TÁC ĐỘNG của QUAN hệ NGÂN HÀNG đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

34 364 1
TÁC ĐỘNG của QUAN hệ NGÂN HÀNG đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU (LUẬN VĂN THẠC SỸ) TÊN ĐỀ TÀI: “TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP” Học viên Vũ Hữu Thành Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hà Chuyên ngành Tài chính ngân hàng Khóa MFB2 - 2009 TP. HCM 08/2011 2 MỤC LỤC I. Đặt vấn đề nghiên cứu. 4 II. Câu hỏi nghiên cứu. 5 III. Mục tiêu nghiên cứu. 5 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5 V. Kết cấu dự kiến của luận văn. 5 Vi. Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng 5 1. Giới thiệu nội dung về quan hệ ngân hàng. 6 1.1. Định nghĩa về quan hệ ngân hàng. 6 1.2. Các nhân tố biểu hiện quan hệ ngân hàng. 7 1.2.1. Độ dài quan hệ. 7 1.2.1. Lãi suất cho vay. 8 1.2.2. Lượng tín dụng cho vay. 9 1.2.3. Số lượng mối quan hệ 9 1.3. Thuận lợi và bất lợi của doanh nghiệp từ mối quan hệ với ngân hàng. 10 1.3.1. Thuận lợi từ quan hệ ngân hàng. 10 1.3.2. Bất lợi từ quan hệ ngân hàng. 13 1.4. Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 15 1.1.4. Tăng giá trị tài sản của cổ đông. 15 1.4.2. Tác động tới đầu tư của doanh nghiệp. 16 1.4.3. Tác động tới hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng. 16 1.5. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 17 1.5.1. Weinstein và Yafeh (1998) 17 1.5.2. Degryse và Ongena (2001). 18 1.5.3. Garriga (2006). 19 1.5. 4. Castelli và các tác giả (2006). 20 3 VII. Phương pháp nghiên cứu 22 1. Phương pháp nghiên cứu. 22 2. Mô hình nghiên cứu. 22 3. Giả thiết nghiên cứu. 26 4. Dữ liệu nghiên cứu. 27 VIII. Tài liệu tham khảo. 29 4 I. Đặt vấn đề nghiên cứu. Các chủ đề nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã chỉ ra rằng bên cạnh những nhân tố như kết cấu nợ vay, tốc độ tăng trưởng, quy mô công ty và cấu trúc tài sản thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đã có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nói một cách khác, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động bởi mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp mà được biểu hiện thông qua số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp hợp tác, thời gian hợp tác, lượng tín dụng (Peltoniemi, 2004), và số lượng các dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp (Degryse và Cayseele, 2000). Vai trò của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã được nhận thức sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ khá lâu bởi tác động lợi ích qua lại giữa hai thực thể. Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, việc tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được uy tín, làm giảm khả năng rò rỉ thông tin của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh, làm giảm tác động tiêu cực của thông tin bất cân xứng, làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay và làm giảm chi phí vốn vay. Điều này dẫn đến là các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đầu tư vào các dự án mới hơn và lượng dự trữ tiền mặt sẽ được tối ưu hóa hơn để tăng khả năng sinh lợi. Tại Việt Nam, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán việc niêm yết đã tạo cho các doanh nghiệp một nguồn vốn hoạt động đáng kể được huy động thông qua quá trình phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên nguồn vốn được tài trợ từ ngân hàng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Việc tạo dựng được mối quan hệ mật thiết đối với ngân hàng sẽ tạo ra được một số lợi thế nhất định trong kinh doanh. Vấn đề hiệu quả của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đã được chứng minh thông qua rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên cụ thể tại một thị trường như ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đề cập. Cũng như nhiều nghiên cứu trước đây, luận văn sẽ lựa chọn hướng tiếp cận định lượng tác động của mối quan hệ này tới 5 hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề và thông qua đó có được những khuyến nghị đối với các thực thể tham gia vào mối quan hệ này cũng như đưa ra được các khuyến nghị cần thiết về chính sách. II. Câu hỏi nghiên cứu. Đề tài cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Mối quan hệ giữa ngân hàng tác động thế nào tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp? III. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: (i). Xác định các yếu tố cấu thành nên quan hệ ngân hàng. (ii). Định lượng sự tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trên phạm vi các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HASE trong vòng 4 năm từ 2007 tới 2010. Luận văn cũng loại trừ những doanh nghiệp là các tổ chức tài chính. V. Kết cấu dự kiến của luận văn. Ngoài chương mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận văn được chia thành bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; 6 Chương 3: Thực trạng về mối quan hệ giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Chương 4: Phân tích tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chương 5: Kết luận và kiến nghị VI. Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng. 1. Giới thiệu nội dung về quan hệ ngân hàng. 1.1. Định nghĩa về quan hệ ngân hàng. Thuật ngữ “Quan hệ ngân hàng” (Bank relationship) đã trở nên rất phổ biến trong nhiều thập kỷ gần đây do sự phát triển ngày càng gắn bó giữa hai thực thể và do các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề nêu trên ngày càng được mở rộng. Trên thực tế, “Quan hệ ngân hàng” được chia làm hai loại quan hệ: quan hệ tiền gửi 1 và quan hệ cho vay 2 . Trong đó mối quan hệ tiền gửi là mối quan hệ giữa khách hàng gửi tiền và ngân hàng nhận tiền gửi, ngược lại quan hệ cho vay là mối quan hệ giữa ngân hàng cho vay và khách hàng nhận tiền vay. Trong phạm vi luận văn này khi sử dụng thuật ngữ “Quan hệ ngân hàng” thì cũng chính là sử dụng thay cho thuật ngữ “Quan hệ cho vay”. Thuật ngữ “Quan hệ ngân hàng” đã được định nghĩa một cách chính thống bởi từ điển “Tài chính ngân hàng” (Law và Smullen, 2005) của Oxford như sau: “Quan hệ ngân hàng là sự thiết lập mối quan hệ dài hạn giữa một ngân hàng và các khách hàng của nó. Lợi ích chính của mối quan hệ này là nó tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển những kiến thức sâu sắc về kinh doanh của khách hàng. Điều này giúp cho nó có khả năng đưa ra được các quyết định đúng đắn liên quan tới các khoản vay của khách hàng. Các khách hàng cũng kỳ vọng đạt được những lợi ích do được ngân hàng tăng cường hỗ trợ trong suốt thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn”. 1 Deposit relationship. 2 Lending relationship. 7 Trong khi đó, nghiên cứu thực nghiệm của Ongena và Smith (2000) đưa ra một cách hiểu về thuật ngữ trên như là “sự kết nối giữa ngân hàng và khách hàng mà vượt qua cả các giới hạn giao dịch tài chính đơn thuần”. Các tác giả muốn chỉ ra rằng ngân hàng không chỉ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính đơn thuần cho doanh nghiệp mà còn khai thác các yếu tố thông tin từ doanh nghiệp để phục vụ các hoạt động mở rộng kinh doanh sau này để tăng lợi nhuận (Boot, 1999). Kết hợp giữa định nghĩa của từ điển Oxford (Law và Smullen, 2005) và của Ongena và Smith (2000), chúng ta có định nghĩa về “Quan hệ ngân hàng” như sau: “Quan hệ ngân hàng là sự kết nối giữa ngân hàng và khách hàng trong mối quan hệ cung cấp tín dụng. Sự kết nối này vượt qua cả các giao dịch tín dụng đơn thuần và tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển những kiến thức sâu sắc về kinh doanh của khách hàng đồng thời khai thác các yếu tố thông tin của khách hàng để đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn. Các khách hàng cũng kỳ vọng đạt được những lợi ích do được ngân hàng tăng cường hỗ trợ trong suốt thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn”. 1.2. Các nhân tố biểu hiện quan hệ ngân hàng. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng được biểu hiện thông qua bốn nhân tố chính (i) độ dài của mối quan hệ, (ii) số lượng tín dụng, (iii) lãi suất cho vay và (iv) số lượng mối quan hệ. 1.2.1. Độ dài quan hệ. Độ dài của mối quan hệ nói lên thời gian mà ngân hàng và doanh nghiệp tương tác với nhau thông qua quá trình tài trợ tín dụng. Độ dài của mối quan hệ giúp cho ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin hơn, còn doanh nghiệp tạo lập được uy tín hơn thông qua hàng loạt các giao dịch. Mối quan hệ càng dài lâu càng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối với nguồn vốn vay của ngân hàng (Sharpe, 1990; Petersen và Rajan, 1994) và làm giảm các khoản thế chấp (Berger và Udell, 1995). Một số nghiên cứu đưa ra các kết luận trái ngược nhau về ảnh 8 hưởng của thời hạn quan hệ đối với khoản lãi suất phải trả. Petersen và Rajan (1994) không tìm thấy mối quan hệ giữa độ dài mối quan hệ và khoản lãi suất phải trả, trong khi đó thì Berger và Udell (1995) lại thấy rằng lãi suất phải trả giảm trong độ dài của mối quan hệ. Nghiên cứu về khả năng chấm dứt độ dài mối quan hệ, Ongena và Smith (1997) thấy rằng rằng đặc điểm của một doanh nghiệp có thể tác động tới việc kết thúc mối quan hệ. Xác suất của việc kết thúc mối quan hệ tăng khi các hãng duy trì nhiều hơn một mối quan hệ và khi các chỉ số như Tobin Q và nợ gia tăng. Các doanh nghiệp thường ít có khuynh hướng kết thúc mối quan hệ khi họ trở nên lớn hơn. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tăng trưởng trên mức trung bình của ngành thì có khuynh hướng dễ dàng kết thúc mối quan hệ ngân hàng hơn là những doanh nghiệp lớn và có nợ ở mức thấp. 1.2.1. Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay nhận được là kết quả của mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã đưa ra các kết luận khác nhau về khoản lãi suất cho vay mà doanh nghiệp phải trả. Diamond (1984, 1991), Fama (1985), Rajan (1992), Holmstrom và Tirole (1997), Bolton và Freixas (2000) cho rằng do các ngân hàng tích lũy được các thông tin nội bộ của doanh nghiệp trong quá trình tài trợ tín dụng nên các các ngân hàng có thể làm giảm chi phí vay mượn thông qua tiến trình giám sát của mình. Xét về độ dài quan hệ, các doanh nghiệp kỳ vọng là lãi suất khoản cho vay sẽ giảm trong suốt thời kỳ quan hệ và điều này đã được Peterson và Rajan (1994) chứng minh. Tuy nhiên Greenbaum và các cộng sự (1989) lại thấy rằng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện ưu đãi trong thời gian đầu nhưng sau đó sẽ tính cao lên trong các giai đoạn sau. Xét về khía cạnh tạo dựng mối quan hệ với một hoặc nhiều ngân hàng thì Pertersen và Rajan (1995) thấy rằng những hãng nhỏ và trẻ có xu hướng ít ràng buộc về mặt tín dụng và nhận được lãi suất vay mượn tốt hơn khi họ vay từ một ngân hàng. Cùng 9 với quan điểm này Ongena và Smith (2000) đã chỉ ra rằng những hãng nhỏ có xu hướng vay mượn từ ít ngân hàng hơn các hãng lớn và họ đạt được chi phí vay mượn thấp hơn là khi đi vay mượn với nhiều ngân hàng. 1.2.2. Lượng tín dụng cho vay. Lượng tín dụng được vay là một biểu hiện thành công nhất mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng. Doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận tín dụng và càng nhận được nhiều những khoản tài trợ tín dụng càng chứng tỏ ngân hàng đã có đủ các thông tin cần thiết và tạo dựng được uy tín với ngân hàng. Hiraki và ctg (2003) cho rằng lượng tín biểu hiện sự gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Mối quan hệ càng tốt thì doanh nghiệp ngày càng kỳ vọng tín dụng sẽ tăng lên hoặc dễ dàng tiếp cận hơn và điều này dẫn tới là các doanh nghiệp sẽ nới lỏng các hạn chế về tính thanh khoản của dòng tiền, tăng cơ hội đầu tư và giảm khó khăn về tài chính do doanh nghiệp dẫn tới là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên (Robert và Elston, 1996; Shen và Wang, 2005). 1.2.3. Số lượng mối quan hệ. Số lượng mối quan hệ với ngân hàng đã được đề cập trong hầu hết các nghiên cứu. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các doanh nghiệp sẽ quyết định là tạo lập mối quan hệ với một ngân hàng hay nhiều ngân hàng. Nếu xét về quy mô thì doanh nghiệp nhỏ thường theo đuổi chính sách một ngân hàng, còn doanh nghiệp lớn thì tạo lập mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn (Peterson và Rajan, 1994). Nếu xét về thời gian thành lập thì doanh nghiệp mới thành lập thường theo đuổi mối quan hệ với một ngân hàng duy nhất trong khi đó doanh nghiệp có tuổi đời lâu năm sẽ tạo dựng mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn (Diamon, 1991). Nếu xét về lĩnh vực kinh doanh thì các doanh nghiệp trong các ngành công nghệ cao và có đầu tư lớn vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thì thường đeo đuổi mối quan hệ với một ngân hàng do khả năng bảo mật thông tin từ một ngân hàng sẽ tốt hơn là từ nhiều ngân hàng (Bhattacharya và Chiesa, 1995). Nếu xét theo đặc tính của hệ thống kinh tế thì những doanh nghiệp ở các nước kém phát triển hoặc hệ thống pháp chế kém thì các doanh nghiệp sẽ tạo lập nhiều mối quan hệ để tạo ra giải pháp cho vấn đề ngân sách mềm (Ongena và Smith, 2000). Nếu xét về hiệu quả sử 10 dụng tín dụng thì những doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng tín dụng thấp thường có xu hướng thiết lập nhiều mối quan hệ với ngân hàng hơn các doanh nghiệp có khả năng sử dụng tín dụng hiệu quả (Memmel và ctg, 2006). Khi theo đuổi mối quan hệ đơn lẻ với một ngân hàng, các doanh nghiệp tạo được lợi thế về mặt bảo mật thông tin, giảm chi phí giao dịch so với việc giao dịch với nhiều ngân hàng cùng một lúc (Bris và ctg, 2005) và giảm chi phí đại diện cho các khoản vay (Prowse, 1990). Nhưng đánh đổi lại, nếu doanh nghiệp tạo lập được mối quan hệ với nhiều ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ tăng sức mạnh đàm phán và như vậy sẽ có lợi thế được nhận các khoản tín dụng đem lại hiệu quả cao (Bolton và Scharfstein, 2006). 1.3. Thuận lợi và bất lợi của doanh nghiệp từ mối quan hệ với ngân hàng. Việc thiết lập tốt mối quan hệ với ngân hàng một mặt tạo ra được những thuận lợi nhất định nhưng mặt khác doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số chi phí bất lợi. 1.3.1. Thuận lợi từ quan hệ ngân hàng. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệp đã chỉ ra những thuận lợi của doanh nghiệp khi thiết lập được mối quan hệ gần gũi với ngân hàng. Những thuận lợi có thể chính yếu có thể được kể như sau: Thứ nhất, làm giảm bớt vấn đề thông tin bất cân xứng để thông qua đó dễ dàng tiếp cận hơn đối với các khoản tín dụng từ ngân hàng và giảm các chi phí vay mượn. Thông tin bất cân xứng là một vấn đề trung tâm của thị trường tín dụng. Trong nghiên cứu lý thuyết của Stiglitz và Weiss (1981), thông tin bất cân xứng đẩy thị trường khỏi điểm cân bằng cạnh tranh hoàn hảo. Để giảm bớt tác động tiêu cực của thông tin bất cân xứng thì các ngân hàng thông qua quá trình tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp đã tích lũy được những thông tin cần thiết về nội bộ doanh nghiệp (Diamond, 1984và1991; Fama 1985; Rajan, 1992; Holmstrom và Tirole, 1997; Bolton và Freixas, 2000). Các thông tin này được Pertersen và Rajan (1994) phân biệt thành thông tin bí mật và thông tin đại chúng và chúng được sử dụng để sàng lọc các hãng trong quá trình tài trợ tín dụng (Streb [...]... vay dài hạn sẽ mang tính thúc đẩy các hoạt động đầu tư dài hạn và bền vững hơn để tạo ra hiệu quả hoạt động của 26 doanh nghiệp Như vậy biến số LongDept sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H5: Quy mô của công ty tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H6: Doanh nghiệp có tuổi đời hoạt động cao hơn thì hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp có tuổi đời thấp hơn nhưng nếu... biểu hiện của vấn đề chế ước ngân sách mềm Nói chung là các thuận lợi và bất lợi trong mối quan hệ với ngân hàng đan cài vào nhau và thể hiện hàm ý đánh đổi Nhưng sự đánh đổi này cuối cùng vẫn có lợi cho doanh nghiệp khi tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng Khi đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện 1.4 Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khái... hết các ngân hàng Đức thì các giám đốc chi nhánh ngân hàng đều trở thành giám đốc quan hệ doanh nghiệp và tham gia vào việc trợ giúp các các doanh nghiệp có kích cỡ trung bình vượt qua các thời điểm khó khăn về tài chính và kinh doanh Thứ bảy, tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ ngân hàng tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ... hạn) và điều đó sẽ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Như vậy biến số ShortDebt tác động âm tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H4: Thông qua quá trình tài trợ tín dụng dài hạn, các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng hơn mức trung bình của thị trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp có mối quan hệ không tốt bằng mức trung bình của thị trường Điều này được giải... loại doanh nghiệp; εit : Sai số của mô hình 1.5.3 Garriga (2006) Garriga (2006) tiếp tục tìm hiểu tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc đo lường biến số hiệu quả hoạt động dưới tác động của các biến số quan hệ ngân hàng và các biến số kiểm soát khác Nghiên cứu dựa trên cỡ mẫu bao gồm 70,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 1993 tới năm 2004 tại Tây Ban Nha Tác. .. của doanh nghiệp với ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các tác giả đã đi tới kết luận rằng những doanh nghiệp có mối quan hệ tài trợ tín dụng song phương với ngân hàng thì có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn đối với những doanh nghiệp có mối quan hệ tài trợ tín dụng đa phương Mô hình nghiên cứu được cho như sau: Yit = α + Xitβ + dRELk + ui + εit 18 Trong đó: Yit : Lợi nhuận hoạt động/ Doanh. .. đại lượng số lượng mối quan hệ với ngân hàng (Castelli, 2006) và đại lượng số tiền vay (Shen và Wang, 2005) để tìm hiểu mối quan hệ mạnh yếu này và từ đó tìm hiểu tác động của mối quan hệ này tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2 Mô hình nghiên cứu Thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm được giới thiệu ở phần trên chúng ta thây hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động bởi hai nhóm yếu... tuổi đời thấp hơn nhưng nếu tuổi đời càng cao thì thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H7: Cơ hội tăng trưởng sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp H8: Tỷ lệ vốn của nhà nước trong công ty sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi công ty được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng... lượng mối quan hệ và mức độ mạnh yếu của mối quan hệ tín dụng tổng thể (cả mối quan hệ tín dụng ngắn hạn và dài hạn) tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mô hình thứ nhất được cho như sau: 5 Hiraki và ctg (2003) đã sử dụng đại lượng “lượng tín dụng của ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ chính yếu chia cho vốn cổ phần” để nói lên mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào ngân hàng chính Kết quả ước lượng... hình của Yosha (1995) và mô hình của von Rheinbaben và Ruckes (1998), Degryse và Ongena (2001) đã nghiên cứu tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Oslo dựa vào 3 mô hình chính Tại luận văn này chúng ta chỉ xem xét mô hình đầu tiên Mô hình thứ nhất của các tác giả mô tả tác động của mối quan hệ song phương và mối quan hệ đa phương của . cho doanh nghiệp khi tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng. Khi đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. 1.4. Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh. tiếp tục tìm hiểu tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc đo lường biến số hiệu quả hoạt động dưới tác động của các biến số quan hệ ngân hàng và các biến. quan hệ với ngân hàng. 10 1.3.1. Thuận lợi từ quan hệ ngân hàng. 10 1.3.2. Bất lợi từ quan hệ ngân hàng. 13 1.4. Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 15 1.1.4.

Ngày đăng: 21/08/2015, 13:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan