Nguyễn Khắc Bình Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Phân tích các đặc điểm và thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông trong thời gian qua.. Rút ra các kin
Trang 1Công tác quản trị nhân lực của trường Đại học
Dân lập Phương Đông Nguyễn Trọng Đặng
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Khắc Bình
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Phân tích các đặc điểm và thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường
Đại học Dân lập Phương Đông trong thời gian qua Chỉ ra những hạn chế của công tác quản trị nhân lực trong trường Đại học dân lập Rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị của trường Phương Đông nói riêng và các nhà quản trị của các trường Đại học dân lập nói chung hoàn thiện công tác quản trị nhân lực khi chuyển
sang loại hình trường Đại học Tư thục
Keywords: Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân lực; Trường Đại học dân lập Phương
Đông
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới với những vận hội và thách thức mới Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa quan trọng lớn lao đối với sự phát triển của đất nước và đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập toàn cầu và cạnh tranh quốc tế, nền giáo dục Việt Nam cần có những cố gắng vượt bậc để đáp ứng được đòi hỏi của xã hội
Thực hiê ̣n chủ trương xã h ội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước , ngành Giáo dục - đào tạo đã triển khai đa dạng hóa các loại hình trường, lớp: bán công, dân lập, tư thục (gọi chung là giáo dục ngoài công lập) ở các cấp, bậc học
Ở bậc đại học, trong những năm qua, với sự tồn tại của mình, các trường Đại học Dân lập (ĐHDL) đã có những đóng góp tích cực : vừa chia sẻ cho gánh nặng của ngân sách nhà
Trang 2công nghiê ̣p hóa , hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên , trong thực tế hơn mười năm tồn ta ̣i và phát triển các trường đại học dân lập cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế : về tính chất sở hữu , về cơ chế tổ chức, về cơ chế tài chính , trong đó đáng quan tâm nhất là vấn đề quản lý con người Viê ̣c tuyển dụng , quản lý, đối xử với các giảng viên , cán bộ và nhân viên khác nhau tùy theo quan điểm, tùy theo triết lý của các nhà quản trị trong các trường đại học dân lập Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa, trên hết là vấn đề sở hữu không rõ ràng của mô hình ĐHDL Vì vậy, trong thực tế nó chỉ tồn tại hơn 10 năm: từ năm
1994 đến năm 2006 phải chuyển sang mô hình Đại học Tư thục bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về mặt pháp lý, mô hình ĐHDL chỉ tồn tại có 6 năm (2005-2006) Loại hình trường ĐHDL tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng chính phủ Năm 2005, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Tư thục được ban hành theo quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 của Thủ tướng chính phủ, về mặt pháp lý không còn sự tồn tại của loại hình trường Đại học Dân lập Căn cứ Luật giáo dục 2005, được thay thế bằng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Tư thục ban hành theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 29/5/2006, Phó Thủ tướng Phạm Gia Kiêm đã ký quyết định số TTg cho phép 19 trường Đại học Dân lập chuyển sang loại hình trường Đại học Tư thục và hoạt động theo quy chế trường Đại học Tư thục Nhằm tổng kết những thành công cũng như chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác quản trị nhân lực của các trường ĐHDL nói chung và trường Đại học Dân lập Phương Đông nói riêng, từ đó giúp các nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn hơn khi chuyển sang Đại học Tư thục, tôi đã chọn đề tài “Công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông” để làm đề tài luận văn thạc sỹ
122/2006/QĐ-2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực trong trường ĐHDL Phương Đông - bao gồm từ khâu: thu hút nguồn nhân lực, bố trí, sử dụng, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực - cho đến thời điểm hiện tại chưa có tác giả nào đề cập đến
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các đặc điểm và thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông trong thời gian qua
- Chỉ ra những hạn chế của công tác quản trị nhân lực trong trường ĐHDL
- Rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông, trên cơ sở đó giúp các nhà quản trị của trường Phương Đông nói
Trang 3riêng và các nhà quản trị của các trường ĐHDL nói chung hoàn thiện công tác quản trị nhân lực khi chuyển sang loại hình trường Đại học Tư thục
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu những vấn đề về quản trị nhân lực của trường ĐHDL Phương Đông, một trong những trường ĐHDL được thành lập đầu tiên, tổ chức và hoạt động theo Quy chế ĐHDL ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng chính phủ
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm : công tác quản tri ̣ nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông, giai đoạn 2005 - 2009
5 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu chung của Khoa học kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic, luận văn sử dụng các phương pháp
bổ trợ như: nghiên cứu tình huống, đối chứng so sánh
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận:
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về trường Đại học Dân lập; chỉ ra sự khác biệt giữa
mô hình trường Đại học Dân lập và trường Đại học Công lập (ĐHCL), sự khác biệt này đã chi phối các đặc điểm của công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập
- Về thực tiễn:
+ Qua nghiên cứu khảo sát, luận văn đã xem xét và đánh giá tổng thể bức tranh quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực khi Trường chuyển sang Đại học Tư thục
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản trị của trường Đại học Dân lập Phương Đông nói riêng và các trường Đại học Dân lập khi chuyển sang loại hình trường Đại học Tư thục
7 Bố cục của luận văn:
Bố cục của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị nhân lực trong trường Đại học Dân lập
- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông
Trang 4- Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập Phương Đông theo hướng chuyển sang trường Đại học Tư thục
1.1.1 Tổng quan về các trường Đại học Dân lập
Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) là một trong những cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập Điều 1 - Quy chế trường ĐHDL ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18 tháng
7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa: “Trường ĐHDL là cơ sở giáo dục đại học
do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước Trường ĐHDL là pháp nhân được tự chủ về tổ chức
bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”
Điều 3: “Trường Đại học Dân lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo (BGD& ĐT) và các cơ quan quản
lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở”
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của quản trị nhân lực trong trường ĐH Dân lập
1.1.2.1 Khái niệm quản trị nhân lực trong trường đại học
Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của một tổ chức nói chung, của các trường đại học nói riêng để xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng
Qua phân tích những thành công của nền kinh tế Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… của các chuyên gia trong nhiều năm gần đây cho thấy, sở dĩ đem lại sự thần kỳ trong kinh tế của các con rồng ở Châu Á bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất
Trang 5vẫn là chiến lược con người và chính sách nhân lực của họ Qua đó cho thấy, con người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản của tổ chức Xu hướng của các tổ chức hiện nay là chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành” sang “đầu tư vào nguồn nhân lực để có thể cạnh tranh cao hơn,
có lợi nhuận và hiệu quả cao hơn”
1.1.2.2 Đặc điểm quản trị nhân lực của trường Đại học Dân lập
Quy chế Trường Đại học Dân lập ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ cho phép trường ĐHDL được tự chủ về tuyển dụng và sử dụng lao động Quản trị nhân lực của trường ĐHDL có một số đặc điểm:
+ Tự chủ về công tác quản trị nhân lực
+ Tự chủ trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho giảng viên, cán bộ và nhân viên
+ Chủ động và tự chủ đào tạo và đào tạo lại nhân lực
+ Chủ động trong việc ban hành các chính sách thu hút giảng viên, cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm, các chuyên gia, các nhà khoa học
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
Tuy có những đặc điểm riêng và khác biệt so với các loại hình tổ chức khác và các trường ĐHCL, nhưng nội dung chủ yếu của công tác quản trị nhân lực trong trường ĐHDL cũng giống như các trường Đại học khác
1.2.1 Công tác thu hút nhân lực
1.2.1.1 Phân tích công việc
Phân tích công việc là việc nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng người lao động cần có để thực hiện tốt công việc Phân tích công việc là công việc đầu tiên, mở đầu cho vấn đề tuyển dụng lao động, là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, đánh giá hiệu quả lao động
1.2.1.2 Hoạch định nhân lực
Hoạch định nhân lực là tiến trình quản trị bao gồm việc phân tích nhu cầu nhân lực của trường ĐHDL dưới những điều kiện thay đổi và sau đó triển khai những chính sách và biện pháp nhằm thoả mãn các nhu cầu đó Tuy nhiên hoạch định nhân lực trong trường ĐHDL không chỉ đơn thuần chú ý đến việc dự báo và tuyển đủ số lượng cán bộ, giảng viên,
Trang 6nhân viên nhân lực cần thiết cho Nhà trường, đây còn là một bài toán về vấn đề chi phí, bài toán về vấn đề thực hiện những mục tiêu chiến lược trong tương lai
1.2.1.3 Tuyển dụng nhân lực
Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng nhân sự trong trường ĐHDL bao gồm các bước: (i) Chuẩn bị tuyển dụng; (ii) Thông báo tuyển dụng; (iii) Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ; (iv) Phỏng vấn sơ bộ; (v) Kiểm tra, trắc nghiệm; (vi) Phỏng vấn chuyên sâu; (vii) Xác minh, điều tra; (viii) Ra quyết định tuyển dụng; (x) Hội nhập nhân sự mới
1.2.2 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo nhân lực được hiểu là các hoạt động cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho giảng viên, cán bộ và nhân viên nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ công việc của mình
Phát triển nhân lực là tổng thể các hoạt động cung cấp điều kiện và môi trường để cho cán bộ giảng viên, nhân viên thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng phẩm chất nghề nghiệp nhằm đảm nhận các công việc khó khăn hơn, phức tạp hơn
Trường đại học ngày càng phát triển, đòi hỏi người lao động thực hiện khối lượng công việc càng lớn, chất lượng công việc càng cao, đặt ra vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Cùng với việc phát triển Trường, các bộ phận tổ chức trong Trường cũng không cố định
mà phải thay đổi, sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu mới Sự thay đổi này gắn liền với mục tiêu phát triển nhân sự, đó là hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp để người lao động thực hiện tốt hơn công việc được giao ở mức độ cao hơn, rộng hơn, và vươn lên các đỉnh cao trong sự nghiệp Các phương pháp đào tạo phổ biến:
+ Đào tạo tại nơi làm việc: (i) Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ; (ii) Luân phiên thay đổi công việc
+ Đào tạo ngoài nơi làm việc: (i) Tổ chức các lớp học tại Trường; (ii) Cử giảng viên, cán bộ
và nhân viên đi học ở các trường, lớp chính quy cả ở trong và ngoài nước; (iii) Hình thức giảng chuyên đề, hội nghị và hội thảo (iv) Đào tạo từ xa qua hệ thống trợ giúp của máy tính 1.2.3 Công tác duy trì nhân lực
1.2.3.1 Công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc
Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của giảng viên, cán bộ và nhân viên là một hoạt động quan trọng của quản trị nhân lực, giúp trường ĐHDL có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân lực
Trang 7Để đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc giảng viên, cán bộ và nhân viên, nhà quản trị trong trường ĐHDL cần phải hiểu được mục đích của việc đánh giá và áp dụng nhiều cách khác nhau để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của giảng viên, cán bộ và nhân viên 1.2.3.2 Tạo động lực cho người lao động
Tạo động lực cho người lao động bao gồm các khuyến khích về vật chất và khuyến khích về tinh thần
+ Khuyến khích về vật chất: Khuyến khích về mặt vật chất tạo nên thu nhập cho giảng viên, cán bộ và nhân viên Thu nhập tài chính của giảng viên, cán bộ và nhân viên bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi
+ Khuyến khích về tinh thần: Khuyến khích về mặt tinh thần đối với giảng viên, cán bộ và nhân viên cũng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc Nội dung của tạo động lực về tinh thần có thể tập chung vào: Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình làm việc; Xây dựng các chính sách, hình thức khuyến khích về mặt tinh thần
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
1.3.1 Cơ chế sở hữu của trường Đại học Dân lập
Trường ĐHDL được tự chủ về tài chính theo nguyên tắc tự cân đối thu chi, duy trì và phát triển nhà trường “Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động”
Tài sản của trường ĐHDL gồm tài sản thuộc phần vốn góp của các nhà đầu tư và tài sản tăng thêm trong quá trình hoạt động Tài sản của trường ĐHDL sau khi trừ đi phần vốn góp của tập thể, cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trường, kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể nhà trường (các giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu), được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật, không ai có quyền chiếm đoạt
1.3.2 Tính đa dạng của nhân lực trong trường Đại học Dân lập
+ Lực lượng lao động trong trường ĐHDL bao gồm: giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu, bán cơ hữu và thỉnh giảng
Trang 8- “Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, cán bộ và nhân viên ở các đơn vị phòng, ban, khoa của trường đại học dân lập không ở trong biên chế Nhà nước, trừ những trường hợp đặc biệt được
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định biệt phái”
- Giảng viên thỉnh giảng là giảng viên đang công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng, … đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục cũng như các quy định của Nhà trường, được trường ĐHDL mời giảng dạy
- Giảng viên bán cơ hữu: là các giảng viên thỉnh giảng thường xuyên với Trường, có nguyện vọng thỉnh giảng dài hạn cùng với Trường, chấp nhận tham gia vào danh sách giảng viên của Trường, được hưởng thù lao theo giờ thực giảng và các khoản phụ cấp, thưởng lễ tết như giảng viên cơ hữu
+ Số lượng và quy mô của giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu tăng dần theo thời gian xây dựng và phát triển của trường ĐHDL
+ Tuổi của giảng viên, cán bộ và nhân viên công tác tại các trường ĐHDL thường già hơn các trường ĐHCL
+ Các vị trí chủ chốt trong trường ĐHDL thường do những người đã từng công tác tại các cơ quan, trường đại học, … nghỉ hưu đảm nhiệm
1.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa - xã hội có truyền thống khoa bảng là một thuận lợi cho việc phát triển các trường đại học nói chung và ĐHDL nói riêng Tuy nhiên, xét về khía cạnh các giá trị
xã hội thì công tác quản trị nhân lực của trường ĐHDL lại chịu nhiều thách thức hơn so với các trường ĐHCL: (i) Trong tâm lý xã hội, việc công tác trong các đơn vị công lập vẫn được coi là danh giá và chính danh hơn so với các đơn vị ngoài công lập; (ii) Tính an toàn và ổn định công việc ở các trường đại học ngoài công lập thấp hơn so với các trường ĐHCL; (iii) Đại bộ phận xã hội vẫn cho rằng các trường ĐHDL chạy theo thị trường nên những người làm việc ở các đơn vị này vẫn có tâm lý ức chế, nhất là những người đã từng công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước hoặc ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; (iv) Tâm lý xã hội vẫn cho rằng các trường ĐHDL là nơi đào tạo các thí sinh có điểm đầu vào thấp đã làm cho những nhân lực trẻ, giỏi khó gắn bó lâu dài với Trường; (vi) Trong văn bản chính thức không có phân biệt bằng cấp giữa công lập và dân lập nhưng trên thực tế, bằng tốt nghiệp của các trường ĐHDL vẫn bị xã hội coi nhẹ, từ tuyển dụng, đề bạt hay học lên các cấp học cao hơn, từ
đó làm cho các trường ít có điều kiện tạo dựng thương hiệu để cạnh tranh về nhân lực so với các trường ĐHCL hoặc các trường đại học quốc tế hoạt động ở Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐHDL PHƯƠNG ĐÔNG
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và phương hướng hoạt động của trường Đại học Dân lập Phương Đông
Trường ĐHDL Phương Đông - Tên tiếng Anh: Phuong Dong University (PDU)
Địa chỉ: 201B - Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: (04) 37848512 - Fax: (04) 37848512
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của trường ĐHDL Phương Đông nói riêng và các trường ĐHDL nói chung gắn với sự thay đổi của Quy chế, có thể chia ra các giai đoạn sau:
(*) Giai đoạn từ khi thành lập đến trước khi có Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng chính phủ:
Trường ĐHDL Phương Đông được thành lập theo quyết định số 350/TTg ngày 08/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2282/GD-ĐT ngày 16/08/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà trường tổ chức khai giảng khóa đầu tiên ngày 24/10/1994
Các Khoa và ngành học được thành lập ngay từ năm 1994: khoa quản trị kinh doanh, khoa Tài chính-Kế toán, khoa Công nghệ thông tin, khoa Ngoại ngữ đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật Khoa Kiến trúc - Công trình được thành lập năm 1996, với các ngành Xây dựng, Cầu đường và Kiến trúc Khoa Điện - Cơ điện tử, trung tâm Cao đẳng với các ngành Kế toán, Du lịch, Tin học được thành lập năm 1999
Trong giai đoạn này, các trường ĐHDL nói chung, trường ĐHDL Phương Đông nói riêng, tổ chức và hoạt động theo Quy chế tạm thời Đại học Dân lập ban hành theo Quyết định số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo Đây là giai đoạn các trường ĐHDL vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm đóng góp cho Nhà nước từ kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động cho loại hình Trường mới mẻ này ở Việt Nam
(*) Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006:
Trang 10Ngày 18 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ban hành Quy chế trường Đại học Dân lập thay thế cho Quy chế tạm thời Đại học Dân lập ban hành theo Quyết định số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo
Nhiệm vụ trọng tâm của trong giai đoạn này tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường đã xây dựng được hai cơ sở học:
+ Cơ sở 1: 201B Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Công trình hoàn thành
và đưa vào sử dụng tháng 10/2004 Đây là một tòa nhà 8 tầng, có diện tích mặt bằng hơn 7.000 m2
+ Cơ sở 2: Số 4 Ngõ chùa Hưng Ký - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội, được khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2002 Là một khu giảng đường 6 tầng trên diện tích hơn 7.000 m2, khu ký túc xá sinh viên 5 tầng, hơn 450 chỗ, khang trang, tiện nghi để phục vụ sinh viên có nhu cầu
+ Cơ sở 3: số 252 đường Hoàng Quốc Việt, khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2001 Tuy nhiên, từ năm 2004 Trường không sử dụng cơ sở học này nữa và đến năm 2006 cơ sở này được Nhà trường chuyển nhượng cho tổ chức khác sử dụng
Trung tâm Trung học chuyên nghiệp (sau đổi tên thành khoa Trung cấp và dạy nghề) được thành lập năm 2002 Giai đoạn này, tổng số sinh viên theo học tại Trường tăng nhanh, từ con số khoảng 5.600 sinh viên trong năm 2000 lên hơn 7.000 sinh viên vào năm 2006 Từ năm 2005, được phép của Bộ GD & ĐT, Trường đã chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ
(*) Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:
Quy mô sinh viên cũng như ngành nghề đào tạo của Trường tăng lên đáng kể từ hơn 7.000 sinh viên năm 2006 tăng lên hơn 8.000 sinh viên năm 2009 Các loại hình đào tạo cũng được được mở rộng, bên cạnh đào tạo chính quy, từ năm 2006 có thêm hình thức đào tại Bằng 2; năm 2007 đào tạo liên thông từ trung cấp - cao đẳng, từ cao đẳng - đại học và từ trung cấp - đại học
Nhiệm vụ trọng tâm của Trường giai đoạn này là hoàn thành việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo học chế Tín chỉ, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị mọi điều kiện để đào tạo sau đại học một số ngành có đủ điều kiện đồng thời nhanh chóng hoàn thành các phương án để chuyển đổi sang mô hình trường Đại học Tư thục
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Cơ cấu tổ chức của trường ĐHDL bao gồm (sơ đồ):
+ Hội đồng quản trị (HĐQT): nhiệm kỳ 2 có 9 thành viên
+ Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng
+ Hội đồng Khoa học & Đào tạo và các Hội đồng Tư vấn
+ Các tổ chức Đảng và Đoàn thể
Trang 11+ Cỏc bộ phận chức năng quản lý, tham mưu bao gồm: phũng Đào tạo, phũng Cụng
tỏc sinh viờn học sinh, phũng Tổng hợp, Quản lý cơ sở vật chất, phũng Đảm bảo chất lượng,
Ban Hợp tỏc đào tạo, Cỏc trợ lý (trợ lý Thi đua, trợ lý Thanh tra học đường)
: Mối quan hệ phối hợp
HộI ĐồNG QUảN TRị ĐảNG ủY
CáC HộI ĐồNG KHOA HọC,
ĐàO TạO, TƯ
VấN CáC CHI Bộ
TIN KHOA CễNG NGHỆ SINH HỌC
VÀ MễI TRƯỜNG KHOA ĐIỆN – CƠ – ĐIỆN TỬ
KHOA KIẾN TRÚC-CễNG TRèNH KHOA KINH TẾ - QTKD KHOA NGOẠI NGỮ
TRUNG TÂM CAO ĐẲNG
KHOA TRUNG CẤP VÀ DẠY
NGHỀ
TRUNG TÂM THỰC HÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
- TỰ ĐỘNG HOÁ
TRUNG TÂM TIN HỌC – THƯ VIỆN
HỢP TÁC XÃ THỐNG NHẤT
: Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp
CÔNG ĐOàN
ĐOàNTNCSHCM
Trang 12+ Hệ thống các đơn vị đào tạo bao gồm 9 Khoa và Trung tâm: khoa Lý luận chính trị
và Đại cương, khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Điện Cơ điện tử, khoa Kiến trúc - Công trình, khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, khoa Kinh tế - Quản trị KD, khoa Ngoại ngữ, khoa Trung cấp & Dạy nghề, Trung tâm Cao đẳng
+ Bộ phận phục vụ: Trung tâm Tin học-Thư viện, Trung tâm thực hành Điện - Điện tử -
Tự động hóa, Hợp tác xã Thống Nhất (HTX dịch vụ trường học)
2.1.3 Thực trạng nhân lực của trường ĐHDL Phương Đông
Bảng 2.1 Tổng số cán bộ, giảng viên trường ĐHDL Phương Đông
1 Tổng số CB, GV cơ hữu 82 147 229
2 Giảng viên thỉnh giảng 263 167 430
(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Trường ĐHDL Phương Đông 2009)
Căn cứ bảng 2.1, có thể đi đến một số nhận xét sau:
- Đối với cán bộ, giảng viên cơ hữu: số cán bộ, giảng viên nữ chiếm đa số trong tổng số cán
bộ, giảng viên cơ hữu (chiếm hơn 64 %) Lý do, hiện nay rất nhiều cán bộ, giảng viên cơ hữu
là nam giới không muốn gắn bó với nghề sư phạm, không muốn là việc tại Trường với mức lương thấp hơn so với là việc tại các đơn vị kinh doanh Lao động nữ vào làm việc ở Trường nhiều hơn do công việc ổn định Đây là một khó khăn khăn cho Nhà trường, nhất là đối với lao động nữ trẻ do họ nghỉ sinh con, nuôi con nhỏ, v.v…
- Với lực lượng giảng viên thỉnh giảng thì ngược lại, số giảng viên thỉnh giảng là nam giới chiếm tỷ tỷ lệ cao hơn (chiếm 61,2%) Lý do, lực lượng giảng viên là nam giới có điều kiện thỉnh giảng nhiều nơi hơn ngoài cơ quan chính mà họ đang công tác
- Tỷ lệ giảng viên cơ hữu chiếm 65% trong tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu của trường ĐHDL Phương Đông Điều này cho thấy Nhà trường đã quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên đồng thời tiết kiệm một cách đáng kể biên chế đối với khối cán bộ quản lý (bao gồm cả cán bộ của phòng ban và cán bộ giáo vụ của các khoa, trung tâm - chiếm 35% tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu) Trường ĐHDL Phương Đông quy định, trưởng - phó các đơn vị trong