1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn

74 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay vẫn để lại dư âm của nó, kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi chậm chạp và Việt Nam là không ngoại lệ. Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán xuống dốc và thị trường bất động sản gần như đóng băng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống tài chính quốc gia, chính vì vậy đã tạo ra áp lực lên hệ thống NHTM Việt Nam là cùng với NHTW và Chính Phủ thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Suốt chặng đường lịch sử của dân tộc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu; tín dụng ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế; phối hợp với Nhà Nước thực hiện các chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, duy trì sự ổn đinh của tiền Đồng và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần tạo thêm thu nhập, giảm đói nghèo bền vững; góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản nhất cũng quan trọng nhất của các NHTM, là nhiệm vụ tiên quyết làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay vấn đề huy động vốn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, sẽ là lợi thế cạnh tranh, là vấn đề sống còn của kinh doanh ngân hàng. Ý thức được tầm quan trọng của vốn trong tình hình huy động vốn khó khăn như hiện nay, trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Sóc Sơn, PGD Phủ Lỗ, em quyết định lựa chọn đề tài bảo vệ khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn ”.

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN

2.1.1.Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn 22

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 26

2.2.3 Hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phát triển sản phẩm dịch vụ 32

2.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn 36

2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNSÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2010-2012 38 2.4.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2010 -2012 51 CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV: Nguyễn Thị Trang Yến K2-NH3 Viện Đại Học Mở Hà

Trang 2

SV: Nguyễn Thị Trang Yến K2-NH3 Viện Đại Học Mở Hà

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SV: Nguyễn Thị Trang Yến K2-NH3 Viện Đại Học Mở Hà

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bảng 1: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại 5

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN

2.1.1.Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn 22

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 26

Bảng 2: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 26

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012 26

Bảng 4: Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012 28

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2010-2012 28

Bảng 6: Nợ xấu, nợ đọng giai đoạn 2010-2012 30

2.2.3 Hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phát triển sản phẩm dịch vụ 32

Bảng 7: Kết quả hoạt động dịch vụ và thanh toán trong nước giai đoạn 2010-2012 32

2.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn 36

Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn 37

giai đoạn 2010-2012 37

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2010-2012 38

2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNSÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2010-2012 38 Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động 39

giai đoạn 2010-2012 39

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 40

Bảng 12: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo công cụ huy động vốn 42

giai đoạn 2010-2012 42

Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi giai đoạn 2010-2012 44

Bảng 15: Quy mô huy động vốn giai đoạn 2010-2012 45

Sơ đồ 2: Mạng lưới huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn 47

SV: Nguyễn Thị Trang Yến K2-NH3 Viện Đại Học Mở Hà

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 16: Chi phí huy động vốn giai đoạn 2010-2012 của NHNo&PTNT Sóc Sơn 48 Bảng 17: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn về quy mô của NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012 50 2.4.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9.Bài viết “Dồn điền đổi thửa thành công: Kinh nghiệm từ Sóc Sơn” Nguồn internet: tuc/Nong-thon-moi/566301/don-dien-doi-thua-thanh-cong-kinh-nghiem-tu-soc-son 1

http://hanoimoi.com.vn/Tin-SV: Nguyễn Thị Trang Yến K2-NH3 Viện Đại Học Mở Hà

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay vẫn để lại dư âm của

nó, kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi chậm chạp và Việt Nam là khôngngoại lệ Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán xuốngdốc và thị trường bất động sản gần như đóng băng Hoạt động của hệ thống ngân hàng

có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống tài chính quốc gia, chính

vì vậy đã tạo ra áp lực lên hệ thống NHTM Việt Nam là cùng với NHTW và ChínhPhủ thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Suốt chặng đường lịch sử của dân tộc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã góp phầnthúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhậpkhẩu; tín dụng ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cựccho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế; phối hợp với Nhà Nước thực hiện các chínhsách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, duy trì sự ổn đinh của tiền Đồng và tỷgiá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; hỗ trợhiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần tạo thêm thu nhập,giảm đói nghèo bền vững; góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế

Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản nhất cũng quan trọng nhất của cácNHTM, là nhiệm vụ tiên quyết làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh của cácNHTM Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay vấn đề huy động vốn lại càng trởnên quan trọng hơn bao giờ hết, sẽ là lợi thế cạnh tranh, là vấn đề sống còn của kinhdoanh ngân hàng

Ý thức được tầm quan trọng của vốn trong tình hình huy động vốn khó khăn nhưhiện nay, trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Sóc Sơn, PGD Phủ Lỗ, em quyết

định lựa chọn đề tài bảo vệ khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp tăng cường hoạt động

huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi

nhánh Sóc Sơn ” Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chinhánh Sóc Sơn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tạiNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn

Trang 7

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế luận văn không tránh khỏi những thiếusót, em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các bạn để bài luận vănđược hoàn chỉnh.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế, hình thành và phát triền gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hànghóa Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của các NHTM;đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống NHTM trở thành động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế

Những ngân hàng đầu tiên trên thế giới được ra đời vào nửa cuối thế kỷ XVI tạiChâu Âu, tiền thân là từ những tổ chức cho vay nặng lãi Ngân hàng là tổ chức kinhdoanh tiền tệ, hay còn gọi là nhà buôn tiền, đầu vào là tiền tệ và đầu ra cũng là tiền tệ.Theo luật các TCTD Việt Nam năm 2010 thì ngân hàng thương mại được định nghĩanhư sau:

“ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt

động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các nghiệp vụ kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận ”

NHTM phân theo hình thức sở hữu bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM tư nhân,NHTM liên doanh, NHTM cổ phần , chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NMTM Nhà nước: Là loại hình ngân hàng mà vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp,

có thể là Nhà nước Trung ương hoặc Tỉnh, Thành phố Các ngân hàng này được thànhlập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chínhquyền Trung ương hoặc địa phương quy định

NHTM tư nhân: Là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân Loại

ngân hàng thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương Ở Việt Nam chưaxuất hiện loại NHTM này

NHTM cổ phần: Là loại ngân hàng được thành lập thông qua việc phát hành cổ

phiếu Việc nắm giữ cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạtđộng của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phảigánh chịu các tồn thất xảy ra Đây là loại hình ngân hàng phổ biến nhất ở Việt Nam:

Trang 9

ACB, VP Bank, ABB, Sacombank, MB Bank,

NHTM liên doanh: Là loại hình ngân hàng được hình thành dựa trên góp vốn của

hai hoặc nhiều bên, thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài.Hiện nay Việt Nam có 5 ngân hàng liên doanh: Ngân hàng Indovina, Ngân hàng Việt –Nga, Ngân hàng Shinhan Vina, VID Public Bank, Ngân hàng Việt – Thái, Ngân hàngViệt – Lào

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân

hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại ViệtNam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam ví dụ như City bank, Bangkok Bank, ANZ,HSBC,

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Các NHTM có 3 chức năng cơ bản là: chức năng trung gian tín dụng, chức năngtrung gian thanh toán và chức năng tạo tiền

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngânhàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò làcầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngânhàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai tṛ là người cho vay vàhưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và gópphần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

NHTM trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia,thực hiện chức năng này ngân hàng đóng vai trò như thủ quỹ của các doanh nghiệp và

cá nhân , thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tàikhoản của khách hàng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hay nhập tiền vào tàikhoản của khách hàng tiền thu bán hàng, các khoản thu khác theo lệnh của chủ tàikhoản Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợinhư séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… cungcấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi kháchhàng cần Với vai trò là trung gian thanh toán các NHTM đã góp phần thúc đẩy lưuthông tiền tệ, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế mà lại đảm bảo an toàn thuận tiện chokhách hàng

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM

Trang 10

Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và pháttriển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã

vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM làchức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại đượckhách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giaodịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệthống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhucầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ

dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm do vậy ngân hàngtrung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.

Các NHTM có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau như: Nhà nước, tưnhân, cổ phần, nhưng bất cứ NHTM nào cũng thực hiện các nghiệp vụ cơ bản, căn

cứ vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng có thể chia ra các nghiệp vụ nội bảng và cácnghiệp vụ ngoại bảng Dưới đây là bảng cân đối tài sản của một NHTM:

Bảng 1: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại

+ Tiền gửi phi giao dịch: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi có kỳ hạn

1.1.3.1 Các nghiệp vụ nội bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại.

a Tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản nợ của ngân hàng thương mại.

 Nghiệp vụ vốn tự có

Vốn chủ sở hữu là vốn tự có khi bắt đầu hoạt động ngân hàng.Vốn chủ sở hữu baogồm vốn điều lệ( tối thiều bằng vốn pháp định do pháp luật quy đinh), nguồn vốn bổ

Trang 11

sung và các quỹ Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp khoảng 5% song có vai trò vôcùng quan trọng: là nguồn vốn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng;

là căn cứ xác định quy mô của ngân hàng, căn cứ mở rộng hoạt động kinh doanh củangân hàng Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành trang thiết bị,nhà cửa cho ngân hàng

Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tàichính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường

Vốn điều lệ: là vốn được hình thành khi thành lập ngân hàng, luôn lơn hơn hoặc

bằng vốn pháp định do pháp luật quy định Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thànhlập ngân hàng, tùy theo loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ cácnguồn khác nhau: Hình thành từ ngân sách Nhà nước nếu là ngân hàng Nhà nước,

từ vốn góp của cổ đông nếu là ngân hàng cổ phần, từ góp vốn liên doanh, từ cá nhânhay từ nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Nguồn này có thể là từ lợi nhuận

hoặc phát hành thêm cổ phần tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của ngân hàng

Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ khác nhau, mỗi quỹ có một mục đích riêng và

được hình thành từ thu nhập của ngân hàng: quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toànvốn, quỹ thặng dư, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,

 Vốn huy động và nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Vốn huy động là nguồn vốn chính nhất chiếm đến trên 90% nguồn vốn của ngânhàng Chính vì vậy ngân hàng hoạt động được là nhờ vào nguồn vốn này Ngoài nguồnvốn chủ sở hữu thì các nguồn vốn của ngân hàng được coi là nguồn vốn huy động.CácNHTM huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau trong nên kinh tế:

Nghiệp vụ tiền gửi: các nghiệp vụ huy động vốn từ nguồn này như huy động tiền

gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiềngửi của các TCTC khác

Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá nhằm

huy động nguồn vốn thiếu hụt, đây là nghiệp vụ không thường xuyên của ngân hàng

và có chi phí lớn hơn các hình thức huy động từ tiền gửi

Nghiệp vụ đi vay: Nguồn tiền này được hình thành từ việc vay NHNN, vay các

TCTD khác và vay trên thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt, đảm bảokhả năng thanh khoản cho ngân hàng khi khả năng huy động bị hạn chế

Trang 12

Nghiệp vụ tài sản nợ khác: Đây là nguồn vốn được hình thành từ nghiệp vụ ủy

thác, trong thanh toán và từ các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả

b Tài sản có và nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ ngân quỹ

Ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm: tiền mặt tại quỹ( tiền giấy, tiền kim loại,ngoại tệ, nội tệ), tiền gửi tại các ngân hàng khác( tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanhtoán gửi tại NHTW; dự trữ các giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, tínphiếu ngân hàng nhà nước ) Nhìn chung ngân quỹ của ngân hàng là tài sản khôngsinh lời hoặc sinh lời thấp song lại là tài sản có tính lỏng cao nhất, đáp ứng nhu cầu chitrả thường xuyên Do vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất

có thể được Tỷ trọng trên tổng tài sản thường thấp và khác nhau tại mỗi ngân hàng.Tỷ

lệ này có xu hướng tăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khi ngân hàng khó tìm được

cơ hội cho vay và đầu tư

 Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:

Chứng khoán là loại tài sản có tính lỏng sau tiền mặt, ngân hàng quan tâm đến 2nhóm chứng khoán là nhóm có tính thanh khoản cao song sinh lời thấp và các chứngkhoán có tính thanh khoản kém hơn nhưng sinh lời cao Các NHTM thường nắm giữchứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản Loại thứ nhất được ngânhàng nắm giữ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tri trả, loại thứ hai chủ yếu đáp ứng nhu cầusinh lời Loại thứ nhất chính là chứng khoán của Chính phủ, các tổ chức tài chính hàngđầu trong nước và quốc tế, và có thời gian đến lúc đáo hạn ngắn Loại thứ hai là chứngkhoán của Chính phủ, tổ chức tài chính và các công ty có thời gian đáo hạn tương đốidài Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán vừa đảm bảo mục tiêu sinh lời vừa có thể bán

đi nhằm gia tăng ngân quỹ khi cần thiết Các NHTM thường đa dạng loại tài sản nàycủa mình, đa dạng nhiều loại chứng khoán nhằm phân tán độ rủi ro

 Tín dụng và nghiệp vụ tín dụng:

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, phản ánh đặc trưngcủa hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm mục đích sinh lời.Tín dụng là khoản mụcchiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 50-70% trên tổng tài sản có của ngân hàng NHTMthực hiện các nghiệp vụ tín dụng của mình nhằm cung cấp vốn cho đối tượng kháchhàng cần vốn, theo hình thức cấp tín dụng NHTM cung cấp các nghiệp vụ chủ yếu sau:

Trang 13

Chiết khấu Thương phiếu: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách

hàng chuyển nhượng thương phiếu( hình thành trong quan hệ mua bán chịu giữa bênmua và bên bán) chưa đáo hạn cho ngân hàng để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giácủa thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí( nếu có)

Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao

cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Các loại cho vaybao gồm: thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, chovay trả góp,cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức hay hội nhóm

Bảo lãnh: là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết với bên nhận bảo

lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàngphải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận Có nhiều loại bảo lãnh khácnhau như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vận đơn, bảolãnh đối ứng,

Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng

thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoảnphải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,bán háng hóa, cung ứng dịch vụ

 Tài sản có khác

Đây là tài sản được hình thành từ các nghiệp vụ ủy thác:dịch vụ ủy thác cho vaycho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, chứng khoản ủythác; hình thành từ việc hùn vốn với các tổ chức khác( không thể hiện dưới hình thứcnắm giữ chứng khoán); vốn tự có hình thành nên nhà cửa, phương tiện thiết bị máymóc phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng

1.1.3.2 Các nghiệp vụ ngoại bảng cân đối tài sản

Ngoài các giao dịch được phản ánh trong nội bảng( huy động vốn, sử dụng vốn,môi giới trung gian), các NHTM còn tham gia vào các hoạt động chưa được thừa nhận

là tài sản nợ hoặc tài sản có là các nghiệp vụ ngoại bảng Đây là những hoạt động dịch

vụ phi lãi, sử dụng cơ sở vật chất và những lợi thế có sẵn để tạo ra lợi nhuận cho ngânhàng Các dịch vụ chính như: dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, bảo lãnh, ủy thác, bảo hiểm,kinh doanh ngoại hối,

Trang 14

Các hoạt đông này hiện đang được theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng, cáchoạt đông như: cam kết cho vay, bảo lãnh công nợ, hợp đồng tương lai, giao dịchSwaps, Options, Futrues, các chứng từ có giá, Mặc dù sự biến động của các giaodịch ngoại bảng không làm ảnh hưởng đến bảng tổng kết tài sản, nhưng nó cũng làmột hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập cho ngân hàng vì vậy mà nó luôn gắn vớirủi ro Thực chất của việc quản lý các tài sản ngoại bảng là việc quản lý rủi ro bởi khingân hàng phải thực hiện các cam kết bảo lãnh của mình thì sẽ trở thành tài sản nộibảng và nằm ở nhóm rủi ro.

1.2 VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Vốn và vai trò của vốn đối với ngân hàng thương mại.

1.2.1.1 Khái niệm vốn

NHTM là một trung gian tài chính, là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ, vốn chính là yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở lượng vốn màngân hàng huy động được, chính vì vậy có thể nói vốn là điều kiện tiên quyết quantrọng bậc nhất đối với một NHTM, ngân hàng phải huy động được vốn để tiến hànhcác hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lợi Các nhà kinh tế học địnhnghĩa vốn của NHTM như sau:

“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.”

Vốn của NHTM bao gồm: vốn tự có, vốn tiền gửi, vốn vay và vốn khác Theocác nhà kinh tế thì ngoài vốn tự có thì các nguồn vốn khác đều xếp vào nhóm vốn huyđộng của ngân hàng, vốn này chiếm trên 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng

1.2.1.2 Vai trò của vốn đối với ngân hàng thương mại

Như đã khẳng định ở trên, vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củakinh doanh ngân hàng, vốn có vai trò rất quan trọng với hoạt động của NHTM:

a Vốn là cơ sở để tiến hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Bản chất của kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, đầu vào và đầu ra đều

là tiền tệ (công thức T-T’), theo đó T là lượng vốn bỏ ra đầu tư ban đầu và sau khoảnthời gian đầu tư nhất định sẽ thu về T’, lợi nhuận của ngân hàng là phần chênh lệch T’

Trang 15

với T Vì là yếu tố đầu vào nên tất yếu để có thể hoạt động thì cần phải có vốn, lợi thếtheo quy mô buộc các ngân hàng không ngừng gia tăng các nguồn vốn của mình trongquá trình hoạt động.

b Vốn quyết định quy mô của ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng,hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạt động thanh toán của các ngânhàng thương mại Thông thường so với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn cónhững khoản mục về đầu tư cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay củacác ngân hàng này cũng lớn hơn Trong khi các ngân hàng lớn hoạt động trên phạm vitoàn thế giới thì các ngân hàng nhỏ lại giới hạn phạm vi hoạt động chủ yếu trong mộtkhu vực nhỏ, trong nước Nếu khả năng về vốn của ngân hàng đó dồi dào thì ngânhàng có thể mở rộng được các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu về vốncủa khách hàng về cho vay, bảo lãnh, đầu tư

c giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.

Ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụhoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay: vay để cho vay, vay để đầu tư, vay để thanhtoán Bởi vì khi đi vay vốn để thực hiện các hoạt động của mình, ngân hàng sẽ phụthuộc hoàn toàn vào đối tượng cho vay về thời hạn vay, số lượng vay và chi phí vaycao Do đó có thể ngân hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh Ngược lại, ngân hàng

có lượng vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh củamình, không phụ thuộc vào ai, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Nguồn vốn huy độnglớn cũng làm tăng khả năng hoạt động của ngân hàng như chủ động đa dạng hoá cáchoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùngcủa ngân hàng là an toàn và sinh lợi

d Vốn giúp ngân hàng quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của mình trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt độngđòi hỏi các ngân hàng phải coi uy tín của mình trên thị thường là điều quan trọng Uytín đó trước hết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng Khảnăng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng càng lớn Mặt khác, uy tíncủa ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng (ngân hàngchỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu như ngân hàng có nguồn vốn

Trang 16

lớn) Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng Với tiềm năngvốn và khả năng huy động vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy

mô ngày càng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả; vừa giữ chữ tín vừa nâng caothanh thế của ngân hàng trên thị trường

Bên cạnh đó, một trong những công cụ lớn nhất của vốn tự có là tạo sự uy tíntrong công chúng Một ngân hàng có trụ sở là tài sản riêng càng đồ sộ chừng nào thìcàng dễ gây tín nhiệm của dân chúng từng nấy Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thìsức chịu đựng của ngân hàng càng mạnh khi mà tình hình kinh tế - xã hội và tình hìnhhoạt động của ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn

e Vốn quyết định năng lực kinh doanh của ngân hàng.

Quy mô, trình độ cán bộ, công nhân viên, phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngânhàng là tiền đề thu hút vốn Khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàngtrong việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế cả về quy mô tíndụng, lẫn việc chủ động về thời hạn cho vay và thậm chí trong khi quyết định lãi suấtphù hợp với khách hàng Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vớimình, nghĩa là doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên trong tương lai và ngânhàng có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh Hơn nữa, vốn của ngân hàng lớn sẽgiúp cho ngân hàng có đủ năng lực tài chính kinh doanh đa năng trên thị trường khôngchỉ cho vay mà còn đầu tư trên thị trường tiền tệ, liên doanh, liên kết, thực hiện dịch

vụ thuê mua Và chính sự đa dạng hoá hoạt động sẽ góp phần phân tán rủi ro tronghoạt động kinh doanh và tạo lợi nhuận cho ngân hàng, đặc biệt là tăng sức mạnh cạnhtranh của ngân hàng trên thị trường

Để ngân hàng tồn tại và phát triển, ngoài vốn chủ sở hữu (Thường chiếm tỷ trọngrất nhỏ trong tổng nguồn vốn) các ngân hàng phải chú trọng tới việc tăng trưởngnguồn vốn nghĩa là phải làm tốt công tác huy động vốn

1.2.2 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Vốn huy động của ngân hàng thương mại

“ Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà ngân hàng thương mại huy động được thông qua các nghiệp vụ huy động vốn dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các nghiệp

vụ kinh doanh khác“.

Trang 17

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức

và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt độngcủa ngân hàng

Các nhà kinh tế coi tất cả các nguồn vốn của NHTM ngoài nguồn vốn chủ sở hữuđều là vốn huy động, vốn huy động bao gồm: huy động từ tiền gửi, đi vay và nguồnvốn khác

1.2.2.2 Vai trò của huy động vốn

 Đối với khách hàng

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của một NHTM, nghiệp vụ này giúp xã hộitập trung được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp vốn cho nền kinh tế và nócũng đem lại nhiều lợi ích cho người cung cấp vốn cho ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng thêm những kênhtiết kiệm và đầu tư, làm cho tiền của họ sinh lời, vừa đảm bảo an toàn, đảm bảo mục tiêu tíchlũy nguồn tiền nhàn rỗi mà lại ít rủi ro so với việc tự đứng ra kinh doanh, đầu tư khác Ngoài

ra khi khách hàng sử dụng các sản phẩm huy động vốn mà ngân hàng cung cấp họ sẽ đượctiếp cận các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, và dịch vụtín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, tiêu dùng

 Đối với nền kinh tế

Vốn chính là yếu tố sống còn cho sự phát triển kinh tế bởi sẽ là không tưởngkhi muốn phát triển kinh tế mà lại thiếu vốn hay lãng phí vốn khi không sử dụng hếtvốn Một nền kinh tế sẽ có 3 kênh cung cấp vốn là vốn từ ngân sách Nhà nước, huyđộng qua tị trường chứng khoán và qua NHTM Ở những nước có thị trường tài chínhphát triển thì sẽ dễ dàng trong việc thu hút vốn cho nền kinh tế qua kênh thị trườngchứng khoán còn ở những nước thị trường tài chính như Việt Nam thì kênh chính vẫn

là từ NHTM Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM giúp luân chuyển vốn trong nềnkinh tế, điều hòa vốn, đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu; cung cấp hàng hóa cho thịtrường tài chính; làm tăng tiết kiệm từ đó góp phần kiểm soát lạm phát

 Đối với ngân hàng thương mại

Huy động vốn và tín dụng là những hoạt động kinh doanh chính của một NHTM,

có huy động vốn mới có tín dụng và ngược lại, vì vậy huy động vốn dĩ nhiên cực kỳquan trọng Huy động vốn tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh của ngân

Trang 18

hàng, không có huy động vốn thì không phải ngân hàng, không thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh.

Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đolường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đóngân hàng thương mại có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn

để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng

1.2.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

a Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi

 Tiền gửi không kỳ hạn( tiền gửi thanh toán)

“Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào, rút tiền ra, thực hiện được các giao dịch thanh toán qua ngân hàng tại bất kì thời điểm nào mà không cần báo trước với ngân hàng”.

Thực chất tiền gửi thanh toán là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vàongân hàng để nhờ giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầuchi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thubằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toántheo yêu cầu

Đối với khách hàng thì hình thức này đem lại nhiều tiện ích như: gửi và rút tiềnbất cứ lúc nào, bên cạnh đó là sử dụng các dịch vụ như thanh toán, chuyển khoản; sửdụng thẻ thanh toán; thấu chi với ngân hàng cung cấp dịch vụ này; thu nợ và lãi vay,

ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, xác nhận khả năng tài chính Khách hàng sẽ tránh đượccác rủi ro, khó khăn và phức tạp khi sử dụng tiền mặt Tuy nhiên loại tiền gửi này cólãi suất thấp, không đáng kể

Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp do lãi suất thấp, là

cơ sở để ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng, nâng cao năng lựccạnh tranh Số dư các tài khoản thanh toán thường không lớn nhưng số lượng tàikhoản rất nhiều làm cho tổng vốn huy động từ nguồn này tăng đáng kể Tuy nhiên đâylại là nguồn vốn không có tính ổn định vì không thể biết được khách hàng sử dụng khinào nên ngân hàng rất khó để kế hoạch hóa việc sử dụng

Thủ tục mở tài khoản thanh toán rất đơn giản, dễ tiếp cận và phù hợp với hầu hếtcác nhóm khách hàng Khách hàng có thể mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng( tàikhoản có thể phát hành séc) hoặc mở tài khoản tiền gửi rút tiền tự động( sử dụng thẻ

Trang 19

ATM); ngoài ra còn có tài khoản thấu chi là sự kết hợp giữ tài khoàn tiền gửi thanhtoán và tài khoản tiền vay, có thể dư có cũng có thể dư nợ và áp dụng cho nhóm đốitượng có năng lực tài chính ổn định.

Khi khách hàng gửi tiền thì ngân hàng sẽ ghi Có vào tài khoản( tài khoản 421) vàbáo Có cho khách hàng Khi khách hàng rút tiền thì ngân hàng sẽ ghi NHTMợ vào tàikhoản và báo Nợ cho khách hàng

 Tiền gửi có kỳ hạn

“Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích hưởng lãi Thời gian gửi, lãi suất được thỏa thuận trên hợp đồng tiền gửi”

Hình thức huy động này thường dành cho các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cókhoản thu bằng tiền cần dùng sau một khoảng thời gian xác định Tiền gửi thanh toán rấtthuận tiện nhưng lãi suất thấp vì vậy hình thức này sẽ làm tăng lãi cho khách hàng

Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nhiều lần so với tiền gửi không kỳ hạn, là

cố định và khách hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn nếu rút tiền trước hạn.Trong trường hợp đến hạn mà khách hàng không tới rút thì lãi sẽ tự động nhập vào gốc

và tái tục kỳ hạn cũ với mức lãi suất ở thời điểm hiện hành Khách hàng có thể rút 1phần hoặc toàn bộ vốn gốc( tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi)

Loại tiền gửi này giúp cho khách hàng hưởng lãi suất cao hơn còn ngân hàngmặc dù chi phí huy động lớn hơn so với huy động từ nguồn không kỳ hạn nhưngnguồn tiền này rất ổn định, ngân hàng có thể lập kế hoạch sử dụng vốn cho mình

Tiền gửi tiết kiệm

“Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của các tầng lớp dân cư gửi vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an toàn tài sản”.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Khách hàng có thể gửi thêm vào và rút tiền khỏi

tài khoản tiết kiệm nhiều lần, không hạn chế số lần gửi và rút tiền, không tất toán sổtiết kiệm sau mỗi lần giao dịch Thực chất loại tiết kiệm này giống với tài khoản tiềngửi thanh toán nhưng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được phát hành sổ tiết kiệmkhông kỳ hạn

Tiết kiệm có kỳ hạn: Về bản chất giống với tiền gửi có kỳ hạn, mỗi một tài khoản

ứng với một giao dịch gửi và một giao dịch rút( lúc mở và lúc tất toán) Khi mở tàikhoản tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng sẽ được phát hành sổ tiết kiệm dùng để theo dõi,

Trang 20

đến hạn mà khách hàng không đến tất toán thì ngân hàng thực hiện lãi nhập gốc chokhách hàng theo kỳ hạn cũ và áp dụng lãi suất hiện hành Khi khách hàng đến rúttiền( trước hoặc đúng hạn) đều phải rút toàn bộ, tất toán sổ tiết kiệm cũ và nếu gửithêm thì phải mở sổ tiết kiệm mới Nếu khách hàng đến nhận lãi đúng hạn thì khôngphải mở sổ tiết kiệm mới.

Khách hàng được hưởng lãi suất dành cho tiền gửi tiết kiệm, lãi suất tùy thuộcvào kỳ hạn gửi tiết kiệm(01, 02, 03, 06, 09, 12 tháng…) Các sản phẩm tiết kiệm nhưtiết kiệm không kỳ hạn( nội tệ hoặc ngoại tệ); tiết kiệm có kỳ hạn( nội tệ, ngoại tệ,vàng, kỳ hạn 01 tuần, 3 tháng, 6 tháng…, tiết kiệm đầu kỳ, cuối kỳ hoặc định kỳ); cácsản phẩm tiết kiệm khác( dự thưởng, tích lũy, bặc thang, nhân văn…)

b Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá.

“Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn không thường xuyên của NHTM thông qua việc phát hành các chứng khoán nợ: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu ngân hàng”.

Hình thức huy động vốn này chỉ được sử dụng khi ngân hàng thiếu hụt vốn, đápứng cho nhu cầu cho vay trung và dài hạn do huy động từ nguồn tiến gửi không đápứng đủ, ko tiến hành thường xuyên bởi chi phí huy động bằng hình thức này cao.Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo vì thế nó thường phụ thuộc vào uytín của ngân hàng và lãi suất của GTCG

Trên GTCG thì các thông tin về mệnh giá, lãi suất, kỳ hạn, kỳ trả lãi đều đượcghi đây đủ

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất của NHTM, tuy nhiên khi cần thì NHTM

sẽ vay thêm, vay các TCTD khác và vay NHTW NHTM thường cần sử dụng nguồn

Trang 21

huy động này cho mục đích đảm bảo thanh khoản, bù đắp những thiếu hụt tạm thờicủa ngân hàng.

Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả

của NHTM Trong trường hợp thiếu vốn dự trữ( dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán)các NHTM thường vay NHNN Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiếtkhấu( hoặc tái cấp vốn) Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu của NHTMđem lại các tài sản mà NHTM có thể mang đến NHNN thực hiện tái chiết khấu.Nghiệp vụ này làm cho thương phiếu của ngân hàng giảm đi và tiến gửi tại NHNNtăng lên Ngoài ra nếu chưa có thương phiếu thì NHTM có thể vay NHNN dưới hìnhthức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định

Vay TCTD khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các

TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng có dự trữ vượt yêu cầu dolượng huy động tăng bất ngờ hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàngkhác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng thiếu hụt về dự trữ cónhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản nhất của một NHTM và nó phụ thuộc vàonhiều yếu tố và dĩ nhiên là chịu tác động của nhiều các nhân tố khác nhau trong nềnkinh tế thị trường

1.2.3.1 Nhân tố khách quan

Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính rất quan trọng củanền kinh tế thị trường, sức khỏe của ngành ngân hàng sẽ quyết định sự bền vững vàphát triển của hệ thống tài chính quốc gia Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặcbiệt, chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong nền kinh tế

a Môi trường pháp lý

Bất kì một tổ chức, cá nhân nào trong xã hội đều phải chịu sự điều chỉnh của hệthống pháp luật Nhà nước và NHTM cũng không ngoại lệ Hoạt động của một ngânhàng thương mại Việt Nam phải tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng và hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước NHTM không chỉ phải tuân thủcác văn bản pháp luật, văn bản dưới luật của Nhà nước mà còn phải tuân thủ theo cácquy định của NHTW ở từng thời điểm cụ thể về lãi suất, dự trữ, tỷ lệ an toàn,

Trang 22

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ có sự biến động khi có sự thay đổi vềcác chính sách của NHTW như chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách tíndụng, tỷ lệ dự trữ, tỷ lệ an toàn vốn, Khi NHTW đưa chính sách giảm trần lãi suấthuy động sẽ làm lãi suất giảm, tiền gửi sẽ giảm xuống, người dân có thể sẽ lựa chọnnhững phương thức đầu tư khác thay vì đem tiền đến ngân hàng Trong trường hợpNHTW quyết định tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cũng sẽ làm cho lượng vốn huyđộng của các ngân hàng giảm xuống Tóm lại, những sự thay đổi trong chính sáchđiều hành của NHTW sẽ làm cho việc huy động vốn chịu sự tác động theo hướng khácnhau có thể là tăng lên cũng có thể là giảm đi.

Ví dụ: Ngày 25/03/2013 NHTW ban hành TT 08/2013 giảm trần lãi suất tiền gửiVND từ 01-12 tháng chỉ còn 7,5%/năm, lãi suất giảm, dân cư sẽ ít mặn mà với gửi tiền

ở ngân hàng hơn và lượng huy động sẽ có xu hướng giảm

b Môi trường chính trị

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định Sự ổnđịnh về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn củangân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Điều này cũng là nhân tố ảnhhưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng, ổn định về chính trị chính là sự ổn định củakiến trúc thượng tầng, từ đó các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, các chính sách phát triển kinh

tế, thương mại… có sự phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút các nguồn vốn đầu tưtrong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng

c Môi trường kinh tế

Bất kể một ngành nghề, lĩnh vực nào đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình hìnhkinh tế, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm làtiền tệ, vì vậy chịu sự tác động rất mạnh của môi trường kinh tế Kinh tế ổn định, pháttriển tốt thì thu nhập của dân cư sẽ tăng, tiết kiệm tăng, vốn huy động cho nền kinh tếcũng tăng và ngược lại nếu kinh tế khủng hoảng, chậm phát triển thì lượng vốn huyđộng được sẽ thấp

Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế của cạnh tranh , đó là hiện tượng phổ biến vàkhách quan và cạnh tranh còn gay gắt hơn nhiều trong lĩnh vực ngân hàng Ngân hàng

là ngành nghề có tính cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp bời ngành này ít hình thứccạnh tranh ( chủ yếu qua lãi suất và dịch vụ) mà số lượng ngân hàng ngày một nhiều,

ko chỉ cạnh tranh với các TCTD khác trong nước mà còn phải cạnh tranh với các tổchức phi tín dụng, các định chế tài chính nước ngoài

Trang 23

Hiện nay ở Việt Nam các TCTD vẫn chủ yếu cạnh tranh thông qua lãi suất, chưacạnh tranh nhiều về dịch vụ vì vậy mà sẽ đẩy chi phí huy động của ngân hàng lên caohơn các đối thủ cạnh tranh, vốn huy động được thì tăng lên nhưng làm lãi suất tín dụngcũng tăng lên, khó cho vay Nếu các ngân hàng không cẩn trọng rất dễ sa vào cuộcchiến chạy đua lãi suất.

Nhu cầu vốn cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến côngtác huy động vốn của NHTM, nếu thị trường chứng khoán của quốc gia phát triển thì

sẽ giảm áp lực phải huy động vốn cho NHTM, ở Việt Nam thị trường chứng khoáncòn sơ khai và đang chững lại trong những năm gần đây đã làm cho nguồn cung cấpvốn chính cho nền kinh tế là từ NHTM

d Môi trường văn hóa

Văn hóa là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến các hình thức, chiến lược,phương pháp huy động vốn bởi mỗi khu vực địa lý sẽ có sự khác nhau về vănhóa( phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, các quan niệm ), sự khác biệt này sẽlàm cho công tác huy động vốn ở từng khu vực có sự khác nhau Ở những khu vực dân

cư có thu nhập cao, nhịp sống hiện đại, trình độ dân trí cao thì ngân hàng sẽ cung cấpnhững sản phẩm huy động vốn đa dạng hơn, phù hợp nhiều nhóm đối tượng cònnhững khu vực nông thôn thì nhận thức về các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, thóiquen sử dụng tiền mặt là chủ yếu thì ngân hàng sẽ cung cấp những sản phẩm đơn giản,

dễ được tiếp nhận và phù hợp với dân cư ở đó hơn

e Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Cơ cấu dân cư của khu vực nơi ngân hàng đặt chi nhánh, phòng giao dịch cũngảnh hưởng đến kết quả huy động vốn, nếu là khu vực đông đúc dân cư, đời sống dân

cư cao, tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư lớn, nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thìkhu vực đó có cầu về dịch vụ ngân hàng lớn và dĩ nhiên lượng vốn huy động được sẽlớn hơn khu vực khác Vị trí địa lý là vùng đồng bằng hay miền núi cũng sẽ dẫn đến sựkhác nhau về các yếu tố kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến lượng vốn huy động được

1.2.3.2 Nhân tố thuộc nội tại ngân hàng( chủ quan)

a Uy tín của ngân hàng

Khi xa rời vốn liếng một thời gian dài để gửi vào NHTM, người gửi thường lo sợtrước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế Ngoài việc quan tâm đến yếu tố sinhlời thì khách hàng còn quan tâm đến sự an toàn cho đồng vốn của mình, nhiều kháchhàng chấp nhận hưởng ít lãi hơn để gửi vào những ngân hàng có uy tín mà họ tin

Trang 24

tưởng Do đó họ thườg có sự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào được họ thừa nhận

là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với gười gửi tiền.Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bảnnhư: Sự hoạt động lâu năm, hình ảnh xã hội, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ,

Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của měnh, từng bướcthoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền Khi đã tin tưởng vào một NHTM nào đó,tất yếu họ sẽ tạm xa rời vốn liếng của mình để gửi vào ngân hàng hưởng lãi Khôngphải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “ Chọn mặt gửi vàng”, và trong hoạtđộng ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rất quan trọng

b Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể dựa trên việcngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu,phân tích cơ hội và thách thức đồng thời dự đoán được sự biến động của môi trường kinhdoanh trong tương lai từ đó ngân hàng sẽ quyết định có hay không mở rộng quy mô huy độngvốn, kế hoạch cân đối nguồn vốn có hợp lý, tăng hay giảm chi phí huy động Chiến lược kinhdoanh của ngân hàng bao gồm chiến lược huy động vốn, chiến lược tín dụng, chiếnlược marketing, Chiến lược huy động vốn của mỗi ngân hàng khác nhay, điều này sẽđưa đến những kết quả huy động vốn khác nhau

NHTM căn cứ vào đặc điểm của ngân hàng mình, vào đặc điểm dân cư, vị trí địa

lý, tình hình kinh tế của khu vực, thói quen tiêu dùng, tiết kiệm của dân cư để xâydựng được một chiến lược huy động vốn phù hợp nhất Theo quan niệm ngân hànghiện đại đề cao tầm quan trọng của một chiến lược marketing tốt, một chiến lượcmarketing hoàn hảo sẽ giúp ngân hàng thành công chiếm lĩnh thị trường, nâng caohình ảnh và uy tín của ngân hàng

Đầu tiên phải kể đến chính sách khách hàng bởi khách hàng chính là người trựctiếp tham gia vào quá trình cung ứng, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng Hoạt độngcủa ngân hàng xoay quanh các khách hàng của mình, ngân hàng chỉ có thể phát triểnkhi có khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là chìa khóa thành công cho mỗingân hàng Hiện nay, ngành ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàngngày một khó tính và đòi hỏi cao hơn, nhu cầu của họ ngày càng khó thỏa mãn Vìvậy, ngân hàng cần phải điều tra, nghiên cứu khách hàng của mình, thu thập các thôngtin khách hàng sẽ là căn cứ xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp, đưa ra những

Trang 25

sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhucầu của khách hàng.

Bên cạnh chính sách khách hàng là các chính sách về lãi suất, chính sách sảnphẩm, chính sách phân phối Hiện nay ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu là cạnhtranh nhau qua lãi suất, cạnh tranh qua dịch vụ đã có nhưng còn ít, ngân hàng phải xâydựng được mức lãi suất hợp lý để có thể tăng huy động nhưng giảm thiểu việc đẩy caochi phí huy động dẫn đến tăng lãi suất cho vay, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng

Vì mỗi khu vực có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau nên các ngân hàngcũng phải lên danh mục các sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng khu vực, thỏamãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngân hàng phải lên kế hoạch phân phối các sảnphẩm dịch vụ của mình sao cho khách hàng mục tiêu dễ dàng tiếp cận nhất, tối đa hiệuquả nhất

c Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng

Một NHTM sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn khi có một mạng lưới chi nhánh,PGD lớn cả về số lượng và độ rộng NHTM có mạng lưới huy động rộng lớn chắcchắn sẽ huy động được nhiều vốn hơn so với các NHTM có mạng lưới nhỏ bởi kháchhàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nói chung và các sản phẩmhuy động vốn nói riêng Một mạng lưới rộng rãi cũng như bộ mặt của ngân hàng đượctuyên truyền rộng rãi, nhiều người biết đến ngân hàng hơn, ấn tượng về một ngân hàng

uy tín cao hơn

d Các yếu tố nội lực ngân hàng

Các yếu tố nội lực ngân hàng có thể kể đến như công nghệ, lao động, trình độ bộmáy quản lý, , những yếu tố này có tác động trực tiếp đến kết quả huy động vốn củamỗi ngân hàng

Sẽ là một lợi thế cạnh tranh nếu ngân hàng sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đạihơn bởi khách hàng đều muốn tận hưởng sự phục vụ tối ưu nhất, công nghệ tiên tiếnđồng nghĩa với hiệu quả, hiệu năng làm việc vượt trội hơn Công nghệ hiện đại sẽ làmgiảm thời gian chờ đợi, đơn giản hóa các thủ tục rườm rà, tạo ấn tượng về một ngânhàng tốt hơn, vượt trội hơn

Trình độ bộ máy quản lý ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến các chính sách, chiến lược,hiệu quả, hiệu năng công việc từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinhdoanh nói chung và huy động vốn nói riêng

Trang 26

Trịnh độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng là nhân tố quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả huy động vốn bởi thực chất của công tác huy động vốnchính là mối quan hệ giao tiếp giữa người nhân viên ngân hàng với khách hàng Trình

độ chuyên môn, thái độ phục vụ, sự chuyên nghiệp của người nhân viên tạo nên bộmặt ngân hàng và là một trong những nhân tố chính quyết định khách hàng có quay lạingân hàng hay không

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC SƠN.

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn là

ngân hàng thương mại Nhà nước có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for

Agriculture and Rural Development Soc Son Branch ( Agribank Soc Son)

Địa chỉ: Quốc lộ 3, Thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội

Lịch sử phát triển: Theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988, chuyển đổi toàn bộ hệ

thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: cấp quản lý vĩ mô là Ngân hàng Nhànước, và cấp kinh doanh là các Ngân hàng chuyên doanh Ngày 01/10/1990 các Ngân hàngchuyên doanh được gọi với tên chính thức là Ngân hàng thương mại Từ năm 1988 đến

1994 NHNo&PTNT Sóc Sơn là đơn vị trực thuộc thẳng trung tâm điều hành (Ngân hàngTrung Ương) của NHNo&PTNT Việt Nam Như vậy chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn làchi nhánh cấp I loại II đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam

Ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT Sóc Sơn đã phải đối mặt với vô vànkhó khăn và thử thách như: lực lượng cán bộ ít ỏi và trình độ chuyên môn còn thấp,mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu vì kết quả hoạt động kinhdoanh khi mới thành lập chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, song nguồn vốn chỉ cókhoảng 1,6 tỷ đồng Ngân hàng được tập trung cho vay hai thành phần kinh tế là:Doanh nghiệp Nhà nước 38% và HTX 62%, nợ quá hạn chiếm 5,3% trên tổng dư nợ

Trang 28

Cơ chế tín dụng lúc giờ mang đậm bao cấp: cho vay theo chỉ định, theo kế hoạch nhànước, lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất huy động Vì vậy hoạt động của NHNo&PTNTnói chung và hoạt động tín dụng nói riêng gặp muôn vàn khó khăn và thử thách, không

có định hướng và lúng túng về đối tượng đầu tư

Đầu năm 1991, sau khi có văn bản 53/NHNN“Về biện pháp cho vay ngắn hạn,

trung hạn đối với hộ nông dân” của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam,

NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tiếp cận cho vay đối tượng sản xuất Dư nợ cuối năm 1991của cho vay kinh tế hộ là 113 triệu đồng, bằng 4% trên tổng dư nợ Chỉ sau khi có chỉthị 202/CT ngày 28/06/1991 và Nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính Phủ, trên

cơ sở quy định 499/NHNo ngày 23/07/1991 và tiếp đến là quyết định 499A/NHNo –TDNT ngày 02/09/1993 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT thì việc cho vay hộ sảnxuất của Ngân hàng mới có bước chuyển biến mới Từ chỗ cho vay gián tiếp qua các

tổ chức chuyển sang cho vay trực tiếp hộ sản xuất Kết quả đến năm 1995 dư nợ kinh

tế hộ chiếm 41% tổng dư nợ của NHNo&PTNT Sóc Sơn không còn là bao cấp tronghoạt động tín dụng, góp phần quan trọng đưa NHNo&PTNT Sóc Sơn vào hoạt độngthương mại

Năm 2001, sau 10 năm cho vay kinh tế hộ của NHNo&PTNT Việt Nam đạt đượckết quả to lớn về kinh tế và xã hội, đã đòi hỏi hệ thống NHNo&PTNT phải đa dạnghóa cơ cấu đầu tư, đối tượng khách hàng, trong đó đặc biệt chú trọng đến khách hàng

là doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết được thành lập theoluật doanh nghiệp với số lượng ngày càng tăng theo các năm, mặt khác lại được Chínhphủ hỗ trợ thông qua Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Nghị định này làmột chủ trương đột phá về định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, một môitrường thuận lợi cho sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của doanhnghiệp vừa và nhỏ.Đồng thời đây cũng là một thị trường tiềm năng để Ngân hàng đầu

tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng

Sau 25 năm hoạt động, trải qua những biến đổi về kinh tế của đất nước, cũng nhưkhu vực, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã có nhiều thay đổi, trưởng thành hơn, kinh nghiệmhơn, nhiều khách hàng hơn, là ngân hàng có vị thế quan trọng trên địa bàn Huyện SócSơn là một huyện ngoại thành, kinh tế - xã hội phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn yếukém, trình độ dân trí còn thấp, sản xuất nông nghiệp là chính, nền kinh tế vẫn chủ yếuphụ thuộc vào cây lúa, cây lương thực và hoa màu, kinh tế trang trại đang khởi sắc

Trang 29

nhưng chưa phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng của huyện…,vì vậy hoạtđộng kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với

sự nỗ lực của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên trong toàn cơ quan mà chi nhánhNHNo&PTNT Sóc Sơn ngày càng phát triển và dành được chỗ đứng vững chắc trênthị trường

Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mọi thành phần kinh tế phải

có sự thay đổi để thích nghi và NHNo&PTNT Sóc Sơn cũng không ngoại lê,NHNo&PTNT Sóc Sơn không ngừng có những biến đổi tích cực và ngày càng hoànthiện hơn về mọi mặt, cả về chuyên môn và nghiệp vụ nhất là làm tốt công tác phốihợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để thực hiện chính sáchcủa Nhà Nươc NHNo&PTNT Sóc Sơn đã từng bước nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng, công tác cho vay, thu nợ, chất lượng tín dụng, công tác kho quỹ an toànkhoa học, các công tác khác đều thực hiện tốt Trên cơ sở đó từng bước đầu tư chiềusâu, trang thiết bị làm việc hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên từ cán bộ lãnh đạođiều hành đến nhân viên tác nghiệp được đào tạo lại, trình độ mọi mặt không ngừngđược nâng cao và ngày càng tỏ ra thích ứng với cơ chế thị trường Chính vì vậy hoạtđộng Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận cả về số lượng và chấtlương Ngoài việc thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm do NHNo&PTNT ViệtNam giao, chi nhánh Sóc Sơn còn chú trọng triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội, góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền địa phương xây dựng huyện Sóc Sơn

ngày càng phát triền, cùng với toàn hệ thống NHNo&PTNT trên cả nước “ Đem phồn

thịnh đến với khách hàng”.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng

NHNo&PTNT Sóc Sơn là chi nhánh cấp I loại II đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT ViệtNam, có vai trò tạo lập vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng gópphần thực thi các chương trình mục tiêu của ngân hàng Nông nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý của NHNo&PTNT Sóc Sơn cho đến nay bao gồm Hội sở và 6 phòng giao dịch trựcthuộc:

Trang 30

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân hàng NHNo&PTNT Sóc Sơn

Phòng điện toán dịch vụ&

marketing

Phòng Hành chính nhân sự

Phòng

Kế toán ngân quỹ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng

kế hoạch kinh doanh

PGD KCN Nội Bài

NGÂN HÀNG No&PTNT SÓC SƠN

PGD

Phù

Lỗ

PGD Nội Bài

PGD Kim Anh

PGD Nỷ

Xuân Giang

Điện toán dịch vụ và Marketing

Phòng kinh doanh ngoại hối

Phòng hành chính nhân sự

Phòng KTKS nội bộ

Trang 31

Ban lãnh đạo điều hành gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 1 trưởng phòng kinhdoanh, 1 trưởng phòng kế toán, 1 trưởng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, 1 trưởngphòng tổ chức hành chính nhân sự, 1 trưởng phòng kinh doanh ngoại hối, 1 trưởngphòng điện toán, dịch vụ và marketing Bộ máy tổ chức của Ngân hàng được kiện toànlại đủ sức quản lí và lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ phát triểnkinh tế trên địa bàn.

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNSÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

NHNo&PTNT Sóc Sơn ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, vốn là tiền đề, cơ sở, yếu tố tiên quyết cho hoạt động của một ngân hàng Vì vậy NHNo&PTNT Sóc Sơn đã trú trọng công tác huy động vốn, dưới đây là kết quả huy động vốn của chi nhánh từ năm 2010-2012:

Bảng 2: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Nhìn bảng 2 có thể thấy tỷ lệ nguồn vốn huy động trên tổng nguồn của

NHNo&PTNT Sóc Sơn ngày một chiếm tỷ trọng rất lớn Năm 2010 nguồn vốn huyđộng chiếm 98,76%, năm 2011 là 98,95% và năm 2012 tăng lên 99,19% trên tổngnguồn Kết quả này cho thấy nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh có đến trên 98% làhình thành từ nguồn vốn huy động Vì vậy có thể khẳng định vốn huy động là cực kỳquan trọng với hoạt động của Ngân hàng Dưới đây là tình hình huy động vốn củaNHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012:

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012

Trang 32

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn).

Từ năm 2010-2012 nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn có sựbiến động, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được là 1.889.854 triệu VND,đạt 100,9% kế hoạch năm và tăng 27,7% so với cùng kì năm 2009; năm 2011 có sựgiảm nhẹ về nguồn vốn huy động, chi nhánh huy động được 1.758.166 triệu VND,giảm 7% so với năm 2010 và đạt 93,5% so với kế hoạch năm; năm 2012 nguồn vốnhuy động đạt sự ổn đinh và tăng 1 lượng lớn đạt 2.365.491triệu VND, tăng 34,5% sovới năm 2011 và đạt 100,6% kế hoạch đề ra

Từ kết quả này cho thấy nguồn vốn huy động tuy có sự biến động tăng giảm song

về cơ bản là khá ổn định, xu hướng tăng qua các năm Sự giảm nhẹ nguồn vốn huyđộng trong năm 2011 có thể lý giải là do năm 2011 tình hình kinh tế khá phức tạp, lạmphát tăng cao, những tháng cuối năm NHNN khống chế trần lãi suất huy động là 14%,thị trường bất động sản giảm giá mạnh… dẫn đến việc huy động vốn gắp khó khănhơn, tuy nhiên con số 1.785.166 triệu VND là khá khả quan so với thị trường, sát vớinhận định kế hoạch đề ra năm 2011 Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế khó khănnhưng huy động vốn đã đạt được kết quả đáng kinh ngạc, nguyên nhân là do năm 2012tiền nhàn rỗi trong dân cư lớn do những dự án đền bù từ những năm trước năm naytiền mới về dân

Trang 33

Tỷ lệ (%)

trước

So với kếhoạch

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Nhìn vào bảng 4 thấy rằng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNo&PTNT Sóc

Sơn năm 2010 đạt 1.029.923 triệu VND, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước vàbằng 99,9% kế hoạch đề ra Kết quả này đạt được là do nỗ lực của cán bộ nhân viênngân hàng, thêm vào đó năm 2010 kinh tế Sóc Sơn có nhiều thành tựu khi hơn 150doanh nghiệp quốc doanh mới đi vào hoạt động đưa số doanh nghiệp trên địa bàn lên

650 doanh nghiệp, nhiều dự án mới đưa vào triển khai Năm 2011, năm đánh dấunhiều biến động của nền kinh tế khi NHNN khống chế tốc độ tăng trưởng nhằm kiềmchế lạm phát ở mức 20%, bất động sản giảm giá, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thua

lỗ, điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả cho vay khi dư nợ giảm nhẹ khoảng 2,3% so vớinăm 2010, đạt 1.006.374 triệu VND, bằng 91,5% kế hoạch năm Năm 2012, dư nợ đạt1.064.303 triệu VND, bằng 94,2% kế hoạch và tăng 5,8% so với năm 2011 Bởi chínhsách thắt chặt của Chính Phủ, kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới 20%, cùng với tìnhhình kinh tế nhiều biến động, sản xuất gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn,mặt khác Chi nhánh đã ngày một nâng cao chất lượng thẩm định trong cho vay, nângcao chất lượng tín dụng vì vậy mà tín dụng năm 2012 tăng không nhiều so với năm

2011 nhưng ổn định về chất lượng hơn

 Cơ cấu dư nợ nền kinh tế

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu VND

Trang 34

2010 2011 2012

Số tuyệtđối

Tỷtrọng(%)

Số tuyệt đối

Tỷtrọng(%)

Số tuyệtđối

Tỷtrọng(%)

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Sóc Sơn theo kỳ hạn vay là khá ổn định quacác năm, dư nợ ngắn hạn từ năm 2010-2012 lần lượt chiếm tỷ trọng là 89,35%,88.03% và 88.89% so với tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp

ở mức 10,65%, 11,97% và 11,11% so với tổng dư nợ Kết quả cho thấy chi nhánhphần lớn là cho vay ngắn hạn: vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanhnghiệp bởi địa bàn Sóc Sơn có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động và chủ yếu làdoanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong sản xuấtnông nghiệp, kinh tế hộ gia đình Cho vay trung và dài hạn của chi nhánh tậptrung vào các dự án có tiềm năng trên địa bàn như: dự án kinh doanh taxi choCông ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tôcho HTX vận tải Nội bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè cácloại, thu mua nguyên liệu thuốc lá, đầu tư mô hình kinh tế trang trại… Ngoài rachi nhánh còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng,

Trang 35

lợn hướng lạc, phát triển kinh tế rừng đồi…

Cơ cấu cho vay theo đối tượng của chi nhánh bao gồm đối tượng là doanhnghiệp và hộ gia đình: Năm 2010 cho vay doanh nghiệp đạt 761.285 triệu VNDchiếm tỷ trọng 73,92% so với tổng dư nợ, trong khi đó cho vay hộ gia đình đạt268.638 triệu VND chiếm tỷ trọng 26,08% so với tổng dư nợ Năm 2011, cho vaydoanh nghiệp chiếm 67,44% tổng dư nợ, có giảm nhẹ so với năm 2010 đạt678.743 triệu VND, tỷ trọng cho vay hộ gia đình tăng lên 32,56% so với tổng dư

nợ đạt 327.631 triệu VND Năm 2012, cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình lầnlượt chiếm 66,97% và 33,03% so với tổng dư nợ, giá trị tuyệt đối lần lượt là712.771 triệu VND và 351.532 triệu VND

Về dư nợ theo loại tiền tệ, sở dĩ cuối năm không có dư nợ ngoại tệ vì đây đều

là nợ vay kỳ hạn ngắn, trả ngay trong năm, ở thời điểm đầu năm 2011 dư nợ chovay ngoại tệ là 52,9 tỷ đồng, và đến tháng 4/1011 khách hàng đã trả hết nợ Riêngnăm 2012 do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt là ngành thép,chính vì vậy mà mà Chi nhánh đã không xây dựng kế hoạch và không thực hiệncho vay bằng ngoại tệ đối với 2 doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép nữa

Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng cho vay hộ gia đình vàgiảm tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp là do từ năm 2010-2012, kinh tế gặpnhiều khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp trên địa bàn thua lỗ, giải thể, ngừnghoạt động…Mặt khác, theo chủ trương ưu tiên phát triền kinh tế nông thôn cùngvới công tác dồn điền đổi thửa ở Sóc Sơn đạt nhiều thành tựu, là cơ sở cho kinh tếnông thôn phát triển, các hộ gia đình có hướng phát triển kinh tế mới với sự hỗ trợvốn từ ngân hàng

 Tình hình nợ xấu giai đoạn 2010-2012

Bảng 6: Nợ xấu, nợ đọng giai đoạn 2010-2012

Số tuyệt đối

Tỷtrọng(%)

Số tuyệtđối

Tỷtrọng(%)

Số tuyệtđối

Tỷtrọng(%)

Trang 36

Dư nợ xấu 18.403 1,79 6.719 0,67 20.059 1,88

Đơn vị: triệu VND (Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Từ năm 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn có sự daođộng rõ rệt: năm 2010 là 1,79% giảm còn 0,67% năm 2011 và tăng lên 1,88% năm

2012 Tỷ lệ nợ xấu là khá cao nguyên nhân là do sản xuất của các doanh nghiệp gặpkhó khăn, hàng hóa chậm tiêu thụ, tồn kho lớn và giảm giá Thêm vào đó là cán bộ tíndụng còn chưa sát sao từ khâu thẩm định, giải ngân, đôn đốc nợ; Chất lượng hồ sơ tíndụng còn nhiều sai sót

Nợ đọng, nợ rủi ro thì giảm dần qua các năm từ 2,4% năm 2010 chỉ còn 1,95%năm 2012, mặc dù tỷ lệ còn cao song đã giảm dần qua các năm, điều này cho thấy tìnhhình tín dụng của chi nhánh ngày một lành mạnh hơn, khâu cho vay được kiểm soátchặt chẽ hơn Tỷ lệ nợ xấu còn cao là giai đoạn 2010-2012, nền kinh tế chịu ảnhhưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao, sản xuất trì trệ, hàng tồnkho nhiều, doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động nhiều, thị trường bất độngsản, chứng khoán đóng băng,… kinh tế Sóc Sơn và hoạt động kinh doanh củaNHNo&PTNT Sóc Sơn cũng không tránh khỏi các hệ lụy Ngoài ra còn phải kể đếnnhững nguyên nhân thuộc về chủ quan của Ngân hàng

Nguyên nhân của tình hình nợ xấu, nợ rủi ro của NHNo&PTNT Sóc Sơn:

- Hồ sơ vay vốn còn thiếu sót trong nhiều khâu từ hợp đồng tín dụng, báo cáothẩm định, công tác kiểm tra sau, việc kiểm tra sau không kịp thời, nội dung kiểm tra

sơ sài

- Các yếu tố pháp lý ghi trên hồ sơ còn ghi thiếu hoặc không đầy đủ

- Việc theo dõi, quản lý hoạt động của các khoản vay còn yếu, chưa sâu sát,nhiều khoản vay sử dụng vốn sai mục đích nhưng cán bộ không hay biết, hoặc biếtnhưng chưa có biện pháp xử lý phù hợp

- Việc quản lý, giao nhận giấy tờ có giá của khách hàng vay tín chấp( Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất thổ cư, đất canh tác) chưa thống nhất, chưa chặt chẽ dẫn đếnthất lạc hoặc bị lợi dụng

Trang 37

- Ý thức trách nhiệm, đạo đức của cán bộ tín dụng gây ra rủi ro đạo đức cho ngânhàng, làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

2.2.3. Hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phát triển sản phẩm dịch vụ

2.2.3.1 Hoạt động dịch vụ và thanh toán trong nước:

Bảng 7: Kết quả hoạt động dịch vụ và thanh toán trong nước giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng, món

Doanh số chuyển tiền

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Sóc sơn là một huyện ngoại thành phía bắc Hà Nội, với dân số trên 30 vạn dân,trên 1000 doanh nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hoạt động của cụm Sân bay quốc

tế Nội Bài, những năm qua kinh tế Sóc Sơn có sự phát triển không ngừng, đời sốngnhân dân được cải thiện đáng kể Những điều này đã biến Sóc Sơn trở thành khu vực

có tiềm năng rất lớn về dịch vụ ngân hàng, thanh toán, chuyển tiền,…Nhìn vào bảng

2.5 có thể thấy rõ tình hình thanh toán trong nước của NHNo&PTNT Sóc Sơn ngày

một phát triển năm sau cao hơn năm trước

Doanh số thanh toán của Chi nhánh đạt 37.284 tỷ đồng trong năm 2010, tăng lên47.460 tỷ đồng năm 2011 và đạt 50.876 tỷ đồng vào năm 2012 Doanh số chuyển tiềnđạt 398.689 món với số tiền 7.877 tỷ đồng năm 2010, tăng lên 487.965 món với số tiền8.832 tỷ đồng năm 2011 và đạt 534.563 món với số tiền 10.875 tỷ đồng năm 2012

Số tài khoản thanh toán( bao gồm cả tài khoản ATM) là 45.675 tài khoản, tăng47,9% so với năm 2011 và 54% so với năm 2010 Tỷ lệ thu ngoài tín dụng năm 2010

là 6,01% (6,058 tỷ đồng), tăng lên 7,01% (6,998 tỷ đồng) năm 2011 và đạt 7,5%( 6,6

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, 2008. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, 2011. Marketing Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. Frderic S. Mishkin, 2011. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
5. “ Marketing hỗn hợp”. Nguồn internet: http://vi.wikipedia.org/wiki/Marketing_h%E1%BB%97n_h%E1%BB%A3p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing hỗn hợp”." Nguồn internet
10. Website NHNo&PTNT Việt Nam: www.agribank.com.vn . 11. Website NHNN Việt Nam: www.sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.agribank.com.vn ."11. Website NHNN Việt Nam
6. Điều 4, Chương I, Luật47/2010/QH12 Các TCTD( Tổ chức tín dụng) Khác
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn năm 2010, 2011, 2012 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w