Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
126,5 KB
Nội dung
I. LỜI MỞ ĐẦU Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có vững chắc thì xã hội mới phát triển một cách ổn định. Trong mỗi chúng ta đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự giáo dục của gia đình trên nhiều góc độ như: tính cách, đạo đức, vốn tri thức hiểu biết… Một trong những phương diện giáo dục được chú ý trong những năm gần đây đó là : giáo dục vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới chúng tôi đã chọn bài tập số 1:“ Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam.”để hoàn thành bài tập nhóm tháng số 2. Với đề tài như trên kết cấu bài viết của tôi gồm 3 phần: I. LỜI MỞ ĐẦU. II.NỘI DUNG. 1. Vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam. 2. Vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam. 3. Mối liên hệ giữa nhận thức tới thực hiện bình đẳng giới thông qua vai trò của gia đình ở Việt Nam hiện nay. III. KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trong quá trình hoàn thành bài luận này chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để bài của chúng em trở nên hoàn thiện hơn. Chúng em xin cảm ơn.! Hà Nội ngày 22/2/2011. Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com 1 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com II. NỘI DUNG. 1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM. Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới. 1.1. Gia đình có vai trò quan trọng giúp các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về các khái niệm của Luật bình đẳng giới. Để nhận thức đúng về bình đẳng giới trước hết phải hiểu đúng các khái niệm liên quan đến nó như: giới, giới tính, vai trò giới từ đó rút ra thái độ ứng xử của mình trong quan hệ giới. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra những khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới tại khoản 1, 2, 3 Điều 5: " 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com 2 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com 2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. 3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó." Việc quy định chi tiết như trên là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới bởi nó sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Vấn đề đặt ra là gia đình Việt Nam ngày nay đã được trang bị đủ những kiến thức về bình đẳng giới hay chưa? Câu hỏi này rất khó trả lời bởi điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta đã có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn ,đại bộ phận người dân chưa được trang bị những kiến thức nền tảng về sinh học, về giới và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. 3 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hoặc người mẹ hoặc cả hai có nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ trong gia đình. Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ sẽ ít nhiều thể hiện điều này. Chẳng hạn như đối xử với con trai và con gái như nhau trong việc thực hiện quyền học tập của chúng, trong phân công lao động trong gia đình, dạy các con phải biết giúp đỡ chia sẻ công việc với nhau không phân biệt trai gái… Hay với những kiến thức của mình về bình đẳng giới, những bậc cha mẹ có thể trực tiếp giáo dục cho con những kiến thức về giới, giới tính, cách hiểu đúng đắn về bình đẳng giới… Tóm lại, tất cả những gì diễn ra trong gia đình, cách đối xử bình đẳng, sự quan tâm chia sẻ trong công việc giữa cha, mẹ với nhau; cách đối xử bình đẳng của cha mẹ đối với con trai, con gái; sự giúp đỡ, chia sẻ nhau trong công việc, học tập giữa các anh, chị, em trong gia đình; đặc biệt là sự giáo dục của cha, mẹ trong việc truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới cho con cái thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của chúng. 1.2. Bên cạnh việc nhận thức đúng về các khái niệm liên quan đến bình đẳng giới, vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới còn thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xoá bỏ những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội. Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam hoặc nữ”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến, do đó định kiến giới tồn tại phổ biến và nặng nề trong đời sống xã hội. Trình độ dân trí thấp cùng với đời sống nghèo nàn, lạc hậu là điều kiện cho định kiến giới tồn tại và ảnh hưởng sâu Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com sắc tới hệ tư tưởng, nhận thức của các gia đình Việt Nam. Định kiến giới 4 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người ở các vùng, miền, dân tộc với các mức độ khác nhau gây nên hiện tượng bất bình đẳng giới. Gia đình là một xã hội thu nhỏ là một thể chế quan trọng đóng vai trò là một yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên tới việc bảo đảm bình đẳng giới. Chính vì lẽ đó, đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa đối với việc hình thành nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới của mỗi cá nhân. Để đảm bảo thực hiện bình đẳng giới thì một trong những vai trò rất quan trọng của gia đình là phải nhận thức được về các định kiến giới đang tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó gia đình sẽ tiến tới xoá bỏ các định kiến giới, hình thành những nhận thức mới đúng đắn về giới, đảm bảo thực hiện bình đẳng giới. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nhận thức về các định kiến giới. Các thành viên trong gia đình đặc biệt là thế hệ trước như ông bà, cha mẹ phải có nhận thức đúng về vai trò, vị thế của nam giới và nữ giới, tránh phân biệt giới dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới tính. Nhận thức của ông bà, cha mẹ trong gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của con cái. Bởi vậy, các thành viên lớn tuổi trong gia đình cần tránh có những nhận xét, đánh giá thiếu toàn diện, phiến diện, thiên lệch dẫn đến cách nhìn tiêu cực về vị thế, vai trò, năng lực của nam, nữ. Khi có sự đánh giá không đúng về vai trò giới tức là có định kiến giới trong gia đình, điều này sẽ hạn chế khả năng của các cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình cũng như thụ hưởng các lợi ích. Có rất nhiều định kiến giới đang tồn tại trong cuộc sống. Trong gia đình tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, hạ thấp vai trò, vị thế của người phụ nữ là phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là trong gia đình người chồng giữ vai trò lãnh đạo mọi vấn đề của cuộc sống gia đình là điều đương nhiên. Những việc nội trợ là việc nhẹ không tạo ra thu nhập cho cuộc sống chung của gia đình, người chồng là người chủ chốt kiếm ra tiền nên họ là chủ gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng tồn tại trong suốt thời kì Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com phong kiến hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới suy nghĩ, nhận thức 5 Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com