các em có thể ghi nhớ kiến thức thông qua Atlat, từ Atlat Địa lý Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được sự vật và hiện tượng Địa lý, trình bày và giải thích các hiện tư
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, số lượng kiến thức và các bài tập liên quan đến Atlat chiếm một tỉ lệ khá lớn Có nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng Địa lý được thể hiện chủ yếu qua Atlat Atlat ngoài là nguồn kiến thức Địa
lý khổng lồ, được xem là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, còn là một kênh tri thức giúp hình thành những kiến thức và kĩ năng Địa lý mới.
Trong đề thi học sinh giỏi các cấp, cũng như thi vào lớp 10 chuyên và thi tốt nghiệp môn Địa lý, nội dung các câu hỏi liên quan đến Atlat chiếm một phần quan trọng mà học sinh rất dễ đạt điểm cao nên các kĩ năng sử dụng Atlat được rèn luyện tốt, ngược lại học sinh sẽ rất dễ mất điểm nếu như không nắm chắc các
kĩ năng đó.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và thi học sinh giỏi môn Địa lý ở cấp trung
học cơ sở, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi môn Địa lý trong những năm qua đạt hiệu quả chưa cao một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat trong quá trình học tập và ôn thi học sinh giỏi Vậy để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra học sinh giỏi môn Địa lý cần thiết phải có các kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam các em có thể ghi nhớ kiến thức thông qua Atlat, từ Atlat Địa lý Việt Nam kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được sự vật và hiện tượng Địa lý, trình bày và giải thích các hiện tượng Địa lý trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat Địa lý Việt Nam vào học tập và làm bài kiểm tra môn Địa lý đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng và khai thác kiến thức từ atlat, tìm được những kiến thức Địa lý có sẵn hoặc tiềm ẩn trong
Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài " Rèn luyện kĩ năng sử dụng
Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ sở".
2 Phạm vi áp dụng sáng kiến
Trang 2Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Địa lý ở các trường phổ thông trên toàn quốc, và được áp dụng tốt đối với bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở các cấp phổ thông, ôn thi vào lớp 10 chuyên cũng như ôn thi tốt nghiệp
và thi đại học.
3 Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến đi sâu vào việc khai thác các khả năng, các tác dụng của Atlat để rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và nhằm nâng cao các kĩ năng Địa lý khác, phục vụ tốt trong việc học tập và thi học sinh giỏi Đồng thời góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học và hổ trợ giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ sở.
Qua một số năm bỗi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8, chỉ sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam ở mức độ "minh họa kiến thức'' nên kết quả học sinh giỏi chưa cao cụ thể:
Trang 3- Trong quá trình bồi dưỡng khi yêu cầu các em làm việc với Atlat Địa lý Việt Nam thì đa số chưa biết sử dụng và khai thác kiến thức như thế nào? điều này cho thấy kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam của các em còn hạn chế Các em chỉ học thuộc kiến thức ghi trên lớp “như một cái máy” mà không hiểu gì về bản chất vấn đề mình đang nói Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong quá trình bồi dương học sinh giỏi môn Địa lý hiện nay là rất cần thiết.
2 Nguyên nhân
a Về phía giáo viên:
- Việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi đối với giáo viên còn mang tính chất minh họa kiến thức
- Giáo viên nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của Atlat Địa lý Việt Nam trong học tập và trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý.
- Giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng trong quá trình bồi dưỡng trên lớp do nhiều
lý do như, sử dụng Atlat sẽ mất nhiều thời gian, phải thêm nhiêu thao tác (như chuẩn bị hệ thống câu hỏi, phải đổi mới phương pháp dạy học )
- Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh, do đó các em chưa có thói quen sử dụng Atlat trong học tập cũng như trong thi cử.
b Về phía học sinh:
- Một số em còn cho rằng môn Địa lý là môn phụ, khó học, khô khan cho nên có
sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học
- Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lý nói chung và kĩ năng sử dụng
Atlat Địa lý Việt Nam nói riêng Do đó các em không có hứng thú, chủ động học tập và tìm kiếm nguồn tri thức.
- Số lượng môn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều nên các em ưu tiên cho những môn khác ( như môn hóa học, vật lý, toán, anh ) còn các môn khoa học xã hội ít được học sinh lựa chọn Vì vậy chất lượng đầu vào trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý còn thấp và các kĩ năng Địa lý của các em rất hạn chế, do đó
Trang 4trong quá trình bồi dưỡng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì
Từ thực tế và việc phân tích những nguyên nhân trên bản thân tôi đặt ra câu hỏi, làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác kiến thức từ Atlat và rèn luyện cho các em các kỹ năng sử dụng Atlat để Atlat Địa lý Việt Nam thực sự trở thành nguồn tri thức thứ hai của các em trong học tập và thi học sinh giỏi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi môn Địa lí 8 ở trường trung học cơ sở
II NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1 Nội dung
a Vai trò của Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi
- Atlat Địa lý Việt Nam là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng Địa lý.
- Atlat Địa lý Việt Nam là cơ sở hình thành các biểu tượng Địa lý và từ biểu tượng để đi đến khái niệm Atlat Địa lý Việt Nam vừa là phương tiện để dạy học nhưng nó vừa chứa đựng nguồn tri thức để học sinh khai thác
- Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc rèn luyện cho các em kĩ năng
sử dụng Atlat là rất cần thiết.
- Nếu không có những kĩ năng sử dụng Atlat thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lý đồng thời cũng khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lý mới Do vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam là không thể thiếu được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Atlat Địa lý Việt Nam có bố cục rất phong phú và khoa học nên có thể giúp cho việc dạy học đại trà trên lớp nhất là trong bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, mỗi trang Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú mang đặc trưng của môn Địa lý Đây là một hệ thống hoàn chỉnh của các bản đồ, biểu đồ có nội dung liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính: Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội, Địa lý các vùng Vì vậy Atlat Địa lý Việt Nam
Trang 5được dùng để dạy học cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9, cũng như trong bồi dưỡng và thi học sinh giỏi
Với vai trò to lớn như vậy nên trong quá trình sử dụng cả giáo viên và học sinh cần coi Atlat Địa lý Việt Nam với chức năng chủ yếu là “ nguồn kiến thức” chứ không chỉ sử dụng với mục đích “minh họa” cho nội dung bài giảng Trong dạy học Địa lý giáo viên không là người “độc quyền“ sử dụng Atlat mà phải là người
tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat Giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat, thông qua đó để rèn luyện các kĩ năng địa lí và phương pháp tự học cho học sinh.
b Các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
- Kĩ năng làm việc với bản đồ trong Atlat Đại lý Việt Nam
- Kĩ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam
- Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình trong Atlat Địa lý Việt Nam
- Kĩ năng xác định phương hướng, khoảng cách, tọa độ Địa lý trên bản đồ.
2 Giải pháp:
Trong nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ
sở, tôi nhận thấy cần phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam bao gồm.
2.1 Kĩ năng làm việc với bản đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam
Bản đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lý quan trọng, được xem là cuốn sách giáo khoa Địa lý thứ hai Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng Địa lý trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được Những kí hiệu, màu sắc cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lý đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt “ ngôn ngữ bản đồ” Để hiểu được, khai thác và sử dụng trong quá trình học tập đặc biệt là thi học sinh giỏi môn Địa lý thì giáo viên cần phải
Trang 6rèn luyện các kĩ năng làm việc với bản đồ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm các
kĩ năng sau:
a Kĩ năng đọc bản đồ
Kĩ năng đầu tiên mà bất kỳ học sinh nào cũng phải nắm chắc đó là kĩ năng đọc bản đồ, trước hết phải có cái nhìn khái quát, tổng thể các đối tượng Địa lý được biểu hiện trên bản đồ như tên hoặc nội dung biểu hiện của các đối tượng đó.
* Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu khi đọc bản đồ: Như yêu cầu của câu hỏi, yêu cầu của bài xác định cái gì? nội dung chủ đạo ra sao?
- Bước 2: Vận dụng các bước đọc bản đồ để tìm hiểu các đối tượng Địa lý:
+ Đọc tên bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng Địa lý được thể hiện trên bản
đồ Đọc bảng chú giải để biết được đối tượng, hiện tượng Địa lý đó được biểu thị bằng kí hiệu gì ( có thể được biểu thị bằng đường, bằng điểm hay nền chất lượng )
+ Xác định vị trí của đối tượng Địa lý trên bản đồ: Đối tượng đó thể hiện ở chổ nào thì dựa vào hệ thống kí hiệu ở bản chú giải
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi đọc bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức.
* Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố tài nguyên khoáng sản của nước ta?
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu:
Dựa vào bản đồ địa chất khoáng sản ( trang 8) để nêu được sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.
- Bước 2: Vận dụng các bước đọc bản đồ để tìm hiểu về sự phân bố tài nguyên khoáng sản nước ta.
+ Tên bản đồ: Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam: Đối tượng, hiện tượng địa
lý được thể hiện trên bản đồ là địa chất và khoáng sản, khoáng sản được thể hiện bằng kí hiệu hình học và kí hiệu chữ.
Trang 7+ Dựa vào bản đồ địa chất khoáng sản để chỉ ra sự phân bố tài nguyên khoáng sản nước ta.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi đọc bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm:
+ Khoáng sản kim loại: Sắt, măng gan, đồng, kẽm
+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit
+ Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu
- Bước 2: Nắm được những cơ sở toán học của bản đồ: như phép chiếu đồ, phương pháp biểu hiện, hệ thống kí hiệu và kết hợp với kiến thức Địa lý để hình thành đặc điểm, tính chất, nội dung của các đối tượng, hiện tượng Địa lý được thể hiện trên bản đồ
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả hiểu bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức.
* Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình dãy Trường Sơn Bắc?
Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu
Dựa vào bản đồ các miền tự nhiên (trang 13) để phân tích đặc điểm địa hình dãy núi Trường Sơn Bắc
Trang 8Bước 2: Căn cứ vào phương pháp thể hiện và hệ thống kí hiệu kết hợp với kiến thức Địa lý để phân tích đặc điểm dãy Trường Sơn Bắc như: Vị trí, nơi bắt đầu và kết thúc, nguồn gốc, độ cao, hướng
Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức.
* Đặc điểm địa hình dãy Trường Sơn Bắc:
- Vị trí: Dãy Trường Sơn Bắc thuộc vùng Bắc Trung Bộ
- Nới bắt đầu và kết thúc: Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
- Nguồn gốc: Trường Sơn Bắc hình thành trong một khu vực địa máng nằm giữa hai khối Đông Bắc ở phía Bắc và kon tum ở phía Nam Hình thành từ đầu Nguyên Sinh đến Tân Kiến Tạo được nâng lên
- Chiều dài: trên 500km,
- Độ cao: chủ yếu địa hình dưới 1000m, vùng núi thấp và trung bình.
- Hướng: Tây bắc- đông nam, một số dãy núi ăn ra sát biển như Hoành Sơn , Bạch Mã
- Cấu trúc: Gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp ở giữa, có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông và Tây, sườn Đông hẹp và dốc sườn Tây thoải.
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
- Bước 2: Vận dụng kiến thức về bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lý xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng Địa lý trên bản đồ.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi sử dụng bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức.
* Ví dụ minh họa
Trang 9Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi, địa hình ở Bắc Trung Bộ?
- Bước 1: Xác định mục đích yều cầu.
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam các miền tự nhiên ( trang 13) để phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi, địa hình ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Bước 2: Kết hợp với kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lý để xác lập các mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa địa hình với sông ngòi và địa hình.
Khi đến kĩ năng sử dụng bản đồ thì các em phải vận dụng kiến thức bản đồ
và kiến thức Địa lý để thấy được dãy Trường Sơn Bắc có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tự nhiên khác.
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đối với:
+ Sông ngòi:
- Dãy Trường Sơn Bắc có hương có hướng TB_ĐN có nhiều dãy núi song song
và so le nhau như vậy nên đã quy định hướng hướng chảy của sông ngòi vùng Bắc Trung Bộ hầu hết chảy theo hướng Tây- Đông, TB-ĐN, sông ngòi ngắn, dốc, dòng chảy xiết, lũ lên nhanh.
Trang 10- Quy định hướng của địa hình: hướng tây bắc- đông nam chạy sát biển kết hợp với các dãy núi đâm ngang chia cắt đồng bằng nhỏ hẹp.
d Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lý một khu vực
* Quy trình thực hiền
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu
- Bước 2: Phải có kiến thức cơ bản về địa lý, kiến thức về bản đồ, và có các kĩ năng đọc, hiểu, và sử dụng bản đồ Để phân tích, so sánh, đánh giá một cách tổng hợp về một vùng, một khu vực, một miền Địa lý Đây là một kĩ năng đòi hỏi tổng hợp, khái quát rất cao vì vậy phải vận dụng tất cả các kĩ năng trên
- Bước 3: Học sinh trình bày giáo viên chuẩn kiến thức
* Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao chế
độ nước của sông Mê Công điều hòa hơn sông Hồng?
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
- Bước 2: Cơ sở: Dựa vào Atlat các trang 6, 9, 10, 12 về địa hình, sông ngòi, động thực vật Vận dụng các kiến thức đã học về những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông như địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật, hồ đầm để giải thích, kết hợp với kiến thức bản đồ để thiếp lập mối quan hệ trên.
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Giải thích:
+ Đối với sông Mê Công
- Diện tích lưu vực rộng lớn, sông chảy từ Trung Quốc, qua nhiều nước như Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia, Mianma, Việt Nam Đây là một trong những sông có chiều dài lớn nhất Châu Á
- Chế độ mưa ở thượng lưu, trung lưu, hạ lưu của sông không trùng nhau về mùa mưa cũng như thời gian mưa
- Lớp phủ thực vật con rất phong phú
- Hệ thống sông Mê Công có hồ rất quan trọng là Biển Hồ, nếu lũ lên thì nước sông tràn vào hồ
Trang 11- Phần hạ lưu Sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa
+ Đối với sông Hồng
- Diện tích lưu vực nhỏ hơn sông Mê Công, chiều dài ngắn hơn phần lớn diện tích lưu vực nằm ở Việt Nam.
- Hình dạng lưu vực có dạng nan quát nên lũ lên nhanh
- Lớp phủ thực vật ở phần thương và trung lưu ở Tây Bắc và Đông Bắc bị phá hủy mạnh nên khả năng điều tiết nước hạn chế
- Chế độ mưa theo mùa
- Sông Hồng đổ ra biển bằng ba cửa khả năng thoát lũ chậm hơn sông Mê Công.
2.2 Kĩ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam
Trong Atlat Địa lý Việt Nam có hệ thống rất lớn các loại biểu đồ như cột, hình tròn , biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp thể hiện cả quy mô, cơ cấu, động lực phát triển của các đối tượng từ tự nhiên, dân cư, kinh tế và các vùng.
Khi khai thác kiến thức từ biểu đồ yêu cầu phân tích, so sánh các số liệu đã được trực quan hóa trên biểu đồ để rút ra những nhận xét, kết luận về các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của việc sử dụng biểu đồ
- Bước 2: Cách khai thác kiến thức từ biểu đồ
+ Đọc tên của biểu đồ, chú giải, đơn vị, lãnh thổ thể hiện và các thành phần bên trong của biểu đồ.
+ Đo tính các đại lượng: cao nhất, thấp nhất, nhiều nhất, ít nhất, xu hướng biến động tăng hay giảm
+ Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét, kết luận cần thiết
- Bước 3: Học sinh nêu nhận xét và kết luận từ việc phân tích biểu đồ Giáo viên chuẩn kiến thức.
* Ví dụ minh họa
Trang 12Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy so sánh và giải thích sự giống và khác nhau của 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh ?
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu: Dựa vào biểu đồ để so sánh và giải thích
sự giống nhau và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước 2: Khai thác kiến thức từ biểu đồ :
+ Loại biểu đồ kết hợp đường và cột, nội dung được biểu hiện trên biểu đồ: Nhiệt
độ thể hiện bằng đường, lượng mưa thể hiện bằng cột của hai trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh
+ Đo tính các đại lượng ở mỗi trạm:
- Về nhiệt độ tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng nào? bao nhiêu độ C Tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? bao nhiêu độ C?
- Về lượng mưa: Mưa ít vào mùa nào? mưa nhiều vào mùa nào? bao nhiêu mm
+ Từ đó so sánh kết hợp với kiến thức để giải thích
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* So sánh và giải thích 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh:
+ Xác định vị trí của 2 trạm.
- Hà Nội nằm trong miển khí hậu phía Bắc
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía Nam
- Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm
+ Về nhiệt độ:
- Cả 2 địa điểm có nhiệt độ trung bình năm trên 220C
- Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, của TP Hồ Chí Minh khoảng 3-40C
- Vì: Hà nội gần chí tuyến, xa xích đạo, Hà Nội ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
TP Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt.
+ Về lượng mưa: