Bu lông : là một thanh kim loại hình trụ tròn, một đầu có ren để vặn đai ốc, đầu kia có hình vuông, hình sáu cạnh... (hình 17.5a).
Theo phương pháp và độ chính xác chế tạo, có ba loại bu lông : bulông thô, bulông nửa tinh và bulông tinh.
Vít : khác với bulông ở chỗ đầu có ren của vít không vặn vào đai ốc, mà vặn trực tiếp vào lỗ
ren trên các chi tiết máy được ghép (hình 17.5b). Đầu vít có nhiều kiểu : hình vuông, hình sáu cạnh như bulông, hoặc có rãnh để vặn vít...
α h Hình 17.4 d1 d a) b) Hình 17.8 a) vòng đệm b) vòng đệm vênh c) đệm có cánh Hình 17.6 : Đai ốc Hình 17.5 a) bulông b) vít c) vít cấy Hình 17.7 : Đai ốc hãm
Vít cấy : là một thanh hình trụ, hai đầu có ren, một đầu được vặn vào lỗ ren của một chi tiết máy được ghép, đầu kia xuyên qua lỗ không có ren của chi tiết máy được ghép khác và vặn với đai ốc (hình 17.5c). Khi tháo, chỉ cần vặn đai ốc ra là có thể tách rời các chi tiết máy được ghép. Đai ốc : có nhiều kiểu khác nhau, nhưng thường dùng nhất là đai ốc có sáu cạnh (hình 17.6). Ứng với các loại bulông thô, nửa tinh và tinh, cũng có đai ốc thô, nửa tinh và tinh. Ngoài ra, còn có đai ốc hãm (hình 17.7), dùng kết hợp với đệm có cánh (hình 17.8), nhằm phòng lỏng cho mối ghép (hình 17.9d). Trên đai ốc có thể có các rãnh để lắp chốt chẻ, nhằm phòng lỏng cho mối ghép.
Vòng đệm : làm bằng thép mỏng, đặt giữa đai ốc và chi tiết máy được ghép, có tác dụng
bảo vệ bề mặt tiết máy khỏi bị cào xước khi vặn đai ốc, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa bề mặt chi tiết máy được ghép và đai ốc, do đó giảm được ứng suất dập.
Có các loại vòng đệm : vòng đệm thông thường (hình 17.6a), vòng đệm vênh (hình 17.6b), vòng đệm có cánh (hình 17.6c).