Bảo vệ sức khỏe người tiêudùng, duy trì và phát triển nòi giống thông qua việc tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.Đặc biệt t
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-*** -BÁO CÁO TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2014
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI MỘT SỐ CHỢ TRÊN ĐẠI BÀN THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ- HUYỆN GIA LÂM- TP HÀ NỘI
Tên thành viên trong nhóm NC (chữ thường)
6 Nguyễn Thị Kiều Oanh K56KTB
Tên GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Loan Th.S Đỗ Thị Kim Hương
HÀ NỘI - 2014
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Trang 4MỤC LỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HỘP
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con ngườisống, phát triển và tồn tại An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trongchiến lược bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thựcphẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13trong số các nước bị cảnh báo) và Việt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005 (theo “Một số vấn đề
về tình hình an toàn thực phẩm”, TS Lưu Hoài Chuẩn, năm 2012.)
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệtquan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng, về bảo
vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam Do
đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặtchẽ, có hiệu quả hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm
Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm có tác động trực tiếp và thường xuyênđến sức khỏe người dân, ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống dân tộc.Trong thời kỳ chuyển tiếpcủa nước ta, sự tăng trưởng kinh tế và đời sống được cải thiện làm cho mọi người quan tâmhơn đến vệ sinh ăn uống và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Ngộ độc thực phẩm do nguyênnhân ô nhiễm vi sinh vật, hóa học và các độc tố có sẵn trong thực phẩm đang là một trongnhững vấn đề trọng điểm có ý nghĩa tới sức khỏe cộng đồng Bảo vệ sức khỏe người tiêudùng, duy trì và phát triển nòi giống thông qua việc tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.Đặc biệt tại địa bàn các chợ vấn đềVSATTP đang báo động các cấp các ngành cần giải pháp để quản lý tốt VSATTP đảm bảosức khỏe và đời sống nhân dân Mặt khác, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm làmột trong những điều kiện tiên quyết và thiết yếu để thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanhthực phẩm phát triển ở cả thị trường trong nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tếquốc gia và quốc tế.Đây đã và đang trở thành một đề tài nóng và được cả thế giới quan tâm,đặc biệt là các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cùngvới quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh cũng như sự mở rộng giao lưu quốc tế đòi hỏi mỗinước không những phải tăng số lượng sản phẩm mà còn phải đảm bảo chất lượng vệ sinh antoàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Trước thực tế này đòi hỏi đảng, nhà nước, các cấp
và các ban ngành cần thiết thực hiện tốt công tác quản lý VSATTP
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt vệ sinh an toàn thực phẩm của ViệtNam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho ngườitiêu dùng, đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vìtính cấp thiết về vấn đề VSATTP tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn các chợ tại khu vực
Hà Nội nói riêng mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- huyện Gia Lâm- TP Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý an toàn về sinh thực phẩm tại một số chợ trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; từ đó đề xuất những giải pháp để quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn trên các chợ tại thị trấn
Trang 71.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên địabàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý VSATTP tại Thị trấn
- Đề xuất những giải pháp để quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được tốt hơn trên các chợ tại thị trấn
1.3 Đối tượng nghiên cứuvà phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý VSATTP, người buôn bán thực phẩm tại các chợ và người tiêu dùng
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý VSATTP là gì? Tại sao phải quản lý VSATTP?
- Quản lý VSATTP tại chợ dựa trên các nội dung
- Ai là người tham gia quản lý VSATTP tại các chợ? Họ quản lý nhóm đối tượng nào ởchợ? Tại sao?
- Họ quản lý bằng cách nào? Dựa vào đâu để quản lí?
- Việc quản lý gặp những khó khăn là gì? Nguyên nhân tại sao?
- Giải pháp nào cần đề xuất để việc quản lý được tốt hơn?
- Dựa vào đâu đưa ra các giải pháp đó?
1.5.Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài nhóm đã tiếp cận các đối tượng là cán bộ quản lý, tiểu thương và người tiêu dùng tại các chợ bằng phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu bằng các phiếu điều tra với các mẫu câu hỏi và phương pháp quan sát Tiếp cận cụ thể và sâu vào vấn
đề công tác vệ sinh an toàn thực phực tại các chợ trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm –
Hà Nội
Trang 81.5.2 Phương pháp chọn mẫu hoặc điểm khảo sát
Trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, có nhiều khu vực chợ được phân bốkhắp thị trấn phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người dân nơi đây, tại các khu vực chợ công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm đã được triển khai nhưng vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề điển hình như ở các chợ Trâu Quỳ nằm ở ngã tư Trâu Quỳ, chợ sinh viên Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nằm ở tổ dân phố Nông Lâm, chợ Cửu Việt ở tổ dân phố Cửu Việt, chợ Kiên Thành ở tổdân phố Kiên Thành,…
Để tiến hành nghiên cứu, chọn ra 3 địa điểm nghiên cứu là chợ Trâu Quỳ, chợ Cửu Việt
và chợ sinh viên hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thực hiện song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém sau:
Chợ Trâu Quỳ: nằm ở ngã tư Trâu Quỳ, có đông đúc người dân tham gia hoạt đông muabán
Chợ Cửu Việt: có vị trí trước cổng Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, có nhiều người dân ở các tổ dân phố như Vườn Dâu, Cửu Việt, An Lạc và một lượng lớn sinh viên tham gia.Chợ sinh viên: nằm ngay trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, nơi đây tập trung rất nhiều sinh viên của trường và có cả những người dân sinh sống trong trường, xung quanh khu vực trường với các hoạt động mua bán hàng ngày
1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin sơ cấp:
Đê thu thập thông tin về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ Trâu Quỳ, chợ Cửu Viêt, chợ Sinh viên; điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 10 cán bộ quản lý, 20 tiểu thương và 20 người tiêu dùng tại ba chợ được chọn để nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 1.5.3.1: Số phân phối mẫu điều tra của đề tài.
Các mẫu Chợ Trâu Quỳ Chợ Cửu Việt Chợ Sinh viên Tổng
Phương pháp phân tích thông tin
Để phân tích các thông tin cho đề tài nghiên cứu cần sử dụng các phương pháp thống kê:
Phân tổ thống kê
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 3 bộ phiếu điều tra (gồm: cán bộ quản lý, tiểu thương, người tiêu dùng)
Trang 9+ Tần suất thanh kiểm tra VSATTP giữa các chợ
+ Nội dung thanh kiểm tra giữa các chợ ( Chất lượng thực phẩm, nguồn gốc, vệ sinh chung, cơ sở hạ tầng)
+ Các hiện tượng xuất hiện trong quá trình thanh kiểm tra giữa các chợ
+ Các văn bản được đưa ra khi kiểm tra giữa các chợ
+ Biện pháp khắc phục khó khăn đặt ra giữa các chợ
+ Các lớp tập huấn và nội dung đào tạo về quản lý giữa các chợ
Tổng hợp phiếu điều tra :
Tổng hợp các phiếu điều tra thành bảng kết quả điều tra về thực trạng quản lý tại các chợ theo phương pháp phân tổ thống kê
Thu thập, chọn lọc các ý kiến khác nhau của từng đối tượng phỏng vấn về một vấn đề được hỏi sau đó tổng hợp lại và đưa ra đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu tại các chợ
1.5.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Chỉ tiêu đánh giá nội dung thanh kiểm tra, hình thức xử phạt, hình thức truyên truyền của cán bộ quản lý
- Chỉ tiêu đánh giá tần suất thanh kiểm tra của cán bộ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩmtại các chợ thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hưởng ứng công tác tập huấn tuyên truyền về vệ sinh an toànthực phẩm của người dân
- Chỉ tiêu đánh giá tần suất được tham gia các buổi tập huấn của cán bộ quản lý
- Chỉ tiêu đánh giá tần suất tập huấn của cán bộ quản lý đối với người dân (người tiêu dùng và tiểu thương)
- Chỉ tiêu đánh giá cơ sở hạ tầng của chợ
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ của người quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ điều tra
Trang 10PHẤN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Quản lý là gì? Theo các học giả của trường phái quản lý học đã đưa ra những địnhnghĩa về quản lý như sau:
Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ)đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (Theo địnhnghĩa của Fayel, thế kỷ 21)
Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó không nằm ở nhậnthức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duynhất của nó là thành tích" ( Theo Peter F Druker, thế kỷ 21)
Có nhiều cách hiểu về quản lý, nhưng xét về mặt bản chất, quản lý chính là sự tác động
có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra các chủ thể quản lý, các quá trình xã hội vàhoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của
tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sửdụng trong sản xuất,chế biến thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm:là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn vàphù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm
An toàn thực phẩm:là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dung khi nóđược chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm:vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện,biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vậnchuyển cũng như sửdụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạngngười tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiềungành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thựcphẩm, y tế, người tiêu dùng
Nội dung quản lý của nhà nước về vấn đề VSATTP được xây dựng trên các nội cơ bảnsau:
Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch và kế hoạch về chất lượng hàng hóaBan hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý VSATTPThanh tra – kiểm tra nguồn gốc, chất lượng thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh tại chợThanh tra- kiểm tra giấy phép kinh doanh của các tiểu thương, các cơ sở sản xuất thựcphẩm kinh doanh
Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến , giáo dục về VSATTP cho ngườidân và các tiểu thương kinh doanh trên địa bàn chợ
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các chợ
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 11Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy ban thường vụQuốc hội ban hành ngày 26/7/2003 gồm 07 chương, 54 điều Một trong những nội dung rấtmới của Pháp lệnh này là đã quy định “kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện(Điều 4)” Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng quy định những hành vi cấm trong sản xuất, kinhdoanh thực phẩm; quyền, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thựcphẩm; quản lý thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm nhập khẩu, phòng chống ngộ độcthực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; nội dung quản lý nhà nước
về VSATTP, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về VSATTP đối với các Bộ, UBND…Đây có thể nói là một văn bản pháp luật đầu tiên quy định tương đối đầy đủ các khíacạnh quản lý nhà nước về VSATTP
Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điềucủa Pháp lệnh VSATTP
Ngày 07/9/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chitiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm Theo đó, một cơ sở sảnxuất, kinh doanh thực phẩm muốn được hoạt động thì ngoài Giấy phép kinh doanh và các thủtục khác theo yêu cầu của pháp luật thì phải có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Đốivới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thì phải có Giấy chứng nhận đủđiều kiện VSATTP của cơ quan y tế có thẩm quyền Đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩuhoặc sản xuất trong nước, trước khi lưu hành phải có Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn của
cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
Gần đây nhất là Ngày 08/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký banhành Nghị quyết số 47/NQ-CP về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2014 Đối với côngtác an toàn thực phẩm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương triển khai các công việc sau đây:
1 Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến
độ, hoàn thành sớm việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật an toàn thực phẩm
2 Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ CôngThương thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định trách nhiệm thực hiện nhiệm
vụ truyền thông về an toàn thực phẩm đối với một số cơ quan truyền thông hoạt động từnguồn ngân sách nhà nước
3 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có giải pháp bố trí kinh phícho các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trọng điểm Trước mắt cần có phương án giảiquyết kinh phí cho việc xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm đã bị các cơ quan chức năng bắt giữ
4 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường năng lực cho Chicục an toàn thực phẩm, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và các cơ quan quản lý
về an toàn thực phẩm của địa phương; thường xuyên thanh, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm;chỉ đạo kiểm tra, xét nghiệm, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan chức năng xử lýnếu nước sinh hoạt ở khu dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chứchướng dẫn và giám sát quy trình sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y; ngănchặn, xử lý tình trạng nhập lậu hóa chất bảo vệ thực vật qua biên giới; tăng cường quản lý thức ănđường phố, khu du lịch, đẩy nhanh việc hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tại các làng nghềchế biến thực phẩm, đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn văn nội dung Nghị quyết số 47/NQ-CP
Ngày 09/7/2014, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1590/ATTP-KHTC đề nghịChi Cục ATVSTP các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất
Trang 12với Lãnh đạo Sở Y tế các giải pháp thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dântỉnh tại Nghị quyết này, đặc biệt là hoạt động tăng cường năng lực cho Chi Cục.
Thực tế cho thấy những năm gần đây ngành Y tế phải đối mặt với những vấn đề liênquan đến ATVSTP như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, sản phẩmnước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định, rồi đến vấn đề melamintrong sữa, nước uống đóng chai nhiễm vi sinh vật, thực phẩm biến chất, thực phẩm nhiểm hoáchất độc như hàn the trong chả lụa, muối diêm trong pa tê, xúc xích, phẩm màu công nghiệptrong chế biến để có màu sáng đẹp, chất tẩy trắng trong bún, dư lượng kháng sinh, chất tăngtrưởng, hoá chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau quả… làm cho hàng trăm người chết vàhàng ngàn người phải vào bệnh viện do ngộ độc thực phẩm
Mặc khác về mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩmcòn thấp, đôi khi chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo
an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết khôngđầy đủ về chất lượng ATVSTP nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra
Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, là ô nhiễmmôi trường do các chất thải công nghiệp, các hóa chất độc hại, vi sinh vật, thức ăn trong chănnuôi, hóa chất bảo vệ thực vật…là tác nhân gây nên sự ô nhiễm thực phẩm, không đảm bảochất lượng ATVSTP, là cội nguồn của những bệnh tật ở người do thực phẩm mang lại
Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực và gây tâm lý hoang mang, lo lắngcho người tiêu dùng Vậy câu hỏi cần đặt ra, nguyên nhân của thực trạng mất an toàn vệ sinhthực phẩm là do đâu? Đó là do:
Lực lượng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quá mỏng, thiếu cập nhật, chưa đủ khảnăng kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP; không theo kịp sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm đặc biệt làthức ăn đường phố; Sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành chức năng có liên quantrong lĩnh vực ATVSTP chưa thật sự tích cực và có trách nhiệm, việc quản lý còn phân tán,chồng chéo; sự phối hợp của các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra chưa đồng bộ, thiếutập trung nên hiệu quả chưa cao Mặt khác kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra có hạnnên thực hiện công tác thiếu thường xuyên, liên tục, chỉ thanh tra, kiểm tra có trọng tâm,trọng điểm, chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao
Chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đủ sức giáo dục, răn đe người
vi phạm dẫn đến thi hành pháp luật chưa nghiêm
Trang thiết bị, phương tiện cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu làm chotính chủ động, kịp thời chưa cao
Cuối cùng và cũng là hệ quả của các nguyên nhân trên là do ý thức của người dân về antoàn vệ sinh thực phẩm còn yếu, việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm của một bộ phận các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao, mặt khác do bị tác động bởicám dỗ lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nên trở nên vô cảm với cộng đồng, do đó các cơ
sở vi phạm và cố tình vi phạm còn nhiều
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcchuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, để vấn đề chất lượng ATVSTP không còn là nỗi locủa cộng đồng và xã hội, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, duy trì và phát triển nòigiống dân tộc Việt Nam bền vững, cần có những giải pháp cụ thể như sau:
Các cấp cần thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành ATVSTP đủ quyền lực đểgiải quyết đến mức cao nhất những vi phạm về ATVSTP; Nâng cao chế tài xử phạt với nhữngngười, những cơ sở vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi
Trang 13phạm; Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP để Luật An toàn thựcphẩm thực sự đi vào cuộc sống của người dân;
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lýviệc sử dụng các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốcbảo vệ thực vật… nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp;nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất, sau thu hoạch
Ngành Y tế cần có biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn nhằmgiảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống, hạn chế đến mức thấp nhất ngộđộc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường năng lực kiểm nghiệm chấtlượng ATVSTP; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thựcphẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố
Có chế độ ưu đãi, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành
vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo sự tự tin, nhạy bén, bản lĩnh, sáng tạo trong thực thi nhiệm
vụ, góp phần xây dựng lực lượng thanh tra ngày càng phát triển vững mạnh
Nâng cao hơn nữa cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và của toàn xã hộitrong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và chotoàn xã hội; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và đảm bảo đủ kinh phí hoạtđộng nhằm thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước vềATVSTP được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về ATVSTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn Trước mắt, thựcphẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe conngười nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.Không cóthực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điềuchỉnh các hoạt động liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm Sự tác động đó được thực hiệnbằng hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thựcphẩm trên thị trường cũng như đến tay người tiêu dùng được đảm bảo vệ sinh và an toàn theotiêu chuẩn của bộ y tế
Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo cách đơn giản là các cán bộ quản
lý tiến hành kiểm tra thực phẩm tại, nơi bày bán thực phẩm của các tiểu thương tại các khuchợ mà mình được giao Quản lý về cả mặt hành chính, chất lượng, theo quy định của cấp trêngiao xuống, hoặc theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Vai trò của công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong nhiều năm qua Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ công thương đã có nhiều văn bản, quyết định mớinhằm nâng cao công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các địa bàn xã,huyện, tỉnh- thành tại các khu vực chợ, đại lý…Qua đó nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm củatừng cán bộ quản lý trong công tác đi thanh kiểm tra thực phẩm, đồng thời nâng cao ý thứccủa tiểu thương cũng như những người tiêu dùng trên địa bàn các chợ, nhằm đảm bảo sứckhỏe cho mỗi người và toàn xã hội
Ý nghĩa về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý vệ sinh an toàn, có ý nghĩa quan trọng và đóng góp rất lớn cho vấn đề tạo đượcnhững tích cực và hướng đi đúng đắn cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đem lại những lợiích thiết thực, quyền lợi cho người dân
Trang 14Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thực hiện những công việc có tác dụng địnhhướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Biểu hện
cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soátnhững vấn đề của vệ sinh an toàn thực phẩm Hướng được sự chú ý của con người vào mộthoạt đông vệ sinh an toàn thực phẩm; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạtđộng cho các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa thiết lập, tạo dựng các mối quan hệ, ýthức của người dân để các hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm được hình thành, tiếnhành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển
Quản lý vệ sinh an toàn, tác động đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm một cách giántiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực về vấn đề vệ sinh an toànthực phẩm
Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi conngười mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc Sử dụng các thực phẩm khôngđảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy,nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong
cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau
2.2 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.1 Công tác quản lý tại các chợ của Việt Nam
Tính đến nay, trong cả nước đã xây dựng được 8.333 chợ các loại, trong đó có 86 chợđầu mối.Việc xây dựng các chợ đầu mối đã góp phần kiểm soát chất lượng ATTP của nguồnnguyên liệu thực phẩm.Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về ATTP tại các chợ ở nôngthôn, nội đô, chợ cóc, chợ tạm hiện vẫn còn bất cập.Vẫn xảy ra tình trạng tư thương sử dụngcác hóa chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là với hoa quả, nội tạng độngvật Nhiều trường hợp không qua kiểm tra vẫn đóng dấu vệ sinh thú y, bán vé kiểm dịch tạichợ ATVSTP đã trở thành vấn đề nóng của cả xã hội với nhiều biến chuyển tinh vi hơn, đặcbiệt tại một số thành phố lớn tập nhiều dân cư của cả nước
2.2.1.1 Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm tại một số chợ ở Hà Nội
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 5.000 người phải nhậpviện liên quan đến ngộ độc thực phẩm, hơn 50 trường hợp tử vong Nếu 10 năm trước, các vụngộ độc chủ yếu do vi sinh vật gây ra, thì đến năm 2010, hóa chất là nguyên nhân chính Điềunày đã trở thành nỗi lo thường trực của người tiêu dùng và làm đau đầu cơ quan quản lý.Năm nào, ngành y tế cũng phát động “Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinhthực phẩm” với sự tham gia rầm rộ của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương Dù các
cơ quan chức năng rất cố gắng, nhưng tình hình vi phạm ATVSTP vẫn xảy ra ngày càng phổbiến và tinh vi hơn Theo khảo sát, tại các chợ ở nội thành Hà Nội như: chợ Mai Động, chợNghĩa Tân, chợ Ngã Tư Sở, nhiều cửa hàng, thực phẩm chín bày bán cạnh hàng thực phẩmtươi sống Các loại gia vị thực phẩm có bao bì toàn bằng tiếng Trung Quốc, không rõ nguồngốc, không nhãn mác, đóng trong các túi ni lông, có giá từ 500 đồng đến vài chục nghìn đồngbày bán công khai Thịt quay, giò, nem không có tủ kính che đậy.Một số người kinh doanhcòn bày thịt gia súcgia cầm vào những mẹt nhỏ, đặt ngay dưới nền đất Nhiều nơi còn bàylòng lợn, dạ dày lợn phơi ra mặt phố mặc ôtô, xe máy qua lại, kệ cho khói xe, bụi bám.Tại các nhà hàng, quán ăn bình dân, tình trạng này cũng không khác là bao Nhiều hàngbún, miến phở, bàn ăn dính mỡ nhầy nhụa, dưới chân bàn thì đầy giấy lau, thức ăn thừa.Người bán hàng không có tạp dề, không đeo khẩu trang, không găng tay, mũ khi bán hàng Người chế biến thức ăn tay vừa sờ vào thịt sống để trộn, ướp, thấy khách gọi rau sống liền với
Trang 15sang rổ rau bên cạnh bốc Phía sau là những chồng bát đĩa vứt chỏng chơ, thức ăn thừavương vãi khắp nơi, mùi tanh nồng bốc lên đến rợn người Những hình ảnh vừa nêu khôngkhó gặp khi chỉ cần rảo quanh các chợ ,nó đã trở thành quen thuộc và ám ảnh đối với ngườitiêu dùng.Nhiều người tiêu dùng đã có nhận xét: “Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP”chỉ mang tính phong trào, nó được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc mỗi năm nhưng kếtquả thì còn quá khiêm tốn Mặc dù các đoàn kiểm tra đã "ra quân" nhưng xem ra chỉ “cưỡingựa xem hoa”, nếu có phát hiện được vi phạm thì chỉ xử lý qua loa Vì thế, hóa chất, phụ giathực phẩm độc hại vẫn tồn tại tràn lan trên thị trường mà không kiểm soát được
Nguyên nhân của tình trạng này, đại diện các ban, ngành đều cho rằng do thiếu cơ chế
xử phạt Đại diện Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố nêu: Hiện chưa có đủ hànhlang pháp luật để xử lý các vi phạm Cách đây ít lâu, cơ quan công an đã phát hiện nửa tấnmực tươi nhập khẩu quá hạn sử dụng, bốc mùi hôi thối đang trong tình trạng được “tút” lạiđem bán ở chợ Long Biên 1 Vụ việc này gây bức xúc trong dư luận song cũng chỉ bị xử phạthành chính, không thể đưa ra truy tố Hiện nay, các đoàn kiểm tra liên ngành chưa có chế tài
để xử lý mạnh, trong khi đó hầu hết các cơ quan quản lý cấp phường, xã lại buông lỏng quản
lý ATVSTP, nhiều nơi còn thiếu cán bộ làm công tác này.Như vậy có thể kết luận rằng côngtác quản lí VSATTP tại các chợ của Việt Nam còn nhiều yếu kém cả về các cơ chế xử phạtlẫn lực lượng thi hành xử lí vi phạm.Chúng ta đã chú trọng tới lí thuyết hơn là thực tế khi cácphong trào về tuyên truyền VSATTP đã diễn ra rầm rộ nhưng chất lượng từ các phong tràonày thì không có
2.2.1.2 Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm tại một số chợ ở Đà Nẵng
Toàn cảnh bức tranh thức ăn đường phố , rảo quanh một số chợ trên địa bàn Đà Nẵngmới thấy ý thức chấp hành VSATTP của người dân là hết sức sơ sài,qua loa
Tại các chợ Cồn,chợ Hàn,chợ Đống Đa…các dãy hàng thực phẩm tươi sống như : thịtlợn,thịt gà,vịt….đang được bày bán ra sát đường phố đầy bụi bặm mà không có che đậy.Hiệnnay các quán ăn di động ngày càng nhiều tuy nhiên số lượng xuất hiện loại hình này lại đang
tỉ lệ nghịch với chất lượng.Vì lợi nhuận mà các quán ăn di động này đã không chú trọng tớichất lượng hàng hóa cũng như VSATTP khi nguồn đầu vào là thực phẩm hết hạn sửdụng,không có nguồn gốc-xuất xứ Quá trình chế biến thức ănkhông đảm bảo yêu cầu vềVSATTP.Đa phần thì các quán ăn di động này đều không có giấy phép đăng kí kinh doanhtuy nhiên nó vẫn được xuất hiện ngày càng nhiều vì không có cơ quan quản lí VSATTP tớikiểm tra,nhắc nhở cũng như ý thức sơ sài chấp nhận thực phẩm từ các quán ăn này.Đây chính
là hạn chế lớn nhất trong công tác quản lí ATVSTP tại các chợ này
Năm 2010,chi cục ATVSTP thành phố Đà Nẵng lập 145 đoàn kiểm tra 6261 cơ sở sảnxuất kinh doanh( SXKD) ở cấp xã,phường,quận,huyện,thành phố ( đối với hộ kinh doanh sảnxuất cố định.Qua kiểm tra đã có 5431 cơ sở đạt tiêu chuẩn (đạt 86%),trong đó có 830 cơ sở viphạm và bị phạt 242 triệu đồng.Những vi phạm chủ yếu là người SXKD không được tập huấn
về ATVSTP,cơ sở sản xuất không đạt điều kiện vệ sinh,sử dụng nhiều hóa chất,phụ gia trongchế biến thực phẩm vượt ngoài quy định…Đây mới là kết quả kiểm tra đối với các cơ sở SXKD
cố định có đăng kí còn đối với các hộ kinh doanh đường phố thì gần như là bất lực trong quản
lý ATVSTP
Ban quản lí của các chợ thường xuyên duy trì điểm thử hàn the miễn phí cho kháchhàng và quy định xử phạt đối với hộ SXKD nào vi phạm sử dụng hàn the trong thựcphẩm.Lực lượng bảo vệ luôn giám sát kĩ các nguồn thực phẩm đưa vào bán trong chợ như:thịt lợn,thịt gà,cá…nếu không có nguồn gốc và không có đóng dấu của kiểm dịch thì khôngcho vào chợ Việc khám định kì cho những người buôn bán trong các chợ được duy trì vào
1
Trang 16tháng 8,tháng 9 hàng năm.Bên cạnh đó vào các tháng VSATTP tại các chợ Cồn,chợ Hàng…
đã tổ chức nhiều chương trình hưởng ứng tới người tiêu dùng cũng như các cấp ngành thamgia.Mặc dù vấn đề ATVSTP còn nhiều bất cập trong cả người tiêu dùng lẫn các cơ quan quản
lí nhưng với một số quy định,nỗ lực của ban quản lí các chợ trên đã góp phần tạo thêm tíchcực trong công tác quản lí ATVSTP của Thành phố Đà Nẵng
2.2.3 Nghiên cứu có liên quan
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - Phương pháp tiếp cận từ góc độ của hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội.
(Phạm Thiên Hương – Vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm ,phương pháp tiếp cận từ góc
độ của hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội – Nghiên cứu thuộc dự án hợptác VECO – IPSARD)
a,Nội dung
Các tác nhân tham gia trong chuỗi phân phối thực phẩm, rau quả tại các chợ đầumối tại khu vực Hà Nội bao gồm các doanh nghiệp thu mua (phần lớn là các công ty, cơ sởkinh doanh tư nhân có đăng ký kinh doanh) cung cấp hàng ngàn tấn rau hoa quả từ tất cả cácvùng lân cận thủ đô ( kể cả có xuất xứ và không có xuất xứ) về các chợ đầu mối Các doanhnghiệp này chủ yếu là qui mô nhỏ, vốn đăng ký kinh doanh khoảng 100-500 triệu Khối lượngrau quả thu mua/nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp hàng năm đạt khoảng 1500-2000 tấn rauquả các loại với doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm
Nhìn chung rau quả, thực phẩm, rau quả được đưa về các chợ đầu mối là gần như khôngđược qua kiểm soát về nguồn gốc Các doanh nghiệp này thường nhập rau quả, thực phẩm từ 2nguồn cung cấp chính đó là nguồn cung cấp thường xuyên và nguồn cung cấp không thườngxuyên Sản phẩm của hai nguồn cung cấp này đều chủ yếu là đến từ các nhà sản xuất lớn, các hộsản xuất nhỏ và nhập khẩu từ nước ngoài ( mà chủ yếu là nhập từ Trung Quốc) Nhìn chung thựcphẩm, rau củ quả từ các nguồn cung cấp thường xuyên là có thể kiểm soát được nguồn gốc vàchất lượng, còn rau quả, thực phẩm nhập từ nguồn cung cấp không thường xuyên là rất dễ mấtkiểm soát Việc đánh giá chất lượng của rau quả được thu mua, hầu hết các doanh nghiệp đềuđánh giá bằng cảm quan, có kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ, KDTV của bên bán, kiểm tra nhãnhàng, ký hợp đồng Tuy nhiên họ cũng không đảm bảo chắc chắn sản phẩm của họ là đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm và cho rằng nếu có nhu cầu là họ vẫn kinh doanh, họ sãn sàng thu muathực phẩm, rau quả từ tất cả các nguồn để đáp ứng cho được nhu cầu của thị trường
b.Ưu điểm,nhược điểm của nghiên cứu
*Ưu điểm
Nghiên cứu đã phân tích đầy đủ,sát thực tế các tác nhân tham gia vào chuỗi cungứng ,phân phối thực phẩm tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội.Làm rõ được vai trò,nguồn cung,địa điểm phân phối hang hóa,thực phẩm của từng tác nhân này Nghiên cứu đãchỉ rõ được ưu, nhược điểm trong phân phối hang hóa của các tác nhân tại các chợ
* Nhược điểm
Trong nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu kênh phân phối đối với mặt hàng rau, củ, quảtrong khi đó nhiều mặt hang khác như: các loại thịt, gia vị, đồ khô, đồ nướng….cũng là nhữngmặt hàng còn mập mờ trong kênh phân phối hàng cũng như nguồn gốc,chất lượng của nhữngmặt hàng này còn nhiều hạn chế
Trang 17Nghiên cứu mới đứng trên góc độ của hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ trên địa bàn
Hà Nội nên chưa chú trọng tới nhiều tác nhân khác cũng liên quan và có ảnh hưởng rất lớn tớivấn đề Vệ sinh thực phẩm như :người tiêu dùng,ban quản lý chợ và các ban ngành lien quan Trong nghiên cứu này,đối với các doanh nghiệp trung gian chuyên nhập khẩu,thumua hàng hóa,thực phẩm từ nhiều nguồn khác nhau,chưa nêu lên được các công cụ,dụngcụ,phương tiện,cách thức cụ thể mà các bên trung gian này dung để kiểm tra chất lượng hay
để bảo quản thực phẩm trước khi phân phối ra thị trường.Thực tế,nhiều mặt hàng thực phẩmrất bị nhiễm bẩn,giảm chất lượng do chính quá trình vận chuyển,thời gian nằm kho khi chưaphân phối ra thị trường
Xây dựng “ mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn Thái Nguyên
a.Nội dung
Dự án được phê duyệt gồm 4 phần: Đánh giá khái quát thực trạng VSATTP tại các chợtrên địa bàn tỉnh; Nội dung xây dựng “mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP” trên địa bàntỉnh; Giải pháp hỗ trợ thực hiện Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP”; Tổ chứcthực hiện và kiến nghị.Đáng chú ý, trong nội dung về giải pháp triển khai, dự án có đề cập tới
8 nhóm giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ và cụ thể mà ưu tiên hàng đầu tớinhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thựcphẩm
Với nhóm giải pháp về xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp nông, lâm, thủy sản đảmbảo VSATTP, cần lưu ý tới việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sảntập trung theo hướng an toàn sinh học để cung cấp cho chợ; quy hoạch vùng sản xuất rau antoàn, các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung đảm bảo VSATTP Với nhóm giải pháp vềphòng, chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trướckhi sản phẩm lưu thông tại chợ; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học trong phòng, chống dịchbệnh cây trồng, vật nuôi trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường tiêu thụ
Với nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các chủ thể tham gia môhình thí điểm, cần huy động triệt để nguồn vốn tham gia đầu tư cho mô hình để mô hình thực
sự đi vào cuộc sống Ngoài ra, cần hỗ trợ thông qua vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi;khen thưởng kịp thời nhằm động viên các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong việcxây dựng chợ đảm bảo các yêu cầu VSATTP
Về nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan về công tác VSATTP tại các chợ, cần tăng cường công tác thông tin VSATTPgiữa các cấp, ngành; tổ chức tốt đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra VSATTP tại các chợ trênđịa bàn; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành làm tốt chức năng quản lýnhà nước về VSATTP; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo về VSATTP của chính quyền địaphương các cấp trên địa bàn tỉnh
Về nhóm giải pháp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực củacác chủ thể tham gia mô hình thí điểm, cần lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, mởcác lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình thíđiểm; quan tâm tổ chức cho đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh đi khảo sát thực tế côngtác VSATTP tại một số chợ trong và ngoài tỉnh
Về nhóm giải pháp xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về VSATTP hiệnhành, Đề cương Dự án đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luậthiện hành và theo chính Nội quy chợ đã được phê duyệt
Trang 18Ngoài ra, với nhóm giải pháp khác, Đề cương dự án đề cập tới dịch vụ bốc xếp, vệsinh, giữ xe, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cũng như bảo trì và vận hành điện khuvực chợ nhằm đáp ứng cao nhất của một mô hình chợ an toàn và hiệu quả cao
b.Ưu điểm,nhược điểm
*Ưu điểm
Mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bản Tỉnh Thái Nguyênđược đánh giá tương đối hoàn thiện khi huy động được sự tham gia của nhiều đối tượng như:người tiêu dùng,tiểu thương kinh doanh,ban quản lý chợ và các ban ngành liên quan.Trongnhóm giải pháp,dự án này là đặc biệt chú ý tới vai trò của biện pháp tuyên truyền kiến thức vệsinh thực phẩm tới tiểu thương và người tiêu dùng.Đây được cho là biện pháp hữu hiệu và bềnlâu nhất nếu như cong tác tuyên truyền tới mọi đối tượng là thành công.Với các nhóm giảipháp còn lại,dự án cũng đã chú trọng tới tính đồng bộ của tất cả các giải pháp,mọi biện phápcủa dự án đều hướng tới một mô hình chợ theo hướng an toàn và hiệu quả
* Nhược điểm
Dù được đánh giá là khá hoàn thiện nhưng dự án mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng tồn tại một số mặt hạn chế.Thứ nhất,dự án đặcbiệt chú trọng tới công tác tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiểu thương
và người tiêu dùng nhưng chưa cụ thể hóa,đưa biện pháp hữu hiệu nhất,hình thức tuyêntruyền hiệu quả trong công tác tuyên bởi thực tế công tác tuyên truyền tại nhiều vùng trên cảnước đang gặp nhiều khó khăn từ chính đối tượng thực hiện và đối tượng được tuyên truyềnThứ hai,dự án chú trọng tới tính đa dạng trong huy động vốn để triển khai thực hiện môhình chợ nhưng cũng tương tự nhiều địa phương khác việc huy động vốn để xây dựng chợ tạiThái Nguyên ,đặc biệt xây dựng mô hình chợ theo hướng an toàn và hiệu quả cao cần rấtnhiều vốn nhưng nguồn cung vốn còn nhiều hạn chế và chủ yếu phụ thuộc vào vốn của địaphương.Do đó đây là việc làm hết sức khó khăn khi tiến hành triển khai
Đề tài : “Kiến thức về VSATTP của người quản lý, kinh doanh và người tiêu dung tại thị xã Lai Châu”
( Năm 2012 - tác giả Ninh Thị Nhung, Đại học Y Thái Bình; Dương Ngọc Hương, Chicục ATTP tỉnh Lai Châu; Nguyễn Xuân Thực, Bệnh viện Bạch Mai.)
Tóm tắt nội dung của nghiên cứu của đề tài:
Qua điều tra cắt ngang 75 chủ cơ sở, 75 cán bộ địa phường và 260 người kinh doanh vàtiêu dùng thực phẩm tại 5 xã/phường thị xã Lai Châu có kết quả như sau:
Kiến thức hiểu biết chung VSATTP của người quản lý về các biện pháp phòng ngừa ngộđộc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm là (72%; 57,3%; 74,6%; 80%); về các biện phápkhắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm là (64%; 50,6%; 69,3%; 76%); vềđiều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP là (69,3%; 60%; 64%); về nhữngđiểm cần phải làm để đảm bảo chất lượng VSATTP là (54,6%; 61,3%; 74,6%) Đặc biệt kiếnthức đối với công tác truyền thông VSATTP tại địa phương còn rất thấp mới chỉ đạt 52%.Người kinh doanh thức ăn đường phố đã được tập huấn kiến thức VSATTP có hiểu biết đúngcao hơn người chưa được tập huấn Kiến thức hiểu biết đúng chung về VSATTP của người tiêudùng về con đường gây ô nhiễm thực phẩm là 56,5%; về những dấu hiệu của NĐTP là 62,2%;
về những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là 56,0%; về cách phòng ngộ độc thực phẩm
là 56,5%