Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh lâm đồng

9 309 4
Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh lâm đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng Trần Minh Thuận Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Lê Trung Thành Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả đầu tư công, các phương pháp và chỉ số chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư công. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Lâm Đồng, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công. Keywords: Đầu tư; Lâm Đồng; Đầu tư công; Tài chính Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đánh giá tác động của đầu tư từ khu vực công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ khu vực này đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới một cách ổn định và bền vững, hạn chế các yếu tố rủi ro nên đề tài nghiên cứu “Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng” được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn như: Luận án Tiến sĩ của NCS Lê Thế Sáu với đề tài “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của tác giả Dương Thị Bình Minh; Đề tài "Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của TS. Nguyễn Văn Phúc …Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Tài chính… Nhìn chung những nghiên cứu này nhằm để nâng cao hiệu quả đầu tư. Để đánh giá riêng tác động đầu tư từ khu vực công, tác giả chọn Đề tài “Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng ”. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả đầu tư công, các phương pháp và chỉ số để đánh giá; - Phân tích, đánh giá thực trạng; nguyên nhân của những hạn chế ; - Đề xuất các giải pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: hiệu quả đầu tư từ khu vực công tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng + Về thời gian: 1996 - 2010 + Nguồn kinh phí: NSNN 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thống kê mô tả, phân tích, kết hợp với phương pháp chuyên gia. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Duy trì và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế bền vững trong tương lai. 7. Bố cục của Luận văn: Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu quả đầu tư công Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG 1.1. Vai trò của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Vai trò của nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định nền kinh tế vĩ mô 1.1.2. Vai trò của nhà nước đối với việc điều tiết các yếu tố ngoại vi 1.1.3. Vai trò nhà nước trong việc bảo đảm công bằng, trật tự xã hội 1.1.4. Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm cạnh tranh và chống độc quyền 1.1.5. Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm phúc lợi xã hội 1.1.6. Vai trò của nhà nước đối với chính sách tài chính và tiền tệ 1.2. Các khái niệm về đầu tƣ công 1.2.1. Đầu tư Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế. 1.2.2. Nguồn vốn đầu tư - Nguồn của khu vực tư: doanh nghiệp, cá nhân và vốn của nước ngoài. - Nguồn của khu vực công: trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước; các khoản thu về ngân sách nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên; nguồn vốn viện trợ hoặc nợ. 1.2.3. Đối tượng đầu tư : Tài sản cố định, tài sản lưu động, khác … 1.2.4. Đầu tư công 1.2.4.1. Quan điểm của trường phái tân cổ điển: nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế. 1.2.4.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước 1.2.4.3. Định nghĩa của dự thảo Luật Đầu tư công hiện nay: Đầu tư công là hình thức đầu tư vốn nhà nước vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh. 1.2.5. Hiệu quả đầu tư công Là thước đo phản ánh hoạt động đầu tư từ khu vực công nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất . 1.3. Các phƣơng pháp và chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tƣ công 1.3.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu nền kinh tế Y = C + I + G + X - M (1) 1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế ICOR = Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP (2) Tốc độ tăng GDP 1.3.3. So sánh lợi ích - chí phí - Giá trị hiện tại ròng (NPV) - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 1.3.4. Tỷ lệ GDP/ Vốn đầu tư Tỷ lệ GDP/đầu tư = Tổng GDP / Tổng vốn đầu tư mới 1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ công 1.4.1. Nhân tố chủ quan: Năng lực của cơ quan nhà nước, kinh phí, thủ tục hành chính, quy định pháp luật … 1.4.2. Nhân tố khách quan: Bối cảnh trong nước, công luận và thái độ của các nhóm có liên quan. Kết luận chƣơng 1 Lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế được trình bày ở Chương 1 cho thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1. Giới thiệu tổng quan 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Dân số, lao động 2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tƣ công tại tỉnh Lâm Đồng 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2010 là 12,11%/năm, trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 10,72%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 11,26%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 14,35%/năm (so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 9,64%/năm và so với cả nước là 7,01%/năm). 2.2.2. Thực trạng đầu tư công 2.2.2.1. Tổng vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2010 là 51.443 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 1996 - 2000 là 2.961 tỷ đồng, giai đoạn 2001 - 2005 là 9.478 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 39.004 tỷ đồng. 2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư công Tổng vốn đầu tư công giai đoạn 1996 - 2010 là 24.866 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 1996- 2000 là 1.695 tỷ đồng (57,25%), giai đoạn 2001-2005 là 4.646 tỷ đồng (49,02), giai đoạn 2006- 2010 là 18.525 tỷ đồng (47,50). 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tƣ công tỉnh Lâm Đồng 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1.1. Về kinh tế Tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các giai đoạn: 10,72%/năm (1996-2000),11,26%/năm (2001-2005) và 14,35%/năm (2006-2010). Trong 15 năm (1996-2010), GDP bình quân đầu người tăng bình quân 14,2%/năm. 2.3.1.2. Về kết cấu hạ tầng Hệ thống giao thông, mạng bưu chính viễn thông, cung cấp điện năng, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước nhìn chung đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực trong quá trình sản xuất. 2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công 2.3.2.1. Bố trí đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa mang tính đột phá: công trình đầu tư hạ tầng các Chợ ở Trung tâm cụm xã, một số nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạ tầng Khu công nghiệp Phú Hội. 2.3.2.2. Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn cân đối ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp: nguồn thu xổ số kiến thiết sử dụng theo Nghị quyết số 68/2006/NQ-QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội; vốn đầu tư cho các dự án bức xúc, các công trình trọng điểm, nhất là các dự án về giao thông như: đường quốc lộ 27, đường tỉnh lộ 722 vẫn còn nằm chờ vốn. 2.3.2.3. Còn có sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư công: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập; ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư như đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn, đường tỉnh lộ 723 (Đà Lạt - Khánh Vĩnh). 2.3.2.4. Chưa huy động hết được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hóa đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận 2.3.2.5. Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao thể hiện qua hệ số ICOR luôn cao hơn ICOR chung của toàn tỉnh và khu vực tư Giai đoạn Toàn tỉnh KV. Công KV Tƣ + 1996-2000: 1,84 - 5,51 - 0,98 + 2001-2005: 3,51 - 3,82 - 2,85 + 2006-2010: 3,27 - 4,37 - 2,61 Hệ số ICOR chung trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các giai đoạn : 1,84 (1996-2000), lên 3,51 (2001-2005) và 3,27 (2006-2010), điều này cho ta thấy hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm: nếu như trong giai đoạn 1996 - 2000 để tăng 01 đồng GDP thì vốn đầu tư chỉ phải bỏ ra là 1,84 đồng, thì trong giai đoạn 2001-2015 phải bỏ ra đến 3,51 đồng và giai đoạn 2006 - 2010 là 3,27 vốn đầu tư để tạo thêm 1 đồng GDP. Cũng qua các giai đoạn này, ICOR khu vực công giảm dần nhưng không ổn định 5,51 - 3,82 ( 1996 - 2005) và có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây 4,37 (2006 - 2010). Tuy nhiên, hệ số ICOR khu vực công trong cả giai đoạn 1996 - 2010 luôn cao hơn hệ số ICOR chung toàn tỉnh và khu vực tư ; theo lý thuyết tức là hiệu quả đầu tư công đạt hiệu quả thấp hơn khu vực tư và chung của toàn tỉnh. Nhất là trong thời gian gần đây, hệ số ICOR của khu vực công có xu hướng tăng trở lại, cho thấy hiệu quả đầu tư công cũng có xu hướng giảm dần so với giai đoạn trước đó. Bảng 2.6. Hệ số ICOR giữa hai tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh và cả nƣớc Địa bàn Giai đoạn 1996 - 2000 Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Tây Ninh - K. vực công - Khu vực tư 0,97 1,69 0,68 2,49 4,61 2,07 2,52 3,63 2,22 Lâm Đồng - K. vực công - Khu vực tư 1,84 5,51 0,98 3,51 3,82 2,85 3,27 4,37 2,61 Cả nƣớc - K. vực công - Khu vực tư - - - 4,89 6,94 2,93 7,43 9,68 4,01 * So sánh hiệu quả vốn đầu tƣ : - Qua bảng số liệu ta thấy hệ số ICOR khu vực công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây, cho thấy hiệu quả vốn đầu tư có xu hướng tăng lên (4,61 - 3,63), Nhìn chung trong 15 năm qua, hệ số ICOR chung của toàn tỉnh Lâm Đồng cao hơn tỉnh Tây Ninh, cho thấy mức đầu tư được quan tâm chú trọng nhiều hơn ; tác động của mức đầu tư có ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều hơn trong dài hạn thông qua hệ số ICOR trong 10 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần (3,51 - 3,27), trong khi tỉnh Tây Ninh có xu hướng tăng dần (2,49 - 2,52) ; nhưng xét riêng theo khu vực công thì tỉnh Lâm Đồng có mức độ hiệu quả đầu tư kém hơn tình Tây Ninh ( 3,82 - 4,37 và 4,61 - 3,63), cho thấy lượng tiền bỏ ra từ đầu tư công của Lâm Đồng ngày càng ít tham gia vào quá trình sản xuất hơn tỉnh bạn. - Giai đoạn 2001 - 2005, cả nước bỏ ra gần 5 đồng mới có thể tạo ra 1 đồng GDP tăng thêm thì đến giai đoạn 2006 - 2010, phải bỏ ra đến 7,4 đồng mới tạo ra được 1 đồng GDP tăng thêm. Do vậy, xét hiệu quả đầu tư của cả nước so với tỉnh Lâm Đồng trong 10 năm qua (giai đoạn 2001 - 2010) thông qua hệ số ICOR cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại luôn thấp hơn nhiều so với địa phương Lâm Đồng, đặc biệt là đầu tư từ khu vực công ( hệ số 6,94 - 9,68, trong khi Lâm Đồng 3,82 - 4,37). Kết luận chƣơng 2 Với những đặc thù và những điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội riêng biệt của tỉnh Lâm Đồng, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân ; trong thời gian qua, Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần thực hiện tốt chính sách phát triển bền vững chung của cả nước. Tuy nhiên, hệ số ICOR khu vực công còn cao, hiệu quả của đầu tư công còn hạn chế so với hiệu quả của đầu tư khu vực tư, điều này gợi cho các nhà lãnh đạo của tỉnh phải suy nghĩ, xem xét lại chính sách và cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn tới sao cho hiệu quả hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững trong tương lai. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỔNG 3.1. Định hƣớng đầu tƣ công trong chiến lƣợc phát triển của tỉnh 3.1.1. Về phát triển kinh tế 3.1.2. Về phát triển xã hội 3.1.3. Về bảo vệ môi trường 3.1.4. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015 : Để đạt các mục tiêu chủ yếu trên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VIII (2006-2010) về phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 ; dự kiến vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2011- 2015 là 94.894 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,5%/năm. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ công tại tỉnh Lâm Đồng 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công : Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lựa chọn dự án đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công , loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách. 3.2.2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước 3.2.3. Những cải cách có thể áp dụng và lộ trình áp dụng: Giai đoạn 1 (02 năm): +Công khai thông tin về ngân sách. + Tổ chức thăm dò ý kiến người dân các vấn đề quan trọng. + Bảo vệ, khen thưởng người tố cáo vi phạm một cách hiệu quả. + Hình thành các quỹ phát triển. + Xây dựng chương trình đầu tư công cộng trung hạn. + Áp dụng hình thức phạt về kinh tế đối với các đơn vị gây chậm trễ tiến độ giải quyết công việc, thực hiện dự án. + Áp dụng công văn điện tử. Giai đoạn 2 (3-5 năm): + Áp dụng việc bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở - ban - ngành. + Tạo thị trường cạnh tranh, phá bỏ thế độc quyền của nhà nước. + Xây dựng bảng định mức để làm cơ sở phân tích lợi ích - chi phí. + Áp dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí một cách bắt buộc đối với các dự án công. + Thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư theo tinh thần Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ 3.3.1.Đổi mới mô hình khuyến khích, khen thưởng đối với cán bộ công chức: Kiến nghị chính phủ áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau theo khu vực đối với bộ máy hành chính - sự nghiệp. kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng định mức thưởng cho các cá nhân có các biện pháp giảm chi phí cho các dự án công 3.3.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các luật 3.3.3. Mở rộng ràng buộc về ngân sách chi cho đầu tư công Đề nghị Trung ương điều chỉnh lại tỉ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại cho địa phương. Kết luận chƣơng 3 Các giải pháp nêu trên nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau, vì vậy, để tăng cường tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cần phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. KẾT LUẬN Luận văn đã tập trung nghiên cứu về mặt định lượng, từ đó kiến nghị một số giải pháp để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong dài hạn. Hạn chế của luận văn là chưa nghiên cứu sâu và chưa định lượng được tác động của đầu tư công đến các lĩnh vực xã hội. Do đó, để có cái nhìn toàn diện hơn cần có những nghiên cứu kế tiếp./- References 1. Vũ Tuấn Anh, Viên Kinh tế Việt Nam, Tài liệu Tình hình đầu tư công trong mười năm qua và giải pháp tái cơ cấu 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. 3. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2001 4. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2006 5. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2011 6. Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính. 7. Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước 8. Tăng Văn Khiên và TS Nguyễn Văn Trãi, Phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư, Thông tin Khoa học Thống kê, số 2/2010. 9. Lê Chi Mai, Tài liệu Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách 10. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2003), Giáo trình kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê. 11. Nhóm nghiên cứu Ngân hành thế giới, Tài liệu nghiên cứu Tầm quan trọng của quản trị quốc gia: các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị quốc gia 1996 – 2006 12. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội. 13. Lê Thế Sáu (2012), Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 14. Phạm Thị Túy (2006), Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với việc giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 332, tháng 1. 15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị về việc tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 1792/CT-TTg. 16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư nước ngoài, Chỉ thị số 1792/CT-TTg. 17. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, Chỉ thị số 32/CT-TTg. 18. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ VIII (2006-2010) về phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. 19. Viện Khoa học Thống kê (2005), Một số phương pháp luận Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê. Website: 20. www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 21. www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính) 22. www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê) . đề lý luận về hiệu quả đầu tư công, các phương pháp và chỉ số chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư công. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Lâm Đồng, xác định. nâng cao hiệu quả đầu tư công. Keywords: Đầu tư; Lâm Đồng; Đầu tư công; Tài chính Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đánh giá tác động của đầu tư từ khu vực công đến. những nghiên cứu này nhằm để nâng cao hiệu quả đầu tư. Để đánh giá riêng tác động đầu tư từ khu vực công, tác giả chọn Đề tài Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng ”. 3. Mục đích nghiên cứu của

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan