Ở việt nam hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng nhiều doanh nghiệp lớn cũng đanh hình thành. Loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh cũng phong phú và đa dạng phát triển theo nền kinh tế thị trường
Trang 1TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ THỐNG KÊ XÂY DỰNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG PHÙ HỢP NHẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
I ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC MÔ HÌNH 4
DỰ BÁO
1 Chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp 5
2 Chỉ tiêu số lượng lao động trong các doanh nghiệp 8
3 Chỉ tiêu nguồn vốn trong các doanh nghiệp 12
4 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 15
5 Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp 19
6 Doanh thu thuần từ SXKD 24
7 Lợi nhuận trong điều tra doanh nghiệp 28
8 Nộp ngân sách trong điều tra doanh nghiệp 31
II KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỰ BÁO 36
XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG PHÙ HỢP NHẤT VỚI VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 3MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang hình thành Loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh cũng phong phú và đa dạng phát triển theo nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó là một vấn đề khó khăn đối với quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về quản lý và đánh giá sự phát triển doanh nghiệp để có những phương hướng và đường lối phát triển phù hợp với tình hình hiện nay Và đây cũng là vấn đề mà rất it người quan tâm nghiên cứu
Để nghiên cứu mô hình dự báo một số chỉ tiêu về doanh nghiệp, tại Việt Nam hiện nay, Tổng cục Thống kê đang tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm, để phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Và đây cũng là nguồn số liệu duy nhất hiện nay ở Việt Nam có thể sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu này Tuy nhiên, các báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc phân tích đơn giản một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến doanh nghiệp, mà chưa đưa ra được các dự báo cho tương lai Do vậy việc tìm ra một mô hình dự báo thích hợp, áp dụng cho công tác dự báo kinh tế ngắn hạn là rất cần thiết và cấp bách
Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành thu thập đầy đủ thông tin để phục vụ cho việc nghiên cứu mô hình
Trang 4I ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO:
1 Chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp:
1.1 Phương pháp chuyên gia:
Tốc độ phát triển bình quân cho năm 2009 theo phương pháp chuyên gia là khoảng 25%
Năm 2009 số doanh nghiệp sau khi tính toán theo phương pháp sẽ là 257.165 doanh nghiệp
Sai lệch so với số liệu thực tế là: 248.842-257.165=+8.323 doanh nghiệp, tương ứng với +3,34%
Bảng 01: Số lượng doanh nghiệp và tốc độ tăng qua các năm (PP 1)
Trang 51.2.Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Áp dụng phương pháp này để tính toán cho năm 2009, chúng ta được kết quả là 198.252 doanh nghiệp Sai lệch so với giá trị thực tế là 198.252 – 248.882 = -50.590 doanh nghiệp, tương ứng với -20,3%
Khi tiến hành chạy kiểm định mô hình tuyến tính trên, giá trị của hằng số b là 7618; độ lệch chuẩn là 10449; giá trị của hệ số góc a là 19063;
độ lệch chuẩn là 1857 Kết hợp với kiểm định giá trị thực tế của năm 2009,
có kết thấy sai số này quá lớn,do vậy phương pháp này không thể được áp
dụng, mặc dù có những giá trị kiểm định như phụ thuộc hàm “Multiple R”
là khá cao: 97%; và “R Square” là 94% Nhưng còn các yếu tố khác mà mô
hình không kiểm soát được, dẫn tới kết quả của dự báo có độ sai lệch như vậy
Bảng 02: Số lượng doanh nghiệp và tốc độ tăng qua các năm (PP 2)
Trang 61.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Áp dụng phương pháp này cho năm 2009, số doanh nghiệp sẽ là 250.719 doanh nghiệp
Sai số của dự báo là 250.719 – 248.842 = +1.884 doanh nghiệp, tương ứng là +0,76%
Kết quả dự báo áp dụng tốc độ phát triển bình quân 10 năm là 121.77% cho 3 năm: 2010-2011-2012 được cho ở bảng dưới đây:
Bảng 03: Số lượng doanh nghiệp và tốc độ tăng qua các năm (PP 3)
Trang 71.4 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ kết hợp phương pháp chuyên gia:
Số lượng doanh nghiệp được giả định sẽ tăng dựa trên tốc độ phát triển bình quân thời kỳ, tuy nhiên sẽ có xu hướng giảm dần đều Cụ thể, năm 2010 là 20,77%; năm 2011 là 19,77%; năm 2012 là 18,77%
Kết quả dự báo của phương pháp này được cho ở bảng sau:
Bảng 04: Số lượng doanh nghiệp và tốc độ tăng qua các năm (PP 4)
Trang 82 Chỉ tiêu số lượng lao động trong các doanh nghiệp:
2.1.Phương pháp chuyên gia:
Kết quả tính toán cho năm 2009 áp dụng tốc độ tăng 111,00% cho kết quả là 9.153.325 lao động So sánh kết quả tính toán được với số liệu điều tra, ta có sai lệch của dự báo là:
Trang 92.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Áp dụng vào phương trình Y = a*X + b cho năm 2009, ta được kết quả: 8.602.816 lao động, tương ứng với độ lệch chuẩn là 3,57%
Kết quả này cũng có thể chấp nhận được (dưới 5%)
Cuối cùng, áp dụng phương trình trên để dự báo cho các năm 2010,
Trang 102.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Áp dụng tốc độ tăng bình quân của 9 năm để dự báo cho năm 2009, kết quả cho số lượng lao động của khu vực doanh nghiệp năm 2009 là 9.166.606 lao động, tương ứng với sai lệch so với kết quả thực tế là 2,75%
Bảng 07: Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 112.4 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ kết hợp phương pháp chuyên gia:
Kết hợp 2 phương pháp, chúng ta có thể giả định là tốc độ phát triển cho 3 năm tiếp theo cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian (khoảng 1% cho 1 năm) Cụ thể, năm 2010 là 110,50%; năm 2011 là 110,10%; năm
Trang 123 Chỉ tiêu nguồn vốn trong các doanh nghiệp:
3.1 Phương pháp chuyên gia:
Với giả định của phương pháp chuyên gia, lấy tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 126% áp dụng để dự báo cho năm 2009 Kết quả của dự báo cho năm 2009 là 8.518.353 triệu đồng, sai số so với giá trị thực
tế điều tra tương ứng là 3,23%
Áp dụng tốc độ này để dự báo cho 3 năm tiếp theo, kết quả cho ở bảng dưới đây
Bảng 09: Nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp (PP 1)
Trang 133.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Áp dụng vào phương trình Y = a*X + b cho năm 2009, ta được kết quả: 5.996.923 triệu đồng, tương ứng với độ lệch chuẩn là 31,88%
Bảng 10: Nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp (PP 2)
Trang 143.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ của 9 năm là 125,48% Áp dụng tốc độ bình quân này cho năm 2009, giá trị dự báo có được là 8.483.530 triệu đồng; tương ứng với sai số so với giá trị thực là 3,63%
Bảng 11: Nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 15Bảng 12: Nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp (PP 4)
4 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
4.1.Phương pháp chuyên gia:
Tốc độ phát triển bình quân của cả thời kỳ 10 năm là 127,18% Tốc
độ phát triển bình quân thời kỳ 9 năm là 127,16% Tốc độ phát triển năm
Trang 16Bảng 15: TSCĐ & ĐTDH trong khu vực doanh nghiệp (PP 1)
Trang 174.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Sai lệch của dự báo năm 2009 so với giá trị thực điều tra được là 32,64%
Bảng 16: TSCĐ & ĐTDH trong khu vực doanh nghiệp (PP 2)
Trang 184.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 127,18% Giá trị dự báo cho năm 2009 có sai số rất nhỏ là 0,15%
Bảng 17: TSCĐ & ĐTDH trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 19Bảng 18: TSCĐ & ĐTDH trong khu vực doanh nghiệp (PP 4)
5 Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp:
5.1 Phương pháp chuyên gia:
Tốc độ phát triển bình quân của cả thời kỳ 10 năm là 124,82%; thời
kỳ 9 năm là 124,79%; tốc độ phát triển năm 2009 so 2008 là 125,09%
Áp dụng tốc độ phát triển bình quân của 9 năm để dự báo cho năm
2009, kết quả dự báo là 5.941.664 triệu đồng; tương ứng với sai số là 0,24%
Trang 20Bảng 19: Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp (PP 1)
Trang 215.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Sai lệch của dự báo năm 2009 so với giá trị thực điều tra được là 25,19%
Bảng 20: Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp (PP 2)
Trang 225.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 124,82%
Giá trị dự báo cho năm 2009 có sai số tương ứng là 0,22%
Bảng 21: Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 23Bảng 22: Doanh thu thuần trong khu vực doanh nghiệp (PP 4)
Trang 246 Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD:
6.1 Phương pháp chuyên gia:
Áp dụng phương pháp chuyên gia, lấy tốc độ phát triển bình quân của 9 năm để tính toán giá trị dự báo cho năm 2009 Sai số của dự báo so với giá trị thực tế là 0,66%
Bảng 23: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh
Trang 256.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Sai lệch của dự báo năm 2009 so với giá trị thực điều tra được là 25,26%
Bảng 24: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh
Trang 266.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 124,42%
Giá trị dự báo cho năm 2009 có sai số tương ứng là 0,59%
Bảng 25: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh
Trang 27Bảng 26: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh
Trang 287 Lợi nhuận trong điều tra doanh nghiệp:
7.1 Phương pháp chuyên gia:
Theo phương pháp chuyên gia, giả định tốc độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận là 125,00% Áp dụng tính toán kết quả dự báo cho năm 2009, chúng
ta được kết quả dự báo có sai số so với giá trị thực tế là 4,88% Sau đó tính toán kết quả dự báo cho 3 năm tiếp theo 2010, 2011 và 2012
Bảng 27: Lợi nhuận trong khu vực doanh nghiệp (PP 1)
Trang 297.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Sai lệch của dự báo năm 2009 so với giá trị thực điều tra được là 19,48%
Bảng 28: Lợi nhuận trong khu vực doanh nghiệp (PP 2)
Trang 307.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 125,63%
Giá trị dự báo cho năm 2009 có sai số tương ứng là 4,4%
Bảng 29: Lợi nhuận trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 317.4 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ kết hợp phương pháp chuyên gia:
Bảng 30: Lợi nhuận trong khu vực doanh nghiệp (PP 4)
8 Nộp ngân sách trong điều tra doanh nghiệp:
8.1 Phương pháp chuyên gia:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 121,87%; của 9 năm
Trang 32Bảng 31: Nộp ngân sách trong khu vực doanh nghiệp (PP 1)
Trang 338.2 Phương pháp ngoại suy hàm xu thế:
Sai lệch của dự báo năm 2009 so với giá trị thực điều tra được là 22,18%
Bảng 32: Nộp ngân sách trong khu vực doanh nghiệp (PP 2)
Trang 348.3 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ:
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 10 năm là 121,87%
Giá trị dự báo cho năm 2009 có sai số tương ứng là 1,87%
Bảng 33: Nộp ngân sách trong khu vực doanh nghiệp (PP 3)
Trang 358.4 Phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ kết hợp phương pháp chuyên gia:
Giả định tốc độ phát triển của chỉ tiêu nộp ngân sách trong khu vực doanh nghiệp cho 3 năm tương ứng là: năm 2010: 119,50%; năm 2011: 119,00%; năm 2012: 118,50%
Bảng 34: Nộp ngân sách trong khu vực doanh nghiệp (PP 4)
Trang 36II KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG PHÙ HỢP NHẤT VỚI VIỆT NAM:
Dựa vào 4 phương pháp đã trình bày ở trên, chúng ta có thể đánh giá tính khả thi của từng phương pháp đã được áp dụng để dự báo cho 8 chỉ tiêu nói trên trong điều tra doanh nghiệp hàng năm
Bảng 35: Tổng hợp kết quả dự báo của 4 phương pháp:
5 Doanh thu thuần 0,24% 25,19% 0,22%
6 Doanh thu thuần SXKD 0,66% 25,26% 0,59%
7 Lợi nhuận 4,88% 19,48% 4,40%
8 Nộp ngân sách 3,37% 22,18% 1,87%
Trong bảng kết quả tổng hợp trên, đối với phương pháp 2 (áp dụng phương pháp ngoại suy hàm xu thế) thì chỉ có chỉ tiêu số lượng lao động là cho kết quả chấp nhận được, còn nếu dựa trên phương pháp 1 và phương pháp 3 thì sẽ cho kết quả là khá tốt Do vậy có thể thấy nếu kết hợp phương pháp chuyên gia (phương pháp 1) và phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân thời kỳ (phương pháp 3) chắc chắn sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao hơn (phương pháp 4)
Trang 37Vậy mô hình nhóm nghiên cứu đề xuất để áp dụng vào dự báo xu hướng biến động phù hợp nhất ở Việt Nam cho các chỉ tiêu trong điều tra
doanh nghiệp hàng năm là phương pháp 4: “phương pháp tính tốc độ phát
triển bình quân thời kỳ, kết hợp với phương pháp chuyên gia”
Trang 38TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bài giảng lý thuyết thống kê (sau đại học)
2 Giáo trình lý thuyết thống kê, PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị Kim Thu
3 “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dự đoán ngắn hạn để dự báo một số chỉ tiêu thống kê kinh tế chủ yếu ở Việt Nam” do NCVC Lê Văn Dụy làm chủ nhiệm đề tài
4 Tài liệu hướng dẫn tính toán chỉ số, Tổng cục Thống kê
5 Tài liệu hướng dẫn điều tra sản phẩm công nghiệp tháng, Tổng cục Thống
10 Chuyên san thống kê về chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp hàng tháng, Tổng cục Thống kê
11 Trang web của Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn