ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP bàn TAY nặn bột môn KHOA học lớp 4

4 2.6K 14
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP bàn TAY nặn bột môn KHOA học lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN XUYÊN MỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH MINH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : /KH-CM Phước Bửu, ngày 21 tháng 10 năm 2014 KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT MÔN KHOA HỌC LỚP 4 ****************** - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014- 2015 của PGD huyện Xuyên Mộc. - Căn cứ kế hoạch chuyên môn của trường TH Huỳnh Minh Thạnh năm học 2014 - 2015. Trường TH Huỳnh Minh Thạnh lên kế hoạch tổ chức chuyên đề : “Dạy phương pháp bàn tay nặn bột vào môn TNXH - Khoa học lớp 4” ở trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG 2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ) - Nhà trường được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Phòng giáo dục, chính quyền địa phương, cấp Đảng uỷ, các ban ngành, đoàn thể và của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp đỡ cho nhà trường khá nhiều các hoạt động trong đầu năm học. - Đội ngũ Giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn trên chuẩn 87,5% (ĐH: 14 GV, CĐ: 7), đạt chuẩn 12,5 % (3 GV). GV có tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho nhiều phân môn. - Công tác tổ chức được ổn định, nề nếp học sinh thực hiện khá tốt. Học sinh năng động có tinh thần học tập tốt. Học sinh đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua của ngành và địa phương tổ chức. - Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đúng quy cách. Mỗi lớp được trang bị đầy đủ tủ đựng ĐDDH, Đồ dùng học tập của giáo viên và học sinh. - Nhà trường đã tổ chức triển khai đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đến tổ chuyên môn và từng giáo viên trong năm học 2014-2015. - Nhà trường đã lập Ban CNTT hoạt động có bài bản theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy cho giáo viên, đồng thời quan tâm việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ. - Đa số giáo viên xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, có trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc. - Học sinh năng động, thích khám phá, thích tham gia thực hành. 3. Khó khăn (yếu/thách thức) - Một bộ phận giáo viên chưa kịp thời cập nhật nội dung kiến thức, PPDH, KTĐG mới. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, việc tự học, tự bồi dưỡng về đổi mới phuơng pháp một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế. - Một số học sinh 6 tuổi chưa qua mẫu giáo nên phần nào ảnh hưởng đến trình độ tiếp thu của học sinh trong lớp. Một số học sinh mắc bệnh tự kỉ, tăng động giảm chú ý, không có trí nhớ, vận động khó khăn đã gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Toàn trường có 04 học sinh khuyết tật học hòa nhập. - Đây là năm đầu tiên áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào môn TNXH - Khoa học. Nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. - Nhiều Đồ dùng học chưa đủ để đáp ứng cho các thí nghiệm, thực hành trên lớp. II/ MỤC TIÊU: -100% giáo viên nắm bắt phương pháp, tiến trình của PP BTNB. - 95% Giáo viên dạy TN-XH và Khoa học áp dụng vào dạy theo các địa chỉ qui định. - 80% Học sinh lớp 4-5 làm hiểu và biết phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua tiến trình của PP bàn tay nặn bột. III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP: Nội dung chuyên đề : “Dạy phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học lớp 4” 1) Xây dựng lý thuyết: * Nội dung: Định hướng phần lý thuyết - Thời gian : Chiều ngày 26/10/2014 từ 14h00 đến 15h00 - Biện pháp : Nghiên cứu tài liệu về phương pháp BTNB qua tài liệu Phòng cung cấp. - Phân công : Người thực hiện Nguyễn Hồng Hà. * Nội dung: Viết và trình bày phần lý thuyết về phương pháp và hình thức đặc trưng cơ bản của phương pháp BTNB - Thời gian : Trình bày vào sáng ngày 29/10/2014 từ 7h30 đến 8h30 - Biện pháp : Viết phần lý thuyết theo những nội dung nghiên cứu. Tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết về phương pháp dạy học VNEN. Giáo viên thảo luận đóng góp cho nội dung lý thuyết. - Phân công : Người viết và trình bày Nguyễn Hồng Hà. Chuẩn bị đèn chiếu giao cho bộ phận Thư viện - Đ/c Triết. 2) Tổ chức dạy minh họa: * Nội dung: Phân công giáo viên dạy minh họa, chọn bài, lớp… tổ chức góp ý, xây dựng tiết chuyên đề. - Thời gian : Sáng ngày 27/10/2014 từ 8h30 đến 9h30 - Biện pháp : Chọn giáo viên dạy… lớp… bài… tổ chức họp với giáo viên định hướng cho tiết dạy. - Phân công : Người tổ chức họp Nguyễn Hồng Hà * Nội dung: Tổ chức dạy chuyên đề. - Thời gian : Sáng ngày 29/10/2014 từ 8h30 đến 9h30 - Biện pháp : Giáo viên soạn giáo án. Chuẩn bị ĐDDH cần thiết. Thực hiện dạy cho giáo viên toàn trường dự. - Phân công : Người dạy Phùng Thị Nhài, dạy lớp 4.2. Chuẩn bị đèn chiếu giao cho bộ phận Thư viện - Đ/c Triết. * Nội dung: Tổ chức thảo luận tiết chuyên đề. - Thời gian : Sáng ngày 29/10/2014 từ 9h30 đến 10h30 - Biện pháp : Tiến hành thảo luận tiết dạy theo hướng đổi mới ngay sau tiết dạy tập trung vào 2 nội dung học tập và chia sẻ thông qua tiết minh họa. Giáo viên dạy tự nhận xét, Giáo viên khối bộ môn dạy TNXH và Khoa học nhận xét, giáo viên các khối khác nhận xét. BGH nhận xét. Giáo viên tự rút ra những điều cần thực hiện qua tiết minh họa chuyên đề - Phân công : Người chủ trì Nguyễn Hồng Hà. 3) Áp dụng vào giảng dạy: * Nội dung: Thực hiện dạy các lớp. Kiểm tra việc ứng dụng vào thực tế. - Thời gian : Từ ngày 30/10/2014 đến ngày 26/12/2014 - Biện pháp : Giáo viên dạy môn TNXH lớp 1, 2 3 và giáo viên dạy môn Khoa học lớp 4, 5 thực hiện dạy, giáo viên các lớp còn lại ứng dụng vào các phân môn khác theo các hoạt động có thể áp dụng được. Chuyên môn lên lịch kiểm tra việc giảng dạy giáo viên. Tiếp tục nhận xét, điều chỉnh. - Phân công : Giáo viên day TN-XH, dạy Khoa học, người kiểm tra khối trưởng, BGH. 4) Đánh giá chuyên đề: * Nội dung: Tổ chức thảo luận đánh giá quá trình thực hiện chuyên đề. Định hướng thực hiện trong thời gian tới. - Thời gian : Chiều ngày 26/12/2014 - Biện pháp : Phó hiệu trưởng tập trung giáo viên thảo luận nhận xét chuyên đề. - Phân công : Người chủ trì Nguyễn Hồng Hà. Thực hiện áp dụng sau chuyên đề Giáo viên toàn trường. Chuẩn bị đèn chiếu giao cho bộ phận Thư viện - Đ/c Triết. IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Chuyên môn trường triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên trong nhà trường, Tổ chức đánh giá là kiểm tra việc thực hiện chuyên đề. - Khối trưởng quán triệt kế hoạch đến tất cả giáo viên trong khối, cùng BGH kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của giáo viên trong khối. - Giáo viên và các bộ phận có liên quan thực hiện theo phần việc được phân công trong kế hoạch. Trên đây là kế hoạch chuyên đề theo nghiên cứu bài học “Phương pháp bàn tay nặn bột - môn khoa học lớp 4” của trường TH Huỳnh Minh Thạnh năm học 2014-2015. Đề nghị các giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng tinh thần kế hoạch. Nếu có vướng mắc báo cho bộ phận chuyên môn trường giải quyết. NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH DUYỆT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Lợi Nguyễn Hồng Hà . khoa học thông qua tiến trình của PP bàn tay nặn bột. III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP: Nội dung chuyên đề : “Dạy phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học lớp 4 1) Xây dựng lý thuyết: * Nội dung:. đầu tiên áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào môn TNXH - Khoa học. Nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. - Nhiều Đồ dùng học chưa đủ để áp ứng cho các thí nghiệm, thực hành trên lớp. II/. bắt phương pháp, tiến trình của PP BTNB. - 95% Giáo viên dạy TN-XH và Khoa học áp dụng vào dạy theo các địa chỉ qui định. - 80% Học sinh lớp 4- 5 làm hiểu và biết phương pháp nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 23/08/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan