, kênh phân phối … Tuy nhiên hoạt động tín dụng ngân hàng bán lẻ lại không được tác giả đề cập
Có thể nói, có rất nhiều các công trình nghiên đã đề cập đến nhiều khía cạnh dịnh
vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng ngân hàng bán lẻ nói riêng, tuy nhiên, mỗi đề
tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thời điểm, không gian và thời gian khác
nhau nên việc nghiên cứu cứu một cách hệ thống hóa những vấn đề lý luận hoạt động tín
ngân hàng bán lẻ, áp dụng vào thực tiễn phát triển hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên có tính thực tiễn và khoa học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động
này trong giai đoạn tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ và
Trang 4chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ và chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ và chất lượng tín dụng bán lẻ để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng tín dụng bán lẻ và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Hưng Yên
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2011-2013 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh họa để làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài
Các số liệu được sử dụng trong luận văn được lấy từ các Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Hưng Yên từ năm 2011-2013
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tín dụng bán
lẻ và chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM nói chung và đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên trong giai đoạn 2011 - 2013
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Hưng Yên trong giai đoạn 2011 – 2013, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên
Trang 5Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hưng Yên
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Viêt:
1 BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011
2 BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
3 BIDV Hưng Yên (2013), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
4 BIDV Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính thường niên
5 BIDV Việt Nam (2012), Báo cáo tài chính thường niên
6 BIDV Việt Nam (2013), Báo cáo tài chính thường niên
7 Phan Thị Thu Hà (2005), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
8 Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài chính
9 Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính
10 Nguyễn Thị Mùi (2011), Những cơ hội và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
thời kỳ hội nhập, số 12, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
11 Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài
chính
12 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ
13 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
14 Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê
15 Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xuất bản Thống kê
16 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật các tổ chức tín dụng và luật sửa đổi, bổ
Trang 6sung luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
17 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng
18 Nguyễn Chí Trung (2006), Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng trong xu thế hội
nhập,tạp chí ngân hàng
Tiếng Anh
1 Frederic, S.M (2006), The economics of money, banking and financial markets 7th edition,
Pearson Publishers, New York
2 Thanh, Vo Tri and Quang, Pham Chi (2008), Managing Capital Flows: The Case of Viet
Nam, ADB Institute Discussion Paper No 105
3 Thanh, Vo Tri and Duong, Nguyen Anh (2009), Vietnam after Two years of WTO
accession: What lessons can be learnt