Hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn (Trang 37)

triển sản phẩm dịch vụ

2.2.3.1. Hoạt động dịch vụ và thanh toán trong nước:

Bảng 7: Kết quả hoạt động dịch vụ và thanh toán trong nước giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng, món

2010 2011 2012

Doanh số thanh toán 37.284 47.460 50.876

Doanh số chuyển tiền

- Số món 398.689 487.965 534.563

- Số tiền 7.877 8.832 10.875

Số tài khoản thanh toán ( bao

gồm cả phát hành thẻ ATM) 29.657 30.870 45.675

Thu ngoài tín dụng 6,058 6,998 6,600

Tỷ lệ thu ngoài tín dụng 6,01% 7,01% 7,50%

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Sóc sơn là một huyện ngoại thành phía bắc Hà Nội, với dân số trên 30 vạn dân, trên 1000 doanh nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hoạt động của cụm Sân bay quốc tế Nội Bài, những năm qua kinh tế Sóc Sơn có sự phát triển không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Những điều này đã biến Sóc Sơn trở thành khu vực có tiềm năng rất lớn về dịch vụ ngân hàng, thanh toán, chuyển tiền,…Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy rõ tình hình thanh toán trong nước của NHNo&PTNT Sóc Sơn ngày một phát triển năm sau cao hơn năm trước.

Doanh số thanh toán của Chi nhánh đạt 37.284 tỷ đồng trong năm 2010, tăng lên 47.460 tỷ đồng năm 2011 và đạt 50.876 tỷ đồng vào năm 2012. Doanh số chuyển tiền đạt 398.689 món với số tiền 7.877 tỷ đồng năm 2010, tăng lên 487.965 món với số tiền 8.832 tỷ đồng năm 2011 và đạt 534.563 món với số tiền 10.875 tỷ đồng năm 2012.

Số tài khoản thanh toán( bao gồm cả tài khoản ATM) là 45.675 tài khoản, tăng 47,9% so với năm 2011 và 54% so với năm 2010. Tỷ lệ thu ngoài tín dụng năm 2010 là 6,01% (6,058 tỷ đồng), tăng lên 7,01% (6,998 tỷ đồng) năm 2011 và đạt 7,5%( 6,6

tỷ đồng) năm 2012.

Bảng 8: Tình hình kinh doanh ngoại tệ giai đoan 2010-2012

Đơn vị: Ngàn USD, triệu VND

Loại tiền 2010 2011 2012 Số tuyệt đối 2010/ 2009 Số tuyệt đối 2011/ 2010 Số tuyệt đối 2012/ 2011 1. Mua bán NT

- Doanh số mua USD 25.474 103,17 16.352 64,19 18.034 110,29

- Doanh số bán USD 25.691 104,19 16.215 63,12 18.269 112,67

2. Thẻ TDQT USD

- Séc du lịch 28 85,94 26 93,38 18 70,09

3. Kiều hối USD

- Số món 1.509 123,89 1.278 84,69 1.630 127,54

- Số tiền 1.877 87,45 2.302 122,6 9.197 138,9

- Trong đó WU

Số món 1.174 131,76 910 77,51 1.036 113,85

Số tiền 1.161 138,60 1.005 86,53 1.038 103,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Thanh toán XK USD

- Số món 181 181,00 227 125,41 235 103,52

- Số tiền 10.188 145,73 6.708 65,84 6.517 97,16

5. Thanh toán NK USD

- Số món 111 61,67 109 98,20 54 49,54 - Số tiền 6.855 65,82 10.035 146,37 5.780 57,60 6. XNK bằng L/C USD - Số món 6 25,00 6 100,00 8 133,33 - Số tiền 10.301 59,96 7.689 74,64 1.092 14,20 7. Tổng thu về KDNT VND 5.562 148,61 2.837 51,01 2.426 85,49 8. Tổng chi về KDNT VND 3.245 134,54 733 22,58 617 84,16

9. Chênh lệch thu chi VND 2.317 174,10 2.105 90,82 1.727 82,06

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối NHNo&PTNT Sóc Sơn )

Doanh số mua ngoại tệ: Năm 2010 ngoại tệ mua vào là 25.474 ngàn USD bằng 103,17% so với năm 2009; Năm 2011 doanh số mua ngoại tệ là 16.352 ngàn USD, bằng 64,19% so với năm 2010; Năm 2012 doanh số mua ngoại tệ đạt 18.034 ngàn USD, bằng 110,29% so với năm 2011 và bằng 70,79% so với năm 2010.

Doanh số bán ngoại tệ: Năm 2010 lượng ngoại tệ bán ra đạt 25.691 ngàn USD, bằng 104,19 % so với năm 2009; Năm 2011 lượng bán ra giảm chỉ còn 16.215 ngàn USD, bằng 63,12% so với năm 2010; Năm 2012 tăng lên 18.269 ngàn USD, bằng 112,67% so với năm 2011 và bằng 71,1% so với năm 2010.

- Thanh toán xuất khẩu:

Năm 2010, thanh toán xuất khẩu thực hiện đạt 181 món, bằng 181% so với năm 2009, số tiền 10.188 ngàn USD, bằng 145,73% so với năm 2009; Năm 2011, số món thanh toán xuất khẩu tăng lên 227 món, số tiền đạt 6.708 ngàn USD. Số món tăng 46 món,bằng 125,41% so với năm 2010 nhưng số tiền thì giảm chỉ bằng 65,84% so với năm 2010; Năm 2012, số món tăng lên 235 món bằng 103,52% so với năm 2011 và số tiền đạt 6.517 ngàn USD, bằng 97,16% so với năm 2011. Có thể thấy thanh toán xuất khẩu trong những năm gần đây có xu hướng tăng về số lượng, chứng tỏ ngân hàng ngày càng thu hút nhiều hơn khách hàng đến với ngân hàng. Số tiền thanh toán xuất khẩu giảm qua các năm là do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế, làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài.

- Thanh toán nhập khẩu:

Thanh toán nhập khẩu từ 2010-2012 giảm đáng kể về số món thanh toán. Năm 2010 đạt 111 món, bằng 61,67% so với năm 2009. Năm 2011 giảm 2 món đạt 109 món, bằng 98,2% so với năm 2010. Năm 2012 số món thanh toán nhập khẩu giảm hơn 50%, đạt 54 món bằng 49,45% năm 2011. Số tiền về thanh toán nhập khẩu có sự biến động tăng giảm, năm 2010 đạt 6.855 ngàn USD, tăng lên rất nhanh đạt 10.035 ngàn USD và giảm xuống 5.780 ngàn USD vào năm 2012.

- Xuất nhập khẩu bằng L/C:

Số món XNK bằng L/C khá ổn định, năm 2010 đạt 6 món, năm 2011 đạt 6 món và năm 2012 đạt 8 món. Số tiền trong XNK bằng L/C giảm mạnh từ 10.301 ngàn USD năm 2010 còn 7.689 ngàn USD năm 2011, bằng 74,64% năm 2010 và chỉ đạt 1.092 ngàn USD năm 2012, bằng 14,2% năm 2011.

- Thanh toán kiều hối:

Năm 2010 đạt 1.509 món, tăng 23,89% so với năm 2009, số tiền đạt 1.877 ngàn USD giảm 12,55% so với năm 2009. Năm 2011, số món giảm còn 1.278, bằng 84,69% so với năm 2010, số tiền đạt 2.302 ngàn USD tăng 22,6% so với năm 2010. Năm 2012, số món tăng lên 1.630 tăng 27,54% so với năm 2011, số tiền đạt 9.197 ngàn USD, bằng 138,9% so với năm 2011. Kết quả này đạt được là do số người trên địa bàn đi xuất khẩu lao động ngày một nhiều, thêm vào đó là các chương trình khuyến khích chuyển kiều hối của NHNo&PTNT Sóc Sơn.

- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế:

Năm 2010 đạt 28 ngàn USD, bằng 85,94% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 26 ngàn USD, bằng 93,38% năm 2010. Năm 2012, giảm còn 18 ngàn USD, bằng 70,09% năm 2011. Lý giải điều này là do kinh tế khó khăn, dân cư hạn chế du lịch nước ngoài.

- Kết quả kinh doanh ngoại tệ:

Từ năm 2010-2012 tình hình kinh doanh ngoại tệ biến động giảm mạnh, theo đó năm 2012 thu về kinh doanh ngoại tệ chỉ đạt 2.426 triệu VND giảm 14,51% so với năm 2011 và giảm 56,38% so với năm 2010. Chi về kinh doanh ngoại tệ giảm xuống 617 triệu VND, giảm 15,84% so với năm 2011 và giảm 80,98% so với năm 2010. Chênh lệch thu chi năm 2012 đạt 1.727 triệu VND, giảm 17,94% so với năm 2011, và giảm 25,46% so với năm 2010. Mặc dù kết quả kinh doanh ngoại tệ giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước, thu nhập của dân cư giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm của tổng thu, tổng chi.

2.2.3.3. Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ:

Thẻ ATM: Năm 2010 số lượng thẻ ATM chỉ đạt 12.300 thẻ, đến năm 2011 con số này là 43.255 thẻ, tăng 251,67% so với năm 2010, và tăng lên 60.457 thẻ tính đến 31/12/2012, bằng 139,67% năm 2011.

Dịch vụ mobile banking: tính đến 30/6/2012 đạt 9.872 khách hàng tăng 1.679 khách hàng so với 31/12/2011.

Dịch vụ bảo an tín dụng: Tính đến 30/6/2012 thí số món giải ngân bán bảo hiểm là: 1.642 món tăng 521 món so với 31/12/2011.

triển Nông thôn Sóc Sơn.

Từ những nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng kết hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trong những năm qua NHNo&PTNT Sóc Sơn đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012:

Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu VND Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng thu 205.620 325.217 335.202 Tổng chi 171.171 252.291 265.833

Chênh lệch thu chi

chưa lương 53.590 84.599 76.636 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ % so với

năm trước 193,60% 157,86% 90,59%

Lợi nhuận 34.449 72.926 69.369

Hệ số lương 1,99 2,08 1,71

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012)

Kết quả hoạt động 3 năm từ 2010-2012 của chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn có sự biến động, điều này hoàn toàn dễ hiểu bời từ năm 2010-2012, ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc suy thoái kinh tế, lạm phát cao, thất nghiệp tăng cao, dư nợ với phi sản xuất lớn trong khi thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán đi xuống. Là ngân hàng ưu tiên về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT Sóc Sơn có mức lợi nhuận khá ổn định, nhưng không phủ định là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng còn cao.

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2010-2012

Năm 2010, tổng thu đạt 205.620 triệu VND, tổng chi là 171.171 triệu VND, chênh lệch thu chi chưa lương là 53.590 triệu VND, lợi nhuận cả năm là 34.449 triệu VND, hệ số lương là 1,99.

Năm 2011, tổng thu đạt 325.217 triệu VND, tổng chi là 252.291 triệu VND, thu trừ chi chưa lương là 84.599triệu VND, bằng 157,86% so với năm 2010, làm lợi nhuận tăng hơn 50% đạt 72.926 triệu VND, hệ số lương tăng lên 2,08.

Năm 2012, tổng thu đạt 335.202, tổng chi của năm là 265.833 triệu VND, chênh lệch thu chi chưa lương là 76.636 triệu VND, chỉ bằng 90,57% năm 2011, lợi nhuận vì thế giảm 3.557 triệu VND đạt 69.639 triệu VND, hệ số lương năm 2012 là 1,71.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNSÓC SƠN GIAI ĐOẠN 2010- 2012.

2.3.1. Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn.

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, tiên quyết, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có huy động được vốn thì mới có thể cho vay và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư sinh lời cho ngân hàng. Dưới đây là các hình thức huy động vốn của ngân hàng.

2.3.1.1. Phân loại theo đối tượng huy động.

Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu VND Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1.889.854 100% 1.758.166 100% 2.365.491 100% Tiền gửi D/C 1.275.929 67,51% 1.289.373 73,34% 1.813.884 76,68%

Tiền gửi của

TCKT 564.808 29,89% 461.988 26,28% 504.777 21,34%

Nợ chính phủ

và NHNN 48.965 2,59% 6.773 0,39% 46.804 1,98%

Vay TCTD 152 0,01% 32 0,00% 26 0,00%

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

Căn cứ vào đối tượng huy động vốn, NHNo&PTNT Sóc Sơn huy động vốn từ 4

đối tượng chính trong nền kinh tế đó là: dân cư, các TCKT, vay Chính phủ hoặc

NHNN và đi vay các TCTD khác. Hai nguồn huy động cơ bản nhất và chính nhất của Chi nhánh là từ dân cư và các TCKT trên địa bàn, nguồn vay từ Chính phủ, NHNN hoặc các TCTD khác chỉ sử dụng khi thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động.

Từ bảng 10 có thể thấy đối tượng huy động chủ yếu nhất của NHNo&PTNT Sóc Sơn là từ dân cư, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm đến trên 65% tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2010 con số này là 1.275.929 triệu VND, chiếm 67,51% tổng nguồn vốn huy động; năm 2011 huy động từ dân cư đạt 1.289.373 triệu VND, chiếm 73,34% tổng nguồn vốn huy động; năm 2012 tiền gửi dân cư đạt1.813.884 triệu VND, chiếm 76,68% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền huy động trong dân tăng đều từ năm 2010-2012, do kinh tế Sóc Sơn phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư nhiều hơn. Mặt khác các phương thức đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hay vàng ít khả thi hơn, rủi ro hơn do thị trường đóng băng và nhiều biến động. Thêm vào đó là sự thay đổi đáng kể trong cung cách phục vụ khách hàng đã giúp kéo khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn.

Tiền gửi của các TCKT có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 huy động được 546.808 triệu VND, chiếm 29,89% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 giảm cả về quy mô và tỷ trọng, huy động đạt 461.988 triệu VND, tỷ trọng

giảm còn 26,28%. Năm 2012, huy động tăng đạt 504.777 triệu VND, tỷ trọng tiếp tục giảm còn 21,34%. Một phần nguyên nhân của sự giảm đi tỷ trọng là do nguồn tiền huy động từ dân cư đạt nhiều hơn, làm tỷ trọng tăng lên, thêm vào đó là do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lô, hàng tồn kho nhiều,… làm nguồn tiền huy động từ khu vực này giảm.

Vốn vay từ Chính phủ và NHNN có xu hướng giảm, năm 2010 con số này rất khiêm tốn là 6.773 triệu VND, chiếm 0,39%, năm 2012 tăng lên 46.804 triệu VND, chiếm tỷ trọng 1,98%. Đi vay từ các TCTD là rất ít, năm 2010 chiếm 0,01% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 và 2012 nguồn huy động này có nhưng không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn ngày một chủ động hơn khi duy trì tỷ lệ vốn huy động từ dân cư và các TCKT khá ổn định, tiền gửi của TCKT tuy có giảm nhưng ổn định ở mức trên 20% , giảm tỷ lệ vốn vay của Chính phủ và NHNN, giảm tỷ lệ vay các TCTD khác. Sự thay thay đổi này cho thấy NHNo&PTNT Sóc Sơn đã từng bước chủ động hơn trong công tác huy động vốn để đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng của mình.

2.3.1.2. Phân theo kỳ hạn gửi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triêu VND 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1.889.854 100 1.758.166 100 2.365.491 100 Không KH 281.212 14,88% 199.215 11,33% 329.842 13,94% Có kỳ hạn 1.608.642 85,12% 1.558.951 88,67% 2.035.649 86,06% - Kỳ hạn dưới 12 tháng 1.276.567 67,55% 1.289.457 73,54% 1.786.768 75,54% - Kỳ hạn trên 12 tháng 332.075 17,57% 269.494 15,13% 248.881 10,52%

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn)

NHNo&PTNT Sóc Sơn có nhiều kỳ hạn gửi đa dạng cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng vốn của họ: Tiền gửi không kỳ hạn thì có tiền gửi phát hành séc chủ yếu khách hàng sử dụng là các doanh nghiệp, tiền gửi rút tiền tự động( rút tiền tại máy ATM), tài khoản vãng lai của khách hàng hay tiền gửi

tiết kiệm không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, có nhiều kỳ hạn 01, 03, 06, 09, 12, 18, hay 24 tháng cho khách hàng lựa chọn. Nhìn bảng 11 ta có thể thấy: Nguồn vốn có kỳ hạn năm 2010 là 1.608.642 triệu VND, chiếm tỷ trọng là 85,12% tổng nguồn vốn huy động; năm 2011 về tuyệt đối giảm còn 1.558.951 triệu VND, nhưng tỷ trọng thì tăng lên 88,67%; năm 2012 tăng về lượng vốn huy động được nhưng giảm tỷ trọng trong cơ cấu, Ngân hàng huy động được 2.035.649 triệu VND, chiếm tỷ trọng 86,06%.

Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng qua các năm cả về quy mô lẫn tỷ trọng: năm 2010 huy động được 1.276.567 triệu VND loại dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng 67,55% tổng nguồn; Năm 2011 mặc dù tổng nguồn vốn huy động giảm so với năm 2010 nhưng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng lại tăng so với năm 2010, đạt 1.289.457 triệu VND, chiếm 73,54% trên tổng nguồn; Năm 2012, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.786.768 triệu VND, chiếm tỷ trọng 75,54% tổng nguồn vốn huy động. Kết quả này là hệ quả của việc biến động về tâm lý của khách hàng, do lãi suất thường

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn (Trang 37)