3.2 S li u v t su t sinh l i v n ch s h uống các biến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ều dùng niêm yết trên ỷ suất sinh lời tài sản ất sinh lời tài sản ờng c
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Vân Anh
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Bố cục đề tài 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 7
1.1.2 Đo lường hiệu quả của một doanh nghiệp 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 10
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty 10
1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty 10
1.2.3 Các yếu tố của quản trị công ty 12
1.3 CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 15
1.3.1 Các lý thuyết nền tảng 15
1.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 23
Trang 32.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG 23
2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 24
2.2.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu 24
2.2.2 Đo lường biến phụ thuộc 28
2.2.3 Đo lường biến độc lập 29
2.2.4 Đo lường biến kiểm soát 30
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.3.1 Mẫu nghiên cứu 34
2.3.2 Mô hình nghiên cứu 35
2.3.3 Quy trình nghiên cứu 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý 47
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1.1 Thống kê mô tả 47
3.1.2 Kết quả hồi quy 61
3.1.3 Kiểm tra các điều kiện vận dụng của mô hình 73
3.2 HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78
KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN
Trang 43.2 S li u v t su t sinh l i v n ch s h uống các biến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ều dùng niêm yết trên ỷ suất sinh lời tài sản ất sinh lời tài sản ờng chứng khoán Việt Nam ống các biến sử dụng trong mô hình ủ sở hữu ở hữu ữu
3.3 S li u v ch s Tobin’Qống các biến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ều dùng niêm yết trên ỉ số Tobin’Q ống các biến sử dụng trong mô hình
3.4 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a quy mô c a H i đ ng qu n tr t i hi uủ sở hữu ủ sở hữu ội đồng quản trị tới hiệu ồng quản trị tới hiệu ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ị trường chứng khoán Việt Nam ới hiệu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình
qu ho t đ ng c a doanh nghi pảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu ủ sở hữu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình 553.5 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a m c đ đ c l p c a H i đ ng qu n trủ sở hữu ứng khoán Việt Nam ội đồng quản trị tới hiệu ội đồng quản trị tới hiệu ập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ủ sở hữu ội đồng quản trị tới hiệu ồng quản trị tới hiệu ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ị trường chứng khoán Việt Nam
t i hi u qu ho t đ ng doanh nghi pới hiệu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình 563.6 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a s kiêm nhi m v trí giám đ c đi u hànhủ sở hữu ự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ị trường chứng khoán Việt Nam ống các biến sử dụng trong mô hình ều dùng niêm yết trên
t i hi u qu ho t đ ng doanh nghi pới hiệu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu ệ thống các biến sử dụng trong mô hình 573.7 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a s tham gia c a n gi i trong H i đ ngủ sở hữu ự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành ủ sở hữu ữu ới hiệu ội đồng quản trị tới hiệu ồng quản trị tới hiệu
qu n tr đ n hi u qu ho t đ ng công tyảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ị trường chứng khoán Việt Nam ến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu 583.8 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a s am hi u v tài chính k toán c a H iủ sở hữu ự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành ểu về tài chính kế toán của Hội ều dùng niêm yết trên ến sử dụng trong mô hình ủ sở hữu ội đồng quản trị tới hiệu
đ ng qu n tr đ n hi u qu ho t đ ng công tyồng quản trị tới hiệu ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ị trường chứng khoán Việt Nam ến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu 603.9 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a t l s h u v n c a H i đ ng qu n trủ sở hữu ỷ suất sinh lời tài sản ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ở hữu ữu ống các biến sử dụng trong mô hình ủ sở hữu ội đồng quản trị tới hiệu ồng quản trị tới hiệu ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ị trường chứng khoán Việt Nam
đ n hi u qu ho t đ ng công tyến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu 613.10 Ảnh hưởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệunh hưở hữung c a t l s h u v n c a thành viên là tủ sở hữu ỷ suất sinh lời tài sản ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ở hữu ữu ống các biến sử dụng trong mô hình ủ sở hữu ổ
ch c đ n hi u qu ho t đ ng công tyứng khoán Việt Nam ến sử dụng trong mô hình ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ạt động của doanh nghiệp ội đồng quản trị tới hiệu 623.11 Mã hóa bi n quan sátến sử dụng trong mô hình 643.12 Ma tr n h s tập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ệ thống các biến sử dụng trong mô hình ống các biến sử dụng trong mô hình ương quanng quan 653.13 B ng t ng h p k t qu h i quy c a mô hình 1ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ổ ợp kết quả hồi quy của mô hình 1 ến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ồng quản trị tới hiệu ủ sở hữu 693.14 B ng t ng h p k t qu h i quy c a mô hình 2ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ổ ợp kết quả hồi quy của mô hình 1 ến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ồng quản trị tới hiệu ủ sở hữu 703.15 B ng t ng h p k t qu h i quy c a mô hình 3ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ổ ợp kết quả hồi quy của mô hình 1 ến sử dụng trong mô hình ảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ồng quản trị tới hiệu ủ sở hữu 723.16 B ng phân tích phảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ương quanng sai ANOVA v i bi n ph thu cới hiệu ến sử dụng trong mô hình ụng trong mô hình ội đồng quản trị tới hiệu
3.17 B ng phân tích phảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ương quanng sai ANOVA v i bi n ph thu cới hiệu ến sử dụng trong mô hình ụng trong mô hình ội đồng quản trị tới hiệu
Trang 5S hi u ố hiệu ệu
3.18 B ng phân tích phảng thu thập số liệu các biến trong mô hình năm 2016 ương quanng sai ANOVA v i bi n ph thu cới hiệu ến sử dụng trong mô hình ụng trong mô hình ội đồng quản trị tới hiệu
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
1.1 Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần 12
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với thực trạng và xu hướng ngày càng gia tăng về vấn đề lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của các cấp quản lý công ty để thu lợi cá nhân trong khoảngthời gian gần đây, các nghiên cứu về quản trị công ty luôn luôn có một vai tròquan trọng nhất định, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và côngchúng Quản trị công ty tốt sẽ giúp giảm chi phí không cần thiết, tạo môitrường trong sạch, hiện đại để phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranhtrong nền kinh tế toàn cầu đầy khốc liệt với nguồn lực có hạn, ngăn ngừa vàđối phó với rủi ro nhằm vượt qua khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngàycàng gay gắt Quản trị công ty tốt không chỉ giúp khai thác hiệu quả tài sản,đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra mà còn gia tăng hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp, thu hút và giữ chân người có năng lực Bên cạnh đó, các doanhnghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc trưng khácnhau nên chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm quản trị khác nhau Bởi vậy, để cónhững chính sách và chiến lược đúng đắn các nhà lãnh đạo phải nắm rõnhững đặc điểm ảnh hưởng này, mức độ và xu hướng tác động của nó đếnhiệu quả hoạt động của mình
Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành quan trọng và khôngthể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam ngày nay.Doanh số của ngành cũng như giá trị vốn hóa thị trường lớn vì mức độ sửdụng hàng tiêu dùng là phổ biến, rộng rãi, việc sản xuất hàng tiêu dùng khôngnhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nên số lượng doanhnghiệp tham gia lớn Cổ phiếu của những công ty sản xuất hàng tiêu dùngthường có khuynh hướng đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định Đồngthời, đây cũng là ngành mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người laođộng nước ta Tuy nhiên, tăng trưởng doanh thu của các công ty trong ngành
Trang 9thấp nên tăng trưởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt độngsản xuất, kinh doanh hợp lý Các công ty trong ngành luôn tìm cách giữ chomức hàng hóa tồn kho thấp và giá rẻ, những nhà sản xuất hàng tiêu dùng phải
có cơ cấu sản xuất tinh gọn và linh động Một phương pháp hiệu quả và đãđược thử nghiệm để trở thành một nhà sản xuất tinh gọn là phải tái cấu trúctrên diện rộng, vốn rất tốn kém trong ngắn hạn nhưng lại được đền bù bằnghiệu quả trong dài hạn
Vì vậy, việc gia tăng và duy trì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệpngành hàng tiêu dùng có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và
cả nền kinh tế nói chung Từng quyết định của quản trị công ty từ nhỏ nhấtđến lớn nhất đều sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của doanh nghiệp Để cónhững quyết định và hướng đi đúng đắn nhất, Hội đồng quản trị công ty phải
có đủ nhân lực, năng lực và sự hiểu biết nhất định để có thể xây dựng một hệthống quản trị công ty phù hợp nhất Việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản trịcông ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng
sẽ giúp đưa ra những gợi ý về quản trị công ty để góp phần tăng hiệu quả hoạtđộng của các công ty ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam
Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố quản trị công ty ảnhhưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành hàng tiêudùng, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đếnhiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn cao học
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quản trịcông ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành hàng tiêudùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xác định hướng và mức
độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam
Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong năm 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng là phương phápchủ đạo trong nghiên cứu này Trên cơ sở báo cáo tài chính, bản cáo bạch,báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị công tycủa các doanh nghiệpnhóm ngành hàng tiêu dùng trong năm 2016, tác giả tiến hành thu thập, tổnghợp dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tíchhồi qui đa biến để xác định các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành này
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoahọc cũng như thực tiễn:
Về mặt khoa học: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa được hệthống lý thuyết về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,tính cấp thiết trong việc quan tâm hơn đến quản trị công ty nhằm gia tăng hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của quản trịcông ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng
Trang 11Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ảnh hưởng của quản trị công trị đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên đếnthời điểm hiện tại theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu trong nướcchính thức nào về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Qua tìm hiểu của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty trênthế giới cũng như trong nước ta trong những năm vừa qua Đa số các nghiêncứu này tập trung vào ảnh hưởng của đặc điểm Hội đồng quản trị đến hiệuquả hoạt động doanh nghiệp
Năm 2010, O’Connell, V và Cramer, N tiến hành nghiên cứu về mốiquan hệ giữa hiệu suất công ty với quy mô Hội đồng quản trị và thành phầnHội đồng quản trị của các công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoánAilen Tác giả đã có bằng chứng cho thấy quy mô của Hội đồng quản trị và tỷ
lệ phần trăm thành viên không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị tácđộng đến hiệu quả hoạt động của công ty
Với đề tài là "Các đặc điểm Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến hiệusuất công ty không?", Shukeri, Shin và Shaari (2012) đã lựa chọn một số đặc
Trang 12điểm của Hội đồng quản trị làm biến độc lập bao gồm quyền quản lý, quy môHội đồng quản trị, sự độc lập của Hội đồng quản trị, sự đa dạng về giới tính
và đa dạng sắc tộc và ROE là biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt độngcủa công ty với mẫu nghiên cứu gồm 300 công ty niêm yết tại Malaysia đượclựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi ngành khác nhau
Tác giả Masood Fooladi (2013) với mục tiêu nghiên cứu là trả lời câuhỏi: "Có mối quan hệ nào giữa quản trị doanh nghiệp và hoạt động của côngty?" đã sử dụng bốn đặc điểm của Hội đồng quản trị gồm sự độc lập của Hộiđồng quản trị, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành, cơ cấu sở hữu, và quy môHội đồng quản trị làm biến độc lập và chỉ số ROE làm biến phụ thuộc vớimẫu nghiên cứu ngẫu nhiên được lựa chọn từ các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Bursa Malaysia
Bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm của Hội đồng quản trị tác độngđến hiệu quả hoạt động của công ty còn có những đề tài với phạm vi rộng vềquản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Đó lànghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thông (2017) ở Việt Nam về đặc điểmcủa quản trị công ty gồm loại hình sở hữu công ty, tỷ lệ sở hữu vốn, cơ cấu sởhữu vốn, thành phần của Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hộiđồng quản trị và Giám đốc điều hành tác động đến hiệu quả hoạt động doanhnghiệp được đo lường bởi biến phụ thuộc ROA, ROE và chỉ số Tobin’Q Nghiên cứu “Quản trị công ty và hiệu quả họat động doanh nghiệp: Minhchứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy(2013) được thực hiện với mục đích tìm ra mối quan hệ giữa quản trị công ty
và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam đã lựa chọn đặc điểm quy
mô Hội đồng quản trị,…làm các biến độc lập và chỉ số ROE là biến phụ thuộccho đề tài nghiên cứu của mình
Trang 13Qua việc tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu ở nước ta và trên thế giới
về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả nhận thấy
có rất nhiều nhân tố về quản trị công ty mà chủ yếu là các nhân tố liên quanđến đặc điểm của Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động được
đo lường bằng ROA, ROE hay chỉ số Tobin’Q tại các doanh nghiệp niêm yết
ở các nước cũng như tại Việt Nam Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đượcthực hiện trên một nhóm ngành cụ thể để chỉ ra các nhân tố quản trị công ty
có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động với những đặc điểm riêng
có của ngành, từ đó rút ra hàm ý chính sách phù hợp
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây, luậnvăn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm của ngànhhàng tiêu dùng Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận vàthực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạtđộng doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả có thể được hiểu là các lợi ích kinh tế đạt được từ hoạt độngsản xuất kinh doanh Bản chất của hiệu quả chính là kết quả lao động xã hội,được xác định bằng cách so sánh tỷ lệ giữa kết quả có được cuối cùng với haophí lao động mất đi Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét một cách tổngthể bao gồm nhiều hoạt động
Theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp củaNgô Đình Giao (1997) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặcquá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định,
nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí
bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó”
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên, ta có thểhiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểuhiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí đã bỏ ra để cóđược kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quảcàng cao Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanhnghiệp và khả năng đáp ứng về chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu củathị trường
Theo giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh phần II của trường Đạihọc Kinh tế Đà Nẵng của Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên
Trang 15(2009) thì hiệu quả được xem xét giữa mối quan hệ đầu ra là kết quả củadoanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, gia trị tăng thêm…) vớiđầu vào là các nguồn lực sử dụng (tài sản, vốn chủ sở hữu, nguồn nhânlực…) Như vậy, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả có thể được tính toánnhư sau:
Hiệu quả hoạt động = Đầu vào
Đầu ra
1.1.2 Đo lường hiệu quả của một doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Tuy nhiên, tiêu chí được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là tỷsuất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) để
đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Hai tiêu chí này được quantâm nhiều vì nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh hay khả năng tạo ralợi nhuận cho các bên liên quan của doanh nghiệp như nhà quản lý, chủ đầu
tư, khách hàng, đối tác Việc sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất liên quan đến lợinhuận để thực hiện phân tích, so sánh, thống kê sẽ cho ra kết quả có ý nghĩahơn sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận Vì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ số tuyệt đối nênkhi được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp trongkhoảng thời gian và không gian khác nhau là rất khập khiểng Điều này làhoàn toàn phù hợp với kết quả của P.G Liargovas và K.S Skandalis (2010)trong nghiên cứu về việc sử dụng các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động
là 13 nghiên cứu trong tổng số 14 nghiên cứu sử dụng các chỉ số liên quanđến khả năng sinh lời để đo lường hiệu quả hoạt động Thêm vào đó, trongcác chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời thì ROA và ROE là hai chỉ tiêuthường được sử dụng nhiều nhất
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) được xác định như sau:
ROA = Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu chính là mối quan tâm của mọichủ sở hữu ở bất kỳ doanh nghiệp nào Đồng thời, xu hướng của tỷ suất sinhlời của vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư khôngđược bỏ qua Điều này nói lên tầm quan trọng của tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu Chỉ tiêu này được xác định như sau:
ROE =Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
- Chỉ số Tobin’Q
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có thể được hiểu làmột doanh nghiệp có giá trị và để đại diện cho giá trị này của doanh nghiệpthì đa số nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Tobin’Q Chỉ số này được JamesTobin, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1981, đưa ra khái niệm lần đầu vàocuối thập niên 1960 Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường đánh giá một doanhnghiệp cao hơn giá trị vật chất của doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu thịtrường cho rằng doanh nghiệp có triển vọng phát triển Khi Q > 1, doanhnghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng, ngược lại nếu Q < 1 thì doanhnghiệp sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp Q của Tobin
là giá trị sổ sách của tổng tài sản cộng với giá trị thị trường của cổ phiếu trừgiá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách của toàn bộ tài sản.Tobin’ Q đã được sử dụng làm biến phụ thuộc trong nghiên cứu về hiệu quảđộng doanh nghiệp của Johnny Jermias, Lindawati Gani (2013)
Trang 171.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, quản trị công ty là hệthống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực thi các nội dung đónhằm định hướng, điều hành và kiểm soát công ty Tác giả Đường NguyễnHưng (2016) cho rằng cấu trúc cốt lõi của quản trị công ty bao gồm các yếu tốđược kết hợp với nhau xung quanh hai vấn đề nền tảng của công ty là sự hoạtđộng và sự tuân thủ Bởi quản trị công ty là cách thức tổ chức và kiểm soáthoạt động trong khuôn khổ các chuẩn mực, quy định, luật, các chính sách đểđạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra Do sự mở rộng khổng lồ trong phạm vicủa chủ đề này, quản trị doanh nghiệp đã trở thành sự kết hợp đa dạng củaluật, đạo đức kinh doanh, kế toán và tài chính, hành vi tổ chức, quản lý kinhdoanh, kinh tế và chính trị, không có định nghĩa chung được chấp nhận trêntoàn cầu (Solomon, 2007)
Trên thực tế, việc duy trì sự cân bằng giữa việc điều hành và kiểm soátkhông hề đơn giản Các chính sách và quy định của quản trị công ty cần đượcxây dựng để có thể sử dụng tối đa mọi nguồn lực, phù hợp với lĩnh vực kinhdoanh cũng như kiểm soát mọi hoạt động xảy ra trong công ty để đạt đượchiệu quả cao nhất, tiến đến phát triển bền vững
1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty
Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2017,quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
b) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan;
d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;
đ) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty
Trang 18Trên cơ sở các nguyên tắc này, các quy định về quản trị cần được xâydựng nhấn mạnh vai trò của Hội đồng quản trị Đầu tiên, cơ cấu Hội đồngquản trị cần bao gồm số lượng và thành phần tùy thuộc vào nhu cầu và mụctiêu của công ty Bên cạnh đó, công ty cần cân bằng giữa số lượng thành viênHội đồng quản trị điều hành và thành viên Hội đồng quản trị độc lập khôngđiều hành (những thành viên không tham gia vào ban điều hành) vì nhữngthành viên này có thể mang lại giá trị cho công ty bằng việc đưa ra nhữngđánh giá khách quan cũng như đóng góp ý kiến giúp tạo ra các cơ hội kinhdoanh mới Họ cũng có thể đưa ra những ý kiến phản bác mang tính xây dựngthường khó có được từ nội bộ công ty Bên cạnh đó, công ty cần phải lập ranhững tiêu chí để định kỳ đánh giá được hiệu quả hoạt động của Hội đồngquản trị Và việc bảo vệ các quyền cổ đông cũng là vấn đề cốt lõi trong quảntrị công ty nhằm mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư Việc bảo vệ các quyềnnày có thể được thực hiện thông qua các quy định quản trị nội bộ, Luật Doanhnghiệp và các quy định pháp luật khác và thông qua các tổ chức bên ngoài.Hơn thế nữa, để đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng giữa các cổ đông thìđiều lệ hoạt động công ty phải đảm bảo phù hợp với quy định các quy địnhpháp luật liên quan, được đại hội đổng cổ đông thông qua cũng như xây dựngQuy chế quản trị công ty phù hợp, đồng thời đảm bảo thực thi theo những quyđịnh này Cuối cùng là việc công bố thông tin cần được thực hiện đầy đủ,chính xác và kịp thời vì điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng, giúp giatăng niềm tin và tăng sự hấp dẫn đối với cổ đông, nhà đầu tư tiềm năng, vàcác bên có quyền lợi liên quan mà còn nâng cao hình ảnh của công ty trongmắt nhà đầu tư, cơ quan quản lý thị trường.
Trang 191.2.3 Các yếu tố của quản trị công ty
Theo cẩm nang quản trị công ty của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC(2010), cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần được mô tả theo sơđồ sau:
Các chủ thể quản trị theo các quy định hiện hành Các chủ thể quản trị theo thông lệ tốt về quản trị công ty
S đ 1.1 C c u qu n tr công ty c a m t công ty c ph n ơ đồ 1.1 Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần ồ 1.1 Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần ơ đồ 1.1 Cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần ấu quản trị công ty của một công ty cổ phần ảng ị công ty của một công ty cổ phần ủa một công ty cổ phần ột công ty cổ phần ổ phần ần Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền đưa ra quyết định cao nhấttrong công ty Tất cả các cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự Đại hộiđồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông thường chỉ đưa ra quyết định đối vớinhững vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới công ty như nhân sự trong Hội
Kiểm toán độc lập
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc và Ban Giám đốc điều
hành
Ủy ban chính sách
phát triển
Thư ký công tyKiểm toán nội bộ
Ban Kiểm soát
Ủy ban kiểm toán
Ủy ban nhân lực
Ủy ban lương
thưởng
Ủy ban khác thuộc
Hội đồng quản trị
Trang 20đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn báo cáo thường niên, các báo cáotài chính, phân chia lỗ lãi, thay đổi vốn điều lệ, chỉnh sửa bổ sung điều lệ, tái
tổ chức và giải thể, và các giao dịch đặc biệt
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị giữ vai trò lãnh đạo chiến lược trong công ty, giám sátcông tác quản lý công ty Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và xâydựng chiến lược của công ty cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động củaBan giám đốc Hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích của công ty đồng thờibảo vệ quyền lợi của cổ đông, giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, Bangiám đốc điều hành, cũng như các hệ thống kiểm soát tài chính Một Hộiđồng quản trị độc lập, chuyên nghiệp và có hiệu quả đóng một vai trò thiếtyếu trong việc thực thi những biện pháp quản trị công ty hiệu quả
Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc điều hành gồm Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) và cáccán bộ điều hành cao cấp của công ty
Mọi công ty đều cần phải có một người chịu trách nhiệm điều hành côngviệc kinh doanh hàng ngày của công ty hay còn gọi là người đại diện theopháp luật Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồngquản trị là người đại diện theo pháp luật thì Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
là người đại diện theo pháp luật của công ty Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đượcgiao
Thành phần của Ban giám đốc điều hành còn có các cán bộ điều hànhcao cấp Một công ty cổ phần phải có Ban giám đốc điều hành Ban giám đốcđiều hành và Hội đồng quản trị luôn xác định ranh giới làm việc, sự xác địnhnày thể hiện bằng văn bản, tránh được sự chồng chéo, lạm quyền Ban giám
Trang 21đốc điều hành chịu trách nhiệm giải quyết công việc hàng ngày của công ty,thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đặt ra cũng nhưđiều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng
Các Ủy ban trực thuộc
Nhiệm vụ chính của các Ủy ban này là giúp đỡ Hội đồng quản trị trongviệc đảm bảo có được một hệ thống hiệu quả và tuân thủ pháp luật ví dụ như
Ủy ban kiểm toán, Ủy ban chính sách phát triển, Ủy ban chiến lược và đầu tư,
Ủy ban nhân lực, và Ủy ban thu lao và bổ nhiệm
Kiểm toán độc lập
Luật kiểm toán và các quy định về kiểm toán ban hành rằng việc kiểmtoán thường niên cần phải được một công ty kiểm toán độc lập hợp pháp thựchiện Mục đích của quy định này nhằm khẳng định mức độ trung thực của tàiliệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tàichính
Ở các công ty niêm yết, kiểm toán độc lập là một bộ phận độc lập vớicông ty, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn trong số những công ty kiểm toánđược Bộ Tài chính cấp phép hoạt động để kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn
bị báo cáo kiểm toán và nộp lên Hội đồng quản trị Kiểm toán độc lập đượctham dự mọi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, nhận thông báo, thông tin liênquan tới Đại hội đồng cổ đông mà ở đó các cổ đông được quyền biết và bày tỏ
ý kiến về các vấn đề liên quan đến kiểm toán
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là một bộ phận được thiết lập độc lập với Hội đồng quảntrị và Ban quản lý, báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông với mục đích làthực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng ngày nhằm kiểm tra, giám sát,kiểm soát hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và Ban quản lý nhằm bảo
vệ lợi ích của cổ đông và nhà đầu tư
Trang 23Kiểm toán nội bộ
Vai trò của Kiểm toán nội bộ ngày càng trở nên quan trọng trong việccủng cố công tác quản trị công ty Chức năng chính của kiểm toán nội bộ làthẩm tra tính hợp lý và trung thực của các báo cáo tài chính Một bộ phậnKiểm toán nội bộ hiệu quả đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp việc cho BanKiểm soát thực hiện các trách nhiệm quản trị của mình
Thư ký công ty
Nhiệm vụ chính của thư ký công ty là tổ chức các cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và đảm bảo các Nghị quyết củaHội đồng quản trị là phù hợp với luật pháp hiện hành và Điều lệ của công ty.Thư ký công ty cũng có trách nhiệm giữ sổ cổ đông, chuẩn bị và làm biên bảncuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cũngnhư lưu trữ vĩnh viễn biên bản tất cả các cuộc họp và tài liệu khác liên quan.Cuối cùng, thư ký công ty có trách nhiệm bảo mật thông tin theo các quy địnhcủa pháp luật và Điều lệ công ty
1.3 CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các lý thuyết nền tảng
Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Hội đồng quản trị được thành lập để giám sát việc quản lý và thay mặtcác cổ đông và đánh giá hoạt động quản lý (Westphal & Zajac, 1995;Williamson, 1984) Có rất nhiều nghiên cứu điều tra những ảnh hưởng củaHội đồng quản trị đối với hoạt động của công ty Hầu hết các nghiên cứu này
sử dụng lý thuyết đại diện, giả định rằng các nhà quản lý có khuynh hướnghành xử theo cơ hội và do đó cần được theo dõi hoặc được khuyến khích độngviên họ hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty (Jensen & Meckling, 1976)
Lý thuyết đại diện đề xuất rằng chức năng chính của các Ban giám đốc là làm
Trang 24giảm chi phí phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát (Fama &Jensen, 1983) Do đặc điểm của quản trị công ty là đặt trên cơ sở của sự táchbiệt này nên vấn đề xung đột lợi ích là khá gay gắt.
Chủ sở hữu xem tổ chức như là một phương tiện đầu tư và lợi ích đạtđược lớn nhất khi giá trị vốn cổ phần là tối đa Mặt khác, các nhà quản lýthường xem công ty như là nguồn lương thưởng của họ Vì vậy mà nhà quản
lý luôn ưu tiên đặt lợi ích của mình lên hàng đầu và điều này có khi đi ngượclại với lợi ích của nhà đầu tư
Điểm đáng chú ý là, các nhà quản lý thường có xu hướng tìm cách bảo
vệ quyền lực của mình bằng cách tiếp tục ở lại vị trí điều hành ngay cả khi họkhông đủ thẩm quyền hoặc không đủ trình độ hay bố trí các thành viên giađình không đủ tiêu chuẩn ở các vị trí quản lý chủ chốt, hoặc sử dụng lợinhuận của công ty để hưởng lợi bản thân chứ không chia lợi nhuận cho cácnhà đầu tư (La Porta và cộng sự, 2000)
Kết quả là người chủ sở hữu không giành được toàn bộ khoản lợi từ cáchoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty mình, nhưng họ phải gánh chịutoàn bộ chi phí cho những họat động này Vai trò cốt lõi của một hệ thốngquản trị công ty là phải giảm thiểu tổng chi phí tác nhân, từ đó tối đa hóa giátrị của công ty cho các cổ đông Để giảm thấp mâu thuẫn đại diện, người chủ
sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phí đại diện, như các khoản chi để giám sát hoạtđộng (hoạt động kiểm toán), chi để cấu trúc lại tổ chức nhằm hạn chế cáchành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội khi các cổ đông áp đặt cácgiới hạn cho ban quản lý
Chính vì những lý do trên, lý thuyết đại diện gợi ý tác giả quan tâm đếnnhững đặc điểm của Hội đồng quản trị như tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trịkhông tham gia điều hành trên tổng số thành viên Hội đồng quản trị hay sựkiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị bởi điều
Trang 25này sẽ tác động đến việc tập trung quyền lực, ảnh hưởng đến việc ra quyếtđịnh của hệ thống quản trị công ty, phát sinh chi phí cũng như tác động đếnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory)
Lý thuyết trách nhiệm quản lý được phát triển bới Donaldson và Davis(1991), giả định rằng lợi ích của cổ đông và lợi ích của nhà quản lý liên kếtvới nhau Lý thuyết tin rằng những hành động của nhà quản lý làm tối đa hóagiá trị cổ đông, sẽ đồng thời đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ Vì vậy các nhàquản lý sẽ nỗ lực bảo vệ và tối đa hóa giá trị cổ đông thông qua các hoạt độngcông ty, bởi vì làm như thế, lợi ích của họ được tối đa hóa (Davis và cộng sự,1997) Để các lợi ích này cùng hướng, các cổ đông phải đưa ra các cấu trúcquản trị công ty thích hợp như số lượng thành viên Hội đồng quản trị tham giađiều hành hoạt động công ty, có nên kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành vàchủ tịch Hội đồng quản trị hay không cũng như sự am hiểu về tài chính kếtoán của Hội đồng quản trị, từ đó nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định đó để tối
đa hóa lợi ích cá nhân chỉ khi đạt được lợi ích của tổ chức, không phải là mụctiêu cá nhân
Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết đại diện chỉ cho thấy mối quan hệ giữa nhà quản lý và các cổđông; trong đó các nhà quản lý có mục tiêu duy nhất là tối đa hóa giá trị củacác cổ đông Lý thuyết các bên liên quan được phát triển bới Freeman (1984)xem xét quan điểm này là quá hẹp vì hành động của người quản lý có ảnhhưởng tới các bên liên quan khác chứ không chỉ cổ đông
Các bên liên quan có ảnh hưởng nhất tới quản trị công ty có thể chiathành hai loại chính: nội bộ và bên ngoài Các các bên liên quan bên ngoàichủ yếu bao gồm cổ đông, người vay nợ, chủ nợ, các nhà cung cấp, kháchhàng và cơ quan quản lý Các đối tác nội bộ bao gồm Hội đồng quản trị, Ban
Trang 26giám đốc, Giám đốc điều hành và nhân viên Tất cả các bên liên quan thamgia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách trực tiếphoặc gián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau.Tuy nhiên, ba bên tham gia trực tiếp và đóng vai trò trung tâm trong việcquản lý công ty, đảm bảo đạt được tất cả các mục tiêu kinh doanh và tăng lợinhuận cho cổ đông là: cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hànhhoặc Ban điều hành Trong đó, Hội đồng quản trị đóng vai trò như là trọng tài
để giải quyết xung đột lợi ích của các bên liên quan và mang lại sự gắn kếtcần thiết cho việc đạt được các mục tiêu tổ chức (Donaldson và Preston,1995)
Rõ ràng các yêu cầu ràng buộc của các bên liên quan là khá nhiều vàphức tạp, điều này đặt gánh nặng lên vai người quản lý mà không có hướngdẫn cụ thể nào để giải quyết các vấn đề phát sinh từ xung đột lợi ích Vì vậyJensen (2001) cho rằng các nhà quản lý nên theo đuổi mục tiêu làm gia tănggiá trị dài hạn của công ty vì điều này sẽ không thể đạt được nếu bỏ qua sựquan tâm đối với các bên liên quan Theo ông, hoạt động của một tổ chứckhông chỉ được đo bằng lợi nhuận cho các bên liên quan mà còn là việc quản
lý thông tin trong tổ chức, những mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức
và môi trường làm việc Để quản lý tốt những điều này, các nhà quản lý hay
rõ ràng hơn là Hội đồng quản trị của công ty cần phải có một quy mô nhấtđịnh về số lượng cũng như sự am hiểu sâu sắc về tài chính kế toán để nhậnbiết các vấn đề phát sinh, từ đó có hướng giải quyết làm thỏa mãn các bênliên quan để vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa đem lại lợi nhuận caonhất cho nhà đầu tư, người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp
Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)
Lý thuyết đại diện, trách nhiệm quản lý và các bên liên quan cung cấpnhững hiểu biết sâu sắc về cổ đông, nhà quản lý và quan điểm của các bên
Trang 27liên quan, trong khi có một lý thuyết khác về quản trị doanh nghiệp chú trọngđến nhu cầu các nguồn lực khác nhau cần thiết cho sự thành công của doanhnghiệp được đặt tên là lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực Lý thuyết nàygiới thiệu khả năng tiếp cận các nguồn lực quan trọng liên quan đến quản trịdoanh nghiệp
Nguồn gốc của lý thuyết này bắt nguồn từ Jeff Pfeffer, người đã chứngminh mối quan hệ giữa quyền lực và sự trao đổi thông tin bên trong cũng nhưbên ngoài tổ chức Theo Pfeffer (1972), lý thuyết này cho rằng thành công củacông ty phụ thuộc vào việc tối đa hóa quyền lực đối với các nguồn lực nhấtđịnh để duy trì hoạt động Hơn nữa, Aguilera, Filatotchev, Gospel, và Jackson(2008) lập luận rằng lý thuyết về trách nhiệm quản lý và các bên liên quan đềcập đến các hạn chế của lý thuyết đại diện, nhưng vẫn còn những lý thuyếtcung cấp cái nhìn rộng hơn về quản trị doanh nghiệp chính là sự kết nối với
sự đa dạng của môi trường tổ chức đó chính là lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
Cụ thể hơn, lý thuyết này tập trung vào vai trò của Hội đồng quản trịtrong việc bảo đảm các nguồn lực thiết yếu cho tổ chức bằng sự gắn kết vớimôi trường bên ngoài Sự gắn kết này sẽ mang lại nhiều nguồn lực cho công
ty như thông tin, kỹ năng, sự tiếp cận với các yếu tố chính của công ty nhưnguyên liệu, khách hàng, các nhà hoạch định chính sách công Hội đồng quảntrị giữ vai trò chủ đạo trong việc đạt được các nguồn lực khác nhau nhằm tăngnăng suất, hiệu quả hoạt động và duy trì hoạt động
Hillman và Dalziel (2003) nhận thấy rằng Hội đồng quản trị là lý dochính cho khả năng đáp ứng được sự đòi hỏi các nguồn lực khác nhau nhằmmang lại sự thành công của doanh nghiệp Nói chung, lý thuyết về sự phụthuộc nguồn lực cho thấy năng lực của Hội đồng quản trị tham gia vào việctiếp cận các nguồn lực, làm nổi bật vai trò của các thành viên Hội đồng quảntrị như là các nhà cung cấp, duy trì và bảo vệ tài nguyên cho doanh nghiệp
Trang 28Hiệu suất của công ty phụ thuộc vào khả năng công ty tìm kiếm, tậndụng tốt các nguồn lực cần thiết và khan hiếm Để làm được điều này, yêucầu các công ty phải đạt được hiệu quả thông tin và truyền thông để tạo dựngquan hệ với các bên khác nhau nên nếu không có sự giúp đỡ của Hội đồngquản trị thì rất khó để tổ chức có được các nguồn lực cần thiết (Johnson vàEllstrand, 1999) Vì vậy, sự đa dạng của các thành viên Hội đồng quản trị như
sự tham gia của thành viên là tổ chức hay sự tham gia của nữ giới trong Hộiđồng quản trị nên được xem xét là yếu tố thiết yếu để phát triển kinh doanh
Lý thuyết xã hội học (Sociological Theory)
Lý thuyết xã hội học về quản trị doanh nghiệp chủ yếu tập trung vàothành phần và cấu trúc Hội đồng quản trị cũng như ý nghĩa của sự phân bổquyền lực và sự giàu có trong xã hội Vấn đề giám sát các nhà quản lý doanhnghiệp nằm trong tay của một vài thành viên đặc quyền hình thành các nhómkinh doanh được xem là thách thức lớn đối với công bằng xã hội và tiến bộkinh tế Lý thuyết xã hội học giả định rằng các ban giám sát bên ngoài, các kếtoán minh bạch trong công bố thông tin và trách nhiệm giải trình của công ty
là những công cụ hữu hiệu, hiệu quả để thúc đẩy sự công bằng trong xã hộiđược coi là mục tiêu kinh tế xã hội của công ty Vì vậy, để gia tăng sự giám sátđối với các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì quản trị công ty cầnxem xét đến thành phần của Hội đồng quản trị như sự tham gia của các thànhviên là tổ chức
1.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo lý thuyết đại diện và lý thuyết trách nhiệm quản lý, vai trò cốt lõicủa một hệ thống quản trị công ty là phải giảm vấn đề xung đột lợi ích gaygắt, liên kết giữa lợi ích của cổ đông với lợi ích của nhà quản lý, gắn kết cácmục tiêu quản lý với mục tiêu của các bên liên quan và từ đó tối đa hóa giá trị
Trang 29của công ty Chính vì điều này mà nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến nhữngđặc điểm của Hội đồng quản trị như quy mô của Hội đồng quản trị, tỷ lệ thànhviên Hội đồng quản trị độc lập không tham gia điều hành trên tổng số thànhviên Hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên Hội đồngquản trị hay sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồngquản trị nhưtheo nghiên cứu của Jackling và Johl (2009); Ramdani, D vàWitteloostuijn, A van (2010); García-Ramos và García-Olalla (2011);Shukeri, Shin và Shaari (2012); Jermias và Gani (2014)
Bên cạnh đó lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết về sự phụ thuộcnguồn lực lại chú trọng đến nhu cầu các nguồn lực khác nhau cần thiết cho sựthành công của doanh nghiệp cung cấp cho những nhà nghiên cứu về quản trịcông ty các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động như trình độ củacác thành viên Hội đồng quản trị hay sự tham gia của nữ giới trong Hội đồngquản trị thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Chamberlain (2010); Bùi PhanGia Thủy và Võ Hồng Đức (2013); Polina Bublykova (2014) Bên cạnh đó,tác giả cho rằng phụ nữ luôn nhạy bén hơn trong việc nắm bắt hàng tiêu dùnghay nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng nên nhân tố sự tham gia của nữ giớitrong Hội đồng quản trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công tytrong ngành này
Hơn thế nữa, theo lý thuyết xã hội học về quản trị doanh nghiệp, việcgiám sát tốt các quyết định và hành động của công ty sẽ ảnh hưởng đến mụctiêu đề ra, điều này sẽ trực tiếp làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Chính vì lý do trên, tác giả cho rằng sự tham gia của các tổ chức trongthành viên Hội đồng quản trị là một nhân tố đáng được chú ý trong nghiêncứu này
Trang 30KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động trongdoanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
và các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Ngoài ra, trong chương này cũng đã trình bày tổng quát một số nghiêncứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên Thị trườngchứng khoán Việt Nam Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở nhữngphương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau Trên cơ sở vềhiệu quả hoạt động và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu liênquan trên thế giới cũng như trong nước, đề tài tiến hành chọn lọc ra các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động từ kết quả đồng nhất của các nghiêncứu Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồiquy nhằm kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của chúng đối với hiệu quả hoạt độngcủa các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam
Trang 31Bên cạnh đó, những doanh nghiệp thành công trong ngành hàng tiêudùng thường là công ty lớn có thương hiệu mạnh hiện đang thống trị thị vớiquy mô lớn Nhờ lợi thế về quy mô mà các công ty trong lĩnh vực này có thể
mở rộng những nhà máy sản xuất trên thị trường, bằng những kỹ thuật vàcông nghệ mới với giá rẻ Điều này đặt ra giả thuyết liệu quy mô công ty, kéotheo đó là qui mô Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến sự thành công củacông ty?
Thêm vào đó, những doanh nghiệp này thường là những công ty đã tồntại từ lâu và có tốc độ phát triển ổn định, đây sẽ không phải làmột lựa chọn tốtcho đầu tư Bởi vậy, các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp sẽ luôn xem xétcẩn thận một số rủi ro tiềm ẩn mà công ty phải đối mặt Từ đó, tỷ lệ sở hữuvốn của Hội đồng quản trị sẽ cho tác giả câu trả lời liệu sự phát triển của công
ty có bền vững hay không?
Trang 32Mặt khác, tăng trưởng doanh thu của các công ty trong ngành này thấpnên tăng trưởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sảnxuất, kinh doanh hợp lý Các công ty trong ngành luôn tìm cách giữ cho mứchàng hóa tồn kho thấp và giá rẻ, những nhà sản xuất hàng tiêu dùng phải có
cơ cấu sản xuất tinh gọn và linh động Điều này cần một bộ máy quản trị công
ty am hiểu tường tận về tài chính kế toán đặc biệt là kế toán quản trị để xâydựng tổ chức đáp ứng được các đặc điểm của ngành này và phát triển bềnvững trong sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết
2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu
Quy mô của Hội đồng quản trị
Bằng thực nghiệm, kết quả nghiên cứu của Võ Hồng Đức & Phan BùiGia Thủy (2013) đã cho thấy tồn tại mối quan hệ trái chiều giữa quy mô củaHội đồng quản trị với giá trị công ty Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành hàngtiêu dùng là các công ty thành công và tồn tại lâu dài thường là những công ty
có quy mô lớn Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng Hội đồng quản trị
có quy mô lớn hơn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động tốt hơn (Pfeffer, 1972;Klein, 1998; Coles & cộng sự, 2008) và kết quả nghiên cứu của Shukeri, Shin
và Shaari (2012) chỉ ra rằng quy mô Hội đồng quản trị có quan hệ tích cực vớikết quả hoạt động của công ty Lý do là, Hội đồng quản trị có quy mô cànglớn sẽ có hệ thống dữ liệu thông tin càng tốt, dẫn đến Hội đồng quản trị sẽ tựchủ trong việc ra quyết định (Dalton & cộng sự, 1999) Chính vì những cơ sởtrên, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H1: Quy mô Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị:
Trang 33Nghiên cứu của Stiles và Taylor (2001) cho thấy một tỷ lệ nhà quản trịđộc lập càng lớn thì kết quả kinh doanh càng tốt Điều này phù hợp giải thíchrằng các nhà quản trị bên ngoài Hội đồng quản trị có thể tăng cường giá trịcông ty bằng cách cung cấp dịch vụ quản lý, điều hành kinh nghiệm và đượccoi là người giám hộ lợi ích của cổ đông thông qua giám sát và kiểm soát(Fama và Jensen, 1983) Các nhà quản trị này sẽ đánh giá tốt hơn và là đạidiện công bằng hơn cho lợi ích của cổ đông, phù hợp như một cơ chế quản lýđáng tin cậy và khả năng tiềm ẩn của họ để tập trung vào việc đảm bảo tối đahoá giá trị của cổ đông (Beasley, 1996) Do đó, sự độc lập của Hội đồng quảntrị sẽ đảm bảo giá trị cao cho công ty nên giả thuyết được đưa ra:
H2: Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành:
Tách vai trò Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ đảmbảo sự cân bằng quyền lực của hai tên gọi cũng như tránh xung đột lợi íchphát sinh Việc không có sự tách biệt giữa quản lý quyết định và kiểm soátquyết định, Hội đồng quản trị sẽ không thể giám sát và đánh giá hiệu quảgiám đốc điều hành (Mary, 2005) Giám đốc điều hành có nhiều khả năng sửdụng quyền lực của mình như chủ tịch Hội đồng quản trị để lựa chọn giámđốc ủng hộ mình Do đó, sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịchHội đồng quản trị sẽ làm phát sinh nhiều mâu thuẫn hơn, giảm hiệu quả hoạtđộng của công ty và do đó, giả thuyết sau được phát triển:
H3: Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị:
Verner (2006) đã nói rằng các giám đốc phụ nữ có thể hiểu rõ hơn điềukiện thị trường cụ thể hơn nam giới, điều này mang lại sự sáng tạo và chất
Trang 34lượng hơn cho việc ra quyết định Sự tham gia của nữ giới có thể tạo ra hìnhảnh công chúng tốt hơn của công ty và cải thiện hoạt động của công ty Bêncạnh đó, theo quan điểm tác giả, sử dụng hàng tiêu dùng là nữ giới quyếtđịnh là phù hợp văn hóa châu Á nên nữ giới thường là phái nhạy bén hơntrong việc nắm bắt xu hướng hàng tiêu dùng và nhu cầu sử dụng hàng tiêudùng Điều này tạo lợi thế khi có nữ giới tham gia trong Hội đồng quản trịcủa ngành này mà tiêu biểu là sự thành công của tập đoàn Vinamilk với lĩnhvực hoạt động là sản xuất và phân phối sữa uống dưới sự lãnh đạo của chủtịch là bà Mai Kiều Liên – một phụ nữ thành đạt Do đó, giả thuyết sau đượcxây dựng:
H4: Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị càng nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tăng.
Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồngquản trị:
Vai trò của Hội đồng quản trị là kiểm soát, giám sát mọi quyết định đểgia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Mặt khác, tăng trưởng doanh thucủa các công ty ngành hàng tiêu dùng thấp nên tăng trưởng lợi nhuận phảidựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý Cáccông ty trong ngành luôn tìm cách giữ cho mức hàng hóa tồn kho thấp và giá
rẻ, bộ máy sản xuất tinh gọn và linh động Để làm được công việc này, từngthành viên Hội đồng quản trị không những là chuyên gia trong công tác quản
lí mà còn phải am hiểu tốt trong các lĩnh vực như: tài chính, kế toán và đặcbiệt là kế toán quản trị Điều này nói lên rằng vai trò của Hội đồng quản trị
có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của thành viênHội đồng quản trị Chất lượng của các thành viên Hội đồng quản trị được thểhiện ở tính độc lập của Hội đồng quản trị, trình độ học vấn, kinh nghiệm làmviệc và đặc điểm của Hội đồng quản trị (Nicholson & Kiel, 2004; Fairchild
Trang 35& Li, 2005; Adams & Ferreira, 2007) Từ những cơ sở trên, giả thuyết đượcđặt ra nhằm kiểm định sự tác động của trình độ chuyên môn lên hiệu quảhoạt động công ty:
H5: Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị:
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Thông (2017) về cấu trúc sở hữu,đặc tính Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Việt Namliên quan đến giả thuyết gắn kết lợi ích trong đó một tỷ lệ sở hữu phù hợp củacác nhà quản lý sẽ gắn kết lợi ích của các nhà quản lý với cổ đông và làm giatăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thêm vào đó, những doanhnghiệp ngành hàng tiêu dùng thường là những công ty đã tồn tại từ lâu và cótốc độ phát triển ổn định, đây sẽ không phải là một lựa chọn tốt cho đầu tư.Bởi vậy, các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp sẽ luôn xem xét cẩn thận một
số rủi ro tiềm ẩn mà công ty phải đối mặt Từ đó, tỷ lệ sở hữu vốn của Hộiđồng quản trị sẽ cho tác giả câu trả lời liệu sự phát triển của công ty có bềnvững hay không? Từ đây, tác giả đề ra giả thuyết thứ 6:
H6: Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Sự tham gia của thành viên tổ chức trong công ty:
Trang 36Với sự tham gia của thành viên tổ chức trong công ty, bên cạnh vốn đầu
tư vào doanh nghiệp, họ âm thầm mang tới nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.Thứ nhất, thành viên là tổ chức giải quyết tình trạng thông tin bất cânxứng và lựa chọn đối nghịch Điều này đã được Akerlof nói đến từ nhữngnăm 1970 Tình trạng thông tin bất cân xứng làm đa phần các nhà đầu tư nhỏnghĩ rằng mình có ít thông tin hơn nên có xu hướng bán hạ giá cổ phiếuxuống dưới mức hợp lý để giảm thiểu rủi ro mua đắt của mình gây bất lợi chodoanh nghiệp Tuy nhiên khi có sự tham gia của tổ chức trong Hội đồng quảntrị, doanh nghiệp sẽ được xem xét là có sức khỏe tài chính tốt khiến các nhàđầu tư nhỏ sẽ an tâm hơn về cổ phiếu mà mình nắm giữ
Thứ hai, thành viên tổ chức sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản của cổphiếu bằng cách thực hiện giao dịch với khối lượng giao dịch thường lớn Một
lý do khác, cổ phiếu có nhiều tổ chức nắm giữ thường có mức thanh khoảncao hơn so với cổ phiếu mà họ không quan tâm vì hầu hết các tổ chức luôn có
xu hướng lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản khá trở lên để đảm bảo hiệuquả về sinh lời và an toàn trước rủi ro biến động giá
Cuối cùng, thành viên tổ chức giúp tăng cường vấn đề quản trị xung độtlợi ích trong công ty Vì với sức ép từ họ, tự doanh nghiệp sẽ phải luôn điềuchỉnh để hoạt động thông tin, quản trị và cân bằng lợi ích giữa các bên theođúng chuẩn cần thiết.Từ những lý do trên, giả thuyết được đặt ra là:
H7: Sự tham gia của thành viên tổ chức làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Đo lường biến phụ thuộc
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng ba biến phụ thuộc ROA, ROE vàTobin’s Q để đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàngtiêu dùng
Trang 37 ROA: Là tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của doanhnghiệp Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quákhứ ROA được xác định bằng công thức sau:
ROA = Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
ROE: Là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Chỉ sốnày đánh giá khả năng sinh lời của đơn vị trong quá khứ ROE được xác địnhbằng công thức sau:
ROE=Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân
Không giống như ROA, ROE vẫn thường được sử dụng trong nhiềunghiên cứu, chỉ số Tobin’s Q có ưu điểm nhất định Nếu như ROA, ROEphản ánh kết quả trong quá khứ thì Tobin’s Q phản ánh kỳ vọng tương lai củanhà đầu tư Điều này rất quan trọng bởi vì ích lợi của quản trị doanh nghiệpkhông thể xác định trong ngắn hạn Thêm vào đó, phương pháp tính toánTobin’Q dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu là khách quan hơn bởi vì nónằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý Tobin’s Q được xác định bằng côngthức:
Tobin’s Q = Giá trị thị trường của cổ phiếu + Giá trị sổ sách của các khoản nợ
Giá trị sổ sách của tài sản
2.2.3 Đo lường biến độc lập
Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu gồm:
Quy mô của Hội đồng quản trị:
Quy mô của Hội đồng quản trị được đo lường bằng tổng số thành viên cótrong Hội đồng quản trị
Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị:
Trang 38Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị được đo lường bằng tỷ lệ thànhviên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành trên tổng số thành viên Hộiđồng quản trị.
Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành:
Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành là biến giả trong mô hình,được xác định bằng công thức sau: Biến này được cho là 0 khi Giám đốc điềuhành không phải là chủ tịch và 1 khi Giám đốc điều hành cũng là chủ tịch Hộiđồng quản trị
Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị:
Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị được xác định bằng tỷ
lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị
Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị:
Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị được xác địnhbằng tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồng quảntrị
Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị:
Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị được xác định bằng công thứcsau:
Tỷ lệ sở hữu vốn=Số cổ phiếu do H ộ i đồ ng qu ả n tr ị nắm giữ
Số cổ phiếu lưu hành
Tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên tổ chức trong công ty:
Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị được xác định bằng công thứcsau:
Tỷ lệ sở hữu vốn=Số cổ phiếu do th à nh vi ê n t ổ ch ứ c nắm giữ
Số cổ phiếu lưu hành
2.2.4 Đo lường biến kiểm soát
Dựa theo các nghiên cứu trước, bên cạnh các biến thuộc về quản trị công
ty, tác giả nhận thấy cần đưa vào một số biến kiểm soát vì quản trị công ty
Trang 39không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanhnghiệp Đồng thời, để tăng mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu thì tác giảkhông thể bỏ qua tác động của các biến này khi xem xét các tác động của biếnđộc lập
Trang 40Quy mô công ty:
Quy mô của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhaunhư: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu, tổng tài sản Doanhnghiệp có quy mô càng lớn thì cơ hội tăng trưởng và kết quả hoạt động kinhdoanh càng tích cực hơn (theo lý thuyết về lợi thế kinh tế nhờ quy mô) Điềunày lại càng đúng hơn khi nhìn lại những doanh nghiệp ngành hàng tiêudùng đã và đang phát triển ở Việt Nam như: Tập đoàn Thiên Long, HãngBánh Kẹo BIBICA, Đường Biên Hòa,…Bởi các công ty có quy mô lớn sẽ cónhiều khả năng khai thác quy mô kinh tế và gặp ít khó khăn hơn trong việctiếp cận nguồn vốn đầu tư, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, đạt được đadạng hóa chiến lược (Yang và Chen 2009) Nên nghiên cứu đều xem xét quy
mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưnghiên cứu của O’Connell và Cramer (2010) hay nghiên cứu của Shukeri,Shin và Shaari (2012)
Mặt khác, các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng thường không nhấtthiết đầu tư tài sản quá hiện đại với chi phí lớn nên quy mô của loại hình công
ty thường thể hiện rõ ràng nhất ở con số doanh thu mà doanh nghiệp đạt được.Chính vì những lý do trên, tác giả sử dụng biến quy mô công ty làm biến kiểmsoát trong bài nghiên cứu qua việc đo lường quy mô công ty bằng cách lấylogarit tự nhiên của doanh thu công ty
Số năm thành lập công ty
Theo kết quả nghiên cứu của Neil Nagy (2009) thì thời gian hoạt động lànhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thôngthường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực cụ thể sẽ cónhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh đồng thời tích lũy được nguồnvốn lớn Tuy nhiên, thời gian hoạt động trong ngành ngắn hay dài khôngquyết định sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh