THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG TÂM GV. Ngô Dương Khôi Kính thưa các vị đại biểu! Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức của cả thầy và trò. Trong những năm gần đây đội tuyển HSG môn Tin học trường THCS Lương Tâm đã đạt được một số thành tích góp phần vào kết quả chung cho trường và cho huyện Long Mỹ. Trong hội nghị hôm nay, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau. Trước hết tôi xin giới thiệu sơ lược về bản thân: Tôi tên: Ngô Dương Khôi, công tác tại trường THCS Lương Tâm. Tôi bắt đầu giảng dạy năm 2009 (hiện là tổ trưởng tổ: Toán – tin). Trong quá trình công tác tôi đạt được một số thành tích sau: - Được công nhận giáo viên giỏi huyện (môn Toán) năm học 2010-2011. - Đạt giải 3, hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ V” năm 2012 với giải pháp “Chương trình quản lí học sinh bậc THCS”. - Được công nhận giáo viên giỏi huyện (môn Tin học) năm học 2012-2013. - Đạt một số giải trong 2 phần thi “Phần mềm sáng tạo” và “Thiết kế bài giảng Elearning – Chủ đề Dư địa chí” của hội thi “Giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học và đồ dùng học tập” cấp huyện, tỉnh năm học 2014-2015. - Tôi đã tham gia công tác bồi dưỡng HSG các môn: Toán qua mạng, giải toán trên MTCT, Học sinh giỏi môn Tin học, Tin học trẻ từ năm 2011 đến nay và đạt được một số kết quả nhất định. Sau đây tôi xin trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (Cụ thể là BDHSG môn Tin học – Tin học trẻ) Giải pháp 1. Phát hiện - lựa chọn học sinh giỏi Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên và quan trọng nhất là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh. Việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên và kết quả các kì thi. 1 Nên lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Đặc biệt với môn Tin học, cần chọn học sinh học giỏi ở các môn học tự nhiên, có thể là học sinh lớp 8 hoặc lớp 9. Giải pháp 2. Tài liệu – chương trình bồi dưỡng Giáo viên cần biên soạn giáo trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết theo từng mảng kiến thức. Mỗi phần kiến thức trọng tâm được phân chia theo từng chương, từng chủ đề và nhất thiết phải theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần. Sau mỗi chủ đề cần có một số bài tập thực hành để củng cố kiến thức. Bên cạnh đó cần hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. Giải pháp 3. Thời gian bồi dưỡng Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn. Tốt nhất nên lựa chọn đội tuyển trước khi nghĩ hè và giao tài liệu để cho các em đọc và nghiên cứu trước trong thời gian hè. Nên bắt đầu ôn luyện vào đầu năm học. Trong những tuần đầu, để học sinh làm quen thì ôn 2 buổi/tuần. Sau tăng lên 3 – 4 buổi/tuần. Không nên dồn ép ở tuần cuối trước khi thi. Giải pháp 4. Quy trình bồi dưỡng Dạy học sinh theo từng chủ đề, với mỗi chủ đề cần có kế hoạch bồi dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Dạy lý thuyết trước, làm bài tập thực hành sau. Cho các em làm chắc các dạng bài cơ bản rồi mới nâng cao. Kiểu dạng bài có quy luật và dạng bài có tính đơn lẻ trước. Kiểu dạng bài có tính phối hợp và có tính đặc biệt sau. Sau mỗi buổi học, cần giao một số bài tập để các em về nhà suy nghĩ. Đến buổi học sau, học sinh vào thực hành sẽ đở mất thời gian hơn. Đầu tiên cho học sinh làm các bài tập được biên soạn trong giáo trình, sau đó đến các bài tập (đề thi) sưu tầm trong các năm trước hay được tìm trên mạng Internet. Cuối cùng yêu cầu học sinh tự ra đề thi theo ý tưởng của mỗi em hoặc có thể kết hợp các dạng bài tập có liên quan làm thành một bài tập mới để các em tự giải. 2 Giải pháp 5. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Sau mỗi chủ đề cần cho học sinh làm bài kiểm tra kiến thức trong chủ đề đó. Cứ sau 3 chủ đề thì tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tổng hợp. Việc thực hiện đánh giá học sinh theo 3 quy tắc: + Giáo viên đánh giá học sinh: Giáo viên tìm lỗi và hướng dẫn học sinh sửa lỗi. + Học sinh đánh giá nhau: Học sinh tìm chổ sai của bạn và hướng dẫn bạn sửa lỗi. + Học sinh tự đánh giá: Học sinh tự tìm lỗi trong bài làm của mình và tự tìm hướng khắc phục lỗi. Với những giải pháp trên, riêng vệc ôn luyện HSG môn tin học, tin học trẻ đã đạt một số thành tích sau: Năm học Môn thi Vòng huyện Vòng tỉnh 2011-2012 HSG Tin học Dự thi 1 hs đạt: + 1 giải nhất Dự thi 1 hs đạt: + 1 giải nhì Tin học trẻ Dự thi 2 hs đạt: + 1 giải nhất Dự thi 1 hs đạt: + 1 giải KK 2012-2013 HSG Tin học Dự thi 2 hs đạt: + 1 giải nhì + 1 giải ba Tin học trẻ Dự thi 2 hs đạt: + 1 giải nhì + 1 giải ba 2013-2014 HSG Tin học Dự thi 3 hs đạt: + 1 giải nhì + 2 giải ba Tin học trẻ Dự thi 2 hs đạt: + 1 giải nhì + 1 giải ba Dự thi 2 hs đạt: + 1 giải nhất + 1 giải ba 2014-2015 HSG Tin học Dự thi 5 hs đạt: + 1 giải nhất + 2 giải ba Dự thi 3 hs đạt: + 1 giải nhất + 2 giải KK Tin học trẻ Dự thi 3 hs đạt: + 1 giải nhất + 2 giải ba Dự thi 3 hs đạt: + 1 giải nhì + 1 giải ba 3 Tóm lại: Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG thì người giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi. Ngoài ra việc tổ chức chọn lựa chính xác và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng đội tuyển là khâu hết sức quan trọng để đạt được thành công. Qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau: Đối với các cấp quản lý và phụ huynh học sinh: + Quan tâm, theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập làm trên lớp cũng như ở nhà. + Có những chế độ khen thưởng, ưu tiên cho những học sinh đạt giải. Đối với học sinh:: + Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập. + Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. + Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo và tài liệu khác. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Chắc chắn rằng các đồng chí, đồng nghiệp, có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn rất nhiều. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, để chúng tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của Nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí tham dự hội nghị hôm nay luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong công tác, chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 4 . THAM LUẬN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG TÂM GV. Ngô Dương Khôi Kính thưa các vị đại biểu! Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan. môn Tin học – Tin học trẻ) Giải pháp 1. Phát hiện - lựa chọn học sinh giỏi Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên và quan trọng nhất là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh. Việc. và học sinh tự làm thiết bị dạy học và đồ dùng học tập” cấp huyện, tỉnh năm học 2014-2015. - Tôi đã tham gia công tác bồi dưỡng HSG các môn: Toán qua mạng, giải toán trên MTCT, Học sinh giỏi