Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
257,21 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG HỌC TOÁN GIẢI TÍCH 12 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Tác giả: NGUYỄN HỮU DUY NĂM HỌC 2013 – 2014 2 MỤC LỤC Nội dung Trang I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3 II. GIỚI THIỆU 4 III. PHƯƠNG PHÁP 6 1. Khách thể nghiên cứu 6 2. Thiết kế nghiên cứu 6 3. Quy trình nghiên cứu 7 4. Đo lường và thu thập dữ liệu 8 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 9 V. BÀN LUẬN 11 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 PHỤ LỤC 15 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ PH&GQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề GV Giáo viên HĐ Hoạt động HS Học sinh DH Dạy học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông THGVĐ Tình huống gợi vấn đề 4 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Phương pháp PH&GQVĐ là PPDH phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và có ưu thế trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình DH. Đặc biệt là trong những tình huống DH các khái niệm, những tri thức mới. Đặc điểm cơ bản của phương pháp PH&GQVĐ là: Thông qua quá trình gợi ý dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều kiện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua tình huống gợi vấn đề. Các tình huống này có thể do GV chủ động xây dựng, cũng có thể do lôgic kiến thức bài học tạo nên. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của HS, tạo cơ hội cho HS thảo luận, tranh luận đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của GV), giúp HS tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Mục đích của phương pháp không phải chỉ làm cho HS lĩnh hội được kết quả của quá trình PH&GQVĐ, mà còn ở chỗ làm cho họ phát hiện khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Nói cách khác, HS nắm được bản chất của quá trình học tập. Phương pháp PH&GQVĐ là một trong những PPDH tích cực đã và đang được quan tâm và phát triển ở các trường phổ thông nhằm đổi mới PPDH. Trường THPT Trần Hưng Đạo và các trường khác cần quan tâm đến việc vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học môn toán. Thực tiễn giảng dạy bộ môn Toán nói chung và Chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) nói riêng hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy truyền thụ tri thức cho học sinh. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã áp dụng các phương pháp dạy học cả các phương pháp truyền thống cũng như các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy nhưng vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu các tri thức khoa học, chưa phát huy hết đặc điểm nổi bật của môn Toán trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, Chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) đối với học sinh ở trường THPT được coi là một phần khó, chưa gây được sự hứng thú trong học tập của học sinh và là một phần rất quan trọng, vì nó thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng. Học sinh với tâm lí ngại và sợ học phần này dẫn tới hiệu quả của việc dạy và học không cao. Giải pháp của chúng tôi là vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương này sẽ giúp học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo, góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm) là lớp 12C1; Nhóm 2 (Nhóm đối chứng) gồm các lớp 12C4, 12C6, 12C8; các lớp 12 này đều là HS trường THPT Trần Hưng Đạo, Cam Ranh, Khánh Hoà. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài trong chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ- Hàm số lôgarit” (Giải tích 12). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn 5 so với lớp đối chứng. Điểm bài đầu ra của lớp thực nghiệm 12C1 có giá trị trung bình là 5.8; điểm bài đầu ra của các lớp đối chứng 12C4, 12C6, 12C8 có giá trị trung bình lần lượt là 4.5, 4.5, 4.2. Kết quả kiểm chứng T-Test giữa 12C1 và 12C4; 12C1 và 12C6; 12C1 và 12C8 có kết quả lần lượt là P 1 = 0.00404 < 0.05; P 2 = 0.00365 < 0.05; P 3 = 0.00014 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng, vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12), đã làm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo. II. GIỚI THIỆU Cách dạy truyền thống, thầy giảng dạy, trò nghe và tiếp thu thụ động đã hạn chế hiệu quả của quá trình dạy học. Nếu HS tự mình tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra những tính chất đặc trưng, các quy luật thì kiến thức thu được sâu sắc và được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều cho việc học tập tiếp và cho việc ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Trong SGK Giải tích 12 nói chung và chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ- Hàm số lôgarit” nói riêng có những hoạt động để thầy hướng dẫn trò cùng phát hiện ra các khái niệm, các công thức toán học, các quy luật khoa học. Tuy nhiên, các hoạt động còn ít chưa phong phú; có hoạt động chưa phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (dễ quá hoặc khó quá). Phương pháp PH&GQVĐ mà được giáo viên vận dụng linh hoạt đúng nơi, đúng lúc, đúng mục tiêu trong từng đơn vị kiến thức của chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12), sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình dạy và học góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Qua việc thăm lớp dự giờ khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy GV chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho HS, thực hành rèn luyện kĩ năng qua hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm, cá nhân mỗi HS, qua làm bảng, bảng phụ, bảng lớp HS được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức GV cung cấp, tự thực hành làm các BT. GV cũng đã cố gắng đưa ra hệ thống những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề nhưng chưa nhiều, nội dung câu hỏi dẫn đến tình huống gợi vấn đề chưa tốt, chưa được chọn lọc. HS cũng tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề nhưng còn khiêm tốn. Kết quả là HS cũng thuộc bài, hiểu bài, biết vận dụng lý thuyết làm bài tập, nhưng hiểu chưa sâu sắc, kĩ năng trình bày lý luận chưa cao, kĩ năng vận dụng toán trong thực tế còn ít. HS ít có điều kiện thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá của mình, chưa chủ động chiếm lĩnh tri thức dẫn đến HS tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. Giải pháp thay thế: Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ trong thiết kế một số bài soạn của chương: “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) bao gồm: 6 - Vận dụng phù hợp phương pháp PH&GQVĐ trong dạy học khái niệm, dạy học định lí, dạy học quy tắc phương pháp, dạy học giải bài tập chương này. - Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Tận dụng tối đa các cơ hội, những nội dung có thể dạy học PH&GQVĐ. Những nội dung này có thể là cả bài, có thể là một khái niệm, một tính chất, một định lý, một chú ý, một nhận xét hoặc một bài tập. - Đưa ra bài tập để làm tăng thêm yêu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề cho người học. Những bài tập đưa ra trong khâu luyện tập củng cố hoặc trong các tiết luyện tập bên cạnh những bài tập áp dụng trực tiếp kiến thức đã học nhằm minh hoạ, củng cố hoặc tái hiện kiến thức. Ta có thể đưa ra bài tập sao cho HS phải thực hiện cả phát hiện vấn đề và cả giải quyết vấn đề. - Trong quá trình hướng dẫn HS tìm giải pháp hoặc tìm lời giải bài tập, chú trọng phương pháp phân tích đi lên, giúp HS hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề. Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có vận dụng phương pháp PH&GQVĐ trong dạy học toán, đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu được trình bày. Ví dụ: - Dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán của Nguyễn Hữu Châu (1995), tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1995. - Phương pháp dạy học môn toán của Nguyễn Bá Kim (2007), NXB ĐHSP, HN - Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của Nguyễn Bá Kim (1994), NXBGD. - Dạy-Học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện của Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội. - Phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông của Lê Văn Tiến – ĐHSP Tp Hồ Chí Minh. - Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương Tam giác đồng dạng Hình học 8 của Nguyễn Thị Thanh Bình, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. - Dạy học lượng giác lớp 11 theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề của Lý Thị Hương, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. - Vận dụng PPDH phát hiện và GQVĐ vào dạy học Hệ thức lượng trong tam giác của Trần Cẩm Huyền (2010), luận văn Thạc sĩ K16 ĐHSP ĐH Thái Nguyên. Các bài viết, đề tài này đều đề cặp đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học toán, nhưng chưa thật cụ thể. Thực hiện đề tài này, tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12). Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào Toán học, say mê tìm hiểu Toán học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống. 7 Vấn đề nghiên cứu: Việc vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) có nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 12 không? Giả thuyết nghiên cứu: Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 12. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn trường THPT Trần Hưng Đạo vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. * Giáo viên: Thầy NGUYỄN HỮU DUY - Giáo viên dạy lớp 12C1 (Lớp thực nghiệm) Thầy HÀ THÚC NHỎ - Giáo viên dạy lớp 12C4 (Lớp đối chứng) Thầy TRẦN CAO HIỂU - Giáo viên dạy lớp 12C6 (Lớp đối chứng) Thầy NGUYỄN MINH THÔNG - Giáo viên dạy lớp 12C8 (Lớp đối chứng) Các giáo viên này là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục HS. * Học sinh: Lớp 12C1, 12C4, 12C6, và 12C8. Về nề nếp, ý thức học tập, tất cả các em ở những lớp này đều có nề nếp tốt, đều tích cực, chủ động trong học tập. Về thành tích học tập của năm học trước, và đầu học kỳ I năm học 2013-2014, lớp 12C1 và 12C6 tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học, còn 12C4 và 12C8 có kết quả về điểm số tốt hơn 12C1. 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn lớp 12C1 là nhóm thực nghiệm và các lớp 12C4, 12C6, 12C8 là nhóm đối chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra tập trung 1 tiết chương I - Giải tích 12 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động (Phụ lục 5). Kết quả Bảng 1: Kiểm chứng lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi tác động Đối chứng Thực nghiệm 12C4 12C1 TBC 6.8 5.9 P 1-4 = 0.00553 12C6 12C1 8 TBC 6.2 5.9 P 1-6 = 0.26696 12C8 12C1 TBC 6.6 5.9 P 1-8 = 0.04287 P 1-6 = 0.26696 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm 12C1 và nhóm đối chứng 12C6 là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. P 1-4 = 0.00553 < 0.05 và P 1-8 = 0.04287, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm 12C1 và hai nhóm đối chứng 12C4, 12C8 là có ý nghĩa, tức là trước khi tác động, chênh lệch điểm số trung bình của nhóm đối chứng 12C4, 12C8 cao hơn nhóm thực nghiệm 12C1. Sử dụng thiết kế thứ hai: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm thực nghiệm và đối chứng (được mô tả ở Bảng 2). Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có vận dụng phương pháp PH&GQVĐ O3 Đối chứng O2 Dạy học không vận dụng phương pháp PH&GQVĐ O4 Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên - Thầy Nhỏ, thầy Hiểu, thầy Thông dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không vận dụng phương pháp PH&GQVĐ, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Thầy Duy dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học có vận dụng phương pháp PH&GQVĐ; sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website baigiang.violet.vn, tailieu.vn, giaovien.net… Ngoài ra, sau mỗi tiết học Thầy Duy ghi lại quan sát của mình về sự hứng thú, về thái độ, hành vi của HS đối với môn học để tìm cách cải thiện cho tiết học sau. 9 * Tiến hành thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học và theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Quá trình thực nghiệm được thực hiện vào một số tiết lý thuyết và bài tập chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (SGK Giải tích 12 của Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Tiến Tài, Cấn Văn Tuất, sách tái bản lần thứ nhất năm 2009). Cụ thể, tiến hành dạy thực nghiệm ở một số tiết của chương như sau: Tiết 21, 22: Lũy thừa; Tiết 23: Bài tập Lũy thừa; Tiết 24: Hàm số lũy thừa; Tiết 25, 26: Logarit; Tiết 31, 32: Phương trình mũ, phương trình logarit; Tiết 33: Bài tập phương trình mũ, phương trình logarit; Tiết 34: Bất phương trình mũ, bất phương trình logarit. Nội dung thực nghiệm: Ở mỗi tiết học được soạn thành giáo án lên lớp. Sử dụng hệ thống bài soạn được xây dựng theo định hướng vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học ở từng tiết, nhằm mục đích giúp cho các em nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tạo dần cho các em thói quen tìm tòi, khám phá mở rộng các kiến thức, kỹ năng ngoài phạm vi SGK. Đồng thời phát huy tối ưu tính tích cực nhận thức của mọi đối tượng HS. Theo hướng này thì GV đóng vai trò là người tổ chức và điều khiển hành vi thực hiện nội dung thực nghiệm. Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy Sáu 11/10/2013 Toán 12C1 21 Lũy thừa (t1) Hai 14/10/2013 Toán 12C1 22 23 Lũy thừa (t2) Bài tập Lũy thừa Sáu 18/10/2013 Toán 12C1 24 Hàm số lũy thừa Hai 21/10/2013 Toán 12C1 25 26 Logarit (t1) Logarit (t2) Hai 04/11/2013 Toán 12C1 31 32 Phương trình mũ, phương trình logarit (t1, t2) Sáu 08/11/2013 Toán 12C1 33 Bài tập Phương trình mũ, phương trình logarit 10 Hai 11/11/2013 Toán 12C1 34 Bất phương trình mũ, bất phương trình logarit Bảy 23/11/2013 Toán 12C1 37 Kiểm tra tập trung 1 tiết chương II - Giải tích 12 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra tập trung 1 tiết chương I - Giải tích 12; Ma trận, đề và đáp án do Tổ Toán – Tin trường THPT Trần Hưng Đạo ra đề kiểm tra chung cho toàn trường (Phụ lục 2). Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra tập trung 1 tiết chương II: “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12), theo kế hoạch giảng dạy môn toán 12 của trường THPT Trần Hưng Đạo. Ma trận, đề và đáp án do Tổ Toán - Tin trường THPT Trần Hưng Đạo ra đề kiểm tra chung cho toàn trường. (Phụ lục 3). Ngoài ra, để nghiên cứu về sự hứng thú, về thái độ, hành vi của HS đối với môn học tôi còn xây dựng bảng kiểm quan sát để thu thập dữ liệu (Phụ lục 4). * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Thực hiện theo đúng kế hoạch giảng dạy, sau khi dạy xong các bài học trong chương II: “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12), Nhà trường tiến hành kiểm tra tập trung 1 tiết chung cho toàn khối 12 (nội dung kiểm tra ở phần Phụ lục 3). Sau khi kiểm tra xong, Tổ trưởng phân công chấm chéo; GV chấm lớp nào thống kê điểm lớp đó rồi nộp lại cho Tổ trưởng; Tổ trưởng tổng hợp nộp cho Phó Hiệu trưởng phụ trách dạy và học, đồng thời trả lại bài và điểm thống kê cho GV dạy để lưu. Bên cạnh đó, tôi dùng bảng kiểm quan sát, thang đo thái độ, hành vi để lấy thông tin từ HS. Sau đó phân tích và đánh giá về sự hứng thú, về thái độ, hành vi của HS đối với môn Toán. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động (Phụ lục 5) Đối chứng Thực nghiệm 12C4 12C1 Điểm trung bình 4.5 5.8 Độ lệch chuẩn 2.10802 2.03698 Giá trị P của T-Test P 1 = 0.00404 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.59008 [...]... phương pháp Phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học môn Toán ở bậc THPT là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học PH&GQVĐ GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi thật kỹ lưỡng nhằm gợi ý, dẫn dắt, tạo điều kiện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề và giúp HS tự giải quyết vấn đề để chủ... Châu (1995), Dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1995 [3] Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn (2008) Giải tích 12 (SGK), NXBGD [4] Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn (2008) Giải tích 12 (SGV), NXBGD [5] Vũ Tuấn, Lê Thị Thiên Hương (2008) Giải tích 12 (SBT), NXBGD [6] Lý Thị Hương, Dạy học lượng giác lớp 11 theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHGD-ĐH... là đối với giáo viên cấp THPT có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Toán để tạo hứng thú, niềm say mê và nâng cao kết quả học tập cho học sinh 14 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thanh Bình, Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương Tam giác đồng dạng Hình học 8, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008... kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận: Việc vận dụng phương pháp Phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học môn Toán ở trường THPT Trần Hưng Đạo thay thế cho cách dạy truyền thống, thầy giảng dạy, trò nghe và tiếp thu thụ động đã nâng cao hứng thú và kết quả học. .. gia Hà Nội, 2009 [7] Trần Cẩm Huyền (2010), Vận dụng PPDH phát hiện và GQVĐ vào dạy học Hệ thức lượng trong tam giác, luận văn Thạc sĩ K16 ĐHSP ĐH Thái Nguyên [8] Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn toán, NXBĐHSP, HN [9] Nguyễn Bá Kim (1994), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXBGD [10] Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy -Học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo... nhiều HS đã chú tâm hơn trong giờ học toán, kĩ năng trình 13 bày bài giải của các em tốt hơn, HS hoạt động tích cực hơn, thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong các giờ học toán Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn khi thể hiện ý kiến của mình trước tập thể Qua đó kĩ năng sống của các em được hình thành, các em có được kĩ năng diễn đạt tốt, kĩ năng trình bày, hoạt... kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn Giả thuyết của đề tài: “Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “Hàm số lũy thừa-Hàm số mũ-Hàm số lôgarit” (Giải tích 12) sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh lớp 12 đã được kiểm chứng Qua bảng kiểm quan sát: Nhận thấy việc vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học toán là một cách làm hiệu quả đảm bảo nâng cao hứng thú và tích cực... 4.5, 4.2 Độ chênh lệch điểm số giữa 12C1 và 12C4, giữa 12C1 và 12C6, giữa 12C1 và 12C6 lần lượt là 4.5, 4.5, 4.2 Điều đó cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD giữa 12C1 và 12C4, 12C1 và 12C6, 12C1 và 12C8 lần lượt là 0.59008, 0.59339, 0.92199 Điều này... của học sinh * Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường, Tổ chuyên môn: cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, đổi mới PP và hình thức tổ chức DH để chất lượng bài dạy môn toán đạt hiệu quả cao Qua đó phải thu hút được HS vào hoạt động và phát huy được tính tích cực của mình Ngoài ra, Nhà trường mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên GV áp dụng CNTT vào dạy học. .. học 50,6% 73,2% Tôi tích cực phát biểu xây dựng bài 45,3% 72,5% Tiết học sôi nổi hơn 41,3% 76% Kĩ năng giải toán tốt và trình bày chặt chẽ 33,2% 60,7% Tôi chắc chắn mình có khả năng học toán 38,7% 69,6% Tôi không lãng phí thời gian ngồi chờ GV hướng dẫn hoặc phản hồi 35,5% 70,6% Tôi thường không lơ mơ hoặc ngủ gật 52,3% 93,7% Tôi không ngồi đếm thời gian đến khi kết thúc tiết học 51,8% 78,6% Toán học . DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG HỌC TOÁN GIẢI TÍCH 12 CHO. lôgarit” (Giải tích 12) , theo kế hoạch giảng dạy môn toán 12 của trường THPT Trần Hưng Đạo. Ma trận, đề và đáp án do Tổ Toán - Tin trường THPT Trần Hưng Đạo ra đề kiểm tra chung cho toàn trường. . pháp Phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học môn Toán ở trường THPT Trần Hưng Đạo thay thế cho cách dạy truyền thống, thầy giảng dạy, trò nghe và tiếp thu thụ động đã nâng cao hứng thú và