1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tính khả thi của dự án

10 4,7K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 119 KB

Nội dung

luận văn đánh giá tính khả thi của dự án

Trang 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung của chương sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận văn để đánh giá tính khả thi của dự án bao gồm: Giới thiệu phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp dự báo, các phương pháp phân tích tài chính, các phương pháp phân tích rủi ro và phương pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số chuyển đổi giá

2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Dữ liệu là một trong các yếu tố đầu vào hết sức quan trọng mang tính quyết định đến mức độ chính xác của quá trình đánh giá vì thế phương pháp thu thập dữ liệu như thế nào để vừa đạt mức độ chính xác cần thiết, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí là một công việc cần được nghiên cứu kỹ lưỡng Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu sẽ dựa vào bảng câu hỏi

2.1.1 Các loại thang đo

Để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:

- Thang đo chỉ danh: được dùng trong nghiên cứu thị trường để điều tra các

loại sản phẩm mà khách hàng đang tiêu thụ trong đó mỗi một mã số sẽ

được gán cho một loại hàng hóa nhất định Ví dụ mã số “1” sẽ gán cho sản phẩm là “Hành sấy” chẳng hạn.

- Thang đo thứ tự: Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự

và mức độ tiêu thụ giữa sản phẩm này với sản phẩm khác Mức độ đo lường này cho biết sản phẩm này được tiêu thụ nhiều hơn hay ít hơn sản phẩm kia nhưng sẽ không cho biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vị

- Thang đo tỉ lệ: Thang đo tỉ lệ được dùng để điều tra lượng tiêu thụ của

mỗi sản phẩm trên từng khách hàng, đồng thời thang đo này cũng dùng để khảo sát mức giá của từng loại sản phẩm mà khách hàng sẵn lòng mua

Trang 2

Để tìm hiểu thái độ của khách hàng đối với sản phẩm về mặt chất lượng, cảm quan, v v , các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:

- Thang đo mức độ: Thang đo này dùng các chuỗi cặp tính từ hay nhóm từ

mang tính đối lập nhau để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng trên các sản phẩm hiện tại mà thị trường đang cung cấp Ví dụ ta có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về vệ sinh thực phẩm của sản phẩm A nào đó được ung cấp bởi nhà cung cấp B chẳng hạn

- Thang đo Likert: Thay vì sử dụng các các cặp tính từ hay nhóm từ đối

nghịch nhau, thang đo này chỉ sử dụng từng tính từ, danh từ cụ thể để diễn

tả sự đánh giá của khách hàng từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn

toàn đồng ý” dựa trên thang điểm từ thấp đến cao Ví dụ ta có thể gán cho

mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” bằng điểm thấp nhất trong thang đo là điểm “1” và “Hoàn toàn đồng ý” bằng điểm cao nhất trong thang đo là điểm “7”.

2.1.2 Thiết kế triển khai bảng câu hỏi

Khi thiết kế bảng câu hỏi, một số giai đoạn sau đây cần được triển khai:

a Bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, nghĩa là xác định thông tin cần thu thập

b Chuyển các thông tin thành bộ câu hỏi thô

c Kiểm tra hình thức câu hỏi về cấu trúc, về thang đo, kiểm tra cách dùng ngôn từ để tránh gây nhầm lẫn, kiểm tra thứ tự sắp xếp câu hỏi và cách bố trí trình bày các câu hỏi

d Thử nghiệm trước nhằm rà soát lại toàn bộ tính thích hợp của các yếu tố

so với yêu cầu Triển khai thử ở một số đối tượng thật để khảo sát các hướng trả lời chưa lường trước được

e Sửa đổi bảng câu hỏi, cải tiến và triển khai

2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

Số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi, qua điều tra từ thị trường, qua các thông tin của các cơ quan, tổ chức, công ty … sẽ được tập hợp và xử lý bằng phương pháp nội nghiệp với các công cụ phần mềm hỗ trợ như SPSS, Excel, @RISK

Trang 3

2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Có nhiều mô hình dự báo được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu như Mô hình nhân quả, Mô hình chuỗi thời gian Tùy theo mục tiêu dự báo và tính chất của chuỗi dữ liệu quá khứ mà người ta chọn mô hình phù hợp để áp dụng

Tuy nhiên, khi triển khai khảo sát điều tra, các số liệu quá khứ thu thập được là không đủ lớn do ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm sấy khô tại Việt Nam còn khá mới mẻ do đó các mô hình dự báo nêu trên là không thể thực hiện được Các mô hình khác được đề nghị áp dụng trong luận văn bao gồm các

mô hình sau: mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành và phương pháp chuyên gia.

2.3.1 Mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành

Trong Phương pháp dự báo gián tiếp thông qua số liệu dự báo tăng trưởng của

ngành, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm cần nghiên cứu được xem

là có tốc độ tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngành Suy luận này được dựa trên cơ sở các sản phẩm cần nghiên cứu là có quan hệ tương quan đồng biến với ngành

2.3.2 Mô hình dự báo bằng phương pháp chuyên gia

Có nhiều phương pháp chuyên gia khác nhau như phương pháp 111, 121, 122… Riêng việc nghiên cứu thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia thực hiện

trong luận án này sẽ được đề nghị tiếp cận theo Phương Pháp Chuyên Gia 111.

Trong phương pháp 111, từng chuyên gia sẽ đưa ra ý kiến của mình trong khi không hay biết ý kiến của các chuyên gia khác Số lượng chuyên gia được xác định bằng công thức sau:

t 2

N =

Trang 4

2

Trong đó:

N: số lượng chuyên gia (có thể tra bảng thông qua  và )

t: là đối số tương ứng với độ tin cậy 

 : là sai số tương đối được xác định trước ( = 0.1 I 3)

Tuy nhiên trong thực tế khi đi tiến hành xác định số lượng chuyên gia, phương pháp được sử dụng phổ biến là xác độ tin cậy  và sai số tương đối  rồi tra bảng để được số chuyên gia cần thiết cho việc phân tích Bảng 2.1 sau đây là những trường hợp số lượng chuyên gia khả dĩ cần thiết cho việc giám định

Bảng 2.1: Những trường hợp khả dĩ của giám định chuyên gia

t

2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Trong phân tích dự án, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính Trong phạm vi luận văn này, Phương pháp giá trị hiện tại ròng và Phương pháp suất thu lợi nội tại được sử dụng

Trang 5

Bt - Ct

(1 + i)t

t=0 n

Bt - Ct

(1 + i)t

t=0 n

2.4.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng

Giá trị hiện tại ròng của dự án NPV là hiệu số giữa giá trị hiện tại lợi ích và giá trị hiện tại chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án Công thức tính NPV:

NPV = 

Trong đó:

NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án

Bt : Lợi ích năm thứ t

Ct : Chi phí năm thứ t

t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

i : Suất chiết khấu yêu cầu

n : Số năm hoạt động của dự án

Với một suất chiết khấu nhất định, kết quả NPV của dự án cho biết dự án có đáng giá về mặt tài chính hay không Khi NPV  0, dự án được xem là đáng giá và khi NPV càng lớn thì dự án càng khả thi

2.4.2 Phương pháp suất thu lợi nội tại

Suất thu lợi nội tại IRR (IRR: Internal Rate of Return) của dự án là tỉ suất chiết khấu mà với tỉ suất chiết khấu này giá trị hiện tại ròng NPV của dự án bằng không Công thức biểu thị:

NPV =  = 0

Trang 6

Một dự án được xem là đáng giá về mặt tài chính khi IRR  MARR (Suất chiết khấu yêu cầu) Suất thu lợi nội tại biểu thị tỉ lệ sinh lời mà dự án đạt được Ngoài ra IRR còn cho biết mức lãi vay cao nhất mà dự án có thể chấp nhận

2.4.3 Các quan điểm trong phân tích tài chính dự án

Có hai quan điểm trong phân tích tài chính đó là theo quan điểm tổng đầu tư và theo quan điểm chủ đầu tư

2.4.3.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư

Quan điểm tổng đầu tư còn được biết đến như là quan điểm ngân hàng theo đó các ngân hàng xem xét tới dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích Theo quan điểm này, các nhà phân tích xem dự án như một hoạt động có khả năng tạo

ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn chi phí tài chính rõ ràng Quan điểm tổng đầu tư có thể được trình bày như sau:

A = (Lợi ích tài chính trực tiếp) - (Chi phí tài chính trực tiếp) -

(Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có)

2.4.3.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư

Các nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được trên cơ sở chi phí cơ hội của vốn cổ đông góp vào dự án, xem vốn vay là khoản thu, trả vốn lãi vay là khoản chi Quan điểm này được trình bày như sau:

B = A + (Vốn vay) - (Trả lãi và nợ vay)

2.5 PHÂN TÍCH RỦI RO

Việc phân tích rủi ro của một dự án nhằm tìm hiểu các khả năng và xác suất dự án có thể không thực hiện được hoặc không đạt các yêu cầu về mặt lợi ích của quá trình đầu tư mà các nhà đầu tư mong muốn Việc phân tích rủi ro sẽ bao gồm việc phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro bằng mô phỏng

2.5.1 Phân tích độ nhạy

Trang 7

Phân tích độ nhạy là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất định như: MARR, Chi phí, Lượng bán, Giá bán … đến độ đo hiệu quả tài chính của các phương án và khả năng thay đổi có thể có để đi đến kết luận về các phương án

so sánh, nghĩa là từ đáng giá trở thành không đáng giá và ngược lại Nói cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu vào Trong phân tích độ nhạy, ta cần xác định được các tham số mà sự thay đổi của nó có nhiều tác động lên kết quả

2.5.2 Phân tích rủi ro

Các thông số của dự án đều được thiết lập dựa trên dự báo Mức độ tin cậy của các kết quả dự báo phụ thuộc vào quá trình và phương pháp tiến hành dự báo do đó các dự án đều chứa một mức độ rủi ro nhất định tùy thuộc vào mức độ tin cậy của các giá trị dự báo

Phân tích rủi ro trong luận văn này sẽ được thực hiện qua phương pháp mô phỏng Kỹ thuật được sử dụng là Kỹ thuật Monte Carlo Phần mềm được sử dụng là phần mềm @RISK

2.6 PHÂN TÍCH KINH TẾ

Mục đích của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không

2.6.1 Giá kinh tế

Giá kinh tế của hàng hóa, dịch vụ được hiểu là giá trị hay chi phí cơ hội của tài nguyên đất nước dùng để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ

2.6.2 Hệ số chuyển đổi giá

Hệ số chuyển đổi giá CF (Conversion Factor) là tỉ số giữa giá kinh tế và giá tài chính CF được biểu diễn như sau:

Trang 8

Giá kinh tế Giá tài chính

CF =

2.6.3 Giá tài chính và giá kinh tế của hàng nhập khẩu hay xuất khẩu

Giá tài chính của một nhập lượng ngoại thương của một dự án có thể tính bằng tổng bốn thành phần chi phí của một mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu bao gồm: giá CIF (hay FOB), thuế nhập khẩu (hay xuất khẩu), chi phí vận chuyển từ cảng về địa điểm tập kết, và cuối cùng là chênh lệch giá bán buôn

Chi phí tài chính = (giá CIF) + (thuế nhập khẩu)

+ (chi phí vận chuyển nội địa) + (chênh lệch bán buôn)

So với giá tài chính, giá kinh tế của hàng nhập khẩu (hay xuất khẩu) có những điểm khác biệt:

- Thuế nhập khẩu (hay xuất khẩu) là chi phí tài chính nhưng không phải là chi phí kinh tế vì nó chỉ liên quan đến việc chuyển giao thu nhập từ người tiêu thụ (hay sản xuất) sang nhà nước

- Chi phí vận chuyển nội địa của hàng nhập khẩu cũng là một phần của chi phí kinh tế Tuy nhiên chi phí của vận chuyển nội địa thường thấp hơn so với giá tài chính của nó

Vậy từ đây, ta có thể rút ra được rằng chi phí kinh tế của hàng nhập khẩu (hay xuất khẩu) bao gồm: giá CIF (hay FOB), chi phí kinh tế của vận chuyển nội địa, và chi phí kinh tế của chênh lệch bán buôn

Chi phí kinh tế = (giá CIF) + (chi phí kinh tế vận chuyển nội địa) +

(chi phí kinh tế của chênh lệch bán buôn)

2.6.4 Tỷ giá hối đoái kinh tế

Trong thị trường có biến dạng do thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và trợ giá xuất khẩu gây ra Giá kinh tế của ngoại tệ được tính theo công thức gần đúng sau:

Ee = Wex(1+K)(1-tex) + WimEm(1+tim)

Trang 9

Trong đó:

Ee: tỷ giá hối đoái kinh tế Em: tỷ giá hối đoái tài chính

Wex: tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu Wim: tỷ trọng giá trị nhập khẩu

tex: thuế suất xuất khẩu trung bình tim: thuế suất nhập khẩu trung bình K: tỷ lệ trợ giá xuất khẩu trung bình

2.6.5 Phần bù đắp trao đổi ngoại tệ (FEP)

Phần bù đắp của giá kinh tế so với giá thị trường của ngoại tệ cho biết phần lợi ích tăng thêm của nền kinh tế ứng với mỗi đơn vị ngoại tệ Đối với hàng ngoại thương, phần lợi ích tăng thêm này được áp dụng cho thành phần ngoại tệ của những mặt hàng mà dự án cung cấp hay yêu cầu

FEP(%) = (Ee/Em - 1)*100

2.6.6 Giá kinh tế của hàng phi ngoại thương

Giá kinh tế của hàng hóa phi ngoại thương là trung bình có trọng số của giá cung và giá cầu:

Pe = WsPs + WdPd Trong đó: (W s + W d ) = 1

Trong đó:

Pe : giá kinh tế

Ps : giá cung, là chi phí cơ hội dùng để sản xuất

Pd : giá cầu, là giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả

Ws : tỉ trọng giá cung

Wd : tỉ trọng giá cầu

Ở các dự án sản xuất, tỉ trọng của giá cầu là tỉ số giữa sự gia tăng mức tiêu thụ tổng cộng của hàng hóa dịch vụ do mức sản xuất của dự án trên sản lượng của dự án Tỉ trọng giá cung là tỉ số giữa sự sút giảm các nguồn cung cấp khác trên sản lượng của dự án

Khi có thuế, giá kinh tế của nhập lượng được điều chỉnh như sau:

Ps = Pm; Pd = Pm(1+t)

Trang 10

Pd

1+t

Ws

1+t

 Pm = Pd/(1+t)  Ps = Pd/(1+t)

Trong đó:

Pm : giá thị trường chưa có thuế

t : thuế suất

Vậy:

Pe = Ws + WdPd hay Pe = Pd { + Wd}

Ngày đăng: 16/04/2013, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Những trường hợp khả dĩ của giám định chuyên gia - đánh giá tính khả thi của dự án
Bảng 2.1 Những trường hợp khả dĩ của giám định chuyên gia (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w