Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động thương binh và xã hội

5 644 1
Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại bộ lao động   thương binh và xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Thùy Chi Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Năng lực lãnh đạo; Cán bộ công chức nữ; Quản lý Content 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới và có vai trò quan trọng trong từng bước phát triển của xã hội loài người. Phụ nữ vừa có thiên chức làm vợ, làm mẹ, là lao động chính trong gia đình, tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Song ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước. Chính vì vậy phụ nữ chưa thật sự được phát huy hết năng lực của mình và phấn đấu để thể hiện được sự bình đẳng với nam giới. Đây là mục tiêu chung của toàn thể phụ nữ trên thể giới. Đại hội Phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ 9 đã nêu lên mục tiêu đạt chuẩn mực cho phụ nữ thời đại mới: "Người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng". Trong rất nhiều chính sách của mình, Đảng và Nhà nước cũng đã rất quan tâm đến công tác vận động và phát triển phụ nữ nói chung và cán bộ, công chức nữ nói riêng. Song với rất nhiều nguyên nhân, vai trò và vị trí của phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này, thể hiện ở số lượng cán bộ, công chức nữ làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít. Đặc biệt, là số lượng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo nhất là các cương vị cao còn rất ít. Điều đó do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do năng lực lãnh đạo, quản lý của các công chức nữ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 22 tháng 8 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 114/2008/QĐ- TTg về kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo cho cán bộ công chức nữ đã góp phần đáng kể trong công tác quy hoạch, đề cử, bổ nhiệm các cán bộ cán công là nữ giới vào những vị trí lãnh đạo tại đơn vị thuộc Bộ. Với mong muốn nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nữ, đặc biệt là năng lực của công chức lãnh đạo nữ, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” làm luận văn thạc sĩ, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là người nuôi dưỡng và chăm sóc cho thế hệ tương lai, có đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung của dân tộc. Đã có rất nhiều công trình khoa học nêu ra thực trạng đội ngũ cán bộ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cụ thể như: - PTS. Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng các cấp ở Tây Nguyên. - PGS.TS Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. - TS. Nguyễn Duy Hùng (1999 – 2002), Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Những Đề tài trên chủ yếu trình bày các nội dung liên quan đến việc cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Các đề tài này đã cung cấp các khái niệm cơ bản về cán bộ, cán bộ chủ chốt, tiêu chuẩn xác định cán bộ chủ chốt đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp với cách thức tiếp cận đề tài của tác giả. - Nguyễn Đức Hạt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị. Đề tài đã làm sáng tỏ luận cứ khoa học, thực tiễn về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống bộ máy đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới. Bên cạnh việc quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan tới nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, đề tài còn đề cập đến các mối quan hệ khác rộng lớn hơn. Đó là đa dạng hoá giá trị, tăng quyền và mở rộng cơ hội lựa chọn cho cả hai giới một cách hợp lý, để hai giới có thể phát huy mọi tiềm năng, sức lực của mình đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, của đất nước. Tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về công tác cán bộ, trong đó cũng đã đề cập đến việc đào tạo bồi dưỡng các cán bộ công chức nữ như: - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn đến 2020. Đề tài đã tổng thuật và làm rõ một số khái niệm liên quan đến năng lực cán bộ, năng lực của cán bộ trẻ và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ trẻ. Đồng thời, đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định năng lực cán bộ trong thời gian tới. Tuy nhiên, để bộ chỉ tiêu có thể đưa vào vận dụng thực tế cần phải tiếp tục triển khai xây dựng những quy chế đánh giá cán bộ trong đó phải cụ thể về quy trình, đối tượng đánh giá… Đề tài cũng đã làm rõ được thực trạng đội ngũ cán bộ trẻ trong giai đoạn hiện nay, những điểm còn yếu, thiếu của cán bộ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ; thuận lợi, khó khăn và nhiệm vụ của Ngành đến 2020. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách, pháp luật, công tác quản lý, sử dụng cán bộ và giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Đoàn. - Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Hoàn thiện chiến lược cán bộ Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu, Đề tài này đã bước đầu đưa ra những đánh giá cơ bản về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong chiến lược cán bộ của Bộ, ngành đã triển khi thực hiện những năm qua (chủ yếu là giai đoạn đổi mới). Từ đó nêu lên một số vấn đề thuộc về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu của công tác cán bộ; tiêu chuẩn một số chức danh chủ yếu trong hệ thống các chức danh của Bộ, ngành; khuyến nghị các chính sách, định hướng và giải pháp lớn nhằm hoàn thiện chiến lược cán bộ của Bộ, ngành giai đoạn 2001 – 2010. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học, năm 2008, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã ký kết Dự án : "Nâng cao vị thế của phụ nữ trong khu vực công trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế". Dự án giúp tăng cường năng lực lãnh đạo của phụ nữ bằng cách tổ chức một số hoạt động nghiên cứu xác định rào cản và thách thức mà phụ nữ làm việc trong khu vực công phải đối mặt. Từ đó, sẽ đề xuất với chính phủ một loạt khuyến nghị chính sách mang tính toàn diện nhằm nâng cao vị thế và năng lực cho phụ nữ công tác trên lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích và rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức, vai trò của cán bộ công chức nữ trong sự nghiệp đổi mới, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để đề ra phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cán bộ công chức nữ. Trong rất nhiều chính sách của mình, Đảng và Nhà nước cũng đã rất quan tâm đến công tác vận động và phát triển phụ nữ nói chung và cán bộ, công chức nữ nói riêng. Song với rất nhiều nguyên nhân, vai trò và vị trí của phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này, thể hiện ở số lượng cán bộ, công chức nữ là lãnh đạo làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít. Điều đó, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do năng lực lãnh đạo,quản lý của các công chức nữ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được mục tiêu tiêu, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu và làm rõ khái niệm cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, năng lực và năng lực lãnh đạo và quản lý. - Các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ. - Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công chức nữ. - Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: + Hệ thống văn bản pháp lý về năng lực và nâng cao năng lực của cán bộ. + Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý (Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Chánh Văn phòng) tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. + Cán bộ công chức nữ là lãnh đạo phòng (trưởng phòng, phó phòng) tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. + Cán bộ công chức nữ đang là đối tượng quy hoạch tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. - Phạm vi thời gian: Năm 2012-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong bài luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Những tài liệu được tham khảo bao gồm: Báo cáo đánh giá công tác cán bộ từ năm 2008 đến năm 2012, Kết quả đánh giá một số kỹ năng của cán bộ công chức thuộc Bộ năm 2010 như kỹ năng hành xử có văn hóa trong công việc, kỹ năng giao tiếp…., Báo cáo đánh giá năng lực cán bộ năm 2010, Báo cáo đánh giá thực hiện kỹ năng nhiệm cụ của cán bộ công chức năm 2010, và một số báo cáo khác có liên quan thông qua Vụ Tổ chức cán bộ, tư liệu tại Thư viện thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tại 10 đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về đánh giá năng lực của các cán bộ công chức nữ tại đơn vị. Việc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn: Câu 1: Theo ông/bà, các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị có năng lực tư duy và phân tích vấn đề ở cấp độ nào? (Tốt/Khá/Trung bình/Yếu) Câu 2: Các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị có năng lực hoạch định chiến lược và quy hoạch trong ngắn hạn và dài hạn không? Nếu có ở cấp độ nào? (Tốt/Khá/Trung bình/Yếu) Câu 3: Theo ông/bà, các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị có năng lực tổ chức, điều hành ở mức độ nào? (Tốt/Khá/Trung bình/Yếu)? Câu 4: Các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị linh hoạt trong công việc, có khả năng đối mặt với sức ép và căng thẳng không? Câu 5: Các cán bộ công chức nữ tại đơn vị có hòa đồng với mọi người trong đơn vị không? Có khả năng tập hợp/ thuyết phục các đồng nghiệp không? Câu 6: Các cán bộ công chức nữ tại đơn vị có tham gia làm việc nhóm không? Hiệu quả hoạt động của các nhóm như thế nào? Phương pháp phỏng vấn nhằm làm rõ đánh giá của lãnh đạo các đơn vị đối với năng lực lãnh đạo của các cán bộ công chức nữ thuộc đơn vị mình đang quản lý, giúp tác giả có thể đánh giá được năng lực lãnh đạo chung của các cán bộ công chức nữ thuộc Bộ làm cơ sở kết luận và đề xuất các giải pháp trong chương 3 của đề tài này. Phương pháp xử lý dữ liệu Những phương pháp được sử dụng để xử lý dữ liệu là: - Phương pháp thống kê: được dùng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra trong phiếu hỏi phỏng vấn. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các ý kiến trả lời thông qua phiếu phỏng vấn, tổng hợp phân tích các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp đã thu được. Đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp so sánh, suy luận… Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nước có liên quan làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra. 6. Những đóng góp của luận văn Dựa trên phân tích các nguồn tư liệu trong và ngoài nước để làm sáng tỏ vai trò, vị trí của cán bộ công chức nữ trong quản lý nhà nước; năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý của cán bộ công chức nữ và việc cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức nữ. Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của đội cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tìm ra những nguyên nhân của tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức và sự cần thiết phải nâng cao năng lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công chức nữ. Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. References 1. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1998)( nay là Bộ Nội Vụ), Quy chế đánh giá công chức, viên chức hàng năm. 2. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 18/2010NĐ- CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức. 4. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn đến 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội. 5. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình Hành chính công, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Hạt (2011), Nâng cao năng lực lãnh đạo của Cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia. 7. Nguyễn Hồng Sơn-Phan Huy Đường (2013), Khoa học quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Kim Thành (1998), “ Giải pháp đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ người dân tộc thiếu số”, Tạp chí xây dựng Đảng số 7. 9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật cán bộ, công chức 2008 luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. 10. Thủ tướng Chính Phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 về phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. 11. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 23/06/2008 về Phê duyệt chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hành chính, giai đoạn 2008 – 2010. 12. Tô Tử Hạ (2005), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb chính tị quốc gia. 13. Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Hoàn thiện chiến lược cán bộ Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội. 14. Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo thực trạng kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ công chức. Các website: 15. www.chinhphu.vn 16. www.baodientu.chinhphu.vn 17. www.molisa.gov.vn 18. www.dangcongsan.vn/cpv . thiết của việc nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công chức nữ. - Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã. về năng lực lãnh đạo của cán bộ, công chức và sự cần thiết phải nâng cao năng lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công chức nữ. Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức. bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm luận văn thạc sĩ, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động – Thương binh

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan