Giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của QUAN hệ NGÂN HÀNG đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP (Trang 26)

VII. Phương pháp nghiên cứu

3. Giả thiết nghiên cứu

Các giả thiết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Số lượng mối quan hệ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên số lượng mối quan hệ tăng lên quá mức sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Giả thiết này dựa theo kết luận từ nghiên cứu của của Castelli và ctg (2006).

H2: Các doanh nghiệp dàn xếp tín dụng song phương sẽ hoạt động không hiệu quả bằng các doanh nghiệp dàn xếp tín dụng đa phương.

Giả thiết này dựa theo kết luận của Garriga (2006).

H3: Thông qua quá trình tài trợ tín dụng ngắn hạn, các doanh nghiệp có mối quan

hệ tốt với ngân hàng hơn mức trung bình của thị trường sẽ hoạt động không hiệu quả bằng các doanh nghiệp có mối quan hệ không tốt bằng mức trung bình của thị trường.

Điều này được giải thích như sau: Mặc dù doanh nghiệp tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng nhưng lại sử dụng mối quan hệ này trong việc xử lý những vấn đề kinh doanh ngắn hạn thông qua hình thức vay nóng nhiều (vay ngắn hạn) và điều đó sẽ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy biến số ShortDebt tác động âm tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H4: Thông qua quá trình tài trợ tín dụng dài hạn, các doanh nghiệp có mối quan

hệ tốt với ngân hàng hơn mức trung bình của thị trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp có mối quan hệ không tốt bằng mức trung bình của thị trường.

Điều này được giải thích như sau: Các khoản vay dài hạn sẽ mang tính thúc đẩy các hoạt động đầu tư dài hạn và bền vững hơn để tạo ra hiệu quả hoạt động của

27

doanh nghiệp. Như vậy biến số LongDept sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H5: Quy mô của công ty tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H6: Doanh nghiệp có tuổi đời hoạt động cao hơn thì hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp có tuổi đời thấp hơn nhưng nếu tuổi đời càng cao thì thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H7: Cơ hội tăng trưởng sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H8: Tỷ lệ vốn của nhà nước trong công ty sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi công ty được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho các công ty có vốn nhà nước vay. Thứ hai, các công ty có vốn góp nhà nước thường có khả năm tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí rẻ hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

H9: Các doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau thì có tác động khác nhau tới

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của QUAN hệ NGÂN HÀNG đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)