Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học thực trạng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên đại bàn thị trấn trâu quỳ- huyện gia lâm- tp. hà nội (Trang 30 - 31)

Cán bộ quản lý trực tiếp tại các chợ cùng các cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý VSATTP tại địa phương là nhân tố quan trọng góp phần thực thi, đẩy mạnh và giám sát tình hình VSATTP diễn ra tại các chợ mỗi ngày. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật của nhà nước về VSATTP, tổ chức giáo dục kiến thức cho người dân và các tiểu thương kinh doanh ở chợ. Tuy nghiên, trình độ chuyên môn cũng như năng lực của họ chưa thật sự mạnh và chuyên sâu. Dưới đây là bảng 4.2.1 thống kê tỷ lệ phần trăm (%) cán bộ quản lý tham gia tập huấn tại các chợ và số lần tập huấn theo nhận xét của người quản lý :

Bảng 4.2.1. Tỷ lệ cán bộ tham gia tập huấn và số lần tập huấn

Tên chợ Tỷ lệ cán bộgia tập huấn (%)

Tỷ lệ đánh giá số lần tham gia tập huấn (%) 1 lần/ tháng 2 lần/ tháng 3 lần/ tháng 4 lần/ tháng Tùy từng thời điểm Chợ Sinh Viên 50 15 5 0 0 80 Chợ Cửu Việt 33.3 30 10 0 0 60 Chợ Trâu Quỳ 0 0 0 0 0 0

(Ghi chú: Số liệu trong bảng theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý)

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Từ bảng trên ta thấy số lượng cán bộ tham gia tập huấn còn ít và số lần tham gia tập huấn của họ cũng chưa được thường xuyên đều đặn theo đánh giá của các cán bộ tham gia quản lý VSATTP tại các chợ. Kiến thức chuyên môn và các kĩ năng quản lý VSATTP là điều cần thiết để họ tham gia quản lý tuy nhiên trình độ chuyên môn của họ còn chưa được nhà nước chú trọng. Họ được tập huấn đa phần ở các thời điểm như các tháng cao điểm về VSATTP, các tháng cuối năm, các dịp lễ tết. Sự thiết trau dồi về mặt chuyên môn nghiệp vụ quản lý thường xuyên là yếu tố dẫn tới tình trạng sự kiểm tra giám sát cũng như quản lý VSATTP tại các chợ còn chưa chặt chẽ. Theo đánh giá của tiểu thương và người tiêu dùng tại các địa bàn chợ thì số lượng và tỷ lệ các cán bộ xuống chợ tham gia quản lý VSATTP đa phần là cán bộ của tổ dân phố và họ chủ yếu nhắc nhở về vệ sinh chợ, an ninh trật tự ở chợ. Dưới đây là bảng 4.2.2. Bảng tỷ lệ cán bộ xuống chợ quản lý VSATTP theo đánh giá của tiểu thương và người dân tại các chợ :

Bảng 4.1.2. Tỷ lệ cán bộ xuống chợ quản lý VSATTP

Nhóm cán bộ quản lý Tỷ lệ đánh giá của các nhóm đối tượng ( %)

Tiểu thương Người tiêu dùng

Cán bộ tổ dân phố 60 50

Cán bộ quản lý chợ 20 30

Cán bộ môi trường 10 15

Cán bộ y tế 10 5

(Ghi chú: Số liệu trong bảng theo ý kiến đánh giá của tiểu thương và người dân)

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Theo đánh giá của nhóm đối tượng tiểu thương và người tiêu dùng thì tỷ lệ cán bộ quản lý về VSATTP ở các chợ tập trung chủ yếu là cán bộ tổ dân phố. Trong khi đó cán bộ chuyên môn, chuyên trách là cán bộ y tế xuống các chợ làm công tác quản lý VSTTP lại tương đối ít. Sựu thiếu hụt lực lượng kiểm tra giám sát trực tiếp về thực phẩm, chất lượng, tính an toàn của thực phẩm tại các chợ, thêm vào đó khi chuyên môn của nhóm đối tượng quản lý chưa được chú trọng thường xuyên thì công tác quản lý VSÂTP khó có thể toàn diện và có hiệu quả. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý VSATTP tại các chợ trên đại bàn thị trấn Trâu Quỳ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học thực trạng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên đại bàn thị trấn trâu quỳ- huyện gia lâm- tp. hà nội (Trang 30 - 31)