0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giới thiệu mối ghép ren

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY 2 - P2 (Trang 31 -32 )

ƒ Trong mối ghép ren, các chi tiết máy được ghép lại với nhau nhờ các chi tiết có ren như bulông và đai ốc, vít, vít cấy, lỗ ren trên chi tiết máy được ghép... Mối ghép ren là mối ghép tháo được.

ƒ Các mối ghép ren thường dùng là mối ghép bằng bulông (hình 17.1a), mối ghép bằng vít (hình 17.1b), mối ghép bằng vít cấy (gudông) (hình 17.1c). Ngoài ra còn dùng mối ghép ống dùng để nối các ống lại với nhau.

¾ Mối ghép bằng bulông : dùng bu lông và đai ốc để ghép các chi tiết máy : có chiều dày

không lớn lắm; làm bằng vật liệu có độ bền thấp (nếu làm ren trên chi tiết máy, ren sẽ không đủ bền); cần tháo lắp luôn (hình 17.1a).

¾ Mối ghép bằng vít : vít được dùng khi mối ghép không

có chỗ để chứa đai ốc, khi cần giảm khối lượng của mối ghép (nhưng các chi tiết máy được ghép cần có đủ chiều dày để làm lỗ ren), hoặc khi một trong các chi tiết máy được ghép khá dày (hình 17.1b).

¾ Mối ghép bằng vít cấy : vít cấy được dùng khi một trong

các chi tiết máy được ghép quá dày (không dùng được bulông) lại cần tháo lắp luôn (nếu dùng vít lỗ ren sẽ nhanh hỏng) (hình 17.1c).

ƒ Ren

+ Cho một hình phẳng (ví dụ tam giác abc) di chuyển theo đường xoắn ốc, luôn luôn nằm trong mặt phẳng qua trục OO (hình 17.2), các cạnh của hình phẳng sẽ hình thành nên mặt ren.

+ Nếu hình phẳng là hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình bán nguyệt thì tương ứng sẽ tạo nên ren tam giác, ren vuông, ren hình thang, ren tròn.

Hình 17.1a :

Mối ghép bulông Hình 17.1b : Mối

ghép bằng vít Hình 17.1c: Mối ghép bằng vít cấy px p d1 Hình 17.2

+ Nếu đường xoắn ốc là đường xoắn ốc trên mặt trụ ⇒ ren trụ; trên mặt nón ⇒ ren côn. + Theo số đầu mối đường xoắn, ta có ren một mối, ren hai mối.

Tất cả ren dùng trong mối ghép là ren một mối.

ƒ Các loại ren thường dùng trong mối ghép ren

¾ Ren hệ mét : Kích thước ren tính bằng mm. Tiết diện ren có tam giác đều, góc ở đỉnh α = 60°. Đỉnh và chân ren được hớt hoặc lượn tròn (nhằm tránh tập trung ứng suất ở chân ren và dập xước đỉnh răng). Chia thành hai loại : ren bước lớn và ren bước nhỏ.

¾ Ren hệ Anh : Kích thước ren (inch). Tiết diện là hình tam giác cân, có góc ở đỉnh α = 55°. Bước ren được đặc trưng bằng số ren/chiều dài 1 inch.

¾ Ren ống : Dùng để ghép kín các ống với nhau. Hình dạng kích thước theo ren hệ Anh bước

nhỏ (do thành ống mỏng nên phải dùng ren bước nhỏ). Tiết diện ren là tam giác cân, có góc ở đỉnh α = 55°. Đỉnh ren và chân ren làm lượn tròn. Khi lắp không có khe hở để bảo đảm kín khít.

¾ Ren tròn : dùng chủ yếu cho bu lông, vít chịu tải trọng va đập lớn ; dùng cho các chi tiết

máy làm việc trong môi trường bẩn và cần tháo lắp luôn (vòi cứu hỏa, ...), dùng trong các chi tiết máy có vỏ mỏng (chuôi bóng đèn,...) (hình 17.3a).

¾ Ren vít bắt gỗ hoặc ghép các vật liệu có độ bền thấp. Tiết diện ren là hình tam giác, chiều

rộng rãnh lớn hơn chiều dày ren (để bảo đảm độ bền đều về cắt của ren vít bằng thép và ren của gỗ) (hình 17.3b).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY 2 - P2 (Trang 31 -32 )

×