1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

4 1,2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 193,73 KB

Nội dung

Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Đỗ Thành Long Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS.. Tính cấp thiết của Đề tài Công sở hành chính Nhà nước là nơi diễn

Trang 1

Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện

Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Đỗ Thành Long

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh doanh; Mã số: 60 34 05

Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Hội

Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản lý kinh doanh; Văn hóa công sở; Phú Thọ

Content:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Công sở hành chính Nhà nước là nơi diễn ra hoạt động công vụ có tính chất đặc thù của cơ

quan trong bộ máy Nhà nước, là nơi thực hiện các hoạt động mang tính “phục vụ” rất rõ nét

Theo đó, văn hóa công sở trở thành một nhu cầu khách quan, một nội dung quan trọng nhằm cải cách nền hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta được chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công sở không chỉ đơn thuần là cơ quan Nhà nước mà còn có cả công sở của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức nước ngoài Văn hóa công sở đa dạng hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn, chính vì vậy nó đòi hỏi văn hóa công sở hành chính Nhà nước của chúng ta phải mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc hơn

Mặc dù, văn hóa công sở trong thời gian qua đã được quan tâm xây dựng, phát huy tốt tinh

thần truyền thống, mang tính quảng đại quần chúng, đồng thời có tiếp thu tính hiện đại trong quá trình giao lưu, hội nhập Song, thực trạng văn hóa công sở nói chung và ở các cơ quan QLNN cấp huyện nói riêng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều

Trang 2

hạn chế, yếu kém, có thể thấy một số biểu hiện: nhận thức của một số CBCC chậm đổi mới, luôn

có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, phó mặc, không tích cực tìm hiểu nghiên cứu, có lối sồng thực dụng, ích kỷ cá nhân, hẹp hòi; tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, chưa có tác phong làm việc đúng mực, không tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao; một số cán bộ, nhân viên chưa

có những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với nhân dân, văn hóa giao tiếp ít được chú trọng Với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của nhau, không tôn trọng nhau Giao tiếp với nhân dân thì cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu đã tạo ra khoảng cách với nhân dân trong thực thi công vụ

Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” thì trước hết các cơ quan cần phổ biến, giáo dục

tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của văn hóa công sở; phải thực sự thấm nhuần tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh “gần dân, học tập, giúp đỡ nhân dân”, “cán bộ, công chức là công bộc của nhân

dân”

Trong bối cảnh đó, cùng với kiến thức được học và kinh nghiệm thực tế tích lũy được trong thời gian công tác tại cơ quan UBND huyện Lâm Thao, Phú Thọ, em nhận thấy vấn đề văn hóa công sở hành chính nói chung và văn hóa công sở tại UBND huyện Lâm Thao là vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng

với kinh tế thế giới Do đó, em đã lựa chọn đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Văn hóa công sở tại UBND

huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Minh Cương (2001), “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh”, NXB Chính trị Quốc

gia;

2 Đỗ Minh Cương (số 3/1998), “Văn hóa - nội lực và mô thức phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp

chí Thông tin lý luận;

3 Đào Văn Chúc (1997), “Văn hóa học”, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội;

4 Nguyễn Văn Đáng - Vũ Xuân Hưng (1996), “Văn hóa và nguyên lý quản trị”, NXB Thống kê;

Trang 3

5 Phạm Văn Đồng (1996), “Văn hóa và đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia;

6 Học viện Hành chính Quốc gia (2004), “Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính Nhà

nước”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

7 Ngô Đình Giao (1997), “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, NXB Giáo dục, Hà

Nội;

8 Phạm Bá Kiêm (2008), “Dư địa chí văn hóa dân gian Lâm Thao”, Công ty Cổ phần in Phú

Thọ;

9 Hồ Sỹ Quý (số 3/1999), “Tăng trưởng kinh tế nhìn từ góc độ văn hóa”, Tạp chí Triết học;

10 Nguyễn Hồng Phong (1998), “Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại”, NXB

Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;

11 Diệp Văn Sơn (2006), “Cải cách hành chính – những vấn đề cần biết”, NXB Lao động;

12 Lê Hữu Tầng (1997), “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội;

13 Hoàng Trinh (1996), “Vấn đề văn hóa và phát triển”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

14 Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2002), “Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn”, NXB

Chính trị Quốc gia Hà Nội;

15 Trần Ngọc Thêm (1998), “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh;

16 Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước

17 Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

18 UBND huyện Lâm Thao (2010), Kế hoạch số 148/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ CCHC nhà nước huyên Lâm Thao giai đoạn 2011-2015;

Trang 4

19 UBND huyện Lâm Thao (2013), Chỉ thị số 04/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kiểm soát TTHC theo cơ chế “Một cửa”;

20 UBND huyện Lâm Thao (2013), Kế hoạch số 822/KH-UBND về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL;

21 UBND huyện Lâm Thao (2011), Chỉ thị số 08/CT-UBND về nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC nhà nước khi thực thi công vụ, Quy chế làm việc của UBND huyện;

22 UBND huyện Lâm Thao (2009), Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan UBND huyện;

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w