1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

QUÁ tải và sự hài LÒNG CÔNG VIỆC của điều DƯỠNG ở BỆNH VIỆN mắt TRUNG ƯƠNG

3 397 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 205,61 KB

Nội dung

Có 46 điều dưỡng tại các 3 khoa lâm sàng khoa kết giác mạc, Glocom và Chấn thương được phỏng vấn bằng bảng hỏi, khai thác khối lượng công việc và sự hài lòng với công việc và quan sát kỹ

Trang 1

Y học thực hành (816) - số 4/2012 117

thấp Với cá nước ngọt các bà mẹ sử dụng trên 2

lần/tuần chiếm tỷ lệ 45,5%; thịt gia cầm 1-2 lần/tuần

chiếm 44,3%; trai, ốc, hến 1-3 lần/tháng chiếm 34,6%

và không sử dụng cá biển chiếm tỷ lệ 44,3%

Bảng 11 Tần suất sử dụng thực phẩm giàu vitamin

và chất khoáng của các bà mẹ có thai

Hàng

ngày

>2 lần/tuần

1-2 lần/tuần

1-3 lần/tháng Không ăn Loại

thực

phẩm SL % SL % SL % SL % SL %

Rau ngót 35 14,2 82 33,3 54 22,0 40 16,3 29 11,8

Rau

muống 49 19,9 94 38,2 45 18,3 41 16,7 19 7,7

Cà chua 66 26,8 105 42,7 33 13,4 36 14,6 6 2,4

Quả chín 179 72,8 49 19,9 12 4,9 4 1,6 3 1,2

Đậu đỗ 23 9,4 32 13,0 74 30,1 66 26,8 51 20,7

Bảng 11 trình bày về tần suất sử dụng thực phẩm

giàu viatmin và chất khoáng của các bà mẹ có thai

Kết quả cho thấy tỷ lệ các bà mẹ sử dụng quả chín

hàng ngày khá cao chiếm 72,8%; các loại rau chiếm tỷ

lệ từ 14,2% đến 19,9% Các loại đậu đỗ chiếm tỷ lệ

9,4%

KếT LUậN

Tỷ lệ thiếu máu của các bà mẹ có thai chung là

30,9% trong đó nhóm tuổi từ 26 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ

cao hơn (33,3%) Nhóm tuổi 20-25 chiếm tỷ lệ thấp

hơn (26,2%) Tỷ lệ thiếu máu ở những bà mẹ có thai từ

6 tháng tuổi trở lên chiếm 34,3% ở những tháng có

thai đầu tỷ lệ này thấp hơn (27,3%)

Tỷ lệ thiếu máu có liên quan chặt chẽ đến việc

uống viên sắt và chế độ ăn uống giàu đạm và vitamin

trong thời gian có thai víi p<0,05

TàI LIệU THAM KHảO

1 Andrew G.Hall, Từ Ngữ, Henri Dirren (2008), Mức tiêu thụ thực phẩm nguồn động vật và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ thiếu năng lượng trường diễn

lứa tuổi sinh đẻ ở nông thôn Việt Nam, Tạp chí dinh dưỡng

và thực phẩm, tr 73-81

2 Bộ Y tế - Viện dinh dưỡng (2001), Dinh dưỡng bà

mẹ trẻ em, Hỏi đáp dinh dưỡng Nxb phụ nữ, tr 7-20

3 Trần Nguyên Đức, Phạm Quốc Hùng (2007), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của các hộ gia đình thuộc xã miền núi Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh

Đồng Nai năm 2005, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm

3(1) tr 21-31

4 Cao Thị Hậu (1998), Chăm sóc và chế độ ăn cho người mẹ thong thời kỳ có thai và cho con bú Dinh dưỡng

hợp lý và sức khoẻ, Nxb Y học Hà Nội, tr 201-212

5 Trần Minh Hậu (1999), Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

em, Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng, Nxb Y

học, tr.123-139

6 Phạm Thuý Hoà, Trần Thuý Nga, Nguyễn Thị Lâm

và cs (2001), Bổ sung sữa tăng cường sắt cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai thuộc huyện Đông

Hưng, Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XI, số 2 (48), tr 27-32

7 Lê Bạch Mai, Hồ Thu Mai, Tuấn Mai Phương (2006), Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ

tuổi sinh đẻ huyện Thanh Miện năm 2004”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm (3+4), tr 60-68

8 Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn và cs (2006), “Tình trạng thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi

sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam”, Tạp chí dinh dưỡng

và thực phẩm (3+4), tr 15-19

Quá tải và sự hài lòng công việc của điều dưỡng ở Bệnh viện Mắt Trung ương

Lê Hoàng Yến, Bùi Thị Thu Hà - Đại học Y tế công cộng

TóM TắT

Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa khối lượng

công việc và hài lòng với công việc của 46 điều dưỡng

được thực hiện tại 3 khoa của Bệnh viện Mắt Trung

ương năm 2011 với thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp

giữa định lượng và định tính Kết quả cho thấy công tác

chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là thời gian thực

hiện các quy trình kỹ thuật và chăm sóc toàn diện dành

cho người bệnh Điều này cũng khiến cho tỷ lệ hài lòng

của điều dưỡng không cao với số lượng người bệnh và

thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cần có những

giải pháp mang tính đồng bộ và phù hợp với hoàn cảnh

để đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân

summary

Research to study the relationship between

workload and job satisfaction was conducted among

46 nurses in 3 wards in Central Ophthalmology

hospital in 2011 with cross-sectional design, combined

both qualitative and quantitative data collection tools

with 67 clinicians The results were shown that the

clinical works are limited, especially the time allocated

for technical procedures and holistic nursing care This

contributed to low satisfaction with number of patients

and time for study and research There are needed

comprehensive intervention and fits to the local context

to ensure the quality of nursing care

Đặt vấn đề

Điều dưỡng giữ vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh Tỷ lệ điều dưỡng so với bác sỹ ở Việt Nam chỉ là 1,7/1; thấp hơn nhiều so với yêu cầu là 2,5-3,5/1 Tình trạng thiếu điều dưỡng thường dẫn tới quá tải công việc ở các bệnh viện, do đó ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh như không cung cấp đủ các loại hình dịch vụ, hoặc cung cấp các dịch vụ không đảm bảo chất lượng và giảm sút sự hài lòng với công việc Bệnh viện Mắt Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành hạng 1 tuyến Trung Ương với 400 giường bệnh và 490 nhân viên, trong đó có 124 bác

sỹ và 169 điều dưỡng Theo quy định của Bộ Y tế, hiện còn thiếu 141 điều dưỡng Để có thể tìm hiểu

được khối lượng công việc có ảnh hưởng tới sự hài lòng với công việc như thế nào, chúng tôi thực hiện nghiên cứu xác định khối lượng công việc và sự hài lòng với công việc của điều dưỡng tại bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011

Trang 2

Y học thực hành (816) - số 4/2012 118

Phương pháp

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết

hợp định lượng và định tính từ 4/2011 – 7/2011 Có 46

điều dưỡng tại các 3 khoa lâm sàng (khoa kết giác

mạc, Glocom và Chấn thương) được phỏng vấn bằng

bảng hỏi, khai thác khối lượng công việc và sự hài lòng

với công việc và quan sát kỹ thuật thực hành chuẩn để

có thể tính được thời gian trung bình thực hiện các quy

trình kỹ thuật điều dưỡng Xử lý số liệu bằng phần mềm

SPSS Phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý (Ban giám

đốc, phòng tổ chức cán bộ, phòng điều dưỡng và cán

bộ phụ trách các khoa lâm sàng) và 9 điều dưỡng về

khối lượng công việc, sự hài lòng Phân tích với số liệu

định tính theo chủ đề nghiên cứu

Kết quả

Trong 46 điều dưỡng, thì trình độ Đại học chiếm

8,7%, tiếp theo là trung cấp (89,1%) và cao đẳng

(2,2%) Nhóm có thâm niên công tác > 10 năm là 28,3

%; sau đó nhóm từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ là 47,8%, và

thấp nhất là dưới 5 năm (23,9%) Tỷ lệ điều dưỡng/bác

sỹ cao nhất ở khoa kết giác mạc (2,1), tiếp đó là khoa

chấn thương và Glocom (1,1 và 1) Mặc dù mỗi khoa

có bình quân 16-18 điều dưỡng nhưng số đi làm thực tế

thấp hơn do tham gia công việc khác của bệnh viện, đi

học hoặc nghỉ đẻ, cho nên bình quân mỗi khoa chỉ có

10-12 người trực tiếp làm việc mà thôi

Công việc của điều dưỡng thực hiện bao gồm: công

việc chuyên môn (chăm sóc người bệnh trực tiếp, gián

tiếp, học tập), công việc không chuyên môn (đoàn thể,

hành chính) Thời gian dành cho các công việc này có

sự khác biệt giữa các khoa, phòng phụ thuộc vào vị trí

công tác và tính chất của khoa phòng Kết quả trình

bày ở bảng 1 cho thấy số lượng người bệnh trung bình

một điều dưỡng phải chăm sóc/ngày không phải là

nhiều (5,37)

Bảng 1 Thực hiện các công việc chăm sóc trực tiếp

cho bệnh nhân (BN)

Tên công việc Khoa

Glôcôm

Chấn thương

Kết giác mạc

Trung bình

Số BN phải chăm sóc/ngày 4,7 5,1 6,3 5,37

Thời gian chăm sóc BN nội trú

(phút) 113,31 104,94 116,79 111,68

Thời gian chăm sóc BN mới (phút) 102,48 99,08 105,97 102,51

Thời gian chăm sóc

BN phẫu thuật (phút) 116,01 112,6 119,49 116,03

Số buổi trực/ tuần 0,93 0,7 0,93 0,85

Số buổi công tác 1816 /năm 3,8 3,6 3,6 3,67

Số buổi nghỉ phép, ốm, trực/tuần 1,81 1,75 1,86 1,81

Kỹ thuật điều dưỡng/ngày (phút) 277,6 417,9 353,7 349,73

Kỹ thuật chăm sóc/ngày (phút) 13,2 18,9 11,59 14,56

Theo dõi người bệnh /ngày (phút) 8,9 5,7 3,7 6,10

Quản lý trật tự buồng bệnh (phút) 15,95 10,93 12,37 13,08

Tư vấn dinh dưỡng BN (phút) 6,1 4,7 4,31 5,04

Trợ giúp bác sỹ khám trong ngày

(phút) 15,1 10,13 15,6 13,61

Giáo dục sức khỏe BN trong ngày

(phút) 21,66 25,31 27,21 24,73

Thực hiện công việc

trực tiếp /ngày (h) 7,2 9,9 8,6 8,5

Thời gian điều dưỡng dành cho chăm sóc bệnh

nhân nội trú, bệnh nhân mới và bệnh nhân phẫu thuật

cũng không có sự khác biệt đáng kể (102-116 phút/BN) Cao nhất là thời gian dành cho chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật và thấp nhất là bệnh nhân mới Thời gian dành cho các hoạt động trên ở khoa Kết giác mạc và cao nhất và thấp nhất là ở khoa chấn thương Kết quả tương tự cho thấy cũng không có sự khác biệt nhiều giữa các khoa về số buổi trực/tuần, số buổi công tác 1816/năm, số buổi nghỉ phép, ốm, trực/tuần giữa các khoa Tuy nhiên có thấy sự khác biệt đáng kế giữa các khoa về một số thời gian ví dụ như thực hiện

kỹ thuật điều dưỡng Trong đó thời gian dành cho các hoạt động này ở khoa chấn thương là cao nhất (417 phút), thấp nhất là khoa Glocom (277,6 phút) Một

điểm đáng lưu ý là thời gian dành cho theo dõi người bệnh rất thấp (6,1 phút/ ngày), thời gian tư vấn dinh dưỡng cũng thấp (5,04 phút/ngày) Tổng thời gian của

điều dưỡng dành cho công tác chăm sóc trực tiếp là 8,5 h/ngày, trong đó cao nhất là ở khoa chấn thương

và thấp nhất là ở khoa Glocom (9,9>7,2h/ngày) Những kết quả phân tích ở trên cũng đồng nhất với ý kiến của các cán bộ quản lý khoa phòng đưa ra về thời gian thực hiện các công việc của điều dưỡng Ví

dụ như: “Thiếu thời gian thăm hỏi người bệnh hoặc tư

vấn cho người bệnh để người bệnh hoặc người nhà biết

về bệnh tật của mình” (TP2)

Bảng 2: Thực hiện các công việc gián tiếp đối với bệnh nhân

Tên công việc (phút) Khoa

Glôcôm

Chấn Thương

Kết Giác Mạc

Trung bình Giao ban 20 14,42 12,7 15,71 Công việc hành chính 59,73 61,38 50,45 57,19 Ghi chép hồ sơ điều dưỡng 72,16 43,76 54,3 56,74 Quản lý thuốc 18,4 14,33 13,6 15,44 Quản lý dụng cụ 3,35 5,31 4,2 4,29 Hướng dẫn học sinh mới 0,76 3,26 6,07 3,36 Học tập, nghiên cứu 3,57 2,95 5 3,84 Trung bình 2,97 2,42 2,44 2,61 Bảng 2 cho thấy thời gian dành cho công việc không chuyên môn, chiếm tới 2,61 h/ngày đối với một

điều dưỡng Trong đó thời gian dành cho công việc hành chính và ghi chép hồ sơ điều dưỡng chiếm thời gian cao nhất (56-57 phút)

“Công việc ghi chép mất nhiều thời gian vì một bệnh nhân rất nhiều” (CB2)

Các công việc khác chiếm thời gian không nhiều,

đặc biệt là thời gian dành cho công việc học tập nghiên cứu lại rất ít (3,84 phút) Điều này khiến cho các điều dưỡng cũng thấy bất cập:

“Vì ít thời gian làm hết công việc chưa chắc đã đủ,

điều dưỡng làm việc không đủ thời gian nên không có thời gian tự học tập" (CB4)

Tỷ lệ hài lòng với khối lượng công việc được thực hiện được đánh giá thông qua thang đo Likert từ 1-5 (rất không hài lòng đến rất hài lòng) và phân thành hai

nhóm: Hài lòng (4-5 điểm) và chưa hài lòng (1-3 điểm)

Bảng 3 Tỷ lệ hài lòng với công việc

Công việc chuyên môn trong ngày 11 23,9 Công việc hành chính trong ngày 9 19,6

Số lượng người bệnh điều trị nội trú/ngày 10 21,7

Số lượng người bệnh một điều dưỡng phải chăm sóc/ngày 6 13

Trang 3

Y học thực hành (816) - số 4/2012 119

Số buổi trực/tuần 24 52,2

Số buổi nghỉ /tuần 18 39,1

Ghi chép hồ sơ bệnh án 9 19,6

Học tập – nghiên cứu 10 21,7

Sinh hoạt đoàn thể trong ngày 16 34,8

Sinh hoạt cá nhân trong ngày 16 34,8

Kiến thức hiện có 6 13

Bằng cấp hiện có 8 17,4

Khối lượng công việc đang thực hiện 11 23,9

Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ hài lòng chung với

công việc thấp (23,9%) Trong số các tỷ lệ hài lòng với

từng công việc cụ thể thì thấy rằng điều dưỡng có tỷ lệ

hài lòng cao nhất với số buổi trực (52%) và số buổi

nghỉ trong tuần (39,1%) Tỷ lệ hài lòng thấp nhất là số

bệnh nhân phải chăm sóc và kiến thức hiện có (13%)

Bàn luận

Trong nghiên cứu này, tổng thời gian thực hiện các

quy trình kỹ thuật được tính bằng thời gian chuẩn thực

hiện từng quy trình kỹ thuật nhân với số quy trình kỹ

thuật thực hiện/ngày Kết quả cho thấy thời gian dành

cho hoạt động chuyên môn bình quân tại mỗi khoa là

8,5 h và các hoạt động không chuyên môn là 2,61 h

Như vậy tổng thời gian hoạt động của mỗi điều dưỡng

tới 11h/ngày Do vậy để có thể đảm bảo các công việc

thực hiện theo quy trình kỹ thuật chuẩn thì cần phải bố

trí thêm điều dưỡng để đảm bảo được thời gian làm

việc của điều dưỡng là 8h/ngày Tổng số 3 khoa cần

phải bổ sung thêm 40 điều dưỡng nữa theo quy định

của TTLT 08/2007 của nhà nước để đảm bảo được tỷ

lệ điều dưỡng/bác sỹ là 3,5/1

Tuy nhiên, trong điều kiện thực hiện tự chủ bệnh

viện thì các bệnh viện không muốn tăng số lượng điều

dưỡng Do vậy thời gian dành cho các quy trình kỹ

thuật phải giảm đi bằng cách cắt giảm các bước được

cho là không quan trọng ví dụ như không rửa tay,

không đội mũ, không đeo khẩu trang, hoặc nhờ học

viên làm giúp, hoặc người nhà của bệnh nhân phải tự

làm các công việc như chuyển giấy tờ bảo hiểm, xin

chữ ký ra viện, đưa bệnh nhân đi xét nghiệm

Một số công việc như tư vấn dinh dưỡng, giáo dục

sức khoẻ chiếm rất ít thời gian (3-22 phút), cho nên

điều dưỡng không nắm bắt được nhu cầu chăm sóc

toàn diện của người bệnh Điều này cũng tương đương

với kết quả mà Hội điều dưỡng Việt Nam đưa ra là điều

dưỡng chỉ thực hiện y lệnh chứ không có thời gian

chăm sóc toàn diện

Thời gian dành cho thực hiện các công việc không

chuyên môn cũng chiếm khả nhiều thời gian, đặc biệt

là việc ghi chép sổ sách do phải ghi chép theo phương

pháp truyền thống và thiếu hệ thống thư ký y khoa Thời gian dành cho học tập, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên rất thấp (4 phút/ngày) Do thiếu thời gian cho nên thời gian dành cho đào tạo mới không đầy đủ và không giám sát được công việc của

họ (4) Vì vậy các cơ sở đào tạo cũng cần phải lưu ý việc này khi gửi sinh viên đi thực tập ở các bệnh viên trung ương

Việc thiếu thời gian cũng có thể hạn chế việc học tập nâng cao trình độ điều dưỡng, cho nên tỷ lệ điều dưỡng trung cấp tới 89,1% Điều này cũng hạn chế khả năng chủ động của điều dưỡng trong việc nhận định và

ra quyết định độc lập trong chăm sóc Một trong những

lý do hạn chế việc nâng cao trình độ của điều dưỡng là thời gian dành cho học tập và nghiên cứu quá ít trong ngày (3,84 phút) Cũng do quá tải công việc nên tỷ lệ

điều dưỡng hài lòng với công việc không cao (23,9%),

đặc biệt là số bệnh nhân được chăm sóc, kiến thức và bằng cấp hiện tại

Kết luận

Nghiên cứu về khối lượng công việc các điều dưỡng tại bệnh viện mắt TƯ cho thấy thời gian các điều dưỡng dành cho công tác chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt

là thời gian thực hiện các quy trình kỹ thuật và chăm sóc toàn diện dành cho người bệnh Điều này cũng khiến cho tỷ lệ hài lòng của điều dưỡng không cao với

số lượng người bệnh và thời gian dành cho học tập, nghiên cứu

Dưới áp lực của tự chủ bệnh viện, cho nên các bệnh viện TƯ không muốn tuyển thêm điều dưỡng Tuy nhiên điều này đã cho thấy sự quá tải về công việc khiến cho giảm sút chất lượng chăm sóc bệnh nhân, phải cắt bỏ một số bước trong quy trình kỹ thuật Vì thế cần phải đưa ra được những quy chuẩn trong chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo được số lượng điều dưỡng và chất lượng chăm sóc bệnh nhân

Tài liệu tham khảo

1 Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế Báo cáo tổng quan y tế Việt Nam: Nhân lực y tế Hà Nội2009

2 Trần Thị Châu, Cộng sự Khảo sát sự hài lòng của

điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP Hồ Chí Minh Hà Nội Nhà xuất bản giao thông vận tải; 2005

3 Nguyễn Bích Lưu Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn diện tại Việt Nam 2010

4 Pascale Carayon, Ayse P Gurses Nursing workload and patient safety – A human factors engineering perspective, Patient Safety and Quality: An Evidence-Based Handbook for Nurses2008

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG CO RúT MI TRÊN ở BệNH NHÂN MắC BệNH BASEDOW

LÊ ĐứC HạNH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng co rút mi

trên ở bệnh nhân Basedow

Đối tượng: Nghiên cứu đánh giá triệu chứng co rút

mi trên ở 194 bệnh nhân mắc bệnh basedow được lựa

chọn ngẫu nhiên tại bệnh viện nội tiết trung ương

Phương pháp: mô tả cắt ngang

Kết quả: 140 bệnh nhân có biểu hiện co rút mi trên chiếm 72,2% Số bệnh nhân có biểu hiện co rút mi trên

ở 1 mắt chiếm đa số với tỷ lệ 115/140 (82,1%), số bệnh nhân co rút mi trên ở cả 2 mắt là 25/140 (17,9%).

Ngày đăng: 23/08/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w