1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

68 416 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố công nghệ trong hoạt động ngân hàng cũng như đề xuất mức độ đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM XUÂN TÂM

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TS Trần Anh Tuấn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

TÓM TẮT

Nội dung của nghiên cứu này là phân tích tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố công nghệ trong hoạt động ngân hàng cũng như đề xuất mức độ đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Bằng phương pháp ước lượng GMM của Arellano và Bond (1991) trên bộ dữ liệu bảng động của 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam với thời gian sáu năm (từ

2009 đến 2014), nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng tác động của yếu tố công nghệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố công nghệ có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua hệ số là 10% Giá trị 10% cho biết khi các yếu tố khác không đổi, ngân hàng tăng tỷ lệ đầu tư công nghệ trên tài sản cố định lên 1% sẽ làm cho tỷ suất sinh lời của ngân hàng (ROA/ROE) tăng 10% Ngoài ra, các yếu tố khác như tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản (thanhkhoan) và các yếu tố vĩ mô (GDP, CPI và tỷ giá) cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng ở mức độ thấp hơn

Dựa vào kết quả của nghiên cứu, đề tài này là cơ sở khoa học để các ngân hàng xác định được mức độ tác động của yếu tố đầu tư công nghệ đến lợi nhuận của ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định đầu tư và các chính sách nhằm hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 3

Bảng 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước 20

Bảng 2: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng 36

Bảng 3: Quy trình nghiên cứu 38

Bảng 4: Thống kê mô tả 39

Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan 41

Bảng 6: Kiểm định đa cộng tuyến 41

Bảng 7: Kết quả hồi quy FE và RE (theo ROA) 43

Bảng 8: Kết quả kiểm định Hausman (theo ROA) 44

Bảng 9: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu bằng phương pháp GMM (ROA) 46

Bảng 10: Kết quả hồi quy FE và RE (theo ROE) 51

Bảng 11: Kết quả kiểm định Hausman (theo ROE) 52

Bảng 12: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu bằng phương pháp GMM (ROE) 53

Bảng 13: So sánh kết quả hồi quy với dấu kỳ vọng của mô hình 54

Bảng 14: So sánh kết quả hồi quy của hai mô hình 55

Trang 4

Hình 1: Mô tả sự phát triển của mô hình Solow 7

Hình 2: Mô hình Solow cơ bản 8

Hình 3: Mô hình Solow với tiến bộ công nghệ 9

Hình 4: Biểu đồ tối đa hóa lợi nhuận 11

Hình 5: Cấu trúc dữ liệu bảng 25

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Ứng dụng thực tiễn của đề tài 3

1.7 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Các khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng 5

2.1.2 Khái niệm yếu tố công nghệ 6

2.2 Cơ sở lý thuyết 6

2.2.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow 6

2.2.2 Lý thuyết về sản xuất và chi phí 10

2.2.3 Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận 11

2.2.4 Lý thuyết về công nghệ 12

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố công nghệ 13

2.3.1 Nghiên cứu của Ho và Mallick (2006) 13

2.3.2 Nghiên cứu của Casolaro và Gobbi (2007) 14

2.3.3 Nghiên cứu của Lin (2007) 15

2.3.4 Nghiên cứu của Nyapara (2013) 16

2.4 Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại 17

2.4.1 Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) 17

2.4.2 Nghiên cứu của San và Heng (2013) 18

2.5 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước 20

2.6 Khung phân tích 23

Trang 6

Tóm tắt chương 2 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24

3.1 Phương pháp nghiên cứu 24

3.1.1 Dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng 25

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 28

3.3 Mô hình nghiên cứu và giải thích các biến trong mô hình 28

3.3.1 Mô hình nghiên cứu 28

3.3.2 Giải thích các biến trong mô hình 30

3.3.3 Bảng tổng hợp biến và dấu kỳ vọng của mô hình nghiên cứu 36

Tóm tắt chương 3 36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 Quy trình nghiên cứu 38

4.2 Mô tả số liệu 39

4.3 Kết quả phân tích 40

4.3.1 Kết quả phân tích mô hình theo ROA 41

4.3.2 Kết quả phân tích mô hình theo ROE 50

4.3.3 So sánh kết quả giữa hai mô hình theo ROA với ROE 55

Tóm tắt chương 4 55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Đề xuất 57

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 58

Tài liệu tham khảo 60

Phụ lục 63

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội đương đại Với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng, nhanh chóng kịp thời nên khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng

để phát triển bền vững và có hiệu quả cao

Biết rõ điều này, các ngân hàng trong nhiều năm qua đã có những đầu tư đáng kể vào hệ thống nền tảng công nghệ của mình cụ thể như: mua phần mềm lõi (core banking), ngân hàng điện tử, sản phẩm trên điện thoại di động, ATM, hệ thống chữ

ký điện tử, Internet banking, hệ thống lưu trữ dự phòng, quản trị rủi ro… Tuy nhiên, việc đầu tư và ứng dụng ở mỗi ngân hàng vẫn còn khá nhiều khác biệt, từ sự khác biệt về quy mô, vốn và các đặc thù riêng của các ngân hàng trong hệ thống sẽ tạo ra

sự khác biệt về lượng và chất trong đầu tư công nghệ của mỗi ngân hàng

Theo thông tin do các ngân hàng thương mại công bố, chi phí đầu tư cho công nghệ mới lên đến hàng triệu đô la Mỹ Một ngân hàng thương mại cổ phần có thể bỏ

ra từ 03 đến 05 triệu đô la cho việc đầu tư công nghệ, trong khi các ngân hàng thương mại nhà nước còn tiêu tốn gấp 02 đến 03 lần con số nêu trên Vấn đề đặt ra ở đây là liệu những khoản đầu tư rất lớn này có đem lại sự thay đổi tích cực cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hay không? Nếu có sự thay đổi thì nên đầu tư

mức độ nào là phù hợp với quy mô mỗi ngân hàng? Vì vậy, đề tài “ Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam” đã được chọn để thực hiện

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Đề xuất cho các ngân hàng thương mại về mức độ đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đầu tư công nghệ có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nên đầu tư công nghệ ở mức độ nào để kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này sẽ tiến hành quan sát, đo lường tỷ lệ về đầu tư công nghệ trên tài sản

cố định của 15 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam, được thể hiện thông qua báo cáo tài chính của các NHTM trong vòng 06 năm (2009- 2014) để thấy được

sự tác động của yếu tố đầu tư công nghệ vào kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của

15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong tổng số 38 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014 dựa trên danh sách đã được công bố tại website của ngân hàng nhà nước (www.sbv.gov.vn)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Để phù hợp với dữ liệu bảng động và mô hình có trễ phân phối trong nghiên cứu, tác giả

sử dụng công cụ phân tích chủ yếu là ước lượng GMM của Arellano và Bond (1991)

Trang 9

nhằm xem xét tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1.6 Ứng dụng thực tiễn của đề tài

Hiện nay, công nghệ thông tin làm nòng cốt hiện đại hóa ngân hàng, hiện đại hóa sản phẩm nghiệp vụ cũng như các ứng dụng quản trị Do đó dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài này các ngân hàng có thể thấy được hiệu quả khi đầu tư vào công nghệ thông tin

Ngoài ra trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thương mại đang canh trạnh rất gay gắt với nhau Để mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như đa dạng hóa sản phẩm thì việc ứng dụng vào công nghệ là điều không thể không nhắc đến, từ việc nâng cao năng lực hệ thống Core Banking và cung cấp sản phẩm cho đến việc phát triển ứng dụng Intrernet banking, mobile banking đã trở thành một kênh chính trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hiện tại và tương lai Đồng thời ứng dụng công nghệ nhằm mục đích quản trị rủi ro cho toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này có thể tham khảo để làm cơ

sở cho việc ra quyết định của các nhà quản trị ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi ích khi ngân hàng quyết định thực hiện đầu tư vào công nghệ

1.7 Kết cấu của đề tài

Đề tài được chia thành 5 chương:

Chương 1 giới thiệu lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên

cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về nội dung chính nêu trong đề tài, cơ

sở lý thuyết và các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm

xác định “ Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam” Đồng thời trong chương 2 tác giả tổng hợp

các nghiên cứu trước và đưa ra khung phân tích của nghiên cứu

Trang 10

Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và đề

xuất cụ thể mô hình nghiên cứu cũng như giải thích các biến trong mô hình

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thông qua quy trình phân tích dữ liệu và

thực hiện thống kê mô tả, đồng thời phân tích kết quả đạt được

Chương 5 trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và đưa ra kiến

nghị sau khi thực hiện đề tài Nêu lên những mặt hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo sau khi thực hiện đề tài

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra khung phân tích

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Theo Rose (1999), lợi nhuận ngân hàng được hiểu là thu nhập ròng sau thuế Có nhiều cách để đo lường lợi nhuận ngân hàng, trong đó các chỉ số tài chính được cho

Hai chỉ số có thể đại diện cho lợi nhuận ngân hàng như: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ROA là chỉ số đo lường lợi nhuận tốt nhất và cho thấy được hiệu quả tổng thể của các ngân hàng (Naceur (2003), Mamatzakis và Remoundos (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007), Zopounidis và Kosmidou (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008), Heffernan và Fu (2008), Dietrich và Wanzenried (2011))

Theo Golin và Delhaise (2013), ROA là thước đo quan trọng nhất cho lợi nhuận ngân hàng Theo nghiên cứu của Rose (1999), ROA được xác định bởi lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA đo lường khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư Do đó, ROA có thể được sử dụng để chỉ ra hiệu quả của quản lý ngân hàng trong việc chuyển đổi tài sản vào doanh thu (Goddard và cộng sự (2004))

Trang 12

Ngoài ra, ROE được xác định bằng công thức tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ

sở hữu nhằm để đo lường lợi nhuận của ngân hàng trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu (Rose (1999)) ROE cho thấy hiệu quả của quản lý ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn của cổ đông để tạo ra lợi nhuận Các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp (vốn chủ sở hữu cao hơn) thường báo cáo ROA cao nhưng ROE lại thấp hơn (Dietrich và Wanzenried (2011)) ROE có thể được chia ra thành một yếu tố đòn bẩy giữa hiệu suất sử dụng vốn cổ phần và ROA

Nếu so sánh giữa ROA và ROE, trong ngắn hạn ROA đo lường hiệu quả tổng thể

về lợi nhuận từ quan điểm của một ngân hàng sử dụng tổng tài sản của mình như thế

nào, trong khi đó ROE được xem như là lợi nhuận từ quan điểm của các cổ đông

2.1.2 Khái niệm yếu tố công nghệ

Theo Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 04/08/1993, công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông; nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và

xã hội…”

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow

Robert Solow là giáo sư của khoa kinh tế - Học viện công nghệ Massachusett Năm 1987, ông được trao tặng giải Nobel kinh tế về những đóng góp xuất sắc trong

lý thuyết tăng trưởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng Đặc biệt, ông đưa ra cách lý giải về nguồn gốc của tăng trưởng

Trong mô hình đầu tiên (mô hình gốc): Solow phân tích mô hình cơ bản dựa vào

mô hình Cobb - Douglas với hai yếu tố lao động (L) và vốn (K), sau đó ông mới trình bày mô hình tổng quát với yếu tố công nghệ (A) tác động tới tăng trưởng như thế nào

Trang 13

Cho đến nay mặc dù còn nhiều cuộc tranh luận nhưng mô hình tăng trưởng nội sinh của Solow vẫn được đánh giá là một trong những mô hình có tác động lớn đến

hệ thống lý thuyết tăng trưởng và được sử dụng trong nhiều giáo trình, tài liệu và đã

có những đánh giá thực tế tăng trưởng của nhiều nước

Hình 1: Mô tả sự phát triển của mô hình Solow

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 14

Hình 2: Mô hình Solow cơ bản

Nguồn: Gartner (2009)

Hàm sản xuất này cho thấy sản lượng tăng lên khi tăng yếu tố đầu vào lao động

và vốn F(K, L = K) là một đường thẳng, giả định rằng hàm sản xuất này không đổi theo quy mô: nếu vốn và lao động tăng theo một tỷ lệ nhất định, sản lượng tăng theo

tỷ lệ phần trăm tương tự

Trang 15

Hình 3: Mô hình Solow với tiến bộ công nghệ

Nguồn: Gartner (2009)

Theo biểu đồ, chúng ta có thể thấy được khi cùng một lượng vốn và lao động, nếu

sử dụng công nghệ mới (công nghệ năm 2000) sẽ tạo ra mức sản lượng cao hơn so với khi sử dụng công nghệ cũ (công nghệ năm 1950)

Tiến bộ công nghệ bao gồm các dạng như sau: tiến bộ công nghệ dạng Solow

trung tính, tiến bộ công nghệ dạng Hicks trung tính và tiến bộ công nghệ dạng Harrod trung tính

 Tiến bộ công nghệ dạng Solow trung tính (Solow neutral) là tiến bộ công nghệ tăng cường sử dụng vốn, vì nó làm tăng đầu ra của sản xuất cũng giống như gia tăng vốn làm tăng kết quả sản xuất

Trang 16

Với tỷ lệ L/K cho trước, tiến bộ Solow trung tính có thể đưa vào hàm sản xuất

dưới dạng như sau: Yt =f(A t K t ,L t ), với At nhân tố tiến bộ công nghệ

 Một tiến bộ công nghệ dạng Hicks trung tính (Hicks neutral) sẽ không làm thay đổi tỷ lệ giữa các năng suất cận biên với tỷ lệ vốn và lao động cho trước,

có thể đưa tiến bộ công nghệ Hicks trung tính vào hàm dưới dạng sau:

Y t =A t f(K t ,L t ), với At là nhân tố tiến bộ công nghệ

 Tiến bộ công nghệ dạng Harrod trung tính (Harrod neutral) là tiến bộ công nghệ tăng cường sử dụng lao động, nó làm gia tăng đầu ra của sản xuất cũng giống như làm gia tăng lao động từ đó làm tăng kết quả sản xuất Có thể đưa

tiến bộ công nghệ Harrod trung tính vào hàm dưới dạng sau: Yt =f(K t , A t L t ), với

At là nhân tố tiến bộ công nghệ

2.2.2 Lý thuyết về sản xuất và chi phí

Theo Lê Bảo Lâm và cộng sự (2010), mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp là phải đạt được lợi nhuận tối đa Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những nguyên tắc sản xuất quan trọng là phải đạt chi phí sản xuất tối thiểu ở bất kỳ mức sản lượng nào Do đó, doanh nghiệp phải quyết định nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm và

sử dụng các yếu tố sản xuất theo tỷ lệ phối hợp nào là tối ưu Khi muốn gia tăng sản lượng, cần phải sử dụng các yếu tố sản xuất nào tăng thêm và chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ thay đổi ra sao theo thời gian Khi tiến hành sản xuất, để đạt được mục tiêu cơ bản nêu trên, các nhà quản lý xí nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sản xuất nhất định

Hàm sản xuất được sử dụng phổ biến để phân tích là hàm sản xuất Cobb-Douglas

có dạng sau:

Q = A K∝ Lβ (với 0<∝; 𝛽 < 1)

Trang 17

∝ : Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn;

𝛽 : Hệ số co giãn của sản lượng theo lao động

2.2.3 Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận

Theo Robert S Pindyck và Daniel L Rubinfeld (1999), lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu (TR) và chi phí (TC) với mức giá (p) và sản lượng (q) ta có hàm lợi nhuận như sau:

π(q) = TR(q) − TC(q)

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất Điều này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận bằng không

dq = dTR

dq- dTC

dq = 0 ↔ MR − MC = 0 ↔ MR = MC

Hình 4: Biểu đồ tối đa hóa lợi nhuận

Nguồn: Lê Bảo Lâm và cộng sự (2010)

Trang 18

Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng q*, tại đó doanh thu biên bằng (MR) với chi phí biên (MC)

Dựa trên lý thuyết về sản xuất và chi phí, tối đa hóa lợi nhuận Để tối đa hóa lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, một trong những nguyên tắc quan trọng là phải quyết định nên sử dụng các yếu tố sản xuất (trong đó có yếu tố đầu tư công nghệ) theo tỷ lệ phối hợp nào là tối ưu và phù hợp với quy mô vốn, đặc thù của mỗi ngân hàng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí (trong đó có yếu tố đầu tư công nghệ) là lớn nhất

2.2.4 Lý thuyết về công nghệ

Theo lý thuyết của Adam Smith và Ricardo: thương mại hình thành trên cơ sở có

sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia (chỉ đề cập đến vấn đề lao động) Còn lý thuyết Heckscher – Ohlin là một mô hình thương mại tĩnh, quyết định thương mại dựa trên tương quan sử dụng các yếu tố sản xuất của quốc gia (lao động và vốn) với công nghệ được giả định là giống nhau giữa các quốc gia

Lý thuyết khoảng cách công nghệ của Posner (1961)

Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được nhà kinh tế Posner đưa ra vào năm

1961 Nó dựa trên ý tưởng cho rằng công nghệ luôn thay đổi dưới hình thức các phát minh sáng chế mới và điều này có tác động đến xuất khẩu và kinh tế của quốc gia Quá trình tác động của như sau:

Phát minh mới ra đời, sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời Ban đầu, hãng phát minh ra sản phẩm giữ vị trí độc quyền và sản phẩm được tiêu thụ trong thị trường nội địa Sau một thời gian, xuất hiện nhu cầu từ phía nước ngoài và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu Dần dần

có sự bắt chước công nghệ, sản phẩm được sản xuất ngay ở nước ngoài và khi đó xuất hiện lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm này tại các quốc gia

Khi sản phẩm này được nước ngoài sản xuất có hiệu quả hơn thì lợi thế so sánh thuộc về nước ngoài Quốc gia phát minh không xuất khẩu sản phẩm này nữa mà phát minh một sản phẩm mới khác để quá trình mô tả ở trên được lặp lại Lý thuyết

Trang 19

này cho thấy giá trị của yếu tố công nghệ và tác động của công nghệ đến kinh tế thế giới

Lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas (1988)

Ở các nước kém phát triển, chính sự bắt kịp (phổ biến) công nghệ đã giúp thích thay đổi công nghệ Việc tập trung đầu tư công nghệ đã giúp các nước kém phát triển thu hẹp khoảng cách công nghệ và đưa nền kinh tế phát triển Và hiệu quả của tiến trình sẽ được nâng cao ở các nền kinh tế mở

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố công nghệ

2.3.1 Nghiên cứu của Ho và Mallick (2006)

Ho và cộng sự (2006) đã nghiên cứu mô hình tác động của công nghệ thông tin đến doanh thu hoạt động của ngân hàng Theo nghiên cứu này, khi ngân hàng đầu tư vào công nghệ thông tin tạo ra hai hiệu ứng: hiệu ứng làm giảm chi phí và hiệu ứng mạng lưới khách hàng

 Trước tiên: tác giả kiểm tra hiệu ứng mạng lưới thông qua kiểm tra thị phần và yếu tố đầu tư công nghệ thông tin:

Trang 20

sẽ làm cho việc đầu tư vào công nghệ thông tin của ngân hàng không có hiệu quả

2.3.2 Nghiên cứu của Casolaro và Gobbi (2007)

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu từ 600 ngân hàng của Italia trong giai đoạn từ 1989-2000 Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả lợi nhuận và chi phí đều tương quan mạnh với mức độ đầu tư công nghệ thông tin Các ngân hàng ứng dụng nhiều công nghệ thông tin thì hoạt động hiệu quả hơn Nhìn chung trong hơn một thập kỷ, việc đầu tư vào IT đã giúp tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Ý

Trong nghiên cứu, các tác giả đã lập hai mô hình các yếu tố tác động đến lợi nhuận

và các yếu tố tác động đến chi phí với mô hình có dạng như sau:

Trong đó có các biến chính cụ thể như sau:

IT-CAP : Số cổ phiếu phần đầu tư IT tính trên đầu người nhân viên;

Trang 21

HARD-CAP : Số cổ phiếu phần đầu tư phần cứng tính trên đầu người nhân viên;

SOFT-CAP : Số cổ phiếu phần đầu tư phần mềm tính trên đầu người nhân viên;

OUTSOURCE: Chia sẻ chi phí IT do gia công phần mềm;

IT-STAFF : Tỷ lệ lương cho bộ phận IT trên tổng lương;

REMOTE : Số tài khoản điện tử của các hộ gia đình trên tổng số tài khoản;

2.3.3 Nghiên cứu của Lin (2007)

Theo nghiên cứu của Bou-Wen Lin (2007) với đề tài “Năng lực công nghệ thông tin và tạo ra giá trị: minh chứng từ ngành ngân hàng Mỹ (2007)” Trong nghiên cứu này, Bou-Wen Lin chủ yếu sử dụng thông tin công bố công khai hàng năm (số liệu lấy từ năm 1995 – 1999) với 155 ngân hàng có tổng tài sản trung bình lớn hơn một

tỷ USD được lựa chọn

Kết quả nghiên cứu cho rằng việc các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin là rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của mình Cụ thể, các bằng chứng cho thấy rằng công nghệ thông tin có khả năng đóng góp vào tổng số lượng và hiệu quả thông qua giá trị gia tăng trong khoảng thời gian 5 năm

Trang 22

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nguồn nhân lực đóng góp giá trị của trí tuệ, là tài sản góp phần tích cực vào việc thành công trong dài hạn Những phát hiện này phù hợp với một số nghiên cứu gần đây được công bố trong các tài liệu

về nguồn nhân lực Như vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài một phần ủng hộ quan điểm rằng năng lực của công nghệ thông tin và nguồn nhân lực đầu tư có thể cùng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

2.3.4 Nghiên cứu của Nyapara (2013)

Emanuel Orangi Nyapara (2013) đã nghiên cứu mô hình mối quan hệ giữa sử dụng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và hiệu quả của các ngân hàng thương mại ở Kenya Mô hình nghiên cứu như sau:

Y= A + BX + ε

Trong đó:

A : hằng số;

Y: hiệu quả của các ngân hàng ở Kenya;

B: độ mạnh của sự liên hệ các biến;

X : không có các sản phẩm ITC và cung cấp dịch vụ;

ε : phần dư

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy công nghệ và truyền thông (ICT) trong ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ khách hàng Thể hiện rõ nhất thông qua ATM để tăng cường dịch vụ khách hàng Ngoài ra, áp dụng công nghệ và truyền thông có khả năng làm giảm chi phí hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng Hay nói cách khác ICT có mối quan hệ tích cực với hiệu quả của các ngân hàng

Trang 23

2.4 Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

2.4.1 Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011)

Dietrich và Wanzenried (2011) đã sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM được mô tả bởi Arellano và Bover (1995) để phân tích lợi nhuận của 372 ngân hàng thương mại

ở Thụy Sĩ trong giai đoạn 1999-2009 Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, tác giả xem xét riêng giai đoạn trước khủng hoảng 1999-2006 và cuộc khủng hoảng năm 2007-2009 Yếu tố quyết định lợi nhuận bao gồm yếu tố nội hạt của ngân hàng cũng như các yếu tố ngành và vĩ mô, theo tác giả một số yếu tố trong

đó đã không được xem xét trong nghiên cứu trước đây Sự tác động của những yếu

tố bổ sung cũng như việc xem xét riêng biệt của những năm khủng hoảng cho phép chúng ta có được những hiểu biết mới vào những gì xác định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại

Mô hình nghiên cứu như sau:

P it = α + β 1 EA it + β 2 CTIR it + β 3 NPL it + β 4 GRDP it + β 5 SIZE it + β 6 IIS it + β 7 FC it

+ β 8 BKAG + β 9 BKOW + β 10 NALT + β 11 TAXR it + β12GGDP it + β13STIR it

+t

Trong đó:

EA : tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản;

CTIR : tỷ suất chi phí trên thu nhập;

NPL : tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay;

GRDP : tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi;

SIZE : quy mô ngân hàng;

IIS : tổng thu nhập lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng;

FC : chi phí huy động vốn;

BKAG : số năm hoạt động của các nhóm ngân hàng (biến Dummy) BKOW : tỷ lệ sở hữu ngân hàng (biến Dummy), được tính trên cách chia ngưỡng trên 50% tỷ lệ sở hữu;

Trang 24

NALT : quốc tịch (biến Dummy), được tính trên tỷ lệ sở hữu cổ phần Nếu

bị ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ lệ sở hữu trên 50% thì mang tính nước ngoài;

TAXR : tổng thuế trên lợi nhuận trước thuế;

GGDP : tốc độ tăng trưởng của GDP;

STIR : chênh lệch lãi suất, được đo lường bằng sự khác nhau giữa hai lãi suất của 2 trái phiếu thời hạn 5 năm và thời hạn 2 năm được phát hành bởi ngân hàng Thụy Sĩ

Lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng chính từ tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay, chi phí huy động vốn và mô hình kinh doanh Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng một cách tích cực và cùng chiều, chi phí huy động cao dẫn đến lợi nhuận thấp hơn Phần thu nhập lãi cũng có một tác động đáng kể đến lợi nhuận Nghiên cứu cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy quyền

sở hữu là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi nhuận Hơn nữa, việc xem xét riêng của khoảng thời gian trước và trong khi cuộc khủng hoảng cung cấp những hiểu biết để xác định lợi nhuận của ngân hàng Kết quả nêu trong báo cáo đã cung cấp một

số bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính đã thực sự có một tác động đáng

kể đến ngành ngân hàng Thụy Sĩ nói chung và lợi nhuận ngân hàng nói riêng

Kết quả cho thấy: EA, CTIR, GRDP, FC có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng BKAG, SIZE có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng

2.4.2 Nghiên cứu của San và Heng (2013)

San và Heng (2013) đã sử dụng 29.199 quan sát trên thế giới để nghiên cứu tác động của những yếu tố đặc tính ngành và yếu tố vĩ mô đối với ngành tài chính ngân hàng thương mại Malaysia trong giai đoạn 2003-2009 Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập và chọn lọc từ 23 ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài hoạt động tại Malaysia trong khoảng thời gian 2003 đến 2009 Nghiên cứu này xây dựng mô hình hồi quy để xác định những yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng Có

ba tỷ lệ đại diện cho việc đánh giá lợi nhuận: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi

Trang 25

ROA là phương pháp đo lường lợi nhuận tốt nhất Tất cả các yếu tố được xác định

cụ thể trong nghiên cứu được chứng minh có ảnh hưởng đến lợi nhuận một cách đáng

kể Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn chưa tìm ra sự ảnh hưởng tích cực nào của yếu

tố vĩ mô đến lợi nhuận của ngân hàng Mô hình nghiên cứu của San và Heng (2013)

đề xuất như sau:

P(Profitability) = X 0 + X 1 EA + X 2 LLR + X 3 COSR + X 4 LIQ + X 5 SIZE + X 6 GDP + X 7 CPI +

Trong đó

EA : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản;

LLR : Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay;

COSR : Tỷ lệ chi phí trên thu nhập;

LIQ : Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản;

SIZE : Quy mô ngân hàng ; GDP : Tổng sản phẩm quốc nội;

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng, cũng được đo bằng lạm phát, tỷ lệ lạm phát

là tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng theo thời gian

Bằng phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ cho rằng ROA là tỷ số đo lường tốt nhất

về lợi nhuận ngân hàng so với ROE, NIM

- ROA, NIM có mối quan hệ cùng chiều với EA, LLR, LIQ

- ROA có mối quan hệ ngược chiều với COSR

- ROE có mối quan hệ ngược chiều với EA, LLR, LIQ, COSR

- ROE có mối quan hệ cùng chiều với SIZE

- NIM có mối quan hệ ngược chiều với SIZE

Trang 26

2.5 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước

Bảng 1 : Tổng hợp các nghiên cứu trước

Tác giả Các biến tiêu biểu Kết quả tìm thấy

Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố công nghệ

Ho và cộng sự

(2006)

πti: doanh thu

ITti: yếu tố công nghệ

Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu

sự ảnh hưởng của hiệu ứng mạng lưới thấp thì đầu tư vào công nghệ thông tin (IT) sẽ có tác động tích cực đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, nếu ảnh hưởng của hiệu ứng mạng lưới ở mức cao sẽ làm cho việc đầu tư vào công nghệ thông tin của ngân hàng không có hiệu quả

Casolaro và

Gobbi (2007)

P1: Log của giá vốn IT IT-CAP: Số cổ phiếu phần đầu tư IT tính trên đầu người nhân viên HARD-CAP: Số cổ phiếu phần đầu tư phần cứng tính trên đầu người nhân viên SOFT-CAP: Số cổ phiếu phần đầu tư phần mềm tính trên đầu người nhân viên OUTSOURCE: Chia sẻ chi phí IT do gia công phần mềm

Kết quả nghiên cứu cho rằng tác dụng rất lớn của việc đầu tư phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng vừa giảm chi phí và vừa tăng được lợi nhuận

Trang 27

Tác giả Các biến tiêu biểu Kết quả tìm thấy

IT-STAFF: Tỷ lệ lương cho bộ phận IT trên tổng lương

ATM-BR: Số lượng máy ATM tính cho 1 chi nhánh

Lin (2007)

Human capital Investment:

Đầu tư nguồn nhân lực

IT capability: Năng lực công nghệ thông tin

Kết quả nghiên cứu cho rằng yếu

tố công nghệ thông tin và nguồn nhân lực có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Nyapara (2013)

A: hằng số Y: hiệu quả của các ngân hàng ở Kenya

B: độ mạnh của sự liên hệ các biến

X: không có các sản phẩm ITC và cung cấp dịch vụ

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy công nghệ và truyền thông (ICT) trong ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ khách hàng Thể hiện rõ nhất thông qua ATM để tăng cường dịch vụ khách hàng Ngoài ra, áp dụng công nghệ và truyền thông

có khả năng làm giảm chi phí hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng Hay nói cách khác: ICT có mối quan

hệ tích cực với hiệu quả của các ngân hàng

Trang 28

Tác giả Các biến tiêu biểu Kết quả tìm thấy

Các nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

Kết quả cho thấy: EA, CTIR, GRDP, FC có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng BKAG, SIZE có mối quan

hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng

San và Heng

(2013)

P: lợi nhuận của ngân hàng thông qua ROA/ROE SIZE: quy mô ngân hàng CPI: chỉ số giá tiêu dùng LIQ: tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

Kết quả chỉ ra rằng ROA là phương pháp đo lường lợi nhuận tốt nhất Tất cả các yếu tố được xác định cụ thể trong nghiên cứu được chứng minh có ảnh hưởng đến lợi nhuận một cách đáng kể

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua các nghiên cứu trước, chúng ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong đó yếu tố IT được tác giả đề cập trong bốn nghiên cứu trước của Ho và cộng sự (2006), Casolaro và Gobbi (2007), Lin (2007), Nyapara (2013) Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu đều có cách tính toán và đo lường biến

IT khác nhau Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường yếu tố đầu tư vào công nghệ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng cách lấy tỷ số của tổng giá trị đầu

tư liên quan đến công nghệ như: mua phần mềm lõi (core banking), ngân hàng điện

tử, sản phẩm trên điện thoại di động, ATM, hệ thống chữ ký điện tử, Internet banking,

hệ thống lưu trữ dự phòng, quản trị rủi ro…., chia cho giá trị tài sản cố định tại cùng thời điểm Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 29

về công nghệ cùng với bốn nghiên cứu trước liên quan đến yếu tố công nghệ (IT) và hai nghiên cứu còn lại liên quan đến các yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã làm tiền đề cho tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương tiếp theo

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (ROA/ROE)

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, xây dựng mô hình và giải thích các biến trong mô hình

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng, phân tích được áp dụng để nghiên cứu con số cụ thể nhằm xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được trên các đối tương nghiên cứu, xác định phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu

và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê

Trong đề tài này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng như là một công

cụ chính yếu để phân tích vấn đề thay vì mô hình hồi quy OLS thông thường Sự lựa chọn này là do khi dữ liệu được trình bày theo dạng bảng (panel data) và việc sử dụng

mô hình hồi quy OLS sẽ đưa ra kết quả ước lượng bị phản ánh sai lệch, thường xuất hiện hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dư làm cho giá trị Durbin – Wason thấp (Baltagi và cộng sự (2005))

Như vậy, để ước lượng dữ liệu bảng có ba mô hình phổ biến được sử dụng trong các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng là mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed effect model - FE), mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model - RE) và mô hình Pooled regression Để quyết định xem mô hình ước lượng nào là phù hợp (FE hay RE), nghiên cứu này sẽ sử dụng kiểm định Hausman Để quyết định ước lượng nào phù hợp (FE hay Pooled) ta sử dụng kiểm định F Từ đó

sẽ sử dụng mô hình thích hợp nhất để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra

Để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình trễ phân phối, khắc phục các hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, thì phương pháp ước lượng sử dụng biến công cụ (GMM) được xem là phương pháp ước lượng phù hợp

và phổ biến (Greene (2003)) Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình trễ phân

phối (độ trễ tại biến IT và Tindung), do đó công cụ phân tích chủ yếu là phương

pháp GMM

Trang 31

3.1.1 Dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng

từ các đối tượng quan sát

Theo Gujarati (2012) mô hình hồi quy dữ liệu bảng có dạng:

𝑌𝑖𝑡 = ∝ + ∑ 𝛽𝑗𝑋𝑗𝑖𝑡 + 𝐶𝑖 + 𝑢𝑖𝑡

𝑛

𝑖=1

Hình 5: Cấu trúc dữ liệu bảng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phương pháp ước lượng

Trước tiên tác giả kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ

thuộc của mô hình nghiên cứu Theo Gujarati (2012), nếu các hệ số tương quan giữa

Trang 32

các biến có giá trị lớn hơn 0,8 sẽ cho thấy mô hình có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến

Ngoài ra, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến tác giả sử dụng kiểm định VIF

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính, việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến sẽ làm cái sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa Để kiểm tra hiện tượng này, tác giả sử dụng thước đo phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm định, nếu VIF < 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (theo Gujarati (2012))

Kiểm định thiếu biến trong mô hình: việc mô hình bị thiếu biến sẽ đẫn đến ước

lượng bị chệch và ước lượng không đạt hiệu quả Tác giả sử dụng câu lệnh “ estat ovtest” trong phần mềm Stata để kiểm định thiếu biến, nếu giá trị Prob > 0,05 sẽ chấp nhận giả thiết H0 và kết luận rằng mô hình không bị thiếu biến (Ramsey (1969))

Kiểm tra phương sai sai số thay đổi: khi xảy ra hiện tượng phương sai sai số

thay đổi sẽ ảnh hưởng tới các ước lượng thu được sau:

không phải là ước lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất)

 Ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, do đó các kiểm định mức ý nghĩa

và khoảng tin cậy dựa theo phân phối T và F không còn đáng tin cậy nữa

Để kiểm tra phương sai sai số thay đổi sử dụng câu lệnh “estat hettest” trong Stata, nếu giá trị Prob < 0,05 sẽ bác bỏ H0 vàkết luận rằng mô hình có phương sai sai số thay đổi (Cook và Weisberg (1983))

Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư: việc phần dư có phân phối chuẩn là

điều kiện rất quan trọng, tính chất phân phối chuẩn của phần dư là điều kiện để các giá trị mức ý nghĩa trong các kiểm định thống kê có ý nghĩa Để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư trong Stata, trước tiên tạo phần dư “e” và kiểm định thông qua câu lệnh “predict e, residuals”; “ sktest e” nếu Prob > 0,05 sẽ chấp nhận H0 và kết

Trang 33

Sau khi kiểm định mô hình, bước tiếp theo sẽ chạy hồi quy FE và RE, sau đó

dùng kiểm định Hausman để lựa chọ phương pháp ước lượng phù hợp Nếu Prob

> 0,05 thì chọn RE và ngược lại Prob < 0,05 thì chọn FE

Nếu chọn RE thì chạy lại hồi quy RE và dùng kiểm định nhân tử Lagrangian để

lựa chọn RE hoặc Pooled OLS Nếu Prob < 0,05 thì lựa chọn RE và ngược lại thì

chọn Pooled OLS

Vì yếu tố đầu tư công nghệ (IT), tín dụng là yếu tố có hiệu quả trong dài hạn nên trong mô hình hồi quy tác giả sử dụng cả giá trị hiện tại và giá trị trễ của biến giải thích (mô hình có trễ phân phối) Theo Nguyễn Quang Dong (2002) khi hồi quy cần phải chú ý các điểm sau :

- Phải xác định được chiều dài độ trễ: giá trị trễ của biến giải thích dừng ở thời gian bao nhiêu năm

- Các biến trễ có khả năng tương quan cao

Theo Nguyễn Minh Tiến (2014), việc hồi quy các biến độ trễ có thể dẫn đến sự tương quan với sai số, tức xảy ra hiện tượng nội sinh làm chệch kết quả Và để giải quyết vấn đề này đồng thời xác định được chiều dài độ trễ thì sử dụng ước lượng GMM của Arellano và Bond (1991) dựa trên cơ sở được đề xuất bởi Holtz-Eakin và cộng sự (1988)

Theo Hansen (1982) cho rằng GMM là phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE,… Ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả với việc bổ sung các biến công cụ Trong trường hợp dữ liệu bảng động, các ước lượng bảng tĩnh như OLS, FE,RE bỏ qua tính chất động dẫn đến mô hình được xác định sai (misspecified) bởi vì các biến trễ bên

vế phải của phương trình bị bỏ qua Theo Bond (2002), ước lượng GMM giải quyết được vấn đề này

Trang 34

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp của Việt Nam lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại và dữ liệu vĩ mô theo các nguồn như:

- Website ngân hàng thế giới

- Website Ngân hàng Nhà Nước

- Tổng cục thống kê Việt Nam

- Website của các ngân hàng thương mại

- Các website tài chính đáng tin cậy khác như: Vietstock, Cafef, Cổ phiếu 68…

3.3 Mô hình nghiên cứu và giải thích các biến trong mô hình

3.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình tiến bộ công nghệ Solow trung tính (Solow neutral), lý thuyết về khoảng cách công nghệ của Posner (1961), lý thuyết bắt kịp công nghệ của Lucas (1988) Đồng thời kết hợp tham khảo một số mô hình nghiên cứu gần đây của Ho và cộng sự (2006), Casolaro và Gobbi (2007), Lin (2007), Nyapara (2013), Dietrich và Wanzenried (2011) và nghiên cứu của San và Heng (2013) Tác giả đưa ra mô hình đề xuất cho nghiên cứu có dạng Solow neutral: Solow neutral là tiến bộ công nghệ tăng cường sử dụng vốn, với tỷ lệ L và K cho trước, tiến bộ Solow trung tính có thể đưa vào hàm sản xuất dưới dạng như sau:

Y t =f(A t K t ,L t ), với At là nhân tố tiến bộ công nghệ

 Tương ứng với yếu tố vốn (K) thể hiện qua các biến như: quy mô vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn

 Tương ứng với yếu tố công nghệ (A) là biến IT, đây cũng là biến chính của

mô hình

Ngày đăng: 27/04/2016, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w