Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013 -2015 Keywords: Thu ngân sách; Tài chính
Trang 1Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý thu ngân sách
Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013 -2015
Keywords: Thu ngân sách; Tài chính ngân hàng; Lâm Đồng; Ngân sách nhà nước
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng Ngân sách Nhà nước và thu ngân sách Nhà nước giúp cho việc sử dụng tài sản của Nhà nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển linh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và đối ngoại của đất nước, địa phương
Di Linh là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như có tiềm năng rất lớn về thu ngân sách Nhà nước Trong những năm qua, công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh đã đạt được nhiều thành tựu, số thu tăng mạnh qua các năm Tuy nhiên công
Trang 2tác quản lý thu ngân sách cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, thu ngân sách vẫn chưa bao quát hết các nguồn thu, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế kéo dài; khai thác, quản lý nguồn thu ngân sách còn nhiều bất cập
Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào NSNN, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho địa phương chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong giai đoạn 2010 -2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII đã đề ra Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng” là nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi ngân sách nhà nước ra đời, vấn đề nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước ở những cấp độ và giác độ khác nhau, có thể nêu một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
"Thuế- công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế", sách tham khảo của PGS Quách Đức Pháp
do NXB Xây dựng, Hà Nội, xuất bản năm 1999; Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện các điều kiện thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế tự khai tự khai tự nộp thuế ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hinh, năm 2009; Luận văn thạc sĩ “Hòan thiện thanh kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp ” của tác giả Hòang Đông Phương, năm 2009 Nội dung cơ bản của tác phẩm này là nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế; giới thiệu một số hệ thống thuế của nước ngoài để làm cơ sở tham khảo khi nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam; đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô kinh tế Các giải pháp này có ảnh hưởng tác động đến nguồn thu của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương khi thực hiện và được nghiên cứu ở tầm vĩ
mô
Tác phẩm "Đổi mới ngân sách nhà nước" của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, do NXB Thống kê, Hà Nội, xuất bản năm 1992 đã khái quát những nhận thức chung về NSNN, đánh giá những chính sách NSNN hiện hành và đề xuất giải pháp đổi mới NSNN để sử dụng có hiệu quả trong tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước
Trang 3"Ngân sách nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay", Luận án Phó tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Văn Ngọc năm 1997, đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến NSNN gắn với phát triển hàng hóa ở nước ta trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới Điểm nổi bật của luận án này là xem xét mối liên hệ giữa NSNN và phát triển hàng hóa, trình bày các nhân tố qui định qui mô NSNN, giới hạn lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong thu, chi NSNN Nội dung luận án đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề phát triển hàng hóa
Tác phẩm "Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế" do PGS.TS Vũ Thu Giang làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2000 Nội dung cơ bản của tác phẩm này đề cập tới những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thực trạng chính sách tài chính của nước ta trong quá trình hội nhập, bao gồm: chính sách thuế, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất trong tiến trình hội nhập, mặt tích cực và những hạn chế của chính sách; những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập; những kiến nghị và những giải pháp chính cải cách chính sách tài chính để Việt Nam tham gia hội nhập thành công, đồng thời đặt ra những điều kiện chủ yếu để hội nhập thành công Tác phẩm này phần nào làm rõ thêm về sự ảnh hưởng tới nguồn thu và nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà nước khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước- góp phần phát triển kinh tế Việt Nam- Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Thao - Hà nội 2007 Luận án đã làm rõ vai trò của ngân sách nhà nước; đề xuất những đổi mới trong việc gắn vai trò ngân sách với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc quản lý NSNN gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống
về quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh nơi tác giả hiện đang công tác Vì lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài về “Quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng” Đây là đề tài mới và không có sự trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Trang 4Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn quản lý thu ngân sách Nhà nước qua đó xem xét thực trạng của thu ngân sách Nhà nước, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý thu ngân sách
+ Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh
+ Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013 -2015
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh từ năm 2009 đến 2011
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp phân kỳ so sánh nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận văn
6 Những đóng góp mới của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước và vai trò to lớn của thu ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Luận văn vận dụng lý luận về quản lý ngân sách nhà nước để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh trong thời gian tới
Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành quản lý thu ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Di Linh
7 Kết cấu của luận văn
Trang 5Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý thu ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2009-2011
Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2013-2015
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
• THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
• Khái niệm về quản lý thu ngân sách nhà nước
• Khái niệm ngân sách nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm
và được Quốc hội phê chuẩn thông qua
Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể
- Ngân sách TW đóng vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu để chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch,
có sự phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nguyên tắc cân đối
• Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước
Thu NSNN bao gồm thuế, các khoản phí,lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, thu đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Trang 6• Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách,pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích SXKD phát triển
• Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước
• Vai trò của ngân sách nhà nước
Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để
đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước
Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của
nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô
Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của KTTT,
đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững
• Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, Kiểm soát,điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát
thu nhập của mọi tầng lớp dân cư
Thứ hai, Là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập
quỹ tiền tệ tập trung của NSNN
Thứ ba,Khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có
thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để
có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý
Thứ tư, Góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa
các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình SXKD
Thứ năm, Tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC THUỘC TỈNH
1.2.1 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện trực thuộc tỉnh
Thứ nhất, Huyện trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính với những chức năng nhiệm vụ
được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh
Trang 7Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp Huyện thuộc tỉnh là một cấp ngân
sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu ngân sách
nên nội dung thu của NS Huyện do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định,
Thứ tư, quy mô ngân sách Huyện thường không ổn định qua các giai đoạn
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính, là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm
pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,
chi ngân sách
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ quy mô nhân sự của bộ máy quản lý thu ngân
sách
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3.1 Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước:
Phân cấp ngân sách là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong toàn bộ
hoạt động của NSNN Phân cấp ngân sách gắn liền với nội dung phân cấp hành chính
* Nội dung chủ yếu của phân cấp ngân sách là:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi và
cân đối ngân sách
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách Đó là quá trình
lập, chấp hành và quyết toán ngân sách
* Nguyên tắc phân cấp NSNN:
Phù hợp với Hiến pháp, với Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp; đảm bảo tính hiệu
quả; đảm bảo tính công bằng
1.3.2 Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước
• Nội dung quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Trang 8Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ
Thứ ba,nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế
Thứ tư, nguyên tắc minh bạch
Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện,tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế Trên cơ sở tuân
thủ những nguyên tắc nêu trên, nội dung công tác quản lý thu thuế bao gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất,xây dựng dự toán thu về thuế việc xây dựng dự toán thu này phải dựa trên các
căn cứ sau:
- Các văn bản pháp luật về thuế hiện hành Đây là cơ sở pháp lý của dự toán thu về thuế
- Kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước hay từng địa phương,đơn vị
- Thực trạng tài chính quốc gia, tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm báo cáo và yêu cầu động viên vào ngân sách năm kế hoạch
- Chủ trương,chính sách QLKT của nhà nước đã và sẽ ban hành
Thứ hai, tổ chức các biện pháp hành thu Nội dung này bao gồm:
- Quản lý đối tượng nộp thuế;
- Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế Hiện nay đang có hai loại quy trình đó là:
+ Quy trình kê khai,nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế
+ Quy trình tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế
- Tổ chức thu nộp tiền thuế Hình thức chủ yếu hiện nay là nộp trực tiếp vào KBNN
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về thuế
• Nội dung quản lý thu phí, lệ phí
Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN,tuy nhiên nếu chỉ thu thuế thì chính phủ không đủ nguồn tài trợ cho nhiều hoạt động vốn rất đa dạng của mình và cũng không thể buộc người dân sử dụng hàng hóa và dịch vụ công theo cách thức có hiệu quả.Do đó phí,lệ phí đặt ra đối với những tổ chức và cá nhân sử dụng hàng hóa hay dịch vụ công
Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả cho một cơ quan nhà nước khi nhận được dịch vụ do cơ quan này cung cấp
Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thụ hưởng dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính do cơ quan này cung cấp
Trang 9Phí, lệ phí không phải là giá cả của dịch vụ công mà chỉ là động viên một phần thu nhập của người thụ hưởng nhằm thực hiện công bằng trong tiêu thụ dịch vụ công
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Di linh
Di linh là một huyện miền núi năm phía nam tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 161.464,8 ha, dân số 156.914 người với 32.529 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 36% phân bổ khá phân tán
Huyện Di Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã với 202 thôn, tổ dân phố gồm 18 xã và 01 thị trấn, trong đó có 12 đơn vị hành chính cấp xã lọai 1, 05 đơn vị hành chính cấp xã loại 2, có 03
xã đặc biệt khó khăn; có 15 xã vùng đồng bào dân tộc
Huyện Di Linh có 57.600 ha đất sản xuất nông nghiệp , trong đó diện tích trồng cà phê là 41.526 ha, sản lượng 98.000 tấn; diện tích chè 886 ha, sản lượng 6.615 tấn; diện tích gieo trồng cây lúa 3.050 ha, sản lượng 12.800 tấn; cây ngô 2.900 ha, sản lượng 14.500 tấn Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,08%
Huyện Di Linh có 95.342ha rừng và đất rừng, trong đó rừng sản xuất là 81.742ha, rừng
phòng hộ có 13.600ha
Sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiê ̣p có sự phát triển khá , thu hú t được nhiều
nguồn vốn đầu tư Giá trị sản xuất tăn g bình quân 26,7%/năm;
Giá trị ngành thương mại-dịch vụ giai đoạn 2006-2011 đạt 22% cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng bình quân hàng năm 20,8%; kim ngạch hàng xuất khẩu 3 năm (2009-2011) đạt 6,5 triệu USD Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng và dịch vụ phát triển nhanh và chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách và nhân dân địa phương Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
Đến năm 2011 toàn huyện có 6 chợ (có 3 chợ tạm), 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và trên 5.000 hộ kinh doanh thương mại-dịch vụ và một số dự án đầu tư vào thương mại-dịch vụ đi vào hoạt động và phát huy khá hiệu quả
Trang 102.2 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh
• Thuận lợi:
Huyện Di Linh có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, lao động… để phát triển sản xuất trà, cà phê, chế biến nông lâm sản, du lịch sinh thái Chi Cục Thuế có đội ngũ cán bộ thuế trình độ, thâm niên - kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công tác
• Khó khăn:
- Nguồn thu không ổn định do thu nhập của nhân dân từ sản xuất cây cà phê là chủ yếu;
- Một số cấp ủy, chính quyền và đòan thể ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thu ngân sách, còn ỷ lại cho ngành thuế, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ và thường xuyên;
- Một bộ phận người nộp thuế còn né trách thực hiện nghĩa vụ cho ngân sách, chây ì, dây dưa nộp thuế
• Một số đặc điểm quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng:
- Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn năng lực tài chính kinh doanh còn hạn chế; quy mô kinh doanh nhỏ; Nguồn thu phân tán, nhỏ lẻ
- Nguồn thu chủ yếu của địa phương là thu từ họat động kinh doanh cà phê Tiến độ thu ngân sách chủ yếu tập trung vào quý I và quý IV
2.3 Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của Huyện Di Linh giai đoạn
BQ TỔNG THU
TRÊN ĐB
Triệu
đồng 344.595 379.739 440.920 1.165.254 116,74
(A+B+C)
A Thu cân đối 206.232 196.117 276.392 683.249 109,07
1.Thu từ khu Triệu 12.703 6.487 8 370 27.559 90,68
Trang 11(Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Di Linh)
Biểu 2.2: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng sắc thuế:
ĐVT:Triệuđồng
Tổng thu NSNN trên địa
bàn (A +B +C)
344.595 379.739 440.920
A Thu cân đối NSNN 206.232 196.117 276.392
I Các khoản thu từ thuế 154.478 149.313 220.789
1 Thuế giá trị gia tăng 116.863 125.633 186.286
2 Thuế Tiêu thụ đặc biệt 57 82 106
3 Thuế Thu nhập doanh
nghiệp 19.438 7.817 7.367